Suy Niệm Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu – Năm A
Một câu chuyện tình có thật đã được dựng thành phim và được chiếu trên đài truyền hình Pháp năm 1996, câu chuyện có nội dung như sau:
Có một chàng trai tên là Antôn người Phi châu, mồ côi mẹ, sống với cha trên đất Pháp. Không giấy tờ cũng chẳng có việc làm, nơi ở chỉ là một góc tối trên căn gác chật hẹp. Điều trớ trêu là Antôn lại yêu Valery, một cô gái người pháp thuộc gia đình giàu có, nặng óc kỳ thị. Tình yêu của hai người rất bấp bênh vì màu da chủng tộc. Nhiều lần cha mẹ của Valery đã đến nói rõ với cha của Antôn rằng, họ không bao giờ để cho con gái của họ sống chung với người da đen.
Đau khổ và tuyệt vọng, hai người đành quyết định đi tìm khung trời riêng cho chính họ. Thế là cô gái lấy cắp tiền của cha mẹ và lên đường đi xa, nhưng họ đã bị cảnh sát bắt ngay trong chính đêm họ muốn trốn đi. Quá xúc động bởi nhiều biến cố dồn dập, Valery bị nhồi máu cơ tim phải vào bệnh viện. Gia đình cô lợi dụng cơ hội này để cắt đứt mối liên lạc giữa hai người, và để ngăn ngừa hậu hoạ, cha mẹ Valery đã báo cho cảnh sát biết về tình trạng cư trú bất hợp pháp của hai cha con Antôn, nhưng cảnh sát đã không bắt được Antôn, vì hôm ấy chàng trai thất tình còn mãi lang thang ngoài đường phố. Nhiều tuần lễ sau, các bác sĩ cho biết Valery phải được thay tim mới có hy vọng sống còn. Tình cờ biết được tin này, Antôn đã ghé thăm người yêu đang đau nặng.
Trở về căn nhà của anh, vắng bóng cha chàng trai đau khổ khóc suốt đêm cho đến khi cảnh sát ập đến để bắt chàng, họ thấy chàng mê man bất tỉnh, thay vì đưa chàng vào nhà tù, họ đã chở chàng đến bệnh viện và chỉ vài tiếng sau Antôn tắt thở, trong túi áo của chàng người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn một tờ di chúc với dòng chữ: “Xin được trao tặng trái tim này cho Valery, người yêu của tôi” và Valery đã được cứu sống nhờ trái tim của người tình da đen bất hạnh và đau khổ ấy (nguồn: Internet).
Tình yêu của Antôn dành cho Valery trong câu chuyện trên đây phần nào phản ánh tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại. Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ trọng thể Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch của tình yêu. Tình yêu của Ngài được khởi đi từ việc vâng lời Đức Chúa Cha để sinh xuống làm người, sống cuộc đời ẩn dật đơn hèn ở Nazareth trong suốt 30 năm. Sau thời gian sống ẩn dật đó, Ngài bắt đầu ra đi thi thố tình yêu của mình cho nhân loại. Ngài rao truyền giáo huấn tình yêu của Ngài cho mọi người không phân biệt màu da chủng tộc. Ngài gặp gỡ hết mọi hạng người trong xã hội. Ai gặp được Ngài cũng được biến đổi, được chữa lành hay lãnh nhận một điều gì đó. Ngài hóa bánh ra nhiều cho dân chúng đang đói được ăn no nê. Ngài chữa lành người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã 12 năm. Ngài chữa lành người bất toại. Ngài chữa lành cho người bị câm, bị điếc, bị mù, bị què quặt...Người gặp gỡ và biến đổi những người tội lỗi như Lê-vi, Gia-kêu, Maria Madalena... Ngài tha thứ cho ông Phê-rô, kẻ trộm lành, ông Saolô...Vì yêu nhân loại nên Ngài đã lập các Bí tích, nhất là Bí tích Truyền chức và Bí tích Thánh Thể để ở lại cùng nhân loại mọi ngày cho đến tận thế. Đúng như lời Thánh Gioan nói: “Ngài yêu thương họ cho đến cùng” (x. Ga 13,1), và chóp đỉnh của tình yêu đó là cái chết trên thập giá.
Khi cảm nghiệm được tình yêu của Thánh Tâm Đức Giêsu đối với nhân loại như thế, mỗi chúng ta được mời gọi đến với Ngài, nhất là những lúc gánh gồng của cuộc sống đè nặng, để múc lấy sức mạnh nơi suối nguồn yêu thương: “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30). Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân tình yêu của Thánh Tâm Chúa trong thế giới hôm nay. Trong bài đọc II, Thánh Gioan Tông đồ đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8). Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (x.Ga 15, 12). Để yêu thương, chúng ta hãy lấy lòng nhân từ biến đổi những người tội lỗi giúp họ trở về nẻo chính đường ngay. Để yêu thương chúng ta hãy tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho kẻ làm hại chúng ta. Để yêu thương, chúng ta hãy đóng góp phần mình để cứu chữa, hoặc làm giảm bớt những cơn đau của những người bệnh tật. Để yêu thương, chúng ta hãy sẵn sàng săn sóc và đóng góp công, của để cứu chữa những người gặp nạn như người Samaritanô nhân hậu.
Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu yêu thương. Hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao cảnh bạo lực xảy ra trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội. Từ cảnh học sinh đánh nhau trước sự chứng kiến của bạn bè, thầy cô, đến cảnh vợ chồng “hạ cẳng tay, thượng cẳng chân” trước sự khóc lóc kêu la của con cái. Rồi, những cảnh bạo lực xảy ra nơi đường xá, chợ búa, thậm chí tại các cơ quan công quyền. Gần đây, theo dõi báo chí chúng ta biết, nhiều nạn nhân chết một cách đầy bí ẩn tại các trụ sở công an.
Bên cạnh đó, biết bao cảnh đời bất hạnh diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta: nghèo đói, bệnh tật, áp bức, tù tội, các nạn nhân của thảm họa môi trường, của bão lụt do thiên tai và nhân tai... Có thể người ta vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe tiếng kêu gào đau đớn của họ. Nhưng người ta cứ làm ngơ, hoặc vì người ta bất lực, hoặc vì người ta sống vô cảm sợ liên lụy đến sự an toàn của bản thân. Như thế, người ta đang tiếp tay cho kẻ xấu, cấu kết và đồng lòng với họ như lời vua Napoleon I đã nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không chỉ vì tội ác của những kẻ xấu, mà còn là vì sự im lặng của những người tốt”. Vì vô cảm nên người ta vẫn chứng kiến cảnh đánh nhau nhưng không can ngăn. Vì vô cảm nên người ta vẫn thấy cảnh đói nghèo, bệnh tật nhưng không cứu giúp. Đó là hành động đi ngược lại với tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Xét mình lại, có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã trở thành những con người vô cảm như thế. Vì vậy, chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa thứ tha và xin Ngài ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương, biết thổn thức, biết rung động, biết đập với nhịp đập của Thánh Tâm Chúa.
Hôm nay cũng là ngày xin ơn thánh hóa các linh mục: Linh mục là hiện thân của Đức Kitô, là Alter Christus (Đức Kitô thứ hai hay Đức Kitô khác). Nên Linh mục phải có lòng thương xót như Đức Giêsu. Lòng thương xót đó được thể hiện qua việc rao giảng, qua việc cử hành các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa. Lòng thương xót đó còn được thể hiện qua việc thăm viếng mục vụ, quan tâm đến những người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần. Linh mục phải như chủ chiên đi tìm con chiên lạc, như người đàn bà tìm kiếm đồng tiền bị đánh mất, như người cha chờ đợi đứa con đi hoang trở về. Nhưng vì linh mục cũng là một con người với những yếu đuối, lầm lỗi và thiếu xót. Để thực hiện được vai trò “Kitô thứ hai”, và trở nên mục tử nhân lành, bản thân linh mục cần phải cố gắng không ngừng, đồng thời cần lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa. Cần sự cố gắng của bản thân để linh mục hoàn thiện mình, cần lời cầu nguyện của giáo dân để Chúa thánh hóa linh mục. Ước mong rằng, tất cả các linh mục trong Giáo Hội thực sự trở nên những linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Một câu chuyện tình có thật đã được dựng thành phim và được chiếu trên đài truyền hình Pháp năm 1996, câu chuyện có nội dung như sau:
Có một chàng trai tên là Antôn người Phi châu, mồ côi mẹ, sống với cha trên đất Pháp. Không giấy tờ cũng chẳng có việc làm, nơi ở chỉ là một góc tối trên căn gác chật hẹp. Điều trớ trêu là Antôn lại yêu Valery, một cô gái người pháp thuộc gia đình giàu có, nặng óc kỳ thị. Tình yêu của hai người rất bấp bênh vì màu da chủng tộc. Nhiều lần cha mẹ của Valery đã đến nói rõ với cha của Antôn rằng, họ không bao giờ để cho con gái của họ sống chung với người da đen.
Đau khổ và tuyệt vọng, hai người đành quyết định đi tìm khung trời riêng cho chính họ. Thế là cô gái lấy cắp tiền của cha mẹ và lên đường đi xa, nhưng họ đã bị cảnh sát bắt ngay trong chính đêm họ muốn trốn đi. Quá xúc động bởi nhiều biến cố dồn dập, Valery bị nhồi máu cơ tim phải vào bệnh viện. Gia đình cô lợi dụng cơ hội này để cắt đứt mối liên lạc giữa hai người, và để ngăn ngừa hậu hoạ, cha mẹ Valery đã báo cho cảnh sát biết về tình trạng cư trú bất hợp pháp của hai cha con Antôn, nhưng cảnh sát đã không bắt được Antôn, vì hôm ấy chàng trai thất tình còn mãi lang thang ngoài đường phố. Nhiều tuần lễ sau, các bác sĩ cho biết Valery phải được thay tim mới có hy vọng sống còn. Tình cờ biết được tin này, Antôn đã ghé thăm người yêu đang đau nặng.
Trở về căn nhà của anh, vắng bóng cha chàng trai đau khổ khóc suốt đêm cho đến khi cảnh sát ập đến để bắt chàng, họ thấy chàng mê man bất tỉnh, thay vì đưa chàng vào nhà tù, họ đã chở chàng đến bệnh viện và chỉ vài tiếng sau Antôn tắt thở, trong túi áo của chàng người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn một tờ di chúc với dòng chữ: “Xin được trao tặng trái tim này cho Valery, người yêu của tôi” và Valery đã được cứu sống nhờ trái tim của người tình da đen bất hạnh và đau khổ ấy (nguồn: Internet).
Tình yêu của Antôn dành cho Valery trong câu chuyện trên đây phần nào phản ánh tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại. Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ trọng thể Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là nguồn mạch của tình yêu. Tình yêu của Ngài được khởi đi từ việc vâng lời Đức Chúa Cha để sinh xuống làm người, sống cuộc đời ẩn dật đơn hèn ở Nazareth trong suốt 30 năm. Sau thời gian sống ẩn dật đó, Ngài bắt đầu ra đi thi thố tình yêu của mình cho nhân loại. Ngài rao truyền giáo huấn tình yêu của Ngài cho mọi người không phân biệt màu da chủng tộc. Ngài gặp gỡ hết mọi hạng người trong xã hội. Ai gặp được Ngài cũng được biến đổi, được chữa lành hay lãnh nhận một điều gì đó. Ngài hóa bánh ra nhiều cho dân chúng đang đói được ăn no nê. Ngài chữa lành người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã 12 năm. Ngài chữa lành người bất toại. Ngài chữa lành cho người bị câm, bị điếc, bị mù, bị què quặt...Người gặp gỡ và biến đổi những người tội lỗi như Lê-vi, Gia-kêu, Maria Madalena... Ngài tha thứ cho ông Phê-rô, kẻ trộm lành, ông Saolô...Vì yêu nhân loại nên Ngài đã lập các Bí tích, nhất là Bí tích Truyền chức và Bí tích Thánh Thể để ở lại cùng nhân loại mọi ngày cho đến tận thế. Đúng như lời Thánh Gioan nói: “Ngài yêu thương họ cho đến cùng” (x. Ga 13,1), và chóp đỉnh của tình yêu đó là cái chết trên thập giá.
Khi cảm nghiệm được tình yêu của Thánh Tâm Đức Giêsu đối với nhân loại như thế, mỗi chúng ta được mời gọi đến với Ngài, nhất là những lúc gánh gồng của cuộc sống đè nặng, để múc lấy sức mạnh nơi suối nguồn yêu thương: “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30). Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi trở nên chứng nhân tình yêu của Thánh Tâm Chúa trong thế giới hôm nay. Trong bài đọc II, Thánh Gioan Tông đồ đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8). Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (x.Ga 15, 12). Để yêu thương, chúng ta hãy lấy lòng nhân từ biến đổi những người tội lỗi giúp họ trở về nẻo chính đường ngay. Để yêu thương chúng ta hãy tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho kẻ làm hại chúng ta. Để yêu thương, chúng ta hãy đóng góp phần mình để cứu chữa, hoặc làm giảm bớt những cơn đau của những người bệnh tật. Để yêu thương, chúng ta hãy sẵn sàng săn sóc và đóng góp công, của để cứu chữa những người gặp nạn như người Samaritanô nhân hậu.
Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu yêu thương. Hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao cảnh bạo lực xảy ra trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội. Từ cảnh học sinh đánh nhau trước sự chứng kiến của bạn bè, thầy cô, đến cảnh vợ chồng “hạ cẳng tay, thượng cẳng chân” trước sự khóc lóc kêu la của con cái. Rồi, những cảnh bạo lực xảy ra nơi đường xá, chợ búa, thậm chí tại các cơ quan công quyền. Gần đây, theo dõi báo chí chúng ta biết, nhiều nạn nhân chết một cách đầy bí ẩn tại các trụ sở công an.
Bên cạnh đó, biết bao cảnh đời bất hạnh diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta: nghèo đói, bệnh tật, áp bức, tù tội, các nạn nhân của thảm họa môi trường, của bão lụt do thiên tai và nhân tai... Có thể người ta vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe tiếng kêu gào đau đớn của họ. Nhưng người ta cứ làm ngơ, hoặc vì người ta bất lực, hoặc vì người ta sống vô cảm sợ liên lụy đến sự an toàn của bản thân. Như thế, người ta đang tiếp tay cho kẻ xấu, cấu kết và đồng lòng với họ như lời vua Napoleon I đã nói: “Thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không chỉ vì tội ác của những kẻ xấu, mà còn là vì sự im lặng của những người tốt”. Vì vô cảm nên người ta vẫn chứng kiến cảnh đánh nhau nhưng không can ngăn. Vì vô cảm nên người ta vẫn thấy cảnh đói nghèo, bệnh tật nhưng không cứu giúp. Đó là hành động đi ngược lại với tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Xét mình lại, có lẽ nhiều lần chúng ta cũng đã trở thành những con người vô cảm như thế. Vì vậy, chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa thứ tha và xin Ngài ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương, biết thổn thức, biết rung động, biết đập với nhịp đập của Thánh Tâm Chúa.
Hôm nay cũng là ngày xin ơn thánh hóa các linh mục: Linh mục là hiện thân của Đức Kitô, là Alter Christus (Đức Kitô thứ hai hay Đức Kitô khác). Nên Linh mục phải có lòng thương xót như Đức Giêsu. Lòng thương xót đó được thể hiện qua việc rao giảng, qua việc cử hành các Bí tích nhất là Bí tích Giao Hòa. Lòng thương xót đó còn được thể hiện qua việc thăm viếng mục vụ, quan tâm đến những người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần. Linh mục phải như chủ chiên đi tìm con chiên lạc, như người đàn bà tìm kiếm đồng tiền bị đánh mất, như người cha chờ đợi đứa con đi hoang trở về. Nhưng vì linh mục cũng là một con người với những yếu đuối, lầm lỗi và thiếu xót. Để thực hiện được vai trò “Kitô thứ hai”, và trở nên mục tử nhân lành, bản thân linh mục cần phải cố gắng không ngừng, đồng thời cần lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa. Cần sự cố gắng của bản thân để linh mục hoàn thiện mình, cần lời cầu nguyện của giáo dân để Chúa thánh hóa linh mục. Ước mong rằng, tất cả các linh mục trong Giáo Hội thực sự trở nên những linh mục như lòng Chúa mong muốn.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành