Tháng 10 năm 2016, quân Iraq mở cuộc tấn công vào vùng bình nguyên Ninivê. Đầu tháng Giêng 2017, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bị vây chặt trong thành Mosul. Những biến chuyển ấy khiến nhiều người lạc quan tin rằng làn sóng bách hại các Kitô hữu trên thế giới sẽ phải chậm lại. Nhưng không, tổ chức Open Doors vừa công bố một báo cáo cho thấy 3,066 Kitô hữu đã bị giết vì niềm tin Kitô của mình trong năm ngoái 2017, nhiều gấp hai lần năm 2016.
Tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors. Dựa trên các dữ liệu về năm lĩnh vực của cuộc sống - cuộc sống riêng tư, gia đình, cộng đồng, quốc gia và Giáo Hội, Open Doors khẳng định rằng trên toàn thế giới có đến 50 quốc gia nơi sự bách hại các tín hữu Kitô đã lên đến mức cực đoan một cách đáng báo động.
Bắc Triều Tiên vẫn giữ vị trí số một trong việc khủng bố các Kitô hữu, theo sau là Afghanistan và Somalia, nơi mà các Kitô hữu thường xuyên phải gánh chịu những hình thái bạo lực của người Hồi giáo.
Báo cáo mới nhất của Open Doors nêu bật những mức độ bức hại chưa từng thấy ở Ai Cập, là nơi năm ngoái có hơn 200 Kitô hữu bị đuổi ra khỏi nhà và 128 người bị giết vì đức tin của họ. Ai Cập là nơi sinh sống của cộng đồng Coptic lớn nhất ở Trung Đông, phần lớn là người theo Chính Thống Giáo. Trong ngày Giáng sinh vừa qua, các Kitô hữu đã tham dự các nghi lễ cùng với những người lính giữa các hàng rào an ninh nghiêm nhặt. Lễ Phục Sinh năm ngoái hai vụ đánh bom nhà thờ đã giết chết 49 người.
Theo những tác giả của báo cáo này, việc bọn khủng bố Hồi giáo bị đẩy lùi khỏi Iraq và Syria đã góp phần làm gia tăng mức độ bạo lực ở các nước xung quanh.
Cựu Giám đốc điều hành của Open Doors tại Vương quốc Anh và Ái Nhĩ Lan là bà Lisa Pearce nói: “Kitô hữu ở Ai Cập đang phải đối mặt với một sự phân biệt và đe dọa nặng nề, nhưng họ quyết liệt không chối bỏ niềm tin của mình. Chúng ta những người sống ở Anh và Ái Nhĩ Lan khó tưởng tượng hết nổi những khía cạnh đau thương mà họ phải gánh chịu.”
Bà nói rằng các hình thức phân biệt đối xử bao gồm việc không có việc làm, bị từ chối giấy phép quy hoạch gia cư và là mục tiêu của các cuộc tấn công khi họ đi nhà thờ.
Danh sách của Open Doors cũng nhấn mạnh đến trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, là nước trong ba năm gần đây đã tăng đều đặn lên đến hạng 31 trong năm nay.
Các khu vực đáng quan tâm khác là chủ nghĩa cực đoan Hindu ở Ấn Độ và Nepal, cũng như xu hướng bách hại đang nổi lên ở Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Malaysia.
Theo báo cáo, cuộc bách hại tiếp tục gia tăng trên khắp châu Phi, với Sudan, Somalia, Eritrea và Libya là những quốc gia trong số 11 nước tồi tệ nhất.
Source: The Tablet Double the number of Christians killed worldwide last year
Tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors. Dựa trên các dữ liệu về năm lĩnh vực của cuộc sống - cuộc sống riêng tư, gia đình, cộng đồng, quốc gia và Giáo Hội, Open Doors khẳng định rằng trên toàn thế giới có đến 50 quốc gia nơi sự bách hại các tín hữu Kitô đã lên đến mức cực đoan một cách đáng báo động.
Bắc Triều Tiên vẫn giữ vị trí số một trong việc khủng bố các Kitô hữu, theo sau là Afghanistan và Somalia, nơi mà các Kitô hữu thường xuyên phải gánh chịu những hình thái bạo lực của người Hồi giáo.
Báo cáo mới nhất của Open Doors nêu bật những mức độ bức hại chưa từng thấy ở Ai Cập, là nơi năm ngoái có hơn 200 Kitô hữu bị đuổi ra khỏi nhà và 128 người bị giết vì đức tin của họ. Ai Cập là nơi sinh sống của cộng đồng Coptic lớn nhất ở Trung Đông, phần lớn là người theo Chính Thống Giáo. Trong ngày Giáng sinh vừa qua, các Kitô hữu đã tham dự các nghi lễ cùng với những người lính giữa các hàng rào an ninh nghiêm nhặt. Lễ Phục Sinh năm ngoái hai vụ đánh bom nhà thờ đã giết chết 49 người.
Theo những tác giả của báo cáo này, việc bọn khủng bố Hồi giáo bị đẩy lùi khỏi Iraq và Syria đã góp phần làm gia tăng mức độ bạo lực ở các nước xung quanh.
Cựu Giám đốc điều hành của Open Doors tại Vương quốc Anh và Ái Nhĩ Lan là bà Lisa Pearce nói: “Kitô hữu ở Ai Cập đang phải đối mặt với một sự phân biệt và đe dọa nặng nề, nhưng họ quyết liệt không chối bỏ niềm tin của mình. Chúng ta những người sống ở Anh và Ái Nhĩ Lan khó tưởng tượng hết nổi những khía cạnh đau thương mà họ phải gánh chịu.”
Bà nói rằng các hình thức phân biệt đối xử bao gồm việc không có việc làm, bị từ chối giấy phép quy hoạch gia cư và là mục tiêu của các cuộc tấn công khi họ đi nhà thờ.
Danh sách của Open Doors cũng nhấn mạnh đến trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, là nước trong ba năm gần đây đã tăng đều đặn lên đến hạng 31 trong năm nay.
Các khu vực đáng quan tâm khác là chủ nghĩa cực đoan Hindu ở Ấn Độ và Nepal, cũng như xu hướng bách hại đang nổi lên ở Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Malaysia.
Theo báo cáo, cuộc bách hại tiếp tục gia tăng trên khắp châu Phi, với Sudan, Somalia, Eritrea và Libya là những quốc gia trong số 11 nước tồi tệ nhất.
Source: The Tablet Double the number of Christians killed worldwide last year