Nói đến Cu Ba, người Việt Nam không thể quên được câu nói “bất hủ” của ngài chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã phát biểu trong chuyến viếng thăm Cu Ba vào Tháng 12 năm 2009:
“Có người ví von Việt Nam và Cu Ba như là trời đất sinh ra
Một anh ở phía Đông một anh ở phía Tây.
Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới.
Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ”
Thỏa mãn óc mạo hiểm, người viết cùng với 2 người bạn đã thực hiện một chuyến đi 5 ngày từ 8-12 tháng Năm 2017 để tìm hiểu xem Cuba bây giờ thức ngủ ra sao sau khi Hoa Kỳ đã giỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận vào tháng 12 năm 2014.
Tưởng cần biết La Havana là thành phố lớn nhất, là thủ đô và là 1 trong 14 tỉnh của Cuba. Dây là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Cuba. La Havana có 11 triệu cư dân, đang sống dưới chế độ cộng sản kể từ năm 1959 cho đến ngày nay, với ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha. Nước Cuba đã từng là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1492 cho đến khi chiến tranh Tây Ban Nha và Hoa Kỳ kết thúc vào năm 1898. Cuba hiện đang lưu hành đồng tiền Peso Cuba, và một loại tiền khác gọi là Convertible CUC dành cho khách du lịch.
Chuyến đi Cuba đã khởi hành từ Houston, dừng lại 2 tiếng đồng hồ ở Mexico City của Mễ Tây Cơ sau 2 giờ bay. Sau đó chuyến bay tiếp tục đi tới La Havana thêm 3 giờ bay bằng hãng hàng không Aeromexico. Bận trở về lại Houston thì cũng dừng chân ở Mexico City, nhưng lâu tới 10 tiếng đồng hồ thì mới có giá vé tiết kiệm là $493.00 cho cả đi lẫn về.
Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế La Havana có cư dân là 2.2 triệu người, là thành phố lớn nhất không những ở Cuba mà ở cả vùng Caribe. Thành phố có diện tích 721 km², cách Florida (Mỹ) 144 km về phía Nam Tây Nam và được bao bọc bởi tỉnh La Havana về phía Nam, Đông và Tây.
La Havana là phi trường nhỏ cổ lỗ sĩ tựa như phi trường Liên Khương của Việt Nam, có lưa thưa vài phi cơ của hãng máy bay khác trong đó có Jet Blue. Chúng tôi đã rời máy bay bằng cách đi xuống cầu thang, rồi mới đi vào bên trong phi trường được. Từ đó đã phải chờ chực trên 1 tiếng đồng hồ để lấy hành lí của mình tại quầy xoay. Cảm tưởng đầu tiên đang khi đứng chờ là nhận thấy có rất nhiều thùng hàng, lớn có nhỏ có, được vận chuyển tại quầy xoay lấy hàng, từa tựa như tình trạng Việt Nam thời mới mở cửa, vào thời điểm mà Người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới đã ồ ạt gởi các thùng hàng về cho thân nhân của mình để cứu khổ cứu nạn. Chúng tôi nhìn thấy có nhiều thùng hàng đồng cỡ như nhau, có đề chữ “CREW” bên ngoài bao bì, có lẽ cũng giống tình trạng Việt Nam, nhóm phi công và tiếp viên điều hành, cũng phải tìm cách kiếm chác thêm trong ngành nghề của họ chăng?
Từ quầy lấy hành lí bước ra cửa, có rất nhiều người đang đứng đón người mới tới, trong đó có anh tài xế tên Pablo đến đón chúng tôi. Anh là cư dân La Havana mà chúng tôi liên lạc trước, đã cầm một bảng có tên của 1 người trong chúng tôi, để chúng tôi nhận diện. Anh Pablo đã đưa chúng tôi đi ra bên ngoài bằng cửa chính duy nhất, rồi dẫn ra bãi xe đậu gần đó dưới ánh nắng chiều gay gắt, nhưng không nóng như tại Houston.
Từ phi trường về nhà trọ mất độ nửa giờ đồng hồ. Chúng tôi đã liên lạc với chủ nhà trước để thuê phòng. Từ phòng trọ đi bộ ra mặt tiền của bờ biển chỉ mất 5 phút, với giá tiết kiệm $40 cho một đêm. Phòng có 3 giường ngủ, cho 3 người chúng tôi, 2 giường cỡ queen size, 1 giường cỡ twin size, với một nhà tắm và cầu tiêu chung! Bà chủ nhà là một cư dân, nói được tiếng Anh chút ít, đã mua căn hộ 3 phòng, một phòng để ở, và 2 phòng cho khách du lịch thuê. Giá cả hơn kém tùy theo thời điểm trong năm, bà cho khách mướn, phần đông là do người đã đến ở trước đây, giới thiệu lẫn cho nhau, với giá tiền tiết kiệm rất nhiều, so với các khách sạn đắt hơn lên gấp đôi hoặc gấp 3!
Chúng tôi đã nhờ một cô gái địa phương dẫn đường (tour lady), cô trạc tuổi 30, nói lưu loát 4,5 ngôn ngữ khác nhau gồm tiếng Pháp, Anh, Ý, Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha.
Chúng tôi đã thăm viếng trung tâm thành phố La Havana “La Havana Central” gồm tòa nhà thủ đô Cuba, có mô hình tựa như tòa nhà trắng của Mỹ ở Washington DC, và điện Pantheon bên Pháp, do 2 kiến trúc sư Raúl Otero và Eugene Ranieri, đã xây trong 3 năm, từ 1926 cho đến 1929 thì hoàn tất.
Chúng tôi cũng đi thăm khu Havana Vieja (Havana cổ), thăm Viện Đại Học Havana (University of Havana, UH), là ngôi trường cổ xưa nhất của Cuba, đã được thành lập từ tháng Giêng năm 1728, gồm 15 phân khoa khác nhau. Chúng tôi cũng thăm Bưu điện Havana, là một khu vực nhỏ, từa tựa như trạm bưu điện phụ rất nhỏ ở Mỹ.
Chúng tôi cũng thăm tượng Chúa Giê-su nặng 320 tấn, là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Cuba Jilma Madera (1915-2000) thực hiện. Đây là một trong những biểu tượng đặc trưng của thành phố La Havana. Bức tượng khổng lồ này được tạc trên đá cẩm thạch trắng của vùng Carrara, Italia và được ghép từ 67 mảnh. Nghệ nhân Madera đã thực hiện tác phẩm này trong vòng hai năm. Tượng Chúa Giê-su này được khánh thành vào ngày 25/12/1958 và được đặt trên một quả đồi cao thuộc Vịnh La Havana. Tác phẩm điêu khắc này thường xuyên được phục chế và bảo trì. Bức tượng này cao hơn mặt nước biển 51 m và thấp hơn bức tượng Chúa Giê-su ở Ba Tây 12 m.
Chúng tôi cũng đi thăm ngôi nhà của Văn hào Ernest Hemingway, thăm Lighthouse “Faro Castillo del Morro được dựng lên từ năm 1845, thăm hang động của thổ dân Indians “Cueva del Indio” ở Vinales Valley, thăm cơ sở làm xì gà, đi tắm biển Santa Maria “Santa Maria del Mar”.
Trước khi đi La Havana, người bạn làm chung sở với tôi cho biết cái thú vị của chuyến đi sẽ là vấn đề ăn uống thoải mái với giá tương đối thấp so với tại Houston. Ngày đầu tiên, chúng tôi đến La Torre, một tiệm ăn thật sang trọng nằm sát bên bờ biển, tọa lạc trên tầng lầu thứ 33 của tòa nhà, với cách thiết trí các bàn ăn đặt dọc theo tường kính trong theo hình vòng cung. Từ bàn ăn, có thể nhìn thấy toàn diện khu vực Melacon dọc theo bờ biển, rất nhộn nhịp, cả ngày lẫn đêm, bao gồm các Hotel lớn và các cơ sở đồ sộ, trong đó có tòa đại sứ Hoa Kỳ, một tòa nhà cao tầng nằm sát ngay bên bờ biển!
Điều thú vị nhất cho người viết là cảnh chụp hình ban đêm lúc hoàng hôn, vô cùng ngoạn mục và kì diệu. Bạn có bao giờ đến một nơi có thế đất nằm ngang như Cuba, theo chiều Đông Tây. Khi hoàng hôn xuống, bạn có thể lấy được hình đẹp từ hướng bên trái của bạn là hướng Tây, và khi bạn vừa chụp xong cảnh hoàng hôn trên biển, quay lại phía sau theo hướng Đông thì mặt trăng sừng sững mọc lên từ từ. Cực kì thú vị, thật khó mà thưởng ngoạn được cảnh thiên nhiên hùng vĩ đến như thế: Hoàng hôn trên biển và vầng trăng ở ngay sau lưng mình theo hướng đối nghịch.
Trong chuyến đi 5 ngày ngắn ngủi, người viết rất tiếc đã không có đủ đam mê, cũng như đã không có điều kiện thức dậy thật sớm để chào bình minh với mặt trời từ hướng Đông đi lên. Thôi thì xin hẹn một dịp khác, sẽ tìm cơ hội kéo theo một nhóm bạn già, cùng đi với nhau trong một chuyến đi chuyên nghiệp, tha hồ mà chụp hình chộp ảnh, tới nơi tới bến!
Vài ý tưởng:
Chuyến đi La Havana Cuba 5 ngày là một kỉ niệm thật khó quên. Xin mạn phép ghi lại một vài nhận xét khách quan hết sức có thể, về một nước cộng sản vừa mở cửa giao tiếp với thế giới tự do bên ngoài:
Ấn tượng đầu tiên là cảm giác an toàn lên tới 99%: Chúng tôi thật tình cảm thấy thật an toàn trong những ngày lưu lại La Havana. An toàn trên đường phố, ngoài bãi biển, giữa chốn đông người, tại các tiệm ăn, tại các điểm dừng chân đó đây, vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Chúng tôi mang theo máy hình lớn nhỏ, thoải mái đi giữa chốn đông người qua lại, đủ mọi thành phần. Không một chuyện đáng tiếc nào đã xảy ra ngay cả khi đi lại vào ban đêm cho tới 2,3 giờ sáng.
Không nhìn thấy các cô gái đứng đường, lác đác chỉ nhìn thấy vài người ăn xin, kín đáo ngồi tại một vài góc đường, hay ẩn mình trên đường phố đông người qua lại, với cái mũ đặt phía đằng trước chỗ ngồi, nhẫn nhịn và hiền lành! Tuy nhiên, cũng có chuyện này đã xảy ra: Một thanh niên mặc quần bò (Jean) và áo thun, mặt mày đẹp trai, sáng sủa, đã đến gạ gẫm chúng tôi theo kiểu tú bà môi giới. Đây là điều tiêu cực duy nhất mà chúng tôi gặp phải.
Giáo dục và y tế tại Cuba hoàn toàn miễn phí, dành cho tất cả mọi công dân nào có điều kiên và khả năng muốn học cao lên, ngay cả đến bậc đại học. Lương một kĩ sư ra trường là $15, một bác sĩ ra trường chỉ $25 một tháng, tuy nhiên nhà nước có kèm theo thêm phụ cấp như tem phiếu để mua đồ dùng hay thức ăn giảm giá. Công nhân viên chức với tiền lương chừng $20 một tháng, hơn kém tùy theo ngành nghề.
Mỗi công dân Cuba chỉ được phép đứng tên làm chủ một căn nhà, hay một cơ sở thương mại. Không cho phép bỏ tiền ra mua nhiều nhà hay nhiều cơ sở làm ăn để sinh lời theo kiểu Tây phương tự do kinh doanh hay đầu tư vô giới hạn. Người nước ngoài không phải là công dân Cuba, không được phép đứng tên mua nhà hay mua một cơ sở.
Các xe hơi cũ kĩ hiện đang lưu hành là những xe của hãng Ford, Chevrolet, Plymouth, và lác đác thấy có các loại xe Cadillac, Citroen, Yugo, Fiat …. là những loại xe sản xuất từ những thập niên 1940, 1950. Còn các xe đời mới như Toyota, Kia, Hyundai … là do chính phủ độc quyền nhập cảng điều hành, được xử dụng tại các công sở, hành chánh hoặc công an. Thêm vào đó, cũng có một số xe 3 bánh tựa như Lambretta vẫn còn đang lưu hành tại La Havana, và có rất ít xe gắn máy chạy trên đường. Khi đi ra khỏi thành phố La Havana để đến các vùng quê, chúng tôi nhìn thấy phần lớn là xe thồ có ngựa kéo, tựa như các vùng quê của Việt Nam thời đệ nhị cộng hòa trước năm 1975.
Thay lời kết
Xin hỏi: Có phải nước cộng sản Cuba đang sáng suốt nhận ra thiên đường xã hội chủ nghĩa là một đường hầm tăm tối, đói nghèo và lạc hậu, đã tỉnh ngộ mở cửa tiếp xúc với thế giới văn minh bên ngoài để tìm ra ánh sáng ở cuối đường hầm?
Xin hỏi những người cộng sản Việt Nam, tự hào là đỉnh cao trí tuệ loài người, đã từng lớn tiếng cho mình là kẻ canh giữ hòa bình thế giới, thì xin cho biết Việt Nam bây giờ ngủ hay ngu?
“Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…” (Trần Thị Lam)
Một anh ở phía Đông một anh ở phía Tây.
Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới.
Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ”
Thỏa mãn óc mạo hiểm, người viết cùng với 2 người bạn đã thực hiện một chuyến đi 5 ngày từ 8-12 tháng Năm 2017 để tìm hiểu xem Cuba bây giờ thức ngủ ra sao sau khi Hoa Kỳ đã giỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận vào tháng 12 năm 2014.
Tưởng cần biết La Havana là thành phố lớn nhất, là thủ đô và là 1 trong 14 tỉnh của Cuba. Dây là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Cuba. La Havana có 11 triệu cư dân, đang sống dưới chế độ cộng sản kể từ năm 1959 cho đến ngày nay, với ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha. Nước Cuba đã từng là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1492 cho đến khi chiến tranh Tây Ban Nha và Hoa Kỳ kết thúc vào năm 1898. Cuba hiện đang lưu hành đồng tiền Peso Cuba, và một loại tiền khác gọi là Convertible CUC dành cho khách du lịch.
Chuyến đi Cuba đã khởi hành từ Houston, dừng lại 2 tiếng đồng hồ ở Mexico City của Mễ Tây Cơ sau 2 giờ bay. Sau đó chuyến bay tiếp tục đi tới La Havana thêm 3 giờ bay bằng hãng hàng không Aeromexico. Bận trở về lại Houston thì cũng dừng chân ở Mexico City, nhưng lâu tới 10 tiếng đồng hồ thì mới có giá vé tiết kiệm là $493.00 cho cả đi lẫn về.
Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế La Havana có cư dân là 2.2 triệu người, là thành phố lớn nhất không những ở Cuba mà ở cả vùng Caribe. Thành phố có diện tích 721 km², cách Florida (Mỹ) 144 km về phía Nam Tây Nam và được bao bọc bởi tỉnh La Havana về phía Nam, Đông và Tây.
La Havana là phi trường nhỏ cổ lỗ sĩ tựa như phi trường Liên Khương của Việt Nam, có lưa thưa vài phi cơ của hãng máy bay khác trong đó có Jet Blue. Chúng tôi đã rời máy bay bằng cách đi xuống cầu thang, rồi mới đi vào bên trong phi trường được. Từ đó đã phải chờ chực trên 1 tiếng đồng hồ để lấy hành lí của mình tại quầy xoay. Cảm tưởng đầu tiên đang khi đứng chờ là nhận thấy có rất nhiều thùng hàng, lớn có nhỏ có, được vận chuyển tại quầy xoay lấy hàng, từa tựa như tình trạng Việt Nam thời mới mở cửa, vào thời điểm mà Người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới đã ồ ạt gởi các thùng hàng về cho thân nhân của mình để cứu khổ cứu nạn. Chúng tôi nhìn thấy có nhiều thùng hàng đồng cỡ như nhau, có đề chữ “CREW” bên ngoài bao bì, có lẽ cũng giống tình trạng Việt Nam, nhóm phi công và tiếp viên điều hành, cũng phải tìm cách kiếm chác thêm trong ngành nghề của họ chăng?
Từ quầy lấy hành lí bước ra cửa, có rất nhiều người đang đứng đón người mới tới, trong đó có anh tài xế tên Pablo đến đón chúng tôi. Anh là cư dân La Havana mà chúng tôi liên lạc trước, đã cầm một bảng có tên của 1 người trong chúng tôi, để chúng tôi nhận diện. Anh Pablo đã đưa chúng tôi đi ra bên ngoài bằng cửa chính duy nhất, rồi dẫn ra bãi xe đậu gần đó dưới ánh nắng chiều gay gắt, nhưng không nóng như tại Houston.
Từ phi trường về nhà trọ mất độ nửa giờ đồng hồ. Chúng tôi đã liên lạc với chủ nhà trước để thuê phòng. Từ phòng trọ đi bộ ra mặt tiền của bờ biển chỉ mất 5 phút, với giá tiết kiệm $40 cho một đêm. Phòng có 3 giường ngủ, cho 3 người chúng tôi, 2 giường cỡ queen size, 1 giường cỡ twin size, với một nhà tắm và cầu tiêu chung! Bà chủ nhà là một cư dân, nói được tiếng Anh chút ít, đã mua căn hộ 3 phòng, một phòng để ở, và 2 phòng cho khách du lịch thuê. Giá cả hơn kém tùy theo thời điểm trong năm, bà cho khách mướn, phần đông là do người đã đến ở trước đây, giới thiệu lẫn cho nhau, với giá tiền tiết kiệm rất nhiều, so với các khách sạn đắt hơn lên gấp đôi hoặc gấp 3!
Chúng tôi đã nhờ một cô gái địa phương dẫn đường (tour lady), cô trạc tuổi 30, nói lưu loát 4,5 ngôn ngữ khác nhau gồm tiếng Pháp, Anh, Ý, Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha.
Chúng tôi đã thăm viếng trung tâm thành phố La Havana “La Havana Central” gồm tòa nhà thủ đô Cuba, có mô hình tựa như tòa nhà trắng của Mỹ ở Washington DC, và điện Pantheon bên Pháp, do 2 kiến trúc sư Raúl Otero và Eugene Ranieri, đã xây trong 3 năm, từ 1926 cho đến 1929 thì hoàn tất.
Chúng tôi cũng đi thăm khu Havana Vieja (Havana cổ), thăm Viện Đại Học Havana (University of Havana, UH), là ngôi trường cổ xưa nhất của Cuba, đã được thành lập từ tháng Giêng năm 1728, gồm 15 phân khoa khác nhau. Chúng tôi cũng thăm Bưu điện Havana, là một khu vực nhỏ, từa tựa như trạm bưu điện phụ rất nhỏ ở Mỹ.
Chúng tôi cũng thăm tượng Chúa Giê-su nặng 320 tấn, là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Cuba Jilma Madera (1915-2000) thực hiện. Đây là một trong những biểu tượng đặc trưng của thành phố La Havana. Bức tượng khổng lồ này được tạc trên đá cẩm thạch trắng của vùng Carrara, Italia và được ghép từ 67 mảnh. Nghệ nhân Madera đã thực hiện tác phẩm này trong vòng hai năm. Tượng Chúa Giê-su này được khánh thành vào ngày 25/12/1958 và được đặt trên một quả đồi cao thuộc Vịnh La Havana. Tác phẩm điêu khắc này thường xuyên được phục chế và bảo trì. Bức tượng này cao hơn mặt nước biển 51 m và thấp hơn bức tượng Chúa Giê-su ở Ba Tây 12 m.
Chúng tôi cũng đi thăm ngôi nhà của Văn hào Ernest Hemingway, thăm Lighthouse “Faro Castillo del Morro được dựng lên từ năm 1845, thăm hang động của thổ dân Indians “Cueva del Indio” ở Vinales Valley, thăm cơ sở làm xì gà, đi tắm biển Santa Maria “Santa Maria del Mar”.
Trước khi đi La Havana, người bạn làm chung sở với tôi cho biết cái thú vị của chuyến đi sẽ là vấn đề ăn uống thoải mái với giá tương đối thấp so với tại Houston. Ngày đầu tiên, chúng tôi đến La Torre, một tiệm ăn thật sang trọng nằm sát bên bờ biển, tọa lạc trên tầng lầu thứ 33 của tòa nhà, với cách thiết trí các bàn ăn đặt dọc theo tường kính trong theo hình vòng cung. Từ bàn ăn, có thể nhìn thấy toàn diện khu vực Melacon dọc theo bờ biển, rất nhộn nhịp, cả ngày lẫn đêm, bao gồm các Hotel lớn và các cơ sở đồ sộ, trong đó có tòa đại sứ Hoa Kỳ, một tòa nhà cao tầng nằm sát ngay bên bờ biển!
Điều thú vị nhất cho người viết là cảnh chụp hình ban đêm lúc hoàng hôn, vô cùng ngoạn mục và kì diệu. Bạn có bao giờ đến một nơi có thế đất nằm ngang như Cuba, theo chiều Đông Tây. Khi hoàng hôn xuống, bạn có thể lấy được hình đẹp từ hướng bên trái của bạn là hướng Tây, và khi bạn vừa chụp xong cảnh hoàng hôn trên biển, quay lại phía sau theo hướng Đông thì mặt trăng sừng sững mọc lên từ từ. Cực kì thú vị, thật khó mà thưởng ngoạn được cảnh thiên nhiên hùng vĩ đến như thế: Hoàng hôn trên biển và vầng trăng ở ngay sau lưng mình theo hướng đối nghịch.
Trong chuyến đi 5 ngày ngắn ngủi, người viết rất tiếc đã không có đủ đam mê, cũng như đã không có điều kiện thức dậy thật sớm để chào bình minh với mặt trời từ hướng Đông đi lên. Thôi thì xin hẹn một dịp khác, sẽ tìm cơ hội kéo theo một nhóm bạn già, cùng đi với nhau trong một chuyến đi chuyên nghiệp, tha hồ mà chụp hình chộp ảnh, tới nơi tới bến!
Vài ý tưởng:
Chuyến đi La Havana Cuba 5 ngày là một kỉ niệm thật khó quên. Xin mạn phép ghi lại một vài nhận xét khách quan hết sức có thể, về một nước cộng sản vừa mở cửa giao tiếp với thế giới tự do bên ngoài:
Ấn tượng đầu tiên là cảm giác an toàn lên tới 99%: Chúng tôi thật tình cảm thấy thật an toàn trong những ngày lưu lại La Havana. An toàn trên đường phố, ngoài bãi biển, giữa chốn đông người, tại các tiệm ăn, tại các điểm dừng chân đó đây, vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Chúng tôi mang theo máy hình lớn nhỏ, thoải mái đi giữa chốn đông người qua lại, đủ mọi thành phần. Không một chuyện đáng tiếc nào đã xảy ra ngay cả khi đi lại vào ban đêm cho tới 2,3 giờ sáng.
Không nhìn thấy các cô gái đứng đường, lác đác chỉ nhìn thấy vài người ăn xin, kín đáo ngồi tại một vài góc đường, hay ẩn mình trên đường phố đông người qua lại, với cái mũ đặt phía đằng trước chỗ ngồi, nhẫn nhịn và hiền lành! Tuy nhiên, cũng có chuyện này đã xảy ra: Một thanh niên mặc quần bò (Jean) và áo thun, mặt mày đẹp trai, sáng sủa, đã đến gạ gẫm chúng tôi theo kiểu tú bà môi giới. Đây là điều tiêu cực duy nhất mà chúng tôi gặp phải.
Giáo dục và y tế tại Cuba hoàn toàn miễn phí, dành cho tất cả mọi công dân nào có điều kiên và khả năng muốn học cao lên, ngay cả đến bậc đại học. Lương một kĩ sư ra trường là $15, một bác sĩ ra trường chỉ $25 một tháng, tuy nhiên nhà nước có kèm theo thêm phụ cấp như tem phiếu để mua đồ dùng hay thức ăn giảm giá. Công nhân viên chức với tiền lương chừng $20 một tháng, hơn kém tùy theo ngành nghề.
Mỗi công dân Cuba chỉ được phép đứng tên làm chủ một căn nhà, hay một cơ sở thương mại. Không cho phép bỏ tiền ra mua nhiều nhà hay nhiều cơ sở làm ăn để sinh lời theo kiểu Tây phương tự do kinh doanh hay đầu tư vô giới hạn. Người nước ngoài không phải là công dân Cuba, không được phép đứng tên mua nhà hay mua một cơ sở.
Các xe hơi cũ kĩ hiện đang lưu hành là những xe của hãng Ford, Chevrolet, Plymouth, và lác đác thấy có các loại xe Cadillac, Citroen, Yugo, Fiat …. là những loại xe sản xuất từ những thập niên 1940, 1950. Còn các xe đời mới như Toyota, Kia, Hyundai … là do chính phủ độc quyền nhập cảng điều hành, được xử dụng tại các công sở, hành chánh hoặc công an. Thêm vào đó, cũng có một số xe 3 bánh tựa như Lambretta vẫn còn đang lưu hành tại La Havana, và có rất ít xe gắn máy chạy trên đường. Khi đi ra khỏi thành phố La Havana để đến các vùng quê, chúng tôi nhìn thấy phần lớn là xe thồ có ngựa kéo, tựa như các vùng quê của Việt Nam thời đệ nhị cộng hòa trước năm 1975.
Thay lời kết
Xin hỏi: Có phải nước cộng sản Cuba đang sáng suốt nhận ra thiên đường xã hội chủ nghĩa là một đường hầm tăm tối, đói nghèo và lạc hậu, đã tỉnh ngộ mở cửa tiếp xúc với thế giới văn minh bên ngoài để tìm ra ánh sáng ở cuối đường hầm?
Xin hỏi những người cộng sản Việt Nam, tự hào là đỉnh cao trí tuệ loài người, đã từng lớn tiếng cho mình là kẻ canh giữ hòa bình thế giới, thì xin cho biết Việt Nam bây giờ ngủ hay ngu?
“Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…” (Trần Thị Lam)