Mấy năm gần đây, đã có nhiều nỗ lực đáng kể và ở cấp cao trong việc nối vòng tay lớn giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống lớn nhất thế giới, tức Giáo Hội Chính Thống Nga, nhất là dưới thời Đức Phanxicô với cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ngài và Thượng Phụ Kirill tại Cuba các nay mấy năm.
Dường như các cố gắng ấy đang đem lại nhiều hoa trái xum xuê mà một trong những hoa trái ấy vừa được linh mục Matthew P. Schneider phổ biến. Đó là việc có đến 69 phần trăm người Chính Thống Nga chấp nhận tín điều “Filioque” (và bởi Đức Chúa Con) trong Kinh Tin Kính Nixêa của Giáo Hội Phương Tây.
Ai cũng biết, khi cuộc Ly Giáo Đông Tây diễn ra năm 1054, một vấn đề lớn là Đức Giáo Hoàng lồng câu “và bởi Đức Chúa Con” vào Kinh Tin Kính. Ngày nay, ta đọc: Chúa Thánh Thần “bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra”. Việc này thường được gọi là cuộc tranh chấp “Filioque” do chữ La Tinh có nghĩa là “và bởi Đức Chúa Con”. Có người cho rằng chữ “mà ra” trong tiếng La Tinh, tức procedit, thực ra không nặng nề như ἐκπορεύεσθαι của Tiếng Hy Lạp và do đó nghĩa của nó dễ chấp nhận hơn. Về phương diện này, Thánh Cyril thành Alexandria có lý khi cho rằng nên dùng động từ προϊέναι hay προχεῖσθαι, cả hai đều có nghĩa “chẩy từ” (flowing from) hơn là ἐκπορεύεσθαι với nghĩa phát sinh bởi.
Thực ra cuộc tranh chấp trên trở thành nặng nề và làm bùng nổ cuộc ly giáo vĩ đại, kéo dài tận ngày nay, không hẳn là vì những kiểu nói ấy cho bằng do tranh chấp quyền hành: Đông không chấp nhận quyền tối thượng của Tây khi Tây tự ý thêm “Filioque” vào Kinh Tin Kính Nixêa, một Kinh vốn không có cụm từ ấy.
Đấy là chuyện xưa cũ. Trong một cuộc thăm dò mới đây tại Nga về cụm từ trên, 69 phần trăm nay tin rằng câu “và bởi Đức Chúa Con” là đúng.
Thực vậy, trong một cuộc nghiên cứu toàn nước Nga, các tín hữu Chính Thống Giáo được hỏi một câu hỏi liên quan đến cách người Chính Thống Giáo hiểu tín điều Chúa Ba Ngôi.
Câu nào sau đây bạn nghĩ là đúng? “Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra?” hay “Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha mà ra mà thôi?”
1. Bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con [69%]
2. Chỉ bởi Đức Chúa Cha [10%]
3. Không câu nào đúng [3%]
4. Khó trả lời [10%]
Cha Schneider nhận định rằng ngài đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về lòng đạo Chính Thống Giáo ở Nga trong nhiều năm nay, và giả thuyết làm việc của cha là hầu hết các người trả lời có lẽ sẽ chọn câu “tôi không biết”. Nhưng giả thuyết này quả đã sai: các người trả lời đã không chọn “khó trả lời” khi trả lời câu hỏi về Filioque.
Với sự kiện “Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra”, 69% người Chính Thống Nga đã nhất trí. Quả là điều bất ngờ. Và thật tích cực đối với viễn ảnh hợp nhất Kitô Giáo.
Trên thực tế, trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo đã đưa ra nhiều công bố cho thấy sự nhất trí của họ về Thiên Chúa Ba Ngôi, như Tuyên Bố Chung của Các Nhà Lãnh Đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo Hoa Kỳ năm 2003, tựa là “The Filioque: A Church Dividing Issue?: An Agreed Statement” (dài gần 30 trang, do Ủy Ban Tham Khảo Công Giáo và Chính Thống Giáo Hoa Kỳ soạn thảo).
Hy vọng biến cố trên sẽ thúc đẩy nhiều bước cụ thể khác nữa để lời cầu xin “Để chúng nên một” của Đức Kitô sớm được thể hiện.
Không bao giờ nản lòng trong cuộc hành trình hợp nhất
Trong khi đó, ngày 11 tháng 5 hôm qua, Đức Giáo Chủ của Giáo Hội Chính Thống Các Lãnh Thổ Tiệp (Czech) và Tổng Giám Mục Giáo Đô Khắc (Slovakia), Rastislav, lần đầu tiên đã đến yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Theo tin Zenit, trong thời gian ở Rôma, từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 5, Đức Giáo Chủ sẽ hội đàm với Đức Hồng Y Kurt Koch tại văn phòng Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp nhất Kitô Giáo. Ngài cũng sẽ cử hành Phụng Vụ Thánh tại mộ Thánh Cyril tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Clement.
Giáo Hội Chính Thống các Lãnh Thổ Tiệp và Khắc là một trong 14 Giáo Hội Chính Thống độc lập của truyền thống Byzantine, và có nguồn gốc trong việc rao giảng Tin Mừng tại Đại Moravia của các Thánh Cyril và Methodius.
Trong bài diễn văn của ngài với Đức Giáo Chủ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ niềm vui được đón tiếp Đức Giáo Chủ và phái đoàn của ngài, và sự đánh giá cao “về các mối liên kết thiêng liêng vốn hợp nhất chúng ta và khuyến khích chúng ta tiếp tục trong việc xây đắp chung và cùng nhau tìm kiếm hòa bình, một ơn phúc của Chúa Sống Lại”.
Đức Giáo Hoàng bày tỏ quan điểm của ngài rằng chuyến viếng thăm này là “một ơn phúc để cùng lớn lên trong việc xây dựng hỗ tương, củng cố các mối dây nối kết thiêng liêng và tình bằng hữu của chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng nhận định rằng làm nổi bật các dây nối kết trên là sự hiện diện ở đây, ở Rôma, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Clement cổ xưa này, ngôi mộ của Thánh Cyril, Vị Tông Đồ của người Slav; sự rao giảng của ngài đã phát triển Đức tin trên các lãnh thổ mà hiện nay Giáo Hội của Đức Giáo Chủ đang thi hành sứ vụ.
Những người bị bách hại là lời kêu gọi khẩn thiết
Đức Giáo Hoàng cho rằng khuôn mạo Thánh Cyril gợi hứng để ngài chia sẻ với Đức Giáo Chủ và phái đoàn trong tình huynh đệ 3 ý nghĩ ngắn ngủi.
Theo truyền thuyết, chính hai anh em Cyril và Methodius, xuất thân từ Salonika, đã đem về cho Đức Giáo Hoàng Hadrian II các hài cốt của Thánh Clement, một trong các Giám Mục Rôma đầu tiên, người đã qua đời trong cảnh lưu đầy dưới thời Hoàng Đế Trajan. Cử chỉ của các Thánh Cyril và Methodius nhắc chúng ta nhớ rằng Kitô hữu chúng ta thừa hưởng, và cần liên tục chia sẻ, một gia tài thánh thiện chung và mênh mông.
“Trong số nhiều nhân chứng, vô vàn các tử đạo đã tuyên xưng lòng trung thành với Chúa Giêsu trong các thế kỷ qua, như Thánh Clement, nhưng cả trong các thời gần đây nữa, như khi cuộc bách hại của những người vô thần tác động lên các xứ sở của ngài. Ngay cả hiện nay, cảnh đau khổ của nhiều anh chị em đang bị bách hại vì Tin Mừng là một lời kêu gọi khẩn thiết, thách thức ta phải tìm cách hợp nhất hơn nữa. Ước chi gương sáng của các Thánh Cyril và Methodius giúp chúng ta thăng tiến gia tài thánh thiện vốn hợp nhất chúng ta này!”
Công bố Chúa mà thôi chưa đủ
Đức Giáo Hoàng nói thêm: Khía cạnh thứ hai, khía cạnh nhắc chúng ta nhớ đến Các Vị Tông Đồ Thánh Thiện của người Slav, liên quan đến mối liên hệ giữa việc rao giảng Tin Mừng và văn hóa.
“Văn hóa Byzantine, hai anh em thánh thiện đã có sự cả gan dám phiên dịch sứ điệp Tin Mừng sang một ngôn ngữ dễ hiểu đối với các dân tộc Slav của Đại Moravia. Nhờ nhập thể Tin Mừng vào một nền văn hóa nhất định, các ngài đã phát triển chính nền văn hóa. Việc tông đồ của hai Thánh Cyril và Methodius, mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong làm các thánh đồng bổn mạng của Âu Châu, đối với tất cả chúng ta ngày nay, vẫn là một mẫu mực của việc rao giảng Tin Mừng”.
“Công bố Chúa mà thôi chưa đủ để tái khẳng định các mẫu mực quá khứ, nhưng chúng ta phải lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng luôn linh hứng những phương cách mới mẻ và can đảm để rao giảng Tin Mừng cho người đồng thời với chúng ta. Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn làm thế, ngay trong các xứ có truyền thống Kitô Giáo nhưng nay đang nổi bật vì phong trào tục hóa và dửng dưng”.
Hòa giải sự đa dạng
Ý nghĩ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng phát xuất từ các Thánh Cyril và Methodius, mà theo ngài, vốn thành công trong việc thắng vượt các chia rẽ giữa các cộng đồng Kitô Giáo thuộc nhiều nền văn hóa và truyền thống khác nhau. Ngài nói rằng theo chiều hướng này, ta có thể nói các vị là “những đấng tiền phong chân chính của phong trào đại kết” (Gioan Phaolô II, Tông Thư Slavorum Apostoli, 14).
“Các vị nhắc chúng ta nhớ rằng hợp nhất không có nghĩa độc dạng, mà là hòa giải sự đa dạng trong Chúa Thánh Thần”.
Đức GH Phanxicô kết luận bằng cách cầu nguyện “Ước chi chứng tá của các Thánh Cyril và Methodius đồng hành với chúng ta trên hành trình tiến tới hợp nhất, khuyến khích chúng ta sống sự đa dạng này trong tình hiệp thông và đừng bao giờ thất vọng trên hành trình này, một hành trình ta được mời gọi thực hiện vì thánh ý Chúa và với niềm hân hoan”.
“Tôi cầu xin Chúa, qua sự bầu cử của các Thánh Cyril và Methodius, cho chúng ta một ngày kia tiến tới sự hợp nhất trọn vẹn, sự hợp nhất mà chúng ta đang bước tới. Tôi khẩn khoản xin ngài chuyển tới các tín hữu của ngài việc bảm đảm tôi sẽ nhớ đến họ trong lời cầu nguyện và lời thăm hỏi chân tình của tôi trong Chúa Kitô đã sống lại. Cầu khẩn trên mọi vị phúc lành của Chúa và sự che chở của Mẹ Thiên Chúa, tôi xin qúy vị nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của qúy vị”
Dường như các cố gắng ấy đang đem lại nhiều hoa trái xum xuê mà một trong những hoa trái ấy vừa được linh mục Matthew P. Schneider phổ biến. Đó là việc có đến 69 phần trăm người Chính Thống Nga chấp nhận tín điều “Filioque” (và bởi Đức Chúa Con) trong Kinh Tin Kính Nixêa của Giáo Hội Phương Tây.
Ai cũng biết, khi cuộc Ly Giáo Đông Tây diễn ra năm 1054, một vấn đề lớn là Đức Giáo Hoàng lồng câu “và bởi Đức Chúa Con” vào Kinh Tin Kính. Ngày nay, ta đọc: Chúa Thánh Thần “bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra”. Việc này thường được gọi là cuộc tranh chấp “Filioque” do chữ La Tinh có nghĩa là “và bởi Đức Chúa Con”. Có người cho rằng chữ “mà ra” trong tiếng La Tinh, tức procedit, thực ra không nặng nề như ἐκπορεύεσθαι của Tiếng Hy Lạp và do đó nghĩa của nó dễ chấp nhận hơn. Về phương diện này, Thánh Cyril thành Alexandria có lý khi cho rằng nên dùng động từ προϊέναι hay προχεῖσθαι, cả hai đều có nghĩa “chẩy từ” (flowing from) hơn là ἐκπορεύεσθαι với nghĩa phát sinh bởi.
Thực ra cuộc tranh chấp trên trở thành nặng nề và làm bùng nổ cuộc ly giáo vĩ đại, kéo dài tận ngày nay, không hẳn là vì những kiểu nói ấy cho bằng do tranh chấp quyền hành: Đông không chấp nhận quyền tối thượng của Tây khi Tây tự ý thêm “Filioque” vào Kinh Tin Kính Nixêa, một Kinh vốn không có cụm từ ấy.
Đấy là chuyện xưa cũ. Trong một cuộc thăm dò mới đây tại Nga về cụm từ trên, 69 phần trăm nay tin rằng câu “và bởi Đức Chúa Con” là đúng.
Thực vậy, trong một cuộc nghiên cứu toàn nước Nga, các tín hữu Chính Thống Giáo được hỏi một câu hỏi liên quan đến cách người Chính Thống Giáo hiểu tín điều Chúa Ba Ngôi.
Câu nào sau đây bạn nghĩ là đúng? “Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra?” hay “Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha mà ra mà thôi?”
1. Bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con [69%]
2. Chỉ bởi Đức Chúa Cha [10%]
3. Không câu nào đúng [3%]
4. Khó trả lời [10%]
Sơ đồ lấy từ bài báo nguyên thủy bằng tiếng Nga http://lodka.sreda.org/issledovanie-sredy-raz-dva-tri/ |
Cha Schneider nhận định rằng ngài đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về lòng đạo Chính Thống Giáo ở Nga trong nhiều năm nay, và giả thuyết làm việc của cha là hầu hết các người trả lời có lẽ sẽ chọn câu “tôi không biết”. Nhưng giả thuyết này quả đã sai: các người trả lời đã không chọn “khó trả lời” khi trả lời câu hỏi về Filioque.
Với sự kiện “Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra”, 69% người Chính Thống Nga đã nhất trí. Quả là điều bất ngờ. Và thật tích cực đối với viễn ảnh hợp nhất Kitô Giáo.
Trên thực tế, trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo đã đưa ra nhiều công bố cho thấy sự nhất trí của họ về Thiên Chúa Ba Ngôi, như Tuyên Bố Chung của Các Nhà Lãnh Đạo Công Giáo và Chính Thống Giáo Hoa Kỳ năm 2003, tựa là “The Filioque: A Church Dividing Issue?: An Agreed Statement” (dài gần 30 trang, do Ủy Ban Tham Khảo Công Giáo và Chính Thống Giáo Hoa Kỳ soạn thảo).
Hy vọng biến cố trên sẽ thúc đẩy nhiều bước cụ thể khác nữa để lời cầu xin “Để chúng nên một” của Đức Kitô sớm được thể hiện.
Không bao giờ nản lòng trong cuộc hành trình hợp nhất
Trong khi đó, ngày 11 tháng 5 hôm qua, Đức Giáo Chủ của Giáo Hội Chính Thống Các Lãnh Thổ Tiệp (Czech) và Tổng Giám Mục Giáo Đô Khắc (Slovakia), Rastislav, lần đầu tiên đã đến yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Theo tin Zenit, trong thời gian ở Rôma, từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 5, Đức Giáo Chủ sẽ hội đàm với Đức Hồng Y Kurt Koch tại văn phòng Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp nhất Kitô Giáo. Ngài cũng sẽ cử hành Phụng Vụ Thánh tại mộ Thánh Cyril tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Clement.
Giáo Hội Chính Thống các Lãnh Thổ Tiệp và Khắc là một trong 14 Giáo Hội Chính Thống độc lập của truyền thống Byzantine, và có nguồn gốc trong việc rao giảng Tin Mừng tại Đại Moravia của các Thánh Cyril và Methodius.
Trong bài diễn văn của ngài với Đức Giáo Chủ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ niềm vui được đón tiếp Đức Giáo Chủ và phái đoàn của ngài, và sự đánh giá cao “về các mối liên kết thiêng liêng vốn hợp nhất chúng ta và khuyến khích chúng ta tiếp tục trong việc xây đắp chung và cùng nhau tìm kiếm hòa bình, một ơn phúc của Chúa Sống Lại”.
Đức Giáo Hoàng bày tỏ quan điểm của ngài rằng chuyến viếng thăm này là “một ơn phúc để cùng lớn lên trong việc xây dựng hỗ tương, củng cố các mối dây nối kết thiêng liêng và tình bằng hữu của chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng nhận định rằng làm nổi bật các dây nối kết trên là sự hiện diện ở đây, ở Rôma, trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Clement cổ xưa này, ngôi mộ của Thánh Cyril, Vị Tông Đồ của người Slav; sự rao giảng của ngài đã phát triển Đức tin trên các lãnh thổ mà hiện nay Giáo Hội của Đức Giáo Chủ đang thi hành sứ vụ.
Những người bị bách hại là lời kêu gọi khẩn thiết
Đức Giáo Hoàng cho rằng khuôn mạo Thánh Cyril gợi hứng để ngài chia sẻ với Đức Giáo Chủ và phái đoàn trong tình huynh đệ 3 ý nghĩ ngắn ngủi.
Theo truyền thuyết, chính hai anh em Cyril và Methodius, xuất thân từ Salonika, đã đem về cho Đức Giáo Hoàng Hadrian II các hài cốt của Thánh Clement, một trong các Giám Mục Rôma đầu tiên, người đã qua đời trong cảnh lưu đầy dưới thời Hoàng Đế Trajan. Cử chỉ của các Thánh Cyril và Methodius nhắc chúng ta nhớ rằng Kitô hữu chúng ta thừa hưởng, và cần liên tục chia sẻ, một gia tài thánh thiện chung và mênh mông.
“Trong số nhiều nhân chứng, vô vàn các tử đạo đã tuyên xưng lòng trung thành với Chúa Giêsu trong các thế kỷ qua, như Thánh Clement, nhưng cả trong các thời gần đây nữa, như khi cuộc bách hại của những người vô thần tác động lên các xứ sở của ngài. Ngay cả hiện nay, cảnh đau khổ của nhiều anh chị em đang bị bách hại vì Tin Mừng là một lời kêu gọi khẩn thiết, thách thức ta phải tìm cách hợp nhất hơn nữa. Ước chi gương sáng của các Thánh Cyril và Methodius giúp chúng ta thăng tiến gia tài thánh thiện vốn hợp nhất chúng ta này!”
Công bố Chúa mà thôi chưa đủ
Đức Giáo Hoàng nói thêm: Khía cạnh thứ hai, khía cạnh nhắc chúng ta nhớ đến Các Vị Tông Đồ Thánh Thiện của người Slav, liên quan đến mối liên hệ giữa việc rao giảng Tin Mừng và văn hóa.
“Văn hóa Byzantine, hai anh em thánh thiện đã có sự cả gan dám phiên dịch sứ điệp Tin Mừng sang một ngôn ngữ dễ hiểu đối với các dân tộc Slav của Đại Moravia. Nhờ nhập thể Tin Mừng vào một nền văn hóa nhất định, các ngài đã phát triển chính nền văn hóa. Việc tông đồ của hai Thánh Cyril và Methodius, mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong làm các thánh đồng bổn mạng của Âu Châu, đối với tất cả chúng ta ngày nay, vẫn là một mẫu mực của việc rao giảng Tin Mừng”.
“Công bố Chúa mà thôi chưa đủ để tái khẳng định các mẫu mực quá khứ, nhưng chúng ta phải lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng luôn linh hứng những phương cách mới mẻ và can đảm để rao giảng Tin Mừng cho người đồng thời với chúng ta. Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn làm thế, ngay trong các xứ có truyền thống Kitô Giáo nhưng nay đang nổi bật vì phong trào tục hóa và dửng dưng”.
Hòa giải sự đa dạng
Ý nghĩ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng phát xuất từ các Thánh Cyril và Methodius, mà theo ngài, vốn thành công trong việc thắng vượt các chia rẽ giữa các cộng đồng Kitô Giáo thuộc nhiều nền văn hóa và truyền thống khác nhau. Ngài nói rằng theo chiều hướng này, ta có thể nói các vị là “những đấng tiền phong chân chính của phong trào đại kết” (Gioan Phaolô II, Tông Thư Slavorum Apostoli, 14).
“Các vị nhắc chúng ta nhớ rằng hợp nhất không có nghĩa độc dạng, mà là hòa giải sự đa dạng trong Chúa Thánh Thần”.
Đức GH Phanxicô kết luận bằng cách cầu nguyện “Ước chi chứng tá của các Thánh Cyril và Methodius đồng hành với chúng ta trên hành trình tiến tới hợp nhất, khuyến khích chúng ta sống sự đa dạng này trong tình hiệp thông và đừng bao giờ thất vọng trên hành trình này, một hành trình ta được mời gọi thực hiện vì thánh ý Chúa và với niềm hân hoan”.
“Tôi cầu xin Chúa, qua sự bầu cử của các Thánh Cyril và Methodius, cho chúng ta một ngày kia tiến tới sự hợp nhất trọn vẹn, sự hợp nhất mà chúng ta đang bước tới. Tôi khẩn khoản xin ngài chuyển tới các tín hữu của ngài việc bảm đảm tôi sẽ nhớ đến họ trong lời cầu nguyện và lời thăm hỏi chân tình của tôi trong Chúa Kitô đã sống lại. Cầu khẩn trên mọi vị phúc lành của Chúa và sự che chở của Mẹ Thiên Chúa, tôi xin qúy vị nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của qúy vị”