Đức Giám mục A-mo-la đến thăm mục vụ một làng nọ, dân chúng đã bày tỏ với ngài lòng bất mãn tột độ của họ đối với một vị ẩn tu trên núi, vì ông ta đem theo một phụ nữ để chung sống. Vị ẩn tu này đã không ngớt là đối tượng để dân làng đàm tiếu, chỉ trích và lên án:”Hôm nay Đức Cha đã đến đây thì ngài phải giải quyết dứt khoát tình trạng bê bối này gây nhiều gương xấu của vị ẩn sĩ trên núi kia”. Sau khi nghe những lời kết án gay gắt của dân làng, Đức Giám mục quyết định leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến túp lều của mình thì hoảng sợ và bảo người phụ nữ chui vào trốn trong một chiếc thùng rỗng.
Đức Giám mục là người đầu tiên đến túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản gọi dân làng vào và bảo: “Vào đây, anh chị em hãy vào và lục soát túp lều để tìm người phụ nữ”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, Đức Giám mục mới nói: “Bây giờ anh chị em phải qùy xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”.
Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rải nói: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.
Sống ở trên đời, ai cũng có những lầm lỗi, có thể là lỗi lầm riêng với bản thân, có thể là những thiếu sót và lầm lỡ với anh em, bạn bè chung quanh, lỗi lầm thiếu trách nhiệm với cộng đoàn, xã hội. Thánh Gioan tông đồ khẳng định :”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối và sự thật không ở trong họ” ( 1Ga 1,10). Thánh Phaolô tông đồ cũng khẳng định :”Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể” (Ep 4,11).
Đức Giêsu mời gọi các môn đệ sửa lỗi cho nhau, sự sửa lỗi cũng đã được Luật Môsê đề cập đến: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó” (Lv 19, 17). Sửa lỗi cho nhau là trách nhiệm, Luật này trích dẫn đặt liền sau huấn lệnh: “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 18). Cho nên, sửa lỗi cho anh em không chỉ mang tinh thần trách nhiệm nhưng còn thuộc về luật đức ái. Chính vì yêu thương mà Chúa đòi buộc chúng ta phải sửa đổi lẫn nhau, không để cho nhau chết trong lầm lỗi của mình (x. Ez 33, 7-9). Sửa lỗi cho nhau là vì sự tốt đẹp và ích lợi của nhau. Không có tấm lòng yêu thương chân thật thì mọi cách sửa lỗi đều vô hiệu, mà trái lại còn gây nên phản kháng và chống báng. Càng yêu thương nhau thì sự sửa lỗi cho nhau càng hữu hiệu.
Vì thế việc sửa lỗi cho anh em là điều cần thiết. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề rất khó khăn và tế nhị: Tế nhị về phía người được sửa lỗi: Không ai muốn người khác nhắc đến lỗi lầm của mình và khó khăn về phía người sửa lỗi, muốn giúp người khác nên hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy rằng : không chỉ người lỗi lầm ái ngại mà người đứng ra sửa lỗi cũng rất ngại ngùng, một đàng vì người có lỗi không muốn nghe, một đàng chính người sửa lỗi người khác cũng cảm thấy e ngại vì nhớ đến lời Chúa phán :”Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt anh đã”.
Dân gian có câu: ”Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”, với tinh thần trách nhiệm và bác ái của cộng đoàn, cần sửa lỗi anh em, đó là liều thuốc đắng cho dã tật, để người tội lỗi như người bệnh được uống, là biết lỗi lầm của mình mà sửa chữa.
Liều thuốc mà Chúa Giêsu đã đề nghị bằng một tiến trình sư phạm gồm ba giai đoạn trong việc sửa lỗi huynh đệ :
- Đầu tiên Sửa lỗi anh em trong cuộc gặp gỡ riêng tư chỉ giữa hai người: mình và đương sự, không cho ai khác hay biết.
- Nếu sự việc sửa lỗi của giai đọan đầu không có kết quả, chúng ta tiếp tục giai đọan thứ hai với sự hiện diện của một hay hai người khôn ngoan khuyên nhủ để người lầm lỗi thấu tình đạt lý mà sửa chữa lỗi lầm. Với hai hoặc ba nhân chứng, lời khuyên này sau này nơi các tín hữu tiên khởi đã được thực hành khi sửa lỗi, cụ thể trong cộng đoàn tại Côrintô dưới sự chứng giám của Phaolô, (2Cr 13,1). Biện pháp này là phương pháp sư phạm tránh cho người lầm lỗi khỏi bị sỉ nhục ở nơi cộng đoàn.
- Nhưng nếu giai đọan hai cũng thất bại, lúc đó mới thưa với cộng đoàn. Nếu người anh em này không chịu nghe cộng đoàn, hoặc cố chấp, không có tinh thần phục thiện, lúc đó người này mới có thể bị khai trừ như Tin Mừng nhấn mạnh : Ta hãy coi họ như "người ngoại và người thu thuế”. Nghĩa là người ngoan cố tự loại mình ra khỏi cộng đoàn và Giáo hội chứng nhận sự tách lìa này, và chỉ sẵn sàng đón nhận lại như người anh em khi người tội lỗi được ơn thánh thay đổi, hối lỗi quay về.
“Nhân vô thập toàn”: ở đời chẳng có ai hoàn hảo, ai cũng có lầm lỗi, và ai cũng cần được sửa lỗi để trở nên người hơn trong tiến trình hoàn thiện như Chúa Giêsu kêu gọi cho của mỗi người chúng ta: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”( Mt 5, 48). Sự hoàn thiện nào cũng đòi hỏi phải sửa đổi và điều chỉnh liên tục.
Ngay từ ban đầu có vũ trụ, phản ứng tự vệ, chối tội đã có trong thái độ con người khi phạm tội và khi được sửa chữa. Thánh Kinh ghi nhận, sau khi phạm tội bất tuân Thiên Chúa khi ăn trái cấm, Khi được Chúa hỏi, nguyên tổ Adam không nhận mình có lỗi và đổ lỗi cho bạn mình là Evà. Evà cũng không nhận mình có lỗi, nhưng lại đổ lỗi cho con rắn, dù chính mình lầm lỗi, con người cũng chưa muốn nhận mình có lỗi.
Giuđa phạm lỗi lầm rất lớn vì ba mươi đồng bạc đã bán thầy...(x. Mt 26, 14 -16; Mc 14, 10 -11; Lc 22, 3-6). Chúa nhắc nhở liền sau cái hôn phản bội của ông trong vườn Cây Dầu: “Giuđa, con nộp Con Người với cái hôn này sao?” (Lc 22, 48), ông vẫn không nhận lỗi, Giuđa đổ lỗi cho mấy thầy thượng tế và kỳ lão, trốn chạy bằng cái chết cách thắt cổ rất tang thương ai oán...(x. Mt 27, 3-10; Cv 1, 18 -19 ). Phêrô chối thầy, chối tới ba lần, được Chúa nhìn nhắc nhở, Phêrô đã nhận ra tội chối thầy. Ông khóc lóc hối lỗi (x. Mt 26, 69-75), Chúa vẫn tín nhiệm trao phó sứ mạng lớn lao: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21,17) sau khi Chúa hỏi Phêrô đến ba lần: “con có yêu mến Thầy không”. Phêrô của yếu đuối lầm lỗi và nhận lỗi đã xác định cả ba lần, càng về cuối càng cương quyết hơn: “Con yêu mến Thầy” (Ga 21,15-17)
Sống trong gia đình, sống với và sống cùng bạn bè - đồng nghiệp…, chắc chắn tôi và bạn có những lỗi lầm thiếu sót làm mọi người chung quanh tổn thương, những lỗi lầm ấy có thể do chủ tâm hoặc cũng có thể do lỡ lầm yếu đuối, tuy nhiên như Henry Ford nói:”Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị". Chữa trị bằng sự kiên trì với tình yêu bao la của Cộng Đoàn: sửa lỗi anh em vì đức ái, để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Còn người lầm lỗi chữa trị bằng tâm hồn khiêm tốn nhận mình lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa...
Hôm nay tôi và bạn học tinh thần sửa chữa huynh đệ: khi tôi sai lỗi, được anh em bạn bè gia đình nhắc nhở sửa chữa, tôi sẽ khiêm tốn đón nhận. Khi thấy bạn bè anh em sai lỗi, tôi sẽ áp dụng phương pháp của Chúa: không phải bằng những chỉ trích, phê bình, hoặc lên án, mà với tấm lòng yêu thương và kiên nhẫn, giúp anh em nên hoàn thiện.
Vâng, lạy Chúa xin giúp con yêu thương sửa lỗi nhau cách tế nhị, kiên nhẫn và khiêm tốn sửa lỗi khi được nhắc nhở...
...Ôn tồn tế nhị, người lầm lỗi,
cởi mở khoan dung, kẻ chán chường,
Bầu khí tươi vui bừng đức ái,
hoa lòng hé nụ tỏa thơm hương.
(Hạt Nắng, Vun đắp tình yêu)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
Đức Giám mục là người đầu tiên đến túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản gọi dân làng vào và bảo: “Vào đây, anh chị em hãy vào và lục soát túp lều để tìm người phụ nữ”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, Đức Giám mục mới nói: “Bây giờ anh chị em phải qùy xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”.
Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rải nói: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.
Sống ở trên đời, ai cũng có những lầm lỗi, có thể là lỗi lầm riêng với bản thân, có thể là những thiếu sót và lầm lỡ với anh em, bạn bè chung quanh, lỗi lầm thiếu trách nhiệm với cộng đoàn, xã hội. Thánh Gioan tông đồ khẳng định :”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối và sự thật không ở trong họ” ( 1Ga 1,10). Thánh Phaolô tông đồ cũng khẳng định :”Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể” (Ep 4,11).
Đức Giêsu mời gọi các môn đệ sửa lỗi cho nhau, sự sửa lỗi cũng đã được Luật Môsê đề cập đến: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó” (Lv 19, 17). Sửa lỗi cho nhau là trách nhiệm, Luật này trích dẫn đặt liền sau huấn lệnh: “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 18). Cho nên, sửa lỗi cho anh em không chỉ mang tinh thần trách nhiệm nhưng còn thuộc về luật đức ái. Chính vì yêu thương mà Chúa đòi buộc chúng ta phải sửa đổi lẫn nhau, không để cho nhau chết trong lầm lỗi của mình (x. Ez 33, 7-9). Sửa lỗi cho nhau là vì sự tốt đẹp và ích lợi của nhau. Không có tấm lòng yêu thương chân thật thì mọi cách sửa lỗi đều vô hiệu, mà trái lại còn gây nên phản kháng và chống báng. Càng yêu thương nhau thì sự sửa lỗi cho nhau càng hữu hiệu.
Vì thế việc sửa lỗi cho anh em là điều cần thiết. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề rất khó khăn và tế nhị: Tế nhị về phía người được sửa lỗi: Không ai muốn người khác nhắc đến lỗi lầm của mình và khó khăn về phía người sửa lỗi, muốn giúp người khác nên hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy rằng : không chỉ người lỗi lầm ái ngại mà người đứng ra sửa lỗi cũng rất ngại ngùng, một đàng vì người có lỗi không muốn nghe, một đàng chính người sửa lỗi người khác cũng cảm thấy e ngại vì nhớ đến lời Chúa phán :”Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt anh đã”.
Dân gian có câu: ”Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”, với tinh thần trách nhiệm và bác ái của cộng đoàn, cần sửa lỗi anh em, đó là liều thuốc đắng cho dã tật, để người tội lỗi như người bệnh được uống, là biết lỗi lầm của mình mà sửa chữa.
Liều thuốc mà Chúa Giêsu đã đề nghị bằng một tiến trình sư phạm gồm ba giai đoạn trong việc sửa lỗi huynh đệ :
- Đầu tiên Sửa lỗi anh em trong cuộc gặp gỡ riêng tư chỉ giữa hai người: mình và đương sự, không cho ai khác hay biết.
- Nếu sự việc sửa lỗi của giai đọan đầu không có kết quả, chúng ta tiếp tục giai đọan thứ hai với sự hiện diện của một hay hai người khôn ngoan khuyên nhủ để người lầm lỗi thấu tình đạt lý mà sửa chữa lỗi lầm. Với hai hoặc ba nhân chứng, lời khuyên này sau này nơi các tín hữu tiên khởi đã được thực hành khi sửa lỗi, cụ thể trong cộng đoàn tại Côrintô dưới sự chứng giám của Phaolô, (2Cr 13,1). Biện pháp này là phương pháp sư phạm tránh cho người lầm lỗi khỏi bị sỉ nhục ở nơi cộng đoàn.
- Nhưng nếu giai đọan hai cũng thất bại, lúc đó mới thưa với cộng đoàn. Nếu người anh em này không chịu nghe cộng đoàn, hoặc cố chấp, không có tinh thần phục thiện, lúc đó người này mới có thể bị khai trừ như Tin Mừng nhấn mạnh : Ta hãy coi họ như "người ngoại và người thu thuế”. Nghĩa là người ngoan cố tự loại mình ra khỏi cộng đoàn và Giáo hội chứng nhận sự tách lìa này, và chỉ sẵn sàng đón nhận lại như người anh em khi người tội lỗi được ơn thánh thay đổi, hối lỗi quay về.
“Nhân vô thập toàn”: ở đời chẳng có ai hoàn hảo, ai cũng có lầm lỗi, và ai cũng cần được sửa lỗi để trở nên người hơn trong tiến trình hoàn thiện như Chúa Giêsu kêu gọi cho của mỗi người chúng ta: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”( Mt 5, 48). Sự hoàn thiện nào cũng đòi hỏi phải sửa đổi và điều chỉnh liên tục.
Ngay từ ban đầu có vũ trụ, phản ứng tự vệ, chối tội đã có trong thái độ con người khi phạm tội và khi được sửa chữa. Thánh Kinh ghi nhận, sau khi phạm tội bất tuân Thiên Chúa khi ăn trái cấm, Khi được Chúa hỏi, nguyên tổ Adam không nhận mình có lỗi và đổ lỗi cho bạn mình là Evà. Evà cũng không nhận mình có lỗi, nhưng lại đổ lỗi cho con rắn, dù chính mình lầm lỗi, con người cũng chưa muốn nhận mình có lỗi.
Giuđa phạm lỗi lầm rất lớn vì ba mươi đồng bạc đã bán thầy...(x. Mt 26, 14 -16; Mc 14, 10 -11; Lc 22, 3-6). Chúa nhắc nhở liền sau cái hôn phản bội của ông trong vườn Cây Dầu: “Giuđa, con nộp Con Người với cái hôn này sao?” (Lc 22, 48), ông vẫn không nhận lỗi, Giuđa đổ lỗi cho mấy thầy thượng tế và kỳ lão, trốn chạy bằng cái chết cách thắt cổ rất tang thương ai oán...(x. Mt 27, 3-10; Cv 1, 18 -19 ). Phêrô chối thầy, chối tới ba lần, được Chúa nhìn nhắc nhở, Phêrô đã nhận ra tội chối thầy. Ông khóc lóc hối lỗi (x. Mt 26, 69-75), Chúa vẫn tín nhiệm trao phó sứ mạng lớn lao: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21,17) sau khi Chúa hỏi Phêrô đến ba lần: “con có yêu mến Thầy không”. Phêrô của yếu đuối lầm lỗi và nhận lỗi đã xác định cả ba lần, càng về cuối càng cương quyết hơn: “Con yêu mến Thầy” (Ga 21,15-17)
Sống trong gia đình, sống với và sống cùng bạn bè - đồng nghiệp…, chắc chắn tôi và bạn có những lỗi lầm thiếu sót làm mọi người chung quanh tổn thương, những lỗi lầm ấy có thể do chủ tâm hoặc cũng có thể do lỡ lầm yếu đuối, tuy nhiên như Henry Ford nói:”Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị". Chữa trị bằng sự kiên trì với tình yêu bao la của Cộng Đoàn: sửa lỗi anh em vì đức ái, để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Còn người lầm lỗi chữa trị bằng tâm hồn khiêm tốn nhận mình lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa...
Hôm nay tôi và bạn học tinh thần sửa chữa huynh đệ: khi tôi sai lỗi, được anh em bạn bè gia đình nhắc nhở sửa chữa, tôi sẽ khiêm tốn đón nhận. Khi thấy bạn bè anh em sai lỗi, tôi sẽ áp dụng phương pháp của Chúa: không phải bằng những chỉ trích, phê bình, hoặc lên án, mà với tấm lòng yêu thương và kiên nhẫn, giúp anh em nên hoàn thiện.
Vâng, lạy Chúa xin giúp con yêu thương sửa lỗi nhau cách tế nhị, kiên nhẫn và khiêm tốn sửa lỗi khi được nhắc nhở...
...Ôn tồn tế nhị, người lầm lỗi,
cởi mở khoan dung, kẻ chán chường,
Bầu khí tươi vui bừng đức ái,
hoa lòng hé nụ tỏa thơm hương.
(Hạt Nắng, Vun đắp tình yêu)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn