Cá-phác-na-um, thành phố mà ngày nay ai đến viếng thăm, cũng ngạc nhiên vì thấy dòng chữ bằng tiếng Anh: Capharnaum, the town of Jesus. “Thành của Giêsu,” nhưng Giêsu lại không có nhà riêng tại thành của mình, trụ sở Ngài đặt là nhà của Phêrô, nơi đây mẹ vợ của Phêrô đang bị sốt.(*) Và Chúa đã cầm tay nâng mẹ vợ của Phêrô dậy.
Phép lạ này nói cho chúng ta vài điều về ba con người: Giêsu, các môn đệ của Giêsu, và mẹ vợ của Phêrô.
1. Phép lạ này cho chúng ta biết đôi điều về Chúa Giêsu .
Ngài không cần phải có một cử tọa đông đảo mới thi thố quyền năng. Ngài sẵn sàng chữa bệnh giữa một số rất ít người trong một ngôi nhà tranh cũng như đã chữa bệnh giữa đám đông trong nhà hội. Hôm nay, và tuần trước, bài Tin Mừng mô tả về một ngày của Chúa: ngày Sabbat lẽ ra nghỉ ngơi, nhưng Chúa làm việc liên tục: Sáng, Chúa Giêsu đến hội đường Capharnaum lắng nghe và giảng dạy, nơi đó Ngài đuổi quỉ ô uế, trên đường rời Hội Đường, Chúa chữa lành một người điên khùng và bước vào nhà hai anh em Anrê và Phêrô, người ta nói cho Ngài hay về bệnh tình của bà mẹ vợ ông Simon Phêrô. Ngài chẳng bao giờ quá mệt mỏi để không cứu giúp, nhu cầu của người khác được đặt trước ý muốn nghỉ ngơi của chính Ngài.
Bác sỹ Paul Tournier có viết: “Bệnh nhân của tôi thường bảo tôi: ‘chúng tôi khâm phục sự kiên nhẫn của ông khi ông lắng nghe mọi điều bệnh nhân nói.’ Tôi đáp : ‘Đó chẳng phải là sự kiên nhẫn, mà là sự quan tâm’ ” (kiên nhẫn thì thường phải cố gắng, còn “quan tâm” thì tự nhiên nó đến). Nơi Chúa Giêsu, việc chữa bệnh không nhằm làm tăng thêm uy tín. Giúp người không phải là nhiệm vụ khó nhọc, Ngài chỉ giúp người một cách tự động, tự nhiên vì Ngài luôn quan tâm đến tất cả mọi người cần đến sự cứu giúp của Ngài.
2. Phép lạ này cho chúng ta biết vài điều về môn đệ của Chúa Giêsu.
Bốn môn đệ của Chúa Giêsu chưa biết nhiều về Thầy của mình, nhưng ngay trong giờ phút gặp gỡ ngắn ngủi này, họ đã bắt đầu đem tất cả những điều rắc rối của mình đến cho Ngài. Bà nhạc gia của Phêrô ngã bệnh, cả nhà đang bối rối, và các môn đệ Ngài trình mọi việc cho Chúa Giêsu nghe. Đó có lẽ là điều tự nhiên nhất trên đời.
Bác sĩ Paul Tournier kể lại một trong những khám phá quan trọng nhất trong đời ông như thế nào. Ông thường đến thăm một vị mục sư lão thành và ông cụ chẳng bao giờ để ông bác sĩ ra về mà không cùng cầu nguyện với nhau. Bác sĩ hết sức kinh ngạc vì cách cầu nguyện đơn sơ của vị mục sư nọ. Cầu nguyện mà giống hệt như tiếp tục cuộc trò chuyện đang có với Chúa Giêsu (tức là mục sư nói chuyện với bác sĩ, cũng chính là nói với Chúa, rồi đứng dậy cầu nguyện, cũng chính là tiếp tục câu chuyện, chứ không phải “bước sang” một lãnh vực khác).
Bác sỹ Tournier viết tiếp : “về đến nhà tôi kể cho vợ tôi nghe chuyện ấy và chúng tôi cùng cầu xin Thiên Chúa cho chúng tôi cũng được thông hiệp mật thiết với Chúa Giêsu như cụ mục sư nọ vậy. Từ đó, Chúa Giêsu trở thành trung tâm của giờ phút tĩnh tâm và là người bạn đồng hành của tôi. Ngài vui lòng về mọi việc tôi làm và cũng quan tâm về việc đó. Ngài là người bạn thân tôi có thể đem mọi sự xảy đến cho đời tôi ra thảo luận. Ngài sẽ chia sẻ những niềm vui nỗi khổ, những hy vọng cùng mọi nỗi sợ hãi với tôi. Ngài có mặt khi một bệnh nhân tâm sự với tôi. Ngài nghe người bệnh ấy nói còn rõ hơn chính tôi được nghe nữa. Và khi bệnh nhân của tôi đi rồi, tôi vẫn còn có thể trò chuyện với Ngài về người bệnh ấy”.
Mấy lời trên đây là con đường của Kitô hữu. Thế là các môn đệ nguyên thủy đã học được điều trở thành thói quen cho cả đời sống: đem hết mọi chuyện rắc rối của mình cho Chúa Giêsu và xin Ngài giúp đỡ mình.
3. Phép lạ này cho chúng ta biết vài điều về nhạc mẫu của Phêrô.
Ngay sau khi được chữa lành bà cụ liền bắt tay vào phục vụ. Bà cụ đã dùng phần sức khoẻ hồi phục của mình để phục vụ một cách mới mẻ. Ta đã sử dụng ơn Chúa ban như thế nào ?
Nhà văn Oscar Wilde viết “Chuyện hay nhất Thế Giới” trong đó ông kể: “Đấng Cứu Thế đi từ miền thôn quê tầm thường lên một thành phố muôn phần sặc sỡ. Khi đi qua một phố đầu tiên Ngài nghe có tiếng nói phía trên đầu, nhìn lên thấy một thanh niên nằm vắt ngang thành cửa sổ. Chúa hỏi “Sao ngươi lại bỏ phí linh hồn trong say sưa? Hắn đáp: thưa Chúa, tôi là người phong đã được Chúa chữa lành, bây giờ tôi còn biết làm gì khác hơn”? Đi xa hơi một chút nữa, Ngài thấy một thanh niên đang lẽo đẽo theo sau một cô gái mại dâm, Ngài bảo: “Tai sao ngươi bỏ phí cuộc đời của ngươi trong trác táng?” Chàng đáp: “Thưa Chúa, tôi là người mù được Chúa chữa lành, bây giờ tôi còn biết làm gì khác hơn?” Cuối cùng ở giữa thành phố, Ngài thấy một người già nằm co dúm trên đất khóc lóc, và khi được Chúa hỏi, ông đáp: “Lạy Chúa tôi là người chết được Chúa cho sống lại, bây giờ tôi còn biết làm gì khác hơn là khóc?”
Đó là những ví dụ kinh khủng nói lên cách con người đã tàn nhẫn, vô tâm khi sử dụng ơn phúc và lòng thương xót của Chúa. Còn bà mẹ vợ của ông Phêrô đã dùng sức khoẻ phục hồi của mình để phục vụ Chúa và tha nhân. Đó là cách chúng ta sử dụng mọi hồng ân Chúa ban.
Không ai rõ thái độ phục vụ của bà có tác động đến chàng rể (Phêrô) như thế nào, để sau này, với tư cách là lãnh tụ Giáo hội, Phêrô đã viết thư khuyên giáo dân: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói thì nói lời Thiên Chúa ; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc chúng tôi tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô”.(1Pr 4,10-11).
Bài giảng của cha Hàm, Anphong edit và đưa lên mạng.
LM Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
_____________
(*) Có ba loại sốt thường thấy ở Paléttin. Một loại được gọi là malta có đặc điểm làm suy nhược, mất máu, thường kéo dài nhiều tháng và chết. Một loại khác là sốt cách nhật giống như sốt rét định kì. Nhưng nặng nhất là sốt rét da vàng. Nơi gần sông Giođan đổ vào biển hồ có nhiều vùng sình lầy là môi trường lý tưởng cho giống muỗi sinh sôi nảy nở. Cả Cá-phác-na-um và vùng cạnh hồ Galilê là điạ bàn hoạt động cho giống muỗi gây bệnh sốt rét. Chúng này thường kèm theo bủng da và nóng lạnh, gây khốn khổ cho bệnh nhân. Chắc chắn đây là chứng mà mẹ vợ ông Phêrô mắc phải.
Phép lạ này nói cho chúng ta vài điều về ba con người: Giêsu, các môn đệ của Giêsu, và mẹ vợ của Phêrô.
1. Phép lạ này cho chúng ta biết đôi điều về Chúa Giêsu .
Ngài không cần phải có một cử tọa đông đảo mới thi thố quyền năng. Ngài sẵn sàng chữa bệnh giữa một số rất ít người trong một ngôi nhà tranh cũng như đã chữa bệnh giữa đám đông trong nhà hội. Hôm nay, và tuần trước, bài Tin Mừng mô tả về một ngày của Chúa: ngày Sabbat lẽ ra nghỉ ngơi, nhưng Chúa làm việc liên tục: Sáng, Chúa Giêsu đến hội đường Capharnaum lắng nghe và giảng dạy, nơi đó Ngài đuổi quỉ ô uế, trên đường rời Hội Đường, Chúa chữa lành một người điên khùng và bước vào nhà hai anh em Anrê và Phêrô, người ta nói cho Ngài hay về bệnh tình của bà mẹ vợ ông Simon Phêrô. Ngài chẳng bao giờ quá mệt mỏi để không cứu giúp, nhu cầu của người khác được đặt trước ý muốn nghỉ ngơi của chính Ngài.
Bác sỹ Paul Tournier có viết: “Bệnh nhân của tôi thường bảo tôi: ‘chúng tôi khâm phục sự kiên nhẫn của ông khi ông lắng nghe mọi điều bệnh nhân nói.’ Tôi đáp : ‘Đó chẳng phải là sự kiên nhẫn, mà là sự quan tâm’ ” (kiên nhẫn thì thường phải cố gắng, còn “quan tâm” thì tự nhiên nó đến). Nơi Chúa Giêsu, việc chữa bệnh không nhằm làm tăng thêm uy tín. Giúp người không phải là nhiệm vụ khó nhọc, Ngài chỉ giúp người một cách tự động, tự nhiên vì Ngài luôn quan tâm đến tất cả mọi người cần đến sự cứu giúp của Ngài.
2. Phép lạ này cho chúng ta biết vài điều về môn đệ của Chúa Giêsu.
Bốn môn đệ của Chúa Giêsu chưa biết nhiều về Thầy của mình, nhưng ngay trong giờ phút gặp gỡ ngắn ngủi này, họ đã bắt đầu đem tất cả những điều rắc rối của mình đến cho Ngài. Bà nhạc gia của Phêrô ngã bệnh, cả nhà đang bối rối, và các môn đệ Ngài trình mọi việc cho Chúa Giêsu nghe. Đó có lẽ là điều tự nhiên nhất trên đời.
Bác sĩ Paul Tournier kể lại một trong những khám phá quan trọng nhất trong đời ông như thế nào. Ông thường đến thăm một vị mục sư lão thành và ông cụ chẳng bao giờ để ông bác sĩ ra về mà không cùng cầu nguyện với nhau. Bác sĩ hết sức kinh ngạc vì cách cầu nguyện đơn sơ của vị mục sư nọ. Cầu nguyện mà giống hệt như tiếp tục cuộc trò chuyện đang có với Chúa Giêsu (tức là mục sư nói chuyện với bác sĩ, cũng chính là nói với Chúa, rồi đứng dậy cầu nguyện, cũng chính là tiếp tục câu chuyện, chứ không phải “bước sang” một lãnh vực khác).
Bác sỹ Tournier viết tiếp : “về đến nhà tôi kể cho vợ tôi nghe chuyện ấy và chúng tôi cùng cầu xin Thiên Chúa cho chúng tôi cũng được thông hiệp mật thiết với Chúa Giêsu như cụ mục sư nọ vậy. Từ đó, Chúa Giêsu trở thành trung tâm của giờ phút tĩnh tâm và là người bạn đồng hành của tôi. Ngài vui lòng về mọi việc tôi làm và cũng quan tâm về việc đó. Ngài là người bạn thân tôi có thể đem mọi sự xảy đến cho đời tôi ra thảo luận. Ngài sẽ chia sẻ những niềm vui nỗi khổ, những hy vọng cùng mọi nỗi sợ hãi với tôi. Ngài có mặt khi một bệnh nhân tâm sự với tôi. Ngài nghe người bệnh ấy nói còn rõ hơn chính tôi được nghe nữa. Và khi bệnh nhân của tôi đi rồi, tôi vẫn còn có thể trò chuyện với Ngài về người bệnh ấy”.
Mấy lời trên đây là con đường của Kitô hữu. Thế là các môn đệ nguyên thủy đã học được điều trở thành thói quen cho cả đời sống: đem hết mọi chuyện rắc rối của mình cho Chúa Giêsu và xin Ngài giúp đỡ mình.
3. Phép lạ này cho chúng ta biết vài điều về nhạc mẫu của Phêrô.
Ngay sau khi được chữa lành bà cụ liền bắt tay vào phục vụ. Bà cụ đã dùng phần sức khoẻ hồi phục của mình để phục vụ một cách mới mẻ. Ta đã sử dụng ơn Chúa ban như thế nào ?
Nhà văn Oscar Wilde viết “Chuyện hay nhất Thế Giới” trong đó ông kể: “Đấng Cứu Thế đi từ miền thôn quê tầm thường lên một thành phố muôn phần sặc sỡ. Khi đi qua một phố đầu tiên Ngài nghe có tiếng nói phía trên đầu, nhìn lên thấy một thanh niên nằm vắt ngang thành cửa sổ. Chúa hỏi “Sao ngươi lại bỏ phí linh hồn trong say sưa? Hắn đáp: thưa Chúa, tôi là người phong đã được Chúa chữa lành, bây giờ tôi còn biết làm gì khác hơn”? Đi xa hơi một chút nữa, Ngài thấy một thanh niên đang lẽo đẽo theo sau một cô gái mại dâm, Ngài bảo: “Tai sao ngươi bỏ phí cuộc đời của ngươi trong trác táng?” Chàng đáp: “Thưa Chúa, tôi là người mù được Chúa chữa lành, bây giờ tôi còn biết làm gì khác hơn?” Cuối cùng ở giữa thành phố, Ngài thấy một người già nằm co dúm trên đất khóc lóc, và khi được Chúa hỏi, ông đáp: “Lạy Chúa tôi là người chết được Chúa cho sống lại, bây giờ tôi còn biết làm gì khác hơn là khóc?”
Đó là những ví dụ kinh khủng nói lên cách con người đã tàn nhẫn, vô tâm khi sử dụng ơn phúc và lòng thương xót của Chúa. Còn bà mẹ vợ của ông Phêrô đã dùng sức khoẻ phục hồi của mình để phục vụ Chúa và tha nhân. Đó là cách chúng ta sử dụng mọi hồng ân Chúa ban.
Không ai rõ thái độ phục vụ của bà có tác động đến chàng rể (Phêrô) như thế nào, để sau này, với tư cách là lãnh tụ Giáo hội, Phêrô đã viết thư khuyên giáo dân: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói thì nói lời Thiên Chúa ; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc chúng tôi tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô”.(1Pr 4,10-11).
Bài giảng của cha Hàm, Anphong edit và đưa lên mạng.
LM Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
_____________
(*) Có ba loại sốt thường thấy ở Paléttin. Một loại được gọi là malta có đặc điểm làm suy nhược, mất máu, thường kéo dài nhiều tháng và chết. Một loại khác là sốt cách nhật giống như sốt rét định kì. Nhưng nặng nhất là sốt rét da vàng. Nơi gần sông Giođan đổ vào biển hồ có nhiều vùng sình lầy là môi trường lý tưởng cho giống muỗi sinh sôi nảy nở. Cả Cá-phác-na-um và vùng cạnh hồ Galilê là điạ bàn hoạt động cho giống muỗi gây bệnh sốt rét. Chúng này thường kèm theo bủng da và nóng lạnh, gây khốn khổ cho bệnh nhân. Chắc chắn đây là chứng mà mẹ vợ ông Phêrô mắc phải.