Một người ăn xin bên góc đường bước đến bên đại văn hào Nga, Tolstoi, đang đi ngang qua đó. Tolstoi dừng lại, lấy tiền cho nhưng không tìm được đồng nào. Ông nói với sự nuối tiếc: “Này người anh em, đừng giận tôi. Tôi chẳng đem theo gì”.
Mặt người ăn xin sáng lên và nói : “Ông gọi tôi là anh em, đó đã lá món quà rất lớn rồi!”
Có lẽ niềm hạnh phúc lớn lao dâng trào trong lòng người ăn xin trên không phải đến từ những đồng tiền bố thí thương hại của kẻ qua đường, cho dù có những đồng tiền mệnh giá lớn ; nhưng là đến từ mấy tiếng "người anh em" vang lên nơi cửa miệng của ai đó.
Thật vậy, nếu điều làm cho thân phận của con người trở nên bất hạnh và bi đát nhất đó là "bị loại trừ", bị vứt khỏi thềm cuộc sống với anh em đồng loại để kéo lê cuộc đời trong nỗi cô độc ; thì cái làm cho con người được trở nên hạnh phúc, đầy tràn niềm vui đó chính là khi được ai đó mở rộng vòng tay đón nhận, được trở về trong mái ấm của đoàn tụ yêu thương.
Trong ẩn dụ của Thánh Kinh, bệnh cùi chính là một biểu tượng của thân phận bi đát nhất của con người, thân phận của người bị loại trừ, bị bỏ rơi, bị cách ly, bị cắt đứt khỏi mọi quan hệ với anh em đồng loại, với cả Thiên Chúa.
BĐ 1 hôm nay đã minh họa rõ nét tình trạng bi đát nầy của thân phận cùi hủi của con người. Cũng chính từ tình trạng cùi hủi thể lý, Lời Chúa muốn nhắn gởi chúng ta tín thư về tình trạng cùi hủi của tâm hồn, một tình trạng mà chúng ta đã thoáng thấy ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh : đó là tình trạng tội lỗi.
-Tội lỗi đã biến nhân loại thành kẻ bị loại trừ : Ađam, Eva chạy trốn Giavê, bị đuổi khỏi vườn địa đàng.
-Tội lỗi đã xây những bức tường ngăn cách : Ađam-Eva đổ thừa cho nhau. Cain giết em ruột Aben, công trình tháp Ba-ben bất thành dang dở vì ngôn ngữ bất đồng...
Ngày hôm nay, sau bao nhiêu bài học của lịch sử, xem ra con người vẫn chưa thức tỉnh đủ về bài học "bị loại trừ" mà chính mình đã chuốt lấy. Có lẽ ngài tổng thống Ga-da-fi chắc sẽ không phải lãnh lấy cái chết bi đát của kẻ bị chính nhân dân mình loại trừ, nếu ông ta đã sống một cuộc đời liêm chính của một nhà lãnh đạo ? Và hằng ngày, có biết bao nhiêu người tự chuốt lấy "thân phận cùi hủi" trong các lao tù tăm tối, bị loại trừ khỏi xã hội cuộc sống, vì họ đã tự mình hành xử theo "cung cách của Ca-in", sẵn sàng tắm máu em mình vì sự ghen ghét, đố kỵ..!
Thế nhưng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay không nhằm dừng lại ở bức tranh tiêu cực đó mà đang hướng chúng ta đến một viễn tượng, hay đúng hơn, một thực tại đầy hy vọng và tin yêu : Cho dù tội chúng ta có thắm đỏ như máu đào, Thiên Chúa cũng làm cho trắng tinh như tuyết...Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu, chậm bất bình và rất mực khoan dung, nên, đằng sau bản án của vườn địa đàng, thì đã công bố một Tin Mừng chứa chan hy vọng : "Dòng dõi của người phụ nữ sẽ đạp nát đầu mầy".
Tin Mừng hôm nay đã minh họa và hiện thực hóa chính những lời "giao ước" đầy tin yêu đó. Đức Giêsu đã thân hành "chạm đến" người phung cùi. Thân phận cùi hủi của con người đã được giải phóng. Từ nay, với Đức Kitô, họ không còn cô đơn nằm chết dí trong nỗi thất vọng ê chề ngoài hoang mạc, mà có thể đứng lên đi về phía của sự sống, đi về phía của yêu thương, tha thứ và chữa lành.
Hành động tự mình tìm đến với Chúa Giêsu của người mang căn bệnh hủi chết người, phải chăng là hình ảnh của hàng hàng lớp lớp người tuôn đến bên toà cáo giải để xin ơn tha thứ và được chữa lành những thương tật linh hồn, những vết ô nhơ trong tình trạng cùi hủi của tội lỗi.
Và đó chính là lời cầu nguyện, là công tác mục vụ, là cuộc sống chứng nhân, là nỗ lực truyền giáo của Hội Thánh hôm nay. Hội Thánh phải là một "mái ấm" đang mở rộng cửa để mời gọi biết bao anh chị em đang trong tình trạng "bị loại trừ" cách nầy hay cách khác trở về trong tin yêu hy vọng. Mọi thành phần dân Chúa, từ các vị mục tử chức trọng quyền cao, đến những người giáo dân vô danh tiểu tốt, nếu tất cả đề thể hiện cuộc sống theo "dáng đứng" của một thầy Giêsu nhân lành, thì ngôi nhà Hội Thánh hôm nay đã chật ních muôn dân muôn nước và viễn tượng "nước Chúa trị đến" chắc sẽ không còn xa mờ.
Tóm lại, Sứ điệp phụng vụ hôm nay dạy chúng ta về cung cách ứng xử của niềm tin và tình yêu : Thiên Chúa yêu thương con người đến đổi đã “bất chấp” thân phận cùi hủi của con người, sẵn sàng “đụng chạm”, sẻ chia và trao hiến. Con người, trong đức tin chân thật, sẵn sàng “xáp đến” trước nhan thánh Chúa, bất chấp “thân phận” tội lỗi xấu xa, đáng bị loại trừ của mình. Trong đời thường cuộc sống hôm nay, nếu tất cả chúng ta đều biết ứng xử “bất chấp” như thế trong niềm tin đối với Thiên Chúa và trong tình yêu đối với anh em, thì chắc chắn “phép lạ” chữa lành sẽ xảy ra, và biết bao nhiêu thân phận con người sẽ gặp được hạnh phúc.
Phần chúng ta, từ Bàn Tiệc Thánh Lễ nầy, chúng ta hãy mạnh dạn "xáp đến" Chúa Kitô, Đấng đang hiện diện trong nhiệm tích Thánh Thể để thân hành đến không chỉ để "đụng chạm" mà "ở cùng chúng ta", để Người sẽ biến đổi thân phận tội lỗi, yếu hèn của chúng ta trở nên trong sạch, mạnh mẽ, hầu chúng ta ra đi và dấn thân làm chứng, trở thành một "mái ấm rộng mở", "một vòng tay đón đợi", như cách làm chứng đầy xác tín của Tông Đồ Phaolô : "Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô" (BĐ2).
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Mặt người ăn xin sáng lên và nói : “Ông gọi tôi là anh em, đó đã lá món quà rất lớn rồi!”
Có lẽ niềm hạnh phúc lớn lao dâng trào trong lòng người ăn xin trên không phải đến từ những đồng tiền bố thí thương hại của kẻ qua đường, cho dù có những đồng tiền mệnh giá lớn ; nhưng là đến từ mấy tiếng "người anh em" vang lên nơi cửa miệng của ai đó.
Thật vậy, nếu điều làm cho thân phận của con người trở nên bất hạnh và bi đát nhất đó là "bị loại trừ", bị vứt khỏi thềm cuộc sống với anh em đồng loại để kéo lê cuộc đời trong nỗi cô độc ; thì cái làm cho con người được trở nên hạnh phúc, đầy tràn niềm vui đó chính là khi được ai đó mở rộng vòng tay đón nhận, được trở về trong mái ấm của đoàn tụ yêu thương.
Trong ẩn dụ của Thánh Kinh, bệnh cùi chính là một biểu tượng của thân phận bi đát nhất của con người, thân phận của người bị loại trừ, bị bỏ rơi, bị cách ly, bị cắt đứt khỏi mọi quan hệ với anh em đồng loại, với cả Thiên Chúa.
BĐ 1 hôm nay đã minh họa rõ nét tình trạng bi đát nầy của thân phận cùi hủi của con người. Cũng chính từ tình trạng cùi hủi thể lý, Lời Chúa muốn nhắn gởi chúng ta tín thư về tình trạng cùi hủi của tâm hồn, một tình trạng mà chúng ta đã thoáng thấy ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh : đó là tình trạng tội lỗi.
-Tội lỗi đã biến nhân loại thành kẻ bị loại trừ : Ađam, Eva chạy trốn Giavê, bị đuổi khỏi vườn địa đàng.
-Tội lỗi đã xây những bức tường ngăn cách : Ađam-Eva đổ thừa cho nhau. Cain giết em ruột Aben, công trình tháp Ba-ben bất thành dang dở vì ngôn ngữ bất đồng...
Ngày hôm nay, sau bao nhiêu bài học của lịch sử, xem ra con người vẫn chưa thức tỉnh đủ về bài học "bị loại trừ" mà chính mình đã chuốt lấy. Có lẽ ngài tổng thống Ga-da-fi chắc sẽ không phải lãnh lấy cái chết bi đát của kẻ bị chính nhân dân mình loại trừ, nếu ông ta đã sống một cuộc đời liêm chính của một nhà lãnh đạo ? Và hằng ngày, có biết bao nhiêu người tự chuốt lấy "thân phận cùi hủi" trong các lao tù tăm tối, bị loại trừ khỏi xã hội cuộc sống, vì họ đã tự mình hành xử theo "cung cách của Ca-in", sẵn sàng tắm máu em mình vì sự ghen ghét, đố kỵ..!
Thế nhưng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay không nhằm dừng lại ở bức tranh tiêu cực đó mà đang hướng chúng ta đến một viễn tượng, hay đúng hơn, một thực tại đầy hy vọng và tin yêu : Cho dù tội chúng ta có thắm đỏ như máu đào, Thiên Chúa cũng làm cho trắng tinh như tuyết...Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu, chậm bất bình và rất mực khoan dung, nên, đằng sau bản án của vườn địa đàng, thì đã công bố một Tin Mừng chứa chan hy vọng : "Dòng dõi của người phụ nữ sẽ đạp nát đầu mầy".
Tin Mừng hôm nay đã minh họa và hiện thực hóa chính những lời "giao ước" đầy tin yêu đó. Đức Giêsu đã thân hành "chạm đến" người phung cùi. Thân phận cùi hủi của con người đã được giải phóng. Từ nay, với Đức Kitô, họ không còn cô đơn nằm chết dí trong nỗi thất vọng ê chề ngoài hoang mạc, mà có thể đứng lên đi về phía của sự sống, đi về phía của yêu thương, tha thứ và chữa lành.
Hành động tự mình tìm đến với Chúa Giêsu của người mang căn bệnh hủi chết người, phải chăng là hình ảnh của hàng hàng lớp lớp người tuôn đến bên toà cáo giải để xin ơn tha thứ và được chữa lành những thương tật linh hồn, những vết ô nhơ trong tình trạng cùi hủi của tội lỗi.
Và đó chính là lời cầu nguyện, là công tác mục vụ, là cuộc sống chứng nhân, là nỗ lực truyền giáo của Hội Thánh hôm nay. Hội Thánh phải là một "mái ấm" đang mở rộng cửa để mời gọi biết bao anh chị em đang trong tình trạng "bị loại trừ" cách nầy hay cách khác trở về trong tin yêu hy vọng. Mọi thành phần dân Chúa, từ các vị mục tử chức trọng quyền cao, đến những người giáo dân vô danh tiểu tốt, nếu tất cả đề thể hiện cuộc sống theo "dáng đứng" của một thầy Giêsu nhân lành, thì ngôi nhà Hội Thánh hôm nay đã chật ních muôn dân muôn nước và viễn tượng "nước Chúa trị đến" chắc sẽ không còn xa mờ.
Tóm lại, Sứ điệp phụng vụ hôm nay dạy chúng ta về cung cách ứng xử của niềm tin và tình yêu : Thiên Chúa yêu thương con người đến đổi đã “bất chấp” thân phận cùi hủi của con người, sẵn sàng “đụng chạm”, sẻ chia và trao hiến. Con người, trong đức tin chân thật, sẵn sàng “xáp đến” trước nhan thánh Chúa, bất chấp “thân phận” tội lỗi xấu xa, đáng bị loại trừ của mình. Trong đời thường cuộc sống hôm nay, nếu tất cả chúng ta đều biết ứng xử “bất chấp” như thế trong niềm tin đối với Thiên Chúa và trong tình yêu đối với anh em, thì chắc chắn “phép lạ” chữa lành sẽ xảy ra, và biết bao nhiêu thân phận con người sẽ gặp được hạnh phúc.
Phần chúng ta, từ Bàn Tiệc Thánh Lễ nầy, chúng ta hãy mạnh dạn "xáp đến" Chúa Kitô, Đấng đang hiện diện trong nhiệm tích Thánh Thể để thân hành đến không chỉ để "đụng chạm" mà "ở cùng chúng ta", để Người sẽ biến đổi thân phận tội lỗi, yếu hèn của chúng ta trở nên trong sạch, mạnh mẽ, hầu chúng ta ra đi và dấn thân làm chứng, trở thành một "mái ấm rộng mở", "một vòng tay đón đợi", như cách làm chứng đầy xác tín của Tông Đồ Phaolô : "Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô" (BĐ2).
LM. Giuse Trương Đình Hiền