CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN A
SỬA LỔI HUYNH ĐỆ
Bài đọc 1: Ez 33, 7-9
Bài đọc 2: Rm 13, 8-10
Tin mừng: Mt 18, 15-20
Đoạn Tin mừng mà chúng ta vừa nghe được trích từ Tin mừng theo thánh Matthêu 18, 15-20. Theo bố cục của thánh Matthêu, thì đoạn này nói về: “Sinh hoạt trong Hội Thánh”. Một Hội Thánh vừa được thành lập sau lời tuyên tín của Phêrô. Mọi sinh hoạt của Hội Thánh này được đặt trên nền tảng của tình yêu.
Mở đầu đoạn 18, Đức Giêsu cho biết “muốn vào Nước Trời, phải trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18, 1-5). Vì đời sống của Giáo Hội được xây dựng trên tình yêu nên Ngài nhắc nhở chúng ta đừng làm cớ vấp phạm cho bất cứ người nào, cho dù là một người bé mọn nhất ở giữa chúng ta (x. Mt 18, 6-11). Tình yêu đó còn được thể hiện qua hình ảnh người Mục Tử đi tìm con chiên lạc
(x. Mt 18, 12-14). Và cũng trong tình yêu đó, hôm nay, Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta cách sửa lỗi huynh đệ.
Có lẽ một trong những điều khó khăn nhất của chúng ta khi cư xử với người khác đó là việc sửa lỗi nhau. Đây quả là một việc làm rất tế nhị. Vì ranh giới giữa việc sửa lỗi huynh đệ và chỉ trích, phê bình chỉ là một sợi chỉ nhỏ.
1. SỬA LỖI, MỘT BỔN PHẬN CỦA NGƯỞI KITÔ HỮU:
Sửa lỗi anh em không là một việc làm tuỳ ý muốn của chúng ta, nhưng là một lệnh truyền của Thiên Chúa: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”. Trong lệnh truyền này của Thiên Chúa, chúng ta nghe Chúa nói: “nếu anh em ngươi”, nghĩa là trong Giáo Hội của Đức Kitô, mọi người đều là anh em với nhau. Tình huynh đệ này của chúng ta không chỉ dựa trên tình máu mủ, nhưng là do việc chúng ta cùng được tái sinh nhờ một phép Rửa và cùng nhận một Thiên Chúa là Cha. Do đó, ngay từ đầu, danh từ “anh em” đã trở thành một danh xưng thông thường để chỉ các kitô hữu. Và nếu là anh em, chúng ta có nhu cầu tự nhiên muốn cho anh em mình được trở nên tốt hơn. Do đó, với tư cách là một kitô hữu, việc sửa lỗi, hay nói cách khác, việc giúp cho anh em được hoàn thiện là một việc làm tự nhiên.
Hơn nữa, việc sửa lỗi này còn là một bổn phận như lời ngôn sứ Ezékiel: “Nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình: thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi.”, nghĩa là chúng ta cũng có trách nhiệm liên đới với những lỗi lầm của anh chị em mình. Chúng ta không có quyền thờ ơ, hay vì muốn yên thân, hoặc vị nể mà không dám nói tới những điều sai trái của người anh em. Chúng ta có thể không sửa sai ngay, nhưng điều quan trọng, chúng ta phải nhớ là chúng ta có bổn phận xây dựng cho anh em cũng như anh em có bổn phận xây dựng cho chúng ta. Hay nói theo cách nói của thánh Phaolô trong bài đọc hai, mỗi người chúng ta đang mắc nợ anh chị em mình, một món nợ tình yêu: “Anh em chớ mắc nợ ai, ngoài việc phải yêu mến nhau”. Mà yêu nhau thì luôn muốn cho nhau nên tốt, mà muốn cho được tốt thì phải uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của nhau, nếu có.
Tuy nhiên, để việc sửa lỗi này không phải là dễ dàng, muốn có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người, Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta các bước tiến hành thật cụ thể như sau:
2. SỬA LỖI THEO TINH THẦN TIN MỪNG :
Trước hết, “Nếu anh em người lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi”. “Riêng ngươi với nói thôi”. Vâng điều này thật chí lý và cụ thể. Cha ông chúng ta vẫn thường khuyên dạy: “đóng cửa bảo nhau”. Trong cuộc sống đời thường, với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn quý ông bà anh chị em cũng nhận ra rằng: có những chuyện nói riêng sẽ dễ giải quyết và mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với khi đưa ra tập thể. Chính nhờ gặp gỡ riêng tư cách tâm tình, chúng ta dễ cởi mở với nhau hơn. Nhờ đó, chúng ta biết rõ sự việc, hiểu rõ hoàn cảnh của tha nhân, dễ dàng thông cảm với nhau, tránh được những chỉ trích phê bình phiến diện.
Đồng thời, khi gặp riêng, chúng ta cũng giữ được sự kín đáo, bảo vệ được danh dự của người sai lỗi. Nhờ đó, việc sửa lỗi sẽ dễ dàng hơn.
Kế đến, Đức Giêsu dạy chúng ta: “Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hay ba nhân chứng”. Mời thêm người không phải để làm áp lực, nhưng là để sự việc khách quan hơn. Đồng thời, cũng giúp cho người sai lỗi nhận ra tầm quan trọng của họ ở giữa cộng đoàn. Họ đang được sự quan tâm của rất nhiều người.
Bước thứ ba là đưa ra cộng đoàn để cùng nhau xây dựng. Và cuối cùng: “Nếu nó cũng không nghe họ, hãy kể nó như người ngoại giáo và người thu thuế”. Khi nói điều này, Chúa không dạy chúng ta loại trừ người anh em, nhưng Ngài muốn chúng ta cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa để Ngài hoán cải họ. Vì Đức Giêsu cũng đã nhiều lần đến đồng bàn với những người ngoại giáo, thu thuế và đĩ điếm, những người tội lỗi bị mọi người khinh bỉ. Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy thật ý nghĩa, khi phần sau của bài Tin mừng nói về việc hiệp nhất cầu nguyện trong cộng đoàn.
Tóm lại, khi sửa lỗi đòi hỏi người sửa lỗi phải dẹp đi tính tự ái kiêu căng, cho rằng mình là người đạo đức, tài giỏi hơn đi dạy dỗ người khác. Người sửa lỗi cần có cái gọi là “tâm thành” hay nói một cách khác cần có một tình yêu thương thật sự với anh chị em mình. Góp ý với anh em là để anh em trở nên tốt hơn và nên ghi nhớ: những gì mình góp ý với anh em, cũng là những điều mình cần sửa sai, vì chúng ta dễ dàng nhận ra nơi anh em những sai lỗi mà mình thường hay lỗi phạm nhất.
Còn phần người được sửa lỗi, chúng ta cần có thái độ khiêm nhường, lắng nghe với thiện chí như lời mời gọi của tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca: “Ngày hôm nay nghe tiếng Chúa, các ngươi đừng cứng lòng” (Tv 94).
Cuối cùng, trong mọi việc, kể cả việc sửa lỗi, chúng ta cũng hãy nhớ tới “Luật vàng” của Đức Kitô: “Điều anh em muốn người ta làm cho mình, thì hãy làm cho người ta như thế” (Mt 7, 12).
Sống Tin mừng hôm nay trong đời sống gia đình, vợ chồng cần khiêm tốn lắng nghe và giúp đỡ nhau sửa sai những khuyết điểm. Khi có những ý kiến bất đồng, chúng ta cần “đóng cửa bảo nhau” như kinh nghiệm cha ông chúng ta đã dạy và cũng là điều Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta: “riêng ngươi với nó”. Trong khu xóm, xứ đạo khi có những xích mích, chúng ta cũng cần lắng nghe và khiêm tốn sửa sai với nhau. Mỗi người đều có những yếu đuối, lỡ lầm, điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe và sửa lỗi. Và một trong những điều chứng tỏ lòng quyết tâm sửa sai là chúng ta hãy mau chóng đến với bí tích Giao Hoà mỗi khi lầm lỡ.
Giờ đây, ý thức thân phận yếu đuối của mình, chúng ta cùng dọn mình sốt sắng lãnh nhận Thánh Thể, để nhờ sức mạnh Thần lương nâng đỡ, chúng ta đủ can đảm chỗi dậy sau mỗi lần sa ngã. Nhờ đó, chúng ta ngày càng sống xứng đáng là một thành viên trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Amen.
SỬA LỔI HUYNH ĐỆ
Bài đọc 1: Ez 33, 7-9
Bài đọc 2: Rm 13, 8-10
Tin mừng: Mt 18, 15-20
Đoạn Tin mừng mà chúng ta vừa nghe được trích từ Tin mừng theo thánh Matthêu 18, 15-20. Theo bố cục của thánh Matthêu, thì đoạn này nói về: “Sinh hoạt trong Hội Thánh”. Một Hội Thánh vừa được thành lập sau lời tuyên tín của Phêrô. Mọi sinh hoạt của Hội Thánh này được đặt trên nền tảng của tình yêu.
Mở đầu đoạn 18, Đức Giêsu cho biết “muốn vào Nước Trời, phải trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18, 1-5). Vì đời sống của Giáo Hội được xây dựng trên tình yêu nên Ngài nhắc nhở chúng ta đừng làm cớ vấp phạm cho bất cứ người nào, cho dù là một người bé mọn nhất ở giữa chúng ta (x. Mt 18, 6-11). Tình yêu đó còn được thể hiện qua hình ảnh người Mục Tử đi tìm con chiên lạc
(x. Mt 18, 12-14). Và cũng trong tình yêu đó, hôm nay, Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta cách sửa lỗi huynh đệ.
Có lẽ một trong những điều khó khăn nhất của chúng ta khi cư xử với người khác đó là việc sửa lỗi nhau. Đây quả là một việc làm rất tế nhị. Vì ranh giới giữa việc sửa lỗi huynh đệ và chỉ trích, phê bình chỉ là một sợi chỉ nhỏ.
1. SỬA LỖI, MỘT BỔN PHẬN CỦA NGƯỞI KITÔ HỮU:
Sửa lỗi anh em không là một việc làm tuỳ ý muốn của chúng ta, nhưng là một lệnh truyền của Thiên Chúa: “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”. Trong lệnh truyền này của Thiên Chúa, chúng ta nghe Chúa nói: “nếu anh em ngươi”, nghĩa là trong Giáo Hội của Đức Kitô, mọi người đều là anh em với nhau. Tình huynh đệ này của chúng ta không chỉ dựa trên tình máu mủ, nhưng là do việc chúng ta cùng được tái sinh nhờ một phép Rửa và cùng nhận một Thiên Chúa là Cha. Do đó, ngay từ đầu, danh từ “anh em” đã trở thành một danh xưng thông thường để chỉ các kitô hữu. Và nếu là anh em, chúng ta có nhu cầu tự nhiên muốn cho anh em mình được trở nên tốt hơn. Do đó, với tư cách là một kitô hữu, việc sửa lỗi, hay nói cách khác, việc giúp cho anh em được hoàn thiện là một việc làm tự nhiên.
Hơn nữa, việc sửa lỗi này còn là một bổn phận như lời ngôn sứ Ezékiel: “Nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình: thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi.”, nghĩa là chúng ta cũng có trách nhiệm liên đới với những lỗi lầm của anh chị em mình. Chúng ta không có quyền thờ ơ, hay vì muốn yên thân, hoặc vị nể mà không dám nói tới những điều sai trái của người anh em. Chúng ta có thể không sửa sai ngay, nhưng điều quan trọng, chúng ta phải nhớ là chúng ta có bổn phận xây dựng cho anh em cũng như anh em có bổn phận xây dựng cho chúng ta. Hay nói theo cách nói của thánh Phaolô trong bài đọc hai, mỗi người chúng ta đang mắc nợ anh chị em mình, một món nợ tình yêu: “Anh em chớ mắc nợ ai, ngoài việc phải yêu mến nhau”. Mà yêu nhau thì luôn muốn cho nhau nên tốt, mà muốn cho được tốt thì phải uốn nắn, sửa chữa những sai lầm của nhau, nếu có.
Tuy nhiên, để việc sửa lỗi này không phải là dễ dàng, muốn có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người, Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta các bước tiến hành thật cụ thể như sau:
2. SỬA LỖI THEO TINH THẦN TIN MỪNG :
Trước hết, “Nếu anh em người lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi”. “Riêng ngươi với nói thôi”. Vâng điều này thật chí lý và cụ thể. Cha ông chúng ta vẫn thường khuyên dạy: “đóng cửa bảo nhau”. Trong cuộc sống đời thường, với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn quý ông bà anh chị em cũng nhận ra rằng: có những chuyện nói riêng sẽ dễ giải quyết và mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với khi đưa ra tập thể. Chính nhờ gặp gỡ riêng tư cách tâm tình, chúng ta dễ cởi mở với nhau hơn. Nhờ đó, chúng ta biết rõ sự việc, hiểu rõ hoàn cảnh của tha nhân, dễ dàng thông cảm với nhau, tránh được những chỉ trích phê bình phiến diện.
Đồng thời, khi gặp riêng, chúng ta cũng giữ được sự kín đáo, bảo vệ được danh dự của người sai lỗi. Nhờ đó, việc sửa lỗi sẽ dễ dàng hơn.
Kế đến, Đức Giêsu dạy chúng ta: “Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hay ba nhân chứng”. Mời thêm người không phải để làm áp lực, nhưng là để sự việc khách quan hơn. Đồng thời, cũng giúp cho người sai lỗi nhận ra tầm quan trọng của họ ở giữa cộng đoàn. Họ đang được sự quan tâm của rất nhiều người.
Bước thứ ba là đưa ra cộng đoàn để cùng nhau xây dựng. Và cuối cùng: “Nếu nó cũng không nghe họ, hãy kể nó như người ngoại giáo và người thu thuế”. Khi nói điều này, Chúa không dạy chúng ta loại trừ người anh em, nhưng Ngài muốn chúng ta cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa để Ngài hoán cải họ. Vì Đức Giêsu cũng đã nhiều lần đến đồng bàn với những người ngoại giáo, thu thuế và đĩ điếm, những người tội lỗi bị mọi người khinh bỉ. Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy thật ý nghĩa, khi phần sau của bài Tin mừng nói về việc hiệp nhất cầu nguyện trong cộng đoàn.
Tóm lại, khi sửa lỗi đòi hỏi người sửa lỗi phải dẹp đi tính tự ái kiêu căng, cho rằng mình là người đạo đức, tài giỏi hơn đi dạy dỗ người khác. Người sửa lỗi cần có cái gọi là “tâm thành” hay nói một cách khác cần có một tình yêu thương thật sự với anh chị em mình. Góp ý với anh em là để anh em trở nên tốt hơn và nên ghi nhớ: những gì mình góp ý với anh em, cũng là những điều mình cần sửa sai, vì chúng ta dễ dàng nhận ra nơi anh em những sai lỗi mà mình thường hay lỗi phạm nhất.
Còn phần người được sửa lỗi, chúng ta cần có thái độ khiêm nhường, lắng nghe với thiện chí như lời mời gọi của tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca: “Ngày hôm nay nghe tiếng Chúa, các ngươi đừng cứng lòng” (Tv 94).
Cuối cùng, trong mọi việc, kể cả việc sửa lỗi, chúng ta cũng hãy nhớ tới “Luật vàng” của Đức Kitô: “Điều anh em muốn người ta làm cho mình, thì hãy làm cho người ta như thế” (Mt 7, 12).
Sống Tin mừng hôm nay trong đời sống gia đình, vợ chồng cần khiêm tốn lắng nghe và giúp đỡ nhau sửa sai những khuyết điểm. Khi có những ý kiến bất đồng, chúng ta cần “đóng cửa bảo nhau” như kinh nghiệm cha ông chúng ta đã dạy và cũng là điều Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta: “riêng ngươi với nó”. Trong khu xóm, xứ đạo khi có những xích mích, chúng ta cũng cần lắng nghe và khiêm tốn sửa sai với nhau. Mỗi người đều có những yếu đuối, lỡ lầm, điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe và sửa lỗi. Và một trong những điều chứng tỏ lòng quyết tâm sửa sai là chúng ta hãy mau chóng đến với bí tích Giao Hoà mỗi khi lầm lỡ.
Giờ đây, ý thức thân phận yếu đuối của mình, chúng ta cùng dọn mình sốt sắng lãnh nhận Thánh Thể, để nhờ sức mạnh Thần lương nâng đỡ, chúng ta đủ can đảm chỗi dậy sau mỗi lần sa ngã. Nhờ đó, chúng ta ngày càng sống xứng đáng là một thành viên trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Amen.