Tòa Bạch ốc, ngày 16.10.2017, qua thông cáo báo chí, cho biết Tổng thống Donald Trump và Ðệ nhất Phu nhân sẽ đến Đà Nẵng tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu - Thái Bình Dương- APEC ở Đà Nẵng và, sau đó, đến Hà Nội, để viếng thăm chính thức Việt Nam cộng sản. Nhưng, trước khi rời Tàu cộng, một thông báo khác cho biết bà Melania Trump không đến Việt Nam vì bận đi shoping và viếng Vạn lý trường thành. Họ khinh Việt cộng ra mặt sao ? Ði mua đồ Tàu quan trọng hơn viếng thăm cấp quốc gia nước này sao ? Lập tức, nhiều lý do khác được nêu lên chung quanh nhân vật can đảm Mẹ Nấm. Bé Nguyễn Bảo Nguyên vẫn thắc mắc ‘tại sao bà Melania Trump không trả lời thư của em.

I./ TỔNG THỐNG HOA KỲ TẠI APEC.

A.- Bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Ariayana ngày 10.11.2017.

Mở đầu, Tổng thống Donald Trump gởi lời sự chia sẻ tới những nạn nhân bão Damrey vừa qua. Người Mỹ cầu nguyện cho quý vị và cho sự phục hồi của quý vị trong những tháng tới. Con tim chúng tôi hòa cùng những người Việt Nam bị mất mát do hậu quả của cơn bão khủng khiếp này.

Ông chia sẻ những tin tốt lành từ nước Mỹ như tăng trưởng kinh tế đạt 3,2 %, và sẽ tăng cao hơn nữa; tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất từ 17 năm qua; thị trường chứng khoán ở mức cao nhất. Do đó, ông ước mong: cả thế giới sẽ đi lên nhờ sự phục hồi của Mỹ. Ông khen các thành viên Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, là các quốc gia có chủ quyền và độc lập với nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, có thể cùng nhau phồn vinh và phát triển trong tự do và hòa bình. Năm 1784, sau khi tự giành nền độc lập, chiếc tàu Mỹ đầu tiên đi đến Trung Hoa, với đầy hàng hóa để bán tại Á châu, và trở về chở chật ních đồ sứ và trà. Tổng thống đầu tiên nước Mỹ, George Washington, sở hữu một bộ bàn ăn từ chiếc tàu đó… Ðể được vỗ tay, ông ca tụng Việt Nam ngày nay ‘với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng’.

Ðà Nẵng trước đây từng là một căn cứ quân sự Mỹ, tại một quốc gia mà nhiều người Mỹ và Việt đã hy sinh trong chiến tranh đẫm máu. Nay, chúng ta không còn là kẻ thù mà là bạn bè. Nơi này đang bận rộn với nhiều tàu cập bến từ khắp thế giới. Những công trình thiết kế kỳ công như Cầu Rồng, đón chào hàng triệu người đến thăm những bãi biển tuyệt đẹp, cảnh quan lộng lẫy và vẻ đẹp cổ xưa.

Hoa kỳ sẵn sàng hợp tác với các nền kinh tế để đạt được lợi ích về tài chính, có lợi cho các bạn lẫn cho tôi, cần phải được bảo vệ. Các mối hợp tác phải phụ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau, cùng làm việc để thúc đẩy thịnh vượng và an ninh trong khu vực, để mang đến mối quan hệ đối tác mới với Mỹ. Ðiều quan trọng mối quan hệ đối tác này là sự quan hệ thương mại. Hoa Kỳ cho phép dòng chảy tự do vào Mỹ, nhưng một số nước khác thì lại không. Chúng tôi tìm kiếm sự hợp tác toàn cầu nhưng đổi lại đã bị mất đi sự cân bằng thị trường. Từ trước đến nay, công việc, công xưởng dần bị tước khỏi Mỹ quốc. Người ta không tin tưởng vào hệ thống thương mại toàn cầu. Chúng tôi sẽ không dung thứ nữa. Chúng ta hãy đối xử công bằng với nhau, nhưng việc đó chưa từng xảy ra. Hãy giao thương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung. Chúng tôi tôn trọng sự độc lập và chủ quyền các nước để cùng nhau lớn mạnh. Nếu muốn giấc mơ APEC được hiện thực, chúng ta phải đảm bảo mọi thứ dựa trên pháp quyền. Mỹ cũng như mỗi quốc gia ở đây đều hướng đến việc bảo vệ chủ quyền. Không có gì quý hơn chủ quyền độc lập. Nhận thức đó đã hướng dẫn chúng tôi trong suốt lịch sử Mỹ, là nguồn động lực để chúng tôi cống hiến và phát triển.

Các quốc gia thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization, WTO), cũng không tuân theo các nguyên tắc đã nêu. Tổ chức này cần phải đối xử công bằng, khi mọi thành viên đều tuân theo các điều lệ và tôn trọng chủ quyền của từng nước. Chúng ta không thể có được thị trường mở cửa nếu chúng ta không bảo đảm có một thị trường công bằng. Hoa Kỳ thúc đẩy doanh nghiệp tư, đổi mới, và công nghiệp. Những quốc gia khác kinh doanh dựa trên chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Hãy tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo đảm tiếp cận thị trường công bằng và bình đẳng. Họ tham gia vào việc phá giá sản phẩm. Phải biết sẽ không có sự thịnh vượng lâu dài khi phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về an ninh, chủ quyền và sự ổn định mà thế giới phải đối mặt ngày nay.

Hồi đầu tuần này, tôi đã phát biểu trước Quốc hội tại Seoul (Hàn Quốc) để kêu gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm hãy thống nhất để tuyên bố rằng mỗi bước mà chế độ Bắc Triều Tiên muốn xúc tiến để tạo thêm vũ khí là thêm một bước đi đến nguy hiểm ngày càng lớn lao. Tương lai khu vực này và những người dân tuyệt vời này không bị giữ làm con tin cho những tưởng tượng méo mó của những kẻ bạo lực và hăm dọa hạt nhân.

Tại Hoa Kỳ, cũng như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của mình, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không có gì quý giá bằng quyền hiển nhiên của chúng tôi, sự độc lập quý giá và tự do của chúng tôi. Ý thức đó đã dẫn dắt chúng tôi trong suốt quá trình lịch sử Mỹ. Ý thức đó đã truyền cảm để chúng tôi hy sinh và đổi mới. Ðó là lý do tại sao ngày nay, hàng trăm năm sau chiến thắng trong cuộc Cách mạng Mỹ, chúng tôi vẫn còn nhớ những lời của người Mỹ sáng lập và Tổng thống thứ hai Hoa Kỳ, John Adams. Là người có tuổi, ngay trước khi qua đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu nói ra suy nghĩ của ông về kỷ niệm 50 năm nền tự do tươi sáng của Mỹ. Ông đáp lời bằng các từ: độc lập mãi mãi.

Đó là tình cảm cháy bỏng trong trái tim mọi người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà ở đây, tại Việt Nam đã biết đến tình cảm này không chỉ trong 200 năm qua, mà tôi nghĩ là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt, Hai Bà Trưng, lần đầu tiên đã đánh thức tinh thần người dân vùng đất này. Sau đó, và cũng là lần đầu tiên, người dân Việt đã đứng lên tranh đấu cho sự độc lập và niềm tự hào Dân tộc. Ngày nay, những người yêu nước và những anh hùng trong lịch sử chúng ta đã có câu trả lời cho các câu hỏi quan trọng về tương lai ở thời đại chúng ta. Họ nhắc nhở nhau để nhận biết chúng ta là ai và được kêu gọi phải làm gì. Cùng nhau, chúng ta có khả năng để nâng cao con người và thế giới lên những tầm cao mới - đến tột đỉnh mà chưa ai từng đạt được, Vậy hãy chọn một tương lai cho lòng yêu nước, sự thịnh vượng và niềm tự hào. Hãy để chúng ta lựa chọn sự giàu có và tự do chứ không phải sự đói nghèo và tôi tớ. Chúng ta hãy chọn một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.

Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều ước mơ, và nhiều con đường. Nhưng trên khắp thế giới, không có nơi nào như nhà mình.

Do vậy, vì gia đình, đất nước, tự do, lịch sử và vinh quang Thiên Chúa, hãy bảo vệ, phòng thủ và yêu mến ngôi nhà mình hôm nay và suốt đời. Xin cảm ơn! Chúa ban phước lành cho quý vị, cho APEC và cho Hoa Kỳ. Cám ơn nhiều.

B.- Vài góp ý.

1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong 21 nền kinh tế tham gia APEC, có hai nước (Tàu và, dĩ nhiên, Việt cộng theo sau) áp dụng nền kinh tế kiểu này. Theo đó, nền kinh tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước với vốn do ngân sách nhà nước cung cấp, đất đai cần thiết thì cứ chiếm của người dân (có bồi thường tượng trưng, nhưng không chịu, roi điện sẽ đối đáp…). Kinh doanh lời thì các nhóm lợi ích chia nhau. Khi lỗ, ngân sách góp vào. Khi ông Trump nói ‘để có thị trường mở cửa, cần bảo đảm có thị trường công bằng. Hoa Kỳ thúc đẩy doanh nghiệp tư, đổi mới và công nghiệp. Các nước kinh doanh dựa vào chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Hãy tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo đảm tiếp cận thị trường công bằng và bình đẳng, đừng tham gia vào việc phá giá sản phẩm’.

2. Ðưa nước chủ nhà lên tận mây xanh.

Khi ca tụng ‘Việt cộng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần và sinh viên, học sinh nước này được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu’ ông đã xuyên tạc Sự Thật Lịch sử. Thật vậy:

- kinh tế nước này tăng trưởng như thế phần nào nhờ sự đào bán tài nguyên trong nước và những chi phí để xây dựng các công trình kém chất lượng để, ít lâu sau, phải chi trả để thuê người dọn dẹp các công trình đỗ nát này. Lương trả cho côn(g) an đi đánh phụ nữ, trẻ em cũng phải được tính vào đây;

- thật sự, sinh viên, học sinh Việt cũng có những cá nhân giỏi, nhưng trong nước, với một nền giáo dục kém và đắc giá như vậy, một số lớn người trẻ không được hưởng giáo dục phổ thông. Du sinh ra đi khá đông, nhưng bao nhiêu ở lại để ‘làm nail’. Phần khác trở về nước để vào đoàn thanh niên đi đánh đập đồng bào biểu tình chống Tàu cộng, Formosa.

3. Hai Bà Trưng kêu gọi toàn dân phất Cờ Vàng đánh đuổi quân Tàu

Năm 111 trước Tây lịch, Ðông Hán chiếm nước Giao Chỉ, cai trị hà khắc dân ta với chính sách đồng hóa triệt để khiến các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại chúng. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, con trai Lạc tướng ở Chu Diên. Năm 39, để trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc và các Lạc tướng càng thêm căm thù, cùng Trưng Nhị kêu gọi toàn dân phất Cờ Vàng đánh đuổi quân Tàu về nước năm 39 sau Tây lịch. Ở ngôi vua tuy chỉ được 3 năm, Hai Bà Trưng đã làm cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, kính nể đủ để tiếng thơm lại cho muôn đời trong sử sách.

Yếu tố thành công của cuộc khởi nghĩa chống Tàu này là sự đoàn kết một lòng sống chết giữa những lãnh đạo (Hai Bà Trưng) và toàn dân. Ngày nay, chẳng những yếu tố đó không có mà ‘đám’ lãnh đạo thế giới còn làm ngơ, vì quyền lợi thương mại và tiền bạc trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản trên toàn dân cô thế.

Trong thời gian sau APEC, hai ông Donald Trump và Tập cẩm Bình đều đến viếng thăm chính thức Việt Nam tại Hà Nội. Ông Tập được cộng đảng và nhà nước tiếp đón cực kỳ trọng thể với 21 phát đại bác nổ vang, người dân lành thì không muốn đến gần. Trái lại, ông Trump thì được quần chúng ngưỡng mộ đến vẫy chào. Hai thái độ quá khác nhau như vậy giữa kẻ cướp chính quyền (nhờ điều 4 hiến pháp cho phép) và người dân bị trị thì làm sao để có cuộc khởi nghĩa mà ông Trump tuyên dương.

II./ BUÔN BÁN KHÓ ÐI ÐÔI VỚI TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN.

A.- Chủ nghĩa Cộng sản cướp đoạt những quyền căn bản của đồng bào.

Ngày 07.11.2017, Phủ Tổng thống ra Thông cáo báo chí cho biết Hoa Kỳ công bố ngày 7 tháng 11 hàng năm là ‘Ngày Quốc gia tưởng niệm nạn nhân Cộng sản’ và nêu rõ từ khi Cách mạng tháng 10 Nga cướp chính quyền, chủ nghĩa này đã cho phép các tên độc tài Liên xô và các ‘chư hầu’ cũng như Tàu và Việt cộng trải qua trăm năm đen tối dưới một chủ thuyết chính trị phản tự do, thịnh vượng và phẩm giá cuộc sống của con người. Các chế độ toàn trị này đã giết chết hơn 100 triệu người khắp thế giới và còn nhiều triệu người khác đang chịu đựng sự bóc lột, bạo lực và tàn phá. Chủ nghĩa Cộng sản đã tước đoạt một cách có hệ thống những quyền căn bản của con người về tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng… Tại thủ đô Washington (Hoa Kỳ), tượng đài tưởng niệm nạn nhân Cộng sản với biểu tượng một phụ nữ tay cầm bó đuốc giơ cao, tượng trưng cho công lý và tự do, được dựng lên vào tháng 6/2007.

B.- Quốc dân Việt, nạn nhân của nhà nước dân cử Mỹ.

Sau khi thuê người giêát Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm, nhà nước Mỹ lần lượt trao quyền cho đám tướng tá tham quyêàn và các chính trị gia đảng phái vô tài hoặc bị thay đổi bởi áp lực từ Phật giáo làm chính trị. Ngày 08.03.1965, thời Tổng thống Lyndon B. Johnson, thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Ðà Nẵng mà Thủ tướng Phan Huy Quát (*) không được biết trước. Sự hiện diện và tham chiến của Quân Mỹ bắt đầu từ đây với những hậu quả về chánh trị (Việt Nam Cộng hòa mất chủ quyền, Bắc Việt cộng sản hô hào đánh Mỹ xâm lược), xã hội (đàn bà, con gái chạy theo lính Mỹ lắm tiền) và kinh tế (sản xuất đình trệ, vật giá gia tăng…). Những tệ nạn này đã được ông Diệm tiên đoán trước khi bị giết. Trước khi chết, ông đã vô cùng buồn cảnh cáo bọn phản loạn ‘rước Mỹ vào để khi mất nước, chạy theo chúng’. Sự thật đã xảy ra đúng như vậy, khi Sài Gòn sắp thất thủ ngày 30.04.1945, họ đã chạy sang Mỹ tuyên bố ‘chống cộng’. Ngày nay, trên Quê hương, Việt cộng thãm sát, cướp của, nhà cửa đồng bào. Tại hải ngoại, mới đầu, cộng đâu không thấy, nhưng họ đã chia rẽ thành từng nhóm đánh phá nhau vì cái nghị quyết 36 của cộng đảng, tài trợ bởi mỹ kim viện trợ…

[(*) Bác sĩ Phan Huy Quát bị cộng sản bắt ngày 16.08.1975 và giam tại nhà tù Chí Hòa. Bị bệnh gan rất nặng, ông không được Việt cộng cho chữa trị, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho ông, cũng không cho mang sang. Khi biết ông không qua khỏi, chúng đem ông lên bịnh xá. Hôm sau, ngày 27.04.1979, ông qua đời. Thi hài ông được phép quàn tại chùa Xá lợi và phát tang hôm sau. Nhưng phút chót, Việt cộng ra lệnh phải an táng ngay, vì hôm đó 28.04.1979, Tổng thư ký Liên hiệp quốc đến Sài Gòn. Vì sợ dư luận quốc tế biết sự độc ác của chế độ đối với người dân họ.]

Phần nhà nước dân cử Hoa kỳ, ngày 11.07.1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ông đã đến Việt Nam 5 lần. Lần thứ nhất năm 2000, được người dân bị trị hân hoan tiếp đón vì, lần đầu tiên, họ gặp được một Tổng thống cởi mở với nhiều tin tưởng về ‘nhân quyền’ sẽ được cải thiện… Những lần sau (2006, 2010, 2014 và 2015), ông chỉ là kẻ hết quyền, nên chỉ được nhà nước cộng sản độc tài tiếp đón.

Ngày 07.11.2000, George Bush (con) thắng cử Tổng thống, sau nhiều lần tranh luận và kiểm phiếu lại. Sau những cuộc vận động về Tự do Tôn giáo cho Việt Nam bất thành, ngày 15.09.2004, theo đề nghị của Ngoại trưởng Colin Power, ông Bush đặt Việt cộng vào danh sách các Quốc gia đáng quan tâm (CPC, Country of Particular Concern). Ngày 02.11.2004, ông Bush tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai với kết quả rõ ràng hơn. Ngày 13.11.2006, để làm vui lòng nhà nước cộng sản, Ngoại trưởng Condoleezza Rice yêu cầu Bush rút Việt cộng ra khỏi CPC và ông này chấp thuận liền để, sau đó, cả hai cùng đến Hà nội để dự APEC 2006. Một sự kiện đau lòng đáng cho chúng ta suy nghĩ.

Khi công du Việt Nam, ngày 24.05.2016, Tổng thống Obama đã cho rằng việc tung quân Mỹ vào chiến trường Việt Nam bởi vị tiền nhiệm cùng đảng Dân chủ Lyndon B. Johnson là vì ‘nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản’. Do đó, vì không tuân hành ý kiến của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, yêu nước và kinh nghiệm về cộng sản, hành vi chiến tranh này đã cướp đi sinh mạng của 58.315 công dân Mỹ. Cũng trong dịp này, khôi nguyên Hòa bình Nobel này cũng đã trở thành kẻ rao bán súng đạn cho Việt cộng để chống lại Tàu cộng. Còn lâu mới có chuyện đó vì năm 1990, chúng đã ký kết với nhau mật ước Thành Ðô. Nhân dịp Obama công du nước Việt này, đại sứ ‘hai nước’ Ted Osius (năm 2015, khi về nước, đến gặp người Mỹ gốc Việt tại California đã tước đoạt quyền treo và mang cờ Việt Nam tự do, trái với Tu chính Hiến pháp số 1 Hoa kỳ), đã mời những vị đòi nhân quyền cho đồng bào (như ông Nguyễn Quang A,…) đến gặp Obama, nhưng khi các vị này bị công an bắt giữ, ông không muốn can thiệp đúng như một nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà ông từng khoe. Ngày nay, chấm dứt nhiệm vụ, ông tìm cách để ở lại đất nước cộng sản này. Từ khi Obama rời Thành Hồ, Việt cộng đã mạnh tay bắt và tuyên những bản án ‘Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’, theo Điều 88 Luật Hình sự, bao nhiêu vị anh hùng, can đảm như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù.

III./ VÀI CHUYỆN BÊN LỀ APEC.

A.- Áo yếm tiếp APEC để “khoe” nét truyền thống?

Ðó là tựa đề của một bài đăng bởi RFA ngày 09.11.2017 viết về các cô gái trẻ măng, mặc trang phục áo yếm của phụ nữ Việt Nam xưa, hở nguyên phần vai và nửa lưng, cầm khay đồ ăn phục vụ gần 300 đại biểu từ các nền kinh tế APEC, sau khi kết thúc kỳ họp 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC- ABAC và tối ngày 06.112017. Ðây là trang phục nội y của phụ nữ Việt xưa, xuất hiện vào thời nhà Lý (thế kỷ 12), gồm một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực, được sử dụng rộng rãi, không chỉ ở chốn cung đình cao sang, quý phái mà cả những nông dân gắn bó với chiếc áo tứ thân cũng rất ‘ưa chuộng’.

Nhà văn Thùy Linh, một người quan tâm và am hiểu lĩnh vực xã hội, văn hóa Việt Nam nói việc Việt Nam cho lễ tân mặc áo yếm để tiếp khách ngoại giao là một sự ‘lố bịch’: « Mình rất không hài lòng về điều đó, bởi vì cái yếm của các cụ ngày xưa nó thay cho cái áo ngực thường các cụ mặc bên trong. Còn ở nông thôn, khi những người đàn bà cho con bú để đứa trẻ dễ tiếp cận với ngực của mẹ. Cho nên những kiểu mặc đó rất suồng sã…. Mình thấy nó hơi kỳ quặc… Trong một quốc tiệc, thì nó không mang tính chất nghi lễ, không trang trọng, không thể hiện một sự lịch lãm tối thiểu với một tư cách quốc gia».

Nhà xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, bà cũng không đồng tình với cách ăn mặc như vậy trong một sự kiện lớn của quốc gia:

Tôi nghĩ là trong xã hội Việt Nam bây giờ, một người bình thường cũng thừa hiểu cần mặc trang phục lịch sự ở một sự kiện cần thiết nào đó ví dụ như giỗ tết, hay cưới hỏi, mọi người đều biết ăn mặc như thế nào cho lịch sự.

Người bình thường cũng biết điều đó, huống chi một quốc gia thì người ta cũng phải thừa hiểu. Trong tường hợp này tôi cũng không hiểu vì sao người ta lại quyết định như vậy.

RFA đã liên hệ với ban tổ chức APEC 2017 để hỏi về nguyên nhân vì sao lựa chọn trang phục áo yếm cho đêm đại tiệc hôm 6/11 vừa qua, nhưng không nhận được hồi đáp.

2.- Nữ ca sĩ Mai Khôi phản đối ông Trump không nhắc đến Nhân quyền.

Một ‘câu chuyện’ nho nhỏ xảy ra ở Hà Nội tối ngày 11.11.2017 cho thấy trình độ dân trí người Việt chỉ ở mức thập niên 40, nhất là tệ hại hơn do dưới thời cộng sản, người dân không được quyền phê phán các lãnh đạo quốc gia, dù họ là kẻ tham nhũng, độc tài, gian ác. vô nhân tính…Đó là ‘chuyện’ nữ ca sĩ Mai Khôi cầm một biểu ngữ có nội dung ‘Peace on you Trump’ được sửa đổi thành ‘Piss Peace on you Trump’ (đái vào mặt Trump) và đưa cao lên khi đoàn xe chở ông Trump chạy qua đường Xuân Diệu. Bà giải thích rằng ‘ông Trump đã không một lần nhắc đến nhân quyền ở Việt Nam’. Năm 2016, bà được ưu ái ngồi bên cạnh Obama để tiếp các ‘vị’ được công an cho phép vào gặp ông này chỉ để ‘talk and talk’ và kết quả là số tù nhân lương tâm.

Sau đó, bà làm một vòng đi hát tại Mỹ. Tuy từ chối Cờ Vàng, nhưng bà cũng thu được không ít tiền đô. Do đó, sau hành động ‘chống Trump’ này, cuộc tranh luận ‘tốt xấu’về Mai Khôi đã bùng nổ sôi nổi giữa các ‘vĩ nhân’ Mỹ gốc Việt.

Theo báo The Guardian, dù con đường mà đoàn xe ông Trump đi qua có công an mật vụ đứng đầy, ca sĩ Mai Khôi đã không bị ai ngăn cản khi biểu tình.

Nhưng, tối đó lúc 10 giờ, một đôi nam nữ tự xưng ‘nhân viên của chủ tòa nhà’ xông vào chung cư và đuổi ca sĩ và người chồng Úc Benjamin Swanston ra khỏi căn chung cư lập tức, không cho cô kịp thu lượm tư trang. Hai kẻ này còn hành hung một người bạn đang đến thăm, ghi hình vụ đuổi nhà bất thường này. Ðây là thứ luật lệ quái gỡ, tùy tiện của những kẻ thừa hành ngu dốt, mong chứng tỏ được sự năng nổ, trung thành trong việc biểu lộ uy quyền của giới lãnh đạo: Luật là tao!

3.- Tổng thống Trump bị Chủ tịch nước Quang gạt.

Tối ngày 11.11.2017, Tổng thống Donald Trump và phái đoàn Hoa Kỳ dự Quốc yến do Chủ tịch nước Trần Ðại Quang khoản đãi. Khi khai mạc, ông cầm tờ giấy in sẵn bài diễn văn tiếng Việt và chăm chú đọc, trong đó có đoạn: « Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có một bề dày lịch sử lâu dài. Từ những năm đầu của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi - người được UNESCO (**) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới - trên hành trình đi tìm đường cứu nước, đã dừng chân tại Boston bang Massachusetts, cái nôi cách mạng của Hoa Kỳ... ».

Năm 1990, sự kiện họ Hồ được UNESCO vinh danh chỉ là chuyện được bịa đặt bởi cộng đảng và bởi vì đã lỡ phóng lao đành phải tiếp tục dối xạo theo lao...

(**) UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc).

4.- Cuối cùng, nhân quyền chỉ được đề cập bên lề APEC.

Ngày 27.09.2017, ứng viên Daniel J. Kritenbrink vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, đã ra trước Ủy ban Ngoại giao Thượng viện để điều trần trước khi được chuẩn thuận. Ông cho biết sẽ quan tâm tới các vấn đề an ninh, thương mại và đầu tư, nhân quyền, quan hệ người dân với người dân, và giải quyết những vấn đề nhân đạo và chiến tranh còn tồn tại. Về nhân quyền, ông ghi nhận 18 tháng qua tại Việt Nam là một thời kỳ gia tăng bắt bớ, buộc tội và kết án nặng nề những người hoạt động, khiến ông thấy lo ngại. Ông hứa, nếu được chuẩn thuận, ông sẽ tiếp tục đề cao nhân quyền và tự do tôn giáo, nhắc nhở về nhu cầu phải tiếp tục tiến bước trong cuộc chiến chống nạn buôn người. Như vậy, ông chỉ nói ‘sẽ tiếp tục đề cao nhân quyền và tự do tôn giáo’ như trước nay, nhưng đừng chờ kết quả.

Nhân quyền chỉ được ghi ngắn gọn tại số 10 Bản Thông cáo chung Mỹ-Việt ký ngày 12.11.2017; Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thú đẩy quyền con người.

Hà Minh Thảo