Trong Phần I Bài diễn văn của Đức Hồng Y Francis Arinze, chúng ta đã tìm hiểu qua:

1. Sự Kiện của Hồng Ân

2. Phép Thánh Thể Chính Là Mầu Nhiệm Của Đức Tin

3. Chúa Giêsu Kitô Vị Thượng Tế Của Chúng Ta

4. Chiều Kích Vũ Trụ Của Phép Thánh Thể

5. Hình Ảnh Khải Huyền Của Phụng Vụ Thánh

6. Các Vị Tư Tế Của Phụng Vụ Thánh

Trong Phần II này, Đức Hồng Y Francis Arinze đề cập đến các Phần nhỏ sau:

7. Trong Sự Hiệp Kết Với Bánh Bởi Trời

8. Chiều Kích Mạt Thế Của Phép Thánh Thể

9. Phép Thánh Thể và Cam Kết Của Thiên Chúa Cho Nhân Loại

10. Sự Đáp Trả Của Chúng Ta

Và sau đây là các phần trình bày chi tiết còn lại:

7. Trong Sự Hiệp Kết Với Bánh Bởi Trời (In Union With The Heavenly Host)

Hội Thánh trong việc cử hành hy tế của Chúa Giêsu qua Phép Thánh Thể nhận thức được rằng việc cử hành đó cũng đồng thời đang diễn ra với bánh hằng sống ở trên trời. Từng lời nguyện Thánh Thể nối tiếp nhau, được xướng lên, để tuyên xưng rằng: “Trong sự kết liên với toàn thể Hội Thánh, chúng ta cùng tôn kính Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ, là Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (theo Lời Cầu Nguyện Thánh Thể 1 trong sách Lễ Nghi Rôma). Rồi sau đó, Hội Thánh tuyên xưng về: Thánh Cả Giuse, các Thánh Tông Đồ, các Thánh Tử Đạo, các đấng chuyển cầu, các nữ đồng trinh cùng tất cả các Vị Thánh. Hội Thánh cầu nguyện: “Nguyện xin cho lời khẩn nguyện và chuyển cầu của các Ngài luôn giúp cho chúng con được che chở, hộ phù.” Thì những lời nguyện cầu Thánh Thể trong Lễ Nghi Đông Phương, cũng hoàn toàn tương tự.

Các Thiên thần được đặc biệt đề câp đến trong phần mở đầu. Chẳng hạn như: “Cùng với Thiên thần, và tổng lãnh các Thiên thần ở trên trời chúng con tuyên xưng lời chúc tụng ca vang đến mãi muôn đời,” (trong Mùa Vọng I) hay “Trong niềm vui khôn tả, chúng con hát tụng ca vang Ngài ở dưới thế bài ca của các Thiên thần trên nước thiêng đàng để tán dương Ngài luôn mãi,” (trong Chủ Nhật Thứ 2 Mùa Chay), hay “Với lời chúc tụng cảm tạ, cùng với các Thiên thần, chúng con tán dương những kỳ công của Ngài,” (trong Chủ Nhật Thứ 3 Mùa Chay). Thì đó là những phần trích đoạn có liên quan tới các Thiên thần, và khi xúc động hát lên “Thánh, Thánh, Thánh” chính là lúc chúng ta hát tỏ bày sự kính cẩn của chúng ta đối với các Thiên thần.

Hội Thánh cũng đã không quên tới những người đang còn phải vướng lại nơi lửa luyện ngục. Sự hy tế của Chúa Giêsu mà Hội Thánh tái diễn lại trong việc cử hành Phép Thánh Thể, cũng là để nguyện cầu cho những tín hữu đã ra đi trước chúng ta, những “người đã chết trong Chúa Kitô nhưng chưa được trong sạch trọn vẹn.” (theo Công Đồng Trent: DS 1743), để họ có thể thông hưởng phần ánh sáng và hòa bình của Chúa Kitô (theo như Giáo Lý Công Giáo, 1371).

Chính vì thế, trong Thánh Lễ “sự hiệp kết của chúng ta với Giáo Hội ở trên nước thiêng đàng có một hiệu lực khiêm tốn và cao cả nhất khi tất cả cùng thông công để ca tụng Thiên Chúa là Vua Cả trên trời lẫn dưới thế” (theo Hiến Chế Lumen Gentium, 50). “Bằng việc cử hành ở dưới thế, qua sự hiệp thông và chứng kiến, chúng ta cùng chia sẽ việc cử hành đó ở trên nước thiêng đàng nơi thành thánh Giêrusalem, vốn dĩ cùng là nơi mà chúng ta sẽ đến như là những vị khách hành hương.” (theo Sacrosanctum Concilium 8; và Giáo Lý Công Giáo 1090, 1326).

8. Chiều Kích Mạt Thế Của Phép Thánh Thể (Eschatological Dimension of The Holy Eucharist)

Phép Thánh Thể mang đến cho chúng ta một cuộc sống mới. Như Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Côrintô trong Thư Thứ I, chương 11, câu 26 rằng: “Khi các con ăn bánh, và uống chén này, các con đang tuyên xưng việc Chúa chịu chết cho đến khi Ngài lại đến.” Chúa Kitô đã bày tỏ các môn đệ của Ngài về Niềm Vui của riêng Ngài để niềm vui đó được trở nên trọn vẹn (theo Phúc Âm Thánh Gioan, chương 15, câu 11). Phép Thánh Thể chính là một sự nếm trước về niềm vui này. Đó chính là một sự đợi chờ kiên vững “trong niềm vui mừng hy vọng của việc Đấng Cứu Chuộc của chúng ta sẽ đến là Chúa Giêsu Kitô,” (theo sách Lễ Rôma: được đọc ngay sau khi Kinh Lạy Cha).

Khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu qua việc rước lễ, một trong những lý do của việc lãnh nhận đó là chúng ta sẽ được hưởng sự sống đời đời, thân xác của chúng ta sẽ được phục sinh, vì Chúa Giêsu đã hứa rằng những ai lãnh nhận Ngài qua phép bí tích này sẽ có được cuộc sống đời đời và Ngài sẽ làm cho họ sống lại vào ngày tận thế (theo Phúc Âm Gioan, chương 6, câu 54). Chính vì thế, Thánh Inhaxiô thành Antioch gọi Phép Thánh Thể chính là “một liều thuốc trường sinh bất tử,” (theo Ad Ephesios, 20: PG 5, 661; được trích trong Hiến Chế về Phép Thánh Thể, cũng như trong Sacrosanctum Concilium, 47).

Chính vì thế, khi vị linh mục nói với chúng ta trước phần mở đầu rằng: “Hãy nâng tâm hồn lên,” khiến cho chúng ta nghĩ về cuộc sống tương lai ở trên nước thiêng đàng, là nơi mà Phép Thánh Thể mang chúng ta đến. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã diễn tả một cách rất hay như sau: “Phép Thánh Thể thật sự chính là một cái nhìn thoáng qua về nước thiêng đàng đang xuất hiện ở trần thế. Đó chính là một tia sáng huy hoàng của thành Giêrusalem xuyên qua các tầng mây của lịch sử và để thắp sáng lên cuộc hành trình của chúng ta.” (theo Hiến Chế về Phép Thánh Thể, 19). “Hãy đến, lạy Chúa Giêsu!” (trích sách Khải Huyền, chương 22, câu 20). “Thần khí và tân nương nói: “Xin hãy đến! Và ai nghe được hãy nói: Xin hãy đến!”” (trích sách Khải Huyền, chương 22, câu 17).

9. Phép Thánh Thể và Cam Kết Của Thiên Chúa Cho Nhân Loại (Eucharist and Commitment To This World)

Sự thật là Phép Thánh Thể mang chúng ta đến để mong mỏi, để trông đợi và để hướng đến ngày Chúa sẽ đến, và ngày đó không nên được hiểu như là cách để ám chỉ cho chúng ta hãy coi thường mọi tiến triển nơi thế giới ngày nay ở dương thế, mà hoàn toàn trái ngược lại.

Vào lúc kết thúc Thánh Lễ, vị linh mục chủ tế hay thầy phó tế nói với chúng ta rằng: “Ite, Missa est”. “Hãy đi, thánh lễ đã xong. Hãy đi và sống với những gì chúng ta ðã cầu nguyện, ca hát và lắng nghe. Hãy di phục vụ Thiên Chúa và bà con hàng xóm láng giềng.”

Công Ðồng Chung Vaticãn II đề cập rất rõ về cam kết để làm cải thiện bộ mặt trái đất: “Sự trông đợi về một trời mới, đất mới không phải là sự làm yếu ði mà là thúc ðẩy chúng ta qua việc vun xới cho thế giới này. Vì lẽ, tại đây sẽ phát triển ra một thân thể của một đại gia đình mới, một thân thể vốn dĩ ngay bây giờ có thể là một niềm báo trước của thời đại mới. Những tiến bộ ở trần gian này cần phải được cẩn thận để nhận biết ra đó chính là sự phát triển về vương quốc của Chúa Kitô. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, chúng có thể đóng góp cho một trật tự mới, tốt đẹp hơn của xã hội con người, vì chưng, đó chính là sự quan tâm chính yếu đến vương quốc của Thiên Chúa.” (trích Hiến Chế Tin Mừng và Hy Vọng, Gaudium et Spes, 39).

Chính vì thế, Phép Thánh Thể giúp chúng ta biết cam kết để tìm ra các sáng kiến nhằm thúc đẩy sự phát triển, và cổ võ cho nền công lý và hòa bình. Tình đoàn kết và sự hợp tác phải nên đýợc thay thế cho sự cạnh tranh và tính thống trị. Sự áp bức, đè nén và bóc lột về những cá nhân con người hay về những cộng đồng thiểu số hay các quốc gia nghèo hơn phải cần được loại bỏ. Người Kitô giáo, sau khi tham dự Phép Thánh Thể, phải luôn kiểm nghiệm về chính lương tâm của mình về những gì cần phải làm hay thực hiện để giúp đỡ những người đau ốm, bệnh tật, những người nghèo, những người tàn phế và những người đang phải sa cơ bước lỡ.

Chúa Kitô ðã rửa chân cho các môn đệ để dạy họ rằng Phép Thánh Thể đã gởi và sai chúng ta đi để tích cực biết yêu thương bà con hàng xóm, láng giềng. Thánh Phaolô đã nói với các tín hữu Côrintô rằng sự tham dự của họ vào Phép Thánh Thể sẽ là khiếm diện nếu như họ xa lánh những người nghèo (trích Thư Thứ I Gửi Côrintô, chương 11, từ câu 17-22, và từ câu 27-34). Chỉ Dẫn mới đây của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Phép Bí Tích đã nhấn mạnh đến chiều kích của việc tham dự việc cử hành Phép Thánh Thể như sau: “Việc hy tế mà Chúa Kitô đã thực hiện trong qua việc cử hành Phép Thánh Thể trong Thánh Lễ không chỉ có giới hạn trong bánh và rượu không thôi, mà nó còn bao gồm cả những lễ vật khác được dâng lên bởi các tín hữu dưới dạng bằng tiền hay những thứ khác trong việc từ thiện với những người nghèo. Hơn thế nữa, những của lễ bên ngoài phải luôn là sự thể hiện một cách hữu hình về món quà thật sự mà Thiên Chúa mong đợi từ chúng ta, đó chính là: một trái tim biết ăn năn, hối lỗi, vì tình yêu Thiên Chúa và lối xóm láng giềng bằng việc chúng ta hành động để xứng với việc hy tế của Chúa Kitô, Người đã dâng chính bản thân mình cho tất cả chúng ta.” (trích từ Phép Bí Tích Cứu Ðộ, Redemptionis Sacramentum, 70).

Rõ ràng là chẳng còn có gì phải nghi ngờ nữa rằng Phép Thánh Thể giúp chúng ta biết cam kết để tranh đấu và biến thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn để tất cả mọi ngýời cùng chung sống. (trích Hiến Chế về Phép Thánh Thể, 70).

10. Sự Đáp Trả Của Chúng Ta (Our Response)

Khi chúng ta kết thúc những suy niệm này, chúng ta tôn kính và cảm ơn Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Người đã cho chúng ta vinh dự và cơ hội để cùng kết liên với Ngài qua việc Ngài hy sinh bản thân Mình nơi Phép Thánh Thể.

Chúng ta cầu xin Ngài hãy dạy cho chúng ta biết cách dâng hiến lên bản thân của chúng ta qua Thánh Lễ, qua Ngài và cùng với Ngài, để biến tất cả chúng ta trở thành một món quà vĩnh cữu để dâng lên cho Thiên Chúa Cha (theo Sách Lễ Rôma, Lời Cầu Nguyện Thánh Thể III). Và sự hy tế của Chúa Giêsu nơi Phép Thánh Thể sẽ luôn là trung tâm điểm cho đời sống của chúng ta mỗi ngày và mỗi tuần, giống hệt như là việc dâng của lễ vậy. Phép Thánh Thể dạy cho Hội Thánh hãy biết dâng lên chính Hội Thánh. Như Thánh Augustinô đã từng nói: “Hội Thánh tiếp tục tái diễn lại hy tế này qua phép bí tích được cử hành trên bàn thánh để qua đó tất cả mọi tín hữu cùng với Hội Thánh dâng chính mình lên cho Thiên Chúa Cha.” (theo De Civ. Dei, 10, 6: PL 41, 283; và Giáo Lý Công Giáo, 1372).

Phép Thánh Thể mời gọi tất cả loài người chúng ta phải luôn là tiếng nói của công trình tạo dựng, để cùng dâng lên tất cả cho Thiên Chúa. Gia đình, công việc, khoa học, chính trị, văn hóa, chính phủ, giới truyền thông đại chúng, mặt trời, mặt trăng, cây cối, dòng sông và tất cả mọi tạo vật khác phải nên được dâng lên cho Thiên Chúa. Tất cả mọi tạo vật, đều được cứu rỗi bởi Chúa Kitô, sẽ phải là những biểu trưng được dâng lên cho Thiên Chúa qua sự hy tế của Ngài nơi Phép Thánh Thể.

Chúng ta cử hành Thánh Lễ cùng với sự thông công của Đức Nữ Đồng Trinh Maria, các Thiên Thần cùng toàn thể các Thánh. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đang còn phải lưu trú nơi lửa luyện tội. Chúng ta hướng về trời cho đến khi tất cả đã được cứu chuộc bởi Chúa Kitô sẽ cùng được ngợi ca, vinh hiển Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trên nước hằng sống.

Ngày hôm nay, chúng ta cầu xin mọi ơn huệ đến từ Phép Thánh Thể xuống cho Hội Các Mẹ Bề Trên của Các Dòng Tu Nữ và tất cả những thành viên trong các dòng tu của họ. Bằng đời sống tu trì, tận hiến, họ cứ mãi luôn làm chứng về Chúa Kitô, và tuyên xưng rằng: “Vương quốc của Thiên Chúa, và các chủ thể của Ngài thì luôn cao vời hơn hết, trên tất cả mọi tạo vật dưới thế này.” (trích Lumen Gentium, 44). Nguyện cầu xin Phép Thánh Thể luôn là trung tâm điểm, là niềm hy vọng và là niềm vui trong đời sống của tất cả chúng ta.

Vinh Danh Chúa Giêsu Kitô bây giờ và mãi mãi!

Francis Cardinal Arinze

25th September 2004.


(Hết)