Chiều ngày 07/03, tại nhà tĩnh tâm Thầy Chí Thánh ở Ariccia, cha Michelini tiếp tục bài suy niệm thứ 4 về đề tài “Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu bị bắt” (Mt 26,36-46).
Thi hành Thánh ý Chúa Cha
Đầu tiên, cha Michelini so sánh hai lần cầu nguyện của Chúa Giêsu , trên núi Tabo và trong vường Ghết-sê-ma-ni. Hai sự kiện có những tương đồng nổi nật: Chúa Giêsu bị thử thách. Trên núi Tabor, Phêrô và hai tông đồ Gioan và Giacôbê không hiểu ý nghĩa lời loan báo lần thứ nhất của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Còn trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu vừa loan báo rằng một người sẽ trao nộp Ngài. Trong cả hai biến cố, 3 tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê đều cùng đi với Chúa Giêsu nhưng họ không hiểu những điều đang xảy ra với Ngài.
Sự khác biệt giữa hai biến cố: trên núi Tabo, Chúa Giêsu nghe tiếng của Chúa Cha an ủi Ngài, nhưng ở vườn Ghết-sê-ma-ni, (trừ thánh sử Luca nói về việc Chúa Giêsu được củng cố thêm sức trong cuộc chiến bởi các thiên thần), không có tiếng nói nào. Ngược lại, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha, khi chấp nhận để Thánh ý tốt lành của Chúa Cha được thực hiện. Thánh ý này không muốn Chúa Con phải chết, nhưng là ơn cứu độ. Chúa Giêsu đến để cứu chuộc dân Ngài, trong đó có thế giới.
Sô phận cay đắng phải chết – hình thức mới của ơn cứu độ
Cha Michelini nói tiếp rằng sứ vụ Chúa Cha trao phó được thực hiện trong cái chết cay đắng và cái chết này trở thành hình thức mới của ơn cứu chuộc, điều bây giờ đối với chúng ta là ơn cứu chuộc trong nghĩa tinh tuyền và đơn giản. Dụ ngôn các tá điền sát nhân cũng cho chúng ta thấy một người cha gửi con mình đến vườn nho với suy nghĩ “họ sẽ kính trọng con mình” (Mt 21,37). Nhưng lời loan báo của Chúa Giêsu cũng như chính Ngài đã không được đón nhận và Vương quốc Chúa Cha sẽ chuyển sang một hình thức khác mà Chúa Giêsu được mời gọi đón nhận ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Như thế, tùy theo sự sẵn sàng của con người mà Chúa Giêsu có thể thi hành sứ vụ của Ngài. Sự đóng cửa lòng của thế giới không cho phép Ngài là hoàng tử hòa bình…. Do đó, Đấng Mêsia trở thành người bị hủy diệt. Lễ hy sinh của Ngài trở thành hiến tế sự chết.
Chúa Giêsu còn mời gọi các môn đệ của Ngài, như Ngài đã thực hiện ở Ghết-sê-ma-ni, yêu Thiên Chúa với hết tâm hồn và sức lực cho đến hy sinh mạng sống.
Suy tư
Thái độ của chúng ta trước phiền muộn đau khổ của người xung quanh. Chúng ta mở mắt nhìn và cầu nguyện hay chúng ta ngủ quên như 3 môn đê.
Có phải Thánh ý Chúa đối với chúng ta giống là điều thất thường, như điều “phải làm” bởi vì “Ai đó đã quyết định”, hay tôi thấy đó là Thánh ý tốt lành cho tất cả.
Giả định là Thánh ý cứu độ không thay đổi, tôi có chấp nhận rằng cách thức mà Thánh ý được thực hiện bị điều kiện hóa, bởi vì sự toàn năng của Thiên Chúa bị chặn đứng trước tự do của thụ tạo?
Nếu Thiên Chúa thay đổi ý, như sách ngôn sứ Giona nói Ngài có thể hồi ý (x. Gn 3,10), làm sao mà Giáo Hội không thể thay đổi, tại sao chúng ta có thể bám giữ sự cứng nhắc của mình? (RV 07/03/2017)
Thi hành Thánh ý Chúa Cha
Đầu tiên, cha Michelini so sánh hai lần cầu nguyện của Chúa Giêsu , trên núi Tabo và trong vường Ghết-sê-ma-ni. Hai sự kiện có những tương đồng nổi nật: Chúa Giêsu bị thử thách. Trên núi Tabor, Phêrô và hai tông đồ Gioan và Giacôbê không hiểu ý nghĩa lời loan báo lần thứ nhất của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Còn trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu vừa loan báo rằng một người sẽ trao nộp Ngài. Trong cả hai biến cố, 3 tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê đều cùng đi với Chúa Giêsu nhưng họ không hiểu những điều đang xảy ra với Ngài.
Sự khác biệt giữa hai biến cố: trên núi Tabo, Chúa Giêsu nghe tiếng của Chúa Cha an ủi Ngài, nhưng ở vườn Ghết-sê-ma-ni, (trừ thánh sử Luca nói về việc Chúa Giêsu được củng cố thêm sức trong cuộc chiến bởi các thiên thần), không có tiếng nói nào. Ngược lại, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha, khi chấp nhận để Thánh ý tốt lành của Chúa Cha được thực hiện. Thánh ý này không muốn Chúa Con phải chết, nhưng là ơn cứu độ. Chúa Giêsu đến để cứu chuộc dân Ngài, trong đó có thế giới.
Sô phận cay đắng phải chết – hình thức mới của ơn cứu độ
Cha Michelini nói tiếp rằng sứ vụ Chúa Cha trao phó được thực hiện trong cái chết cay đắng và cái chết này trở thành hình thức mới của ơn cứu chuộc, điều bây giờ đối với chúng ta là ơn cứu chuộc trong nghĩa tinh tuyền và đơn giản. Dụ ngôn các tá điền sát nhân cũng cho chúng ta thấy một người cha gửi con mình đến vườn nho với suy nghĩ “họ sẽ kính trọng con mình” (Mt 21,37). Nhưng lời loan báo của Chúa Giêsu cũng như chính Ngài đã không được đón nhận và Vương quốc Chúa Cha sẽ chuyển sang một hình thức khác mà Chúa Giêsu được mời gọi đón nhận ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Như thế, tùy theo sự sẵn sàng của con người mà Chúa Giêsu có thể thi hành sứ vụ của Ngài. Sự đóng cửa lòng của thế giới không cho phép Ngài là hoàng tử hòa bình…. Do đó, Đấng Mêsia trở thành người bị hủy diệt. Lễ hy sinh của Ngài trở thành hiến tế sự chết.
Chúa Giêsu còn mời gọi các môn đệ của Ngài, như Ngài đã thực hiện ở Ghết-sê-ma-ni, yêu Thiên Chúa với hết tâm hồn và sức lực cho đến hy sinh mạng sống.
Suy tư
Thái độ của chúng ta trước phiền muộn đau khổ của người xung quanh. Chúng ta mở mắt nhìn và cầu nguyện hay chúng ta ngủ quên như 3 môn đê.
Có phải Thánh ý Chúa đối với chúng ta giống là điều thất thường, như điều “phải làm” bởi vì “Ai đó đã quyết định”, hay tôi thấy đó là Thánh ý tốt lành cho tất cả.
Giả định là Thánh ý cứu độ không thay đổi, tôi có chấp nhận rằng cách thức mà Thánh ý được thực hiện bị điều kiện hóa, bởi vì sự toàn năng của Thiên Chúa bị chặn đứng trước tự do của thụ tạo?
Nếu Thiên Chúa thay đổi ý, như sách ngôn sứ Giona nói Ngài có thể hồi ý (x. Gn 3,10), làm sao mà Giáo Hội không thể thay đổi, tại sao chúng ta có thể bám giữ sự cứng nhắc của mình? (RV 07/03/2017)