Không có từ ngữ nào diễn tả tình cảm được người ta dùng nhiều cho bằng hai chữ “tình yêu”. Chính vì quá quen thuộc, nên cũng không có từ ngữ nào bị lạm dụng cho bằng hai tiếng ấy.
Người ta nhân danh tình yêu để cho cụ già sắp chết một mũi thuốc mà họ gọi là “chết êm dịu” mà mặt trái là nhằm khử đi một gánh nặng. Người ta cũng nhân danh lòng thương xót hủy diệt một bào thai vì sợ phải nuôi kẻ tật nguyền. Hủy diệt một nền văn hóa của thổ dân bản địa, người ta cũng cao rao tình yêu. Hay đôi lứa yêu nhau vì muốn chiếm đoạt sắc đẹp, của cải của nhau, đôi lứa ấy cũng nhân danh tình yêu...
Tình yêu phát xuất từ con người có khi đáng sợ như vậy. Còn Thiên Chúa, tình yêu của Người là tự hủy, là hiến mình, là cứu độ, là trung thành, là trở nên mạch sống...
Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, đã làm nổi bật nơi chính cuộc đời và sự sống của Người tất cả nỗi yêu thương tràn đầy và tuyệt đối ấy. Từ những trang Tin Mừng, chúng ta không thể kể hết những lần Chúa tỏ tình yêu xót thương đối với con người.
Một đời từ lúc vâng lệnh Chúa Cha, Chúa Giêsu nhập thể, sống nơi trần gian, chết cay đắng, đến khi sống lại vinh quang, vinh thăng trên trời… đều là tình yêu tự nguyện của Chúa Ngôi Hai dành cho chúng ta, một tình yêu không thể chứa đựng nơi mọi mỹ từ, vượt trên tất cả mọi ý tưởng của loài người, khi phải diễn tả tình yêu ấy.
- Tình yêu dẫn đến cái chết cho người mình yêu đã lớn. Một tình yêu tự nguyện ném mình vào cái chết càng lớn lao khôn xiết. “Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là lệnh của Chúa Cha mà tôi đã nhận được” (Ga 10, 17-18).
- Vì lòng xót thương, trên thánh giá, lời Chúa Kitô “xin Cha tha cho chúng…” (Lc 23, 34), đâu chỉ là lời dành cho những kẻ đang đùng đùng sát khí dưới chân thánh giá. Nếu nhập thể là để cứu độ, và bây giờ, vinh thăng trên trời, ngự bên hữu Chúa Cha là để chuyển cầu cho ta, để đưa ơn cứu độ của ta đạt đến vĩnh cửu, thì lời “xin Cha tha cho chúng” là, và phải là lời muôn đời Chúa Kitô chuyển cầu cho tất cả chúng ta.
- Vì tình yêu thương xót, Chúa Kitô đã trút bỏ hoàn toàn. Trút bỏ cả cuộc đời, trút bỏ cả mạng sống vẫn chưa làm đủ. Đến lúc trao hơi thở sau hết, lại còn tiếp tục trao dâng cả đến giọt máu cuối cùng, khi “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19, 34).
Trái Tim mở ra là để nhân loại hạnh phúc ngụp lặn trong biển tình yêu vời vợi ấy. Dòng máu cứu chuộc trở thành nguồn sự sống và sức sống cho tất cả mọi người thiết tha tìm đến. Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về chúng ta tất cả. Chúa thương xót chúng ta.
- Nhưng không dừng ở đó. Trái Tim Chúa Kitô mở ra, không chỉ cho thấy sự mạnh mẽ, dữ dội của tình yêu nơi Chúa Kitô dành cho loài người. Hình ảnh Trái Tim mở ra, gợi lại cho ta lời tiên tri Hôsê từ xa xưa: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11, 8) để mạc khải tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa.
Lòng Thiên Chúa chứa đầy yêu thương. Thiên Chúa đã yêu. Mãi mãi cứ yêu. Ngàn đời tình yêu Thiên Chúa vẫn không cùng. Vì thế, Trái Tim Chúa Kitô vừa khắc sâu tình yêu của Thiên Chúa, vừa bộc lộ đến vô cùng tình yêu chan chứa, thấm đẫm trong Trái Tim Thiên Chúa.
Làm sao có thể nói hết tình yêu thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Kitô. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học của lòng thương yêu ấy, để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…
Chúng ta cùng nhìn lên Thánh Tâm Con Thiên Chúa. Hãy đến với Thánh Tâm, hãy học cùng Thánh Tâm. Đến và học cùng Thánh Tâm, chắc chắn loài người sẽ làm cho xã hội tốt hơn, tha nhân quanh mình bớt đau khổ, cuộc sống của chính mình hạnh phúc hơn…
Lạy Chúa, xin Chúa ban cho chúng con Trái Tim Con Chúa. Trái Tim của Người là Trái Tim rộng mở đón nhận hết mọi người và ôm trọn cả loài người chúng con.
Nơi Trái Tim Con Chúa, kẻ lao nhọc và gánh nặng tìm được chốn nghỉ an, kẻ bất hạnh tìm được niềm vui, kẻ yếu đuối tìm được chỗ dựa vững chắc, kẻ khốn cùng tìm được nguồn an ủi, kẻ cô độc tìm được một người bạn chân thành.
Chúng con tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, nơi biểu lộ của tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con có một trái tim rộng mở như Trái Tim Chúa Giêsu để đừng bao giờ loại trừ ai ngoài trái tim thịt mềm của chúng con. Amen.
Người ta nhân danh tình yêu để cho cụ già sắp chết một mũi thuốc mà họ gọi là “chết êm dịu” mà mặt trái là nhằm khử đi một gánh nặng. Người ta cũng nhân danh lòng thương xót hủy diệt một bào thai vì sợ phải nuôi kẻ tật nguyền. Hủy diệt một nền văn hóa của thổ dân bản địa, người ta cũng cao rao tình yêu. Hay đôi lứa yêu nhau vì muốn chiếm đoạt sắc đẹp, của cải của nhau, đôi lứa ấy cũng nhân danh tình yêu...
Tình yêu phát xuất từ con người có khi đáng sợ như vậy. Còn Thiên Chúa, tình yêu của Người là tự hủy, là hiến mình, là cứu độ, là trung thành, là trở nên mạch sống...
Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, đã làm nổi bật nơi chính cuộc đời và sự sống của Người tất cả nỗi yêu thương tràn đầy và tuyệt đối ấy. Từ những trang Tin Mừng, chúng ta không thể kể hết những lần Chúa tỏ tình yêu xót thương đối với con người.
Một đời từ lúc vâng lệnh Chúa Cha, Chúa Giêsu nhập thể, sống nơi trần gian, chết cay đắng, đến khi sống lại vinh quang, vinh thăng trên trời… đều là tình yêu tự nguyện của Chúa Ngôi Hai dành cho chúng ta, một tình yêu không thể chứa đựng nơi mọi mỹ từ, vượt trên tất cả mọi ý tưởng của loài người, khi phải diễn tả tình yêu ấy.
- Tình yêu dẫn đến cái chết cho người mình yêu đã lớn. Một tình yêu tự nguyện ném mình vào cái chết càng lớn lao khôn xiết. “Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là lệnh của Chúa Cha mà tôi đã nhận được” (Ga 10, 17-18).
- Vì lòng xót thương, trên thánh giá, lời Chúa Kitô “xin Cha tha cho chúng…” (Lc 23, 34), đâu chỉ là lời dành cho những kẻ đang đùng đùng sát khí dưới chân thánh giá. Nếu nhập thể là để cứu độ, và bây giờ, vinh thăng trên trời, ngự bên hữu Chúa Cha là để chuyển cầu cho ta, để đưa ơn cứu độ của ta đạt đến vĩnh cửu, thì lời “xin Cha tha cho chúng” là, và phải là lời muôn đời Chúa Kitô chuyển cầu cho tất cả chúng ta.
- Vì tình yêu thương xót, Chúa Kitô đã trút bỏ hoàn toàn. Trút bỏ cả cuộc đời, trút bỏ cả mạng sống vẫn chưa làm đủ. Đến lúc trao hơi thở sau hết, lại còn tiếp tục trao dâng cả đến giọt máu cuối cùng, khi “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra” (Ga 19, 34).
Trái Tim mở ra là để nhân loại hạnh phúc ngụp lặn trong biển tình yêu vời vợi ấy. Dòng máu cứu chuộc trở thành nguồn sự sống và sức sống cho tất cả mọi người thiết tha tìm đến. Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về chúng ta tất cả. Chúa thương xót chúng ta.
- Nhưng không dừng ở đó. Trái Tim Chúa Kitô mở ra, không chỉ cho thấy sự mạnh mẽ, dữ dội của tình yêu nơi Chúa Kitô dành cho loài người. Hình ảnh Trái Tim mở ra, gợi lại cho ta lời tiên tri Hôsê từ xa xưa: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11, 8) để mạc khải tình yêu muôn đời bền vững của Thiên Chúa.
Lòng Thiên Chúa chứa đầy yêu thương. Thiên Chúa đã yêu. Mãi mãi cứ yêu. Ngàn đời tình yêu Thiên Chúa vẫn không cùng. Vì thế, Trái Tim Chúa Kitô vừa khắc sâu tình yêu của Thiên Chúa, vừa bộc lộ đến vô cùng tình yêu chan chứa, thấm đẫm trong Trái Tim Thiên Chúa.
Làm sao có thể nói hết tình yêu thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Kitô. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học của lòng thương yêu ấy, để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…
Chúng ta cùng nhìn lên Thánh Tâm Con Thiên Chúa. Hãy đến với Thánh Tâm, hãy học cùng Thánh Tâm. Đến và học cùng Thánh Tâm, chắc chắn loài người sẽ làm cho xã hội tốt hơn, tha nhân quanh mình bớt đau khổ, cuộc sống của chính mình hạnh phúc hơn…
Lạy Chúa, xin Chúa ban cho chúng con Trái Tim Con Chúa. Trái Tim của Người là Trái Tim rộng mở đón nhận hết mọi người và ôm trọn cả loài người chúng con.
Nơi Trái Tim Con Chúa, kẻ lao nhọc và gánh nặng tìm được chốn nghỉ an, kẻ bất hạnh tìm được niềm vui, kẻ yếu đuối tìm được chỗ dựa vững chắc, kẻ khốn cùng tìm được nguồn an ủi, kẻ cô độc tìm được một người bạn chân thành.
Chúng con tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu, nơi biểu lộ của tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con có một trái tim rộng mở như Trái Tim Chúa Giêsu để đừng bao giờ loại trừ ai ngoài trái tim thịt mềm của chúng con. Amen.