CN 27A : Tiệc cưới với bốn nghịch thường
Cách đây 6 năm, 29-4-2011, Hoàng tử William của hoàng gia Anh và công nương Kate Middleton đã trao đổi lời thệ ước hôn nhân tại Đại Thánh đường cổ kính Westminter. Đây là lễ cưới cung đình.
Hai ngàn năm trước, Chúa Giêsu cũng đã ví Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Chuyện từ 20 thế kỷ trước, ta tưởng như chuyện đời xưa mà lại không cũ chút nào, vì mới diễn ra gần đây.
Còn mùa xuân 1947 cả thế giới chú ý đến hàng tít lớn trên trang nhất của báo chí cho biết công chúa Elizabeth của nước Anh sẽ sánh duyên cùng hoàng tử Philip gốc Hi lạp. Cuộc tình duyên này quan trọng vì công chúa Elisabeth sẽ lên ngôi kế vị vua cha trị vì không những vương quốc Anh, Bắc Ai-len và còn đứng đầu khối Thịnh Vượng Chung gồm trên 50 nước lớn nhỏ (Ấn, Canada, Úc…). Lễ được tổ chức tại Thánh đường Wesminter cổ kính ngày 20/11/47. Người ta không những nhìn xem hai nhân vật chính là cô dâu chú rể nhưng còn chăm chú điểm danh những nhân vật quan trọng từ quốc trưởng, tổng thống, vua chúa... đến các nhà quí tộc, tài phiệt. Không ai được mời mà muốn vắng mặt trong lễ cưới, trong tiệc mừng long trọng như vậy. Đó là chuyện bình thường dễ hiểu.
Nhưng dụ ngôn của Chúa hôm nay ví Nước Trời như một chuyện bình thường : vua mở tiệc cho hoàng tử, nhưng lại mang đầy những chi tiết không bình thường chút nào, nếu không nói là nghịch thường, quá khác lạ. Ta nhận ra được ít là bốn khác lạ nghịch thường so với một đám cưới tương tự trong đời thường : dửng dưng – đổ máu – mở rộng – thanh trừng.
1. Dửng dưng
Đám cưới của Hoàng tử tức con vua ai lại chẳng muốn tham dự, vì một miếng đầu làng đã bằng một sàng xó bếp, huống gì là một miếng ở cung đình, một chỗ ngồi chung quanh vua mang lại vinh dự biết bao cho kẻ được mời. Đó là chưa kể có thể có những chức tước được ban, những cơ hội phát đạt… . Thế mà trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói, khách không thèm đến. Một lần giấy mời từ trước, hai lần sai gia nhân, họ đều dửng dưng để ngoài tai. Dụ ngôn nói rất rõ: Vua sai đầy tớ đi gọi những kẻ đã được mời, nhưng họ không đến. Vua lại sai đầy tớ khác dặn, hãy nói với khách mời, tiệc sẵn rồi, heo đã quay, bò đã thui, lẩu đã sôi… Họ vẫn dửng dưng, và đưa ra những lý do chảng có tầm cỡ chút nào: người thì nói mắc đi thăm trại (thăm lúc nào chẳng được !), kẻ thì nói đi buôn (buôn quanh năm chứ đâu một ngày !). Một lần thiếp mời cộng với hai lần sai hai nhóm đầy tớ khác nhau tới mời, khách vẫn dửng dưng.
2. Đổ máu
Khi toán đầy tớ thứ nhất tới nài nỉ khách đi dự tiệc, vì mọi sự đã sẵn, thì có nhiều khách đã không những không thèm đến dự mà còn “bắt các đầy tớ của vua, hành hạ rồi giết luôn.” Máu đã đổ ! Chuyện rất lạ. Và vua khi nghe được thì cũng trả đũa không kém khác thường : sai quân lính đi giết bọn sát nhân đó (mạng đổi mạng) và thiêu hủy luôn thành phố của chúng. Sự trả đũa quá tay ! Máu đổ nhiều trong ngày cưới. Năm 1989, tháng 11, tại Saigon, cô Hồng Cẩm còn mười ngày nữa là đám cưới của cô. Cô dựng xe trước nhà, bị kẻ cắp đến trộm xe, cô chạy ra giữ lại, bị hung thủ đâm chết. Máu đã đổ. Điều càm động là trong tang lễ, người ta mặc áo cưới cho cô. Đó là một chuyện lạ, lạ mà cảm động. Còn trong dụ ngôn cũng lạ, khác lạ, nhưng lạ của tàn sát tập thể ngay trong ngày cưới.
3. Mở rộng
Khi khách được mời không thèm tới, khi kẻ xứng đáng chẳng đoái hoài, thì vua mở rộng cửa phòng cưới, mời tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, đui què, tàn tật và không phân biệt cả tốt xấu, thánh nhân lẫn quỉ sứ : mời tất tần tật vào, cũng là một chuyện lạ. Thánh Luca thuật dụ ngôn tương tự như Matthêu hôm nay kể tới hai lần sai đầy tớ đi mời : mời lần đầu, chỗ còn trống, phải mời thêm một lần nữa : lượm lặt khắp hang cùng ngõ hẻm cho đầy bàn tiệc cưới. Thật ra vào thời Chúa Giêsu đã xảy ra một chuyện gần tương tự, được ghi lại trong sách Talmud : ông Bar Majan người thu thuế giàu có đã tổ chức một tiệc lớn chiêu đãi chức sắc trong thành, những vị này từ chối lời mời. Thế là thay vì nhìn mâm cỗ bị hư, ông cho mời những người nghèo tới dùng bữa. Dụ ngôn của Chúa Giêsu không dừng lại ở đó mà còn mở ra một chuyện khác lạ nữa: đó là thanh trừng.
4. Thanh trừng
Mời đột ngột, người ta đang đi ăn xin cũng mời vào, đang quét rác cũng kéo vô thì làm sao chuẩn bị y phục đàng hoàng. Vậy mà vua vào thấy một kẻ không mặc áo cưới thì nổi giận. Đáng lẽ đuổi ra là cùng, đàng này vua ra lệnh: trói chân tay nó lại, ném vào nơi tối tăm, ở đấy đầy khóc lóc và nghiến răng. Chuỵện quá lạ ! Người ta đã tìm cách giải thích nhiều kiểu cho đỡ lạ kỳ như áo cưới sẵn có nơi tiền đình, trước khi vào phòng tiệc thì khoác vào thôi. Nhưng lời giải này cũng bị bác vì chẳng hề có tục lệ đó nơi người Do thái bấy giờ. Người ta còn tìm nhiều giải thích khác như hai dụ ngôn tiệc cưới và áo cưới riêng biệt được ghép chung lại, nên nhiều khi không khớp. Nhưng dầu sao thanh trừng quá đáng như thế vẫn là một chuyện lạ !
Bốn chuỵện lạ trong một dụ ngôn : dửng dưng của khách được mời, đổ máu quá nhiều trong ngày cưới, mở rộng quá đáng cánh cửa cho mọi người vào, rồi lại thanh trừng khắt khe kẻ chưa kịp mặc áo cưới. Tất cả các chuỵện lạ đó chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng của lịch sử –lịch sử dân Israel và lịch sử cứu độ-, chứ không thể hiểu được trong khung cảnh tiệc cưới.
-Những kẻ dửng dưng, đó là dân Israel chính tông chẳng đoái hoài gì đến con vua là Giêsu Kitô: vị tân lang chàng rể.
-Đổ máu là họ, dân Israel đã giết các tiên tri, đổ máu những người được Chúa sai đến báo tin vui cho họ.
-Mở rộng là ơn cứu độ của Chúa dành cho mọi hạng người bất kỳ đen trắng vàng đỏ, nô lệ, tự do, nam hay nữ, kể cả trung tính…
-Thanh trừng là, một khi được mời tới phải biết mặc lấy Chúa Kitô là áo cưới, mặc lấy con người mới, không thể khác.
Dụ ngôn với những chuyện lạ nhắm vào người Do Thái Pharisêu, nhưng cũng có thể nhắm vào chúng ta. Ta được thánh tẩy ngay từ nhỏ, tức được mời dự tiệc cưới từ đầu, nhưng biết đâu ta lại dửng dưng, coi chừng sẽ bị Chúa “mửa” ra. Cũng có thể ra mới được thánh tẩy, là Đạo Mới, tức mới được “thu gom” để vào phòng cưới, nhưng ta lại không mặc áo cưới –coi chừng sẽ bị thanh trừng. Không thể chỉ dựa vào lý lịch : tôi là con cháu các thánh tử đạo oai hùng Việt Nam. Không có chủ nghĩa lý lịch ở trên trời đâu !
Xin Chúa cho chúng ta kẻ được mời trước hay là kẻ đến sau đều biết giữ gìn chiếc áo trắng thánh tẩy ngày nhận Phép Rửa Tái Sinh, đó chính là chiếc áo cưới mà Chúa đòi hỏi để ta được vào dự tiệc cưới Nước Trời đời đời. Amen.
LM. Anphong Nguyễn công Minh, ofm
Cách đây 6 năm, 29-4-2011, Hoàng tử William của hoàng gia Anh và công nương Kate Middleton đã trao đổi lời thệ ước hôn nhân tại Đại Thánh đường cổ kính Westminter. Đây là lễ cưới cung đình.
Hai ngàn năm trước, Chúa Giêsu cũng đã ví Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Chuyện từ 20 thế kỷ trước, ta tưởng như chuyện đời xưa mà lại không cũ chút nào, vì mới diễn ra gần đây.
Còn mùa xuân 1947 cả thế giới chú ý đến hàng tít lớn trên trang nhất của báo chí cho biết công chúa Elizabeth của nước Anh sẽ sánh duyên cùng hoàng tử Philip gốc Hi lạp. Cuộc tình duyên này quan trọng vì công chúa Elisabeth sẽ lên ngôi kế vị vua cha trị vì không những vương quốc Anh, Bắc Ai-len và còn đứng đầu khối Thịnh Vượng Chung gồm trên 50 nước lớn nhỏ (Ấn, Canada, Úc…). Lễ được tổ chức tại Thánh đường Wesminter cổ kính ngày 20/11/47. Người ta không những nhìn xem hai nhân vật chính là cô dâu chú rể nhưng còn chăm chú điểm danh những nhân vật quan trọng từ quốc trưởng, tổng thống, vua chúa... đến các nhà quí tộc, tài phiệt. Không ai được mời mà muốn vắng mặt trong lễ cưới, trong tiệc mừng long trọng như vậy. Đó là chuyện bình thường dễ hiểu.
Nhưng dụ ngôn của Chúa hôm nay ví Nước Trời như một chuyện bình thường : vua mở tiệc cho hoàng tử, nhưng lại mang đầy những chi tiết không bình thường chút nào, nếu không nói là nghịch thường, quá khác lạ. Ta nhận ra được ít là bốn khác lạ nghịch thường so với một đám cưới tương tự trong đời thường : dửng dưng – đổ máu – mở rộng – thanh trừng.
1. Dửng dưng
Đám cưới của Hoàng tử tức con vua ai lại chẳng muốn tham dự, vì một miếng đầu làng đã bằng một sàng xó bếp, huống gì là một miếng ở cung đình, một chỗ ngồi chung quanh vua mang lại vinh dự biết bao cho kẻ được mời. Đó là chưa kể có thể có những chức tước được ban, những cơ hội phát đạt… . Thế mà trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói, khách không thèm đến. Một lần giấy mời từ trước, hai lần sai gia nhân, họ đều dửng dưng để ngoài tai. Dụ ngôn nói rất rõ: Vua sai đầy tớ đi gọi những kẻ đã được mời, nhưng họ không đến. Vua lại sai đầy tớ khác dặn, hãy nói với khách mời, tiệc sẵn rồi, heo đã quay, bò đã thui, lẩu đã sôi… Họ vẫn dửng dưng, và đưa ra những lý do chảng có tầm cỡ chút nào: người thì nói mắc đi thăm trại (thăm lúc nào chẳng được !), kẻ thì nói đi buôn (buôn quanh năm chứ đâu một ngày !). Một lần thiếp mời cộng với hai lần sai hai nhóm đầy tớ khác nhau tới mời, khách vẫn dửng dưng.
2. Đổ máu
Khi toán đầy tớ thứ nhất tới nài nỉ khách đi dự tiệc, vì mọi sự đã sẵn, thì có nhiều khách đã không những không thèm đến dự mà còn “bắt các đầy tớ của vua, hành hạ rồi giết luôn.” Máu đã đổ ! Chuyện rất lạ. Và vua khi nghe được thì cũng trả đũa không kém khác thường : sai quân lính đi giết bọn sát nhân đó (mạng đổi mạng) và thiêu hủy luôn thành phố của chúng. Sự trả đũa quá tay ! Máu đổ nhiều trong ngày cưới. Năm 1989, tháng 11, tại Saigon, cô Hồng Cẩm còn mười ngày nữa là đám cưới của cô. Cô dựng xe trước nhà, bị kẻ cắp đến trộm xe, cô chạy ra giữ lại, bị hung thủ đâm chết. Máu đã đổ. Điều càm động là trong tang lễ, người ta mặc áo cưới cho cô. Đó là một chuyện lạ, lạ mà cảm động. Còn trong dụ ngôn cũng lạ, khác lạ, nhưng lạ của tàn sát tập thể ngay trong ngày cưới.
3. Mở rộng
Khi khách được mời không thèm tới, khi kẻ xứng đáng chẳng đoái hoài, thì vua mở rộng cửa phòng cưới, mời tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, đui què, tàn tật và không phân biệt cả tốt xấu, thánh nhân lẫn quỉ sứ : mời tất tần tật vào, cũng là một chuyện lạ. Thánh Luca thuật dụ ngôn tương tự như Matthêu hôm nay kể tới hai lần sai đầy tớ đi mời : mời lần đầu, chỗ còn trống, phải mời thêm một lần nữa : lượm lặt khắp hang cùng ngõ hẻm cho đầy bàn tiệc cưới. Thật ra vào thời Chúa Giêsu đã xảy ra một chuyện gần tương tự, được ghi lại trong sách Talmud : ông Bar Majan người thu thuế giàu có đã tổ chức một tiệc lớn chiêu đãi chức sắc trong thành, những vị này từ chối lời mời. Thế là thay vì nhìn mâm cỗ bị hư, ông cho mời những người nghèo tới dùng bữa. Dụ ngôn của Chúa Giêsu không dừng lại ở đó mà còn mở ra một chuyện khác lạ nữa: đó là thanh trừng.
4. Thanh trừng
Mời đột ngột, người ta đang đi ăn xin cũng mời vào, đang quét rác cũng kéo vô thì làm sao chuẩn bị y phục đàng hoàng. Vậy mà vua vào thấy một kẻ không mặc áo cưới thì nổi giận. Đáng lẽ đuổi ra là cùng, đàng này vua ra lệnh: trói chân tay nó lại, ném vào nơi tối tăm, ở đấy đầy khóc lóc và nghiến răng. Chuỵện quá lạ ! Người ta đã tìm cách giải thích nhiều kiểu cho đỡ lạ kỳ như áo cưới sẵn có nơi tiền đình, trước khi vào phòng tiệc thì khoác vào thôi. Nhưng lời giải này cũng bị bác vì chẳng hề có tục lệ đó nơi người Do thái bấy giờ. Người ta còn tìm nhiều giải thích khác như hai dụ ngôn tiệc cưới và áo cưới riêng biệt được ghép chung lại, nên nhiều khi không khớp. Nhưng dầu sao thanh trừng quá đáng như thế vẫn là một chuyện lạ !
Bốn chuỵện lạ trong một dụ ngôn : dửng dưng của khách được mời, đổ máu quá nhiều trong ngày cưới, mở rộng quá đáng cánh cửa cho mọi người vào, rồi lại thanh trừng khắt khe kẻ chưa kịp mặc áo cưới. Tất cả các chuỵện lạ đó chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng của lịch sử –lịch sử dân Israel và lịch sử cứu độ-, chứ không thể hiểu được trong khung cảnh tiệc cưới.
-Những kẻ dửng dưng, đó là dân Israel chính tông chẳng đoái hoài gì đến con vua là Giêsu Kitô: vị tân lang chàng rể.
-Đổ máu là họ, dân Israel đã giết các tiên tri, đổ máu những người được Chúa sai đến báo tin vui cho họ.
-Mở rộng là ơn cứu độ của Chúa dành cho mọi hạng người bất kỳ đen trắng vàng đỏ, nô lệ, tự do, nam hay nữ, kể cả trung tính…
-Thanh trừng là, một khi được mời tới phải biết mặc lấy Chúa Kitô là áo cưới, mặc lấy con người mới, không thể khác.
Dụ ngôn với những chuyện lạ nhắm vào người Do Thái Pharisêu, nhưng cũng có thể nhắm vào chúng ta. Ta được thánh tẩy ngay từ nhỏ, tức được mời dự tiệc cưới từ đầu, nhưng biết đâu ta lại dửng dưng, coi chừng sẽ bị Chúa “mửa” ra. Cũng có thể ra mới được thánh tẩy, là Đạo Mới, tức mới được “thu gom” để vào phòng cưới, nhưng ta lại không mặc áo cưới –coi chừng sẽ bị thanh trừng. Không thể chỉ dựa vào lý lịch : tôi là con cháu các thánh tử đạo oai hùng Việt Nam. Không có chủ nghĩa lý lịch ở trên trời đâu !
Xin Chúa cho chúng ta kẻ được mời trước hay là kẻ đến sau đều biết giữ gìn chiếc áo trắng thánh tẩy ngày nhận Phép Rửa Tái Sinh, đó chính là chiếc áo cưới mà Chúa đòi hỏi để ta được vào dự tiệc cưới Nước Trời đời đời. Amen.
LM. Anphong Nguyễn công Minh, ofm