Suy Niệm Chúa Nhật III Thường Niên – Năm A
Chúng ta có thể chia đoạn Tin mừng Chúa Nhật hôm nay thành hai phần: Phần thứ nhất, Đức Giêsu kêu gọi mọi người hãy sám hối; phần thứ hai Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên.
1. Hãy sám hối
Sám hối là đề tài xuyên suốt lịch sử cứu độ từ thời Cựu Ước sang thời Tân Ước và có lẽ được tiếp tục mãi cho đến Tận Thế. Thật vậy, các ngôn sứ luôn kêu gọi con người sám hối. Thánh Gioan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng bằng việc kêu gọi con người sám hối và lãnh nhận phép rửa thống hối. Và hôm nay, Đức Giêsu bắt đầu sứ mạng Cứu thế của mình cũng bằng việc rao giảng sự sám hối: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4.17). Lời rao giảng mời gọi mọi người sám hối vẫn được tiếp tục nơi các Tông đồ và nơi Giáo Hội mãi cho đến Tận thế.
Tại sao sám hối lại quan trọng như vậy?
Vì tội lỗi gắn liền với con người. Khi có tội thì cần phải có lòng sám hối. Sám hối để làm hòa với anh chị em mình và đặc biệt để lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa.
Một trong những điều kiện cần thiết để lãnh nhận Bí tích Giao Hòa nên, đó là hối nhân cần phải có lòng sám hối. Vì thế, người xưng tội mà không có lòng sám hối thì không được tha tội. Giáo lý phân biệt hai loại sám hối: sám hối cách trọn là ghét tội vì lòng mến Chúa; sám hối cách chẳng trọn là ghét tội vì sợ sa Hỏa ngục.
Sám hối đi liền với việc thay đổi đời sống: Sau khi xưng tội, tùy vào những tội hối nhân đã phạm, cha giải tội ra việc đền tội cho cân xứng.
Chẳng hạn, nếu hối nhân thường xuyên bỏ lễ Chúa Nhật, cha giải tội khuyên hối nhân cố gắng sắp xếp thời gian để tham dự thánh lễ Chúa Nhật đầy đủ.
Nếu hối nhân thường xuyên bỏ đọc kinh cầu nguyện, cha giải tội khuyên siêng năng đọc kinh cầu nguyện.
Nếu hối nhân xưng tội hay trộm cắp gian lận, tham ô thạm nhũng, lỗi đức công bằng…cha giải tội sẽ khuyên hối nhân biết đền trả cân xứng và quyết tâm sống thật thà.
Nếu hối nhân thường xuyên gây chia rẽ bất đồng, cha giải tội khuyên xây dựng tình đoàn kết, hiệp nhất như khi Thánh Phaolô nghe tin có sự chia rẽ trong cộng đoàn Côrintô, Ngài nói rằng: “Tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau.” (1Cr 1, 10).
Nếu hối nhân thường xuyên phạm tội nói xấu nói hành, cha giải tội sẽ khuyên tránh nói xấu nói hành, ngược lại biết nghĩ tốt, nói tốt cho nhau.
Câu chuyện của cha thánh Philiphê Nêri sau đây cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc đền tội xứng với tội mình đã phạm.
Một bà xồn xồn hay đến xưng tội với cha, linh mục vui tính. Tội mà bà hay phạm là nói hành nói xấu thiên hạ. Cha ra một việc nhân đức để bà cải thiện cái thói không tốt ấy. Cha nói với bà: “Ngày mai bà ra chợ mua một con gà. Rồi đưa về đây tôi đánh tiết canh. Nhưng bà nhớ vừa đi vừa vặt lông sẵn đi nhé!”
Bà xồn xồn vui vẻ làm theo lời cha đề nghị như một việc "đền tội." Khi tới cửa nhà xứ, bà hí hửng đưa con vịt đã vặt lông trên đường để cha "chào cờ!" Cha cười bảo bà: “Ấy chết, công việc tiếp theo lại là thế này: bà cầm cái bao này, chịu khó trở về con đường bà tới đây và nhặt lại lông vịt lúc nãy bà tung ra trên đường dùm tôi!”
- Sao được cha! Gió nó bay hết trơn rồi, và biết bao nhiêu lông mà nhặt cho vừa.
Cha Philiphê Nêri ôn tồn nói: “Đấy nhé, nếu bà nói xấu thiên hạ cũng khó lấy lại như vậy đó. Thực sự nhặt lại mớ lông, còn dễ hơn những điều nói xấu người ta đấy! Bà hiểu điều tôi nói không?”
2. Kêu gọi các môn đệ
Phần thứ hai của bài Tin mừng hôm nay, Thánh Mathêu tường thuật lại việc Đức Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên. Đó là ông Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan. Người kêu gọi: "Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta." (Mt 4,19). Lập tức các ông bỏ mọi sự mà đi theo Người.
Như vậy, mục đích của Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đi theo Người là để làm nghề “chài lưới người.”
Các Tông đồ đã mau mắn đáp lại tiếng Chúa gọi, đi theo Người, để Người huấn luyện và sau đó chu toàn sứ mạng Người giao phó. Còn chúng ta thì sao? Ngày hôm nay, chắc hẳn Đức Giêsu không hiện ra để trực tiếp gọi chúng ta đi theo Ngài như ngày xưa Ngài đã trực tiếp gọi các Tông đồ. Nhưng Ngài vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta làm Tông đồ cho Người qua các trung gian, qua các biến cố trong cuộc sống. Ngài gọi chúng ta qua Cha mẹ, qua Giáo Hội, qua Lời Chúa, qua các biến cố trong cuộc sống hằng ngày. Có điều là chúng ta có nhận ra tiếng Chúa mời gọi hay không?
Thánh Phanxicô Xaviê đã nhận ra tiếng Chúa mời gọi qua người bạn thân là thánh Inhatiô. Hằng ngày Thánh Inhatiô nhắc đi nhắc lại câu Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian, thiệt mất linh hồn nào được ích gì?” (Mt 16,26). Thánh Phanxicô Xaviê dần dần đã thấm nhuần câu Lời Chúa đó và quyết định bỏ lại đằng sau tất cả vinh hoa phú quý ở đời để đi theo và làm Tông đồ cho Chúa.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nhận ra ơn gọi Nên Thánh của mình qua câu Lời Chúa : “Hãy trở nên như trẻ nhỏ mới được vào Nước Trời.” (x. Mt 18,3). Mẹ Têrêxa Caculta nhận ra tiếng mời gọi của Chúa qua những người bị bỏ rơi bên lề xã hội.
Ngày hôm nay, Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta qua Lời Chúa, qua các biến cố trong cuộc sống, chúng ta hãy lắng đọng tâm hồn để sẵn sàng đáp trả tiếng Chúa mời gọi.
Lạy Chúa, sứ mạng của Chúa trao phó cho các Tông đồ cũng là sứ mạng mà Chúa muốn trao phó cho mỗi người chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra tiếng Chúa mời gọi qua Lời Chúa và qua các biến cố trong cuộc sống để cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúng ta có thể chia đoạn Tin mừng Chúa Nhật hôm nay thành hai phần: Phần thứ nhất, Đức Giêsu kêu gọi mọi người hãy sám hối; phần thứ hai Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên.
1. Hãy sám hối
Sám hối là đề tài xuyên suốt lịch sử cứu độ từ thời Cựu Ước sang thời Tân Ước và có lẽ được tiếp tục mãi cho đến Tận Thế. Thật vậy, các ngôn sứ luôn kêu gọi con người sám hối. Thánh Gioan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng bằng việc kêu gọi con người sám hối và lãnh nhận phép rửa thống hối. Và hôm nay, Đức Giêsu bắt đầu sứ mạng Cứu thế của mình cũng bằng việc rao giảng sự sám hối: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 4.17). Lời rao giảng mời gọi mọi người sám hối vẫn được tiếp tục nơi các Tông đồ và nơi Giáo Hội mãi cho đến Tận thế.
Tại sao sám hối lại quan trọng như vậy?
Vì tội lỗi gắn liền với con người. Khi có tội thì cần phải có lòng sám hối. Sám hối để làm hòa với anh chị em mình và đặc biệt để lãnh nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa.
Một trong những điều kiện cần thiết để lãnh nhận Bí tích Giao Hòa nên, đó là hối nhân cần phải có lòng sám hối. Vì thế, người xưng tội mà không có lòng sám hối thì không được tha tội. Giáo lý phân biệt hai loại sám hối: sám hối cách trọn là ghét tội vì lòng mến Chúa; sám hối cách chẳng trọn là ghét tội vì sợ sa Hỏa ngục.
Sám hối đi liền với việc thay đổi đời sống: Sau khi xưng tội, tùy vào những tội hối nhân đã phạm, cha giải tội ra việc đền tội cho cân xứng.
Chẳng hạn, nếu hối nhân thường xuyên bỏ lễ Chúa Nhật, cha giải tội khuyên hối nhân cố gắng sắp xếp thời gian để tham dự thánh lễ Chúa Nhật đầy đủ.
Nếu hối nhân thường xuyên bỏ đọc kinh cầu nguyện, cha giải tội khuyên siêng năng đọc kinh cầu nguyện.
Nếu hối nhân xưng tội hay trộm cắp gian lận, tham ô thạm nhũng, lỗi đức công bằng…cha giải tội sẽ khuyên hối nhân biết đền trả cân xứng và quyết tâm sống thật thà.
Nếu hối nhân thường xuyên gây chia rẽ bất đồng, cha giải tội khuyên xây dựng tình đoàn kết, hiệp nhất như khi Thánh Phaolô nghe tin có sự chia rẽ trong cộng đoàn Côrintô, Ngài nói rằng: “Tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau.” (1Cr 1, 10).
Nếu hối nhân thường xuyên phạm tội nói xấu nói hành, cha giải tội sẽ khuyên tránh nói xấu nói hành, ngược lại biết nghĩ tốt, nói tốt cho nhau.
Câu chuyện của cha thánh Philiphê Nêri sau đây cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc đền tội xứng với tội mình đã phạm.
Một bà xồn xồn hay đến xưng tội với cha, linh mục vui tính. Tội mà bà hay phạm là nói hành nói xấu thiên hạ. Cha ra một việc nhân đức để bà cải thiện cái thói không tốt ấy. Cha nói với bà: “Ngày mai bà ra chợ mua một con gà. Rồi đưa về đây tôi đánh tiết canh. Nhưng bà nhớ vừa đi vừa vặt lông sẵn đi nhé!”
Bà xồn xồn vui vẻ làm theo lời cha đề nghị như một việc "đền tội." Khi tới cửa nhà xứ, bà hí hửng đưa con vịt đã vặt lông trên đường để cha "chào cờ!" Cha cười bảo bà: “Ấy chết, công việc tiếp theo lại là thế này: bà cầm cái bao này, chịu khó trở về con đường bà tới đây và nhặt lại lông vịt lúc nãy bà tung ra trên đường dùm tôi!”
- Sao được cha! Gió nó bay hết trơn rồi, và biết bao nhiêu lông mà nhặt cho vừa.
Cha Philiphê Nêri ôn tồn nói: “Đấy nhé, nếu bà nói xấu thiên hạ cũng khó lấy lại như vậy đó. Thực sự nhặt lại mớ lông, còn dễ hơn những điều nói xấu người ta đấy! Bà hiểu điều tôi nói không?”
2. Kêu gọi các môn đệ
Phần thứ hai của bài Tin mừng hôm nay, Thánh Mathêu tường thuật lại việc Đức Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên. Đó là ông Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan. Người kêu gọi: "Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta." (Mt 4,19). Lập tức các ông bỏ mọi sự mà đi theo Người.
Như vậy, mục đích của Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đi theo Người là để làm nghề “chài lưới người.”
Các Tông đồ đã mau mắn đáp lại tiếng Chúa gọi, đi theo Người, để Người huấn luyện và sau đó chu toàn sứ mạng Người giao phó. Còn chúng ta thì sao? Ngày hôm nay, chắc hẳn Đức Giêsu không hiện ra để trực tiếp gọi chúng ta đi theo Ngài như ngày xưa Ngài đã trực tiếp gọi các Tông đồ. Nhưng Ngài vẫn tiếp tục kêu gọi chúng ta làm Tông đồ cho Người qua các trung gian, qua các biến cố trong cuộc sống. Ngài gọi chúng ta qua Cha mẹ, qua Giáo Hội, qua Lời Chúa, qua các biến cố trong cuộc sống hằng ngày. Có điều là chúng ta có nhận ra tiếng Chúa mời gọi hay không?
Thánh Phanxicô Xaviê đã nhận ra tiếng Chúa mời gọi qua người bạn thân là thánh Inhatiô. Hằng ngày Thánh Inhatiô nhắc đi nhắc lại câu Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian, thiệt mất linh hồn nào được ích gì?” (Mt 16,26). Thánh Phanxicô Xaviê dần dần đã thấm nhuần câu Lời Chúa đó và quyết định bỏ lại đằng sau tất cả vinh hoa phú quý ở đời để đi theo và làm Tông đồ cho Chúa.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu nhận ra ơn gọi Nên Thánh của mình qua câu Lời Chúa : “Hãy trở nên như trẻ nhỏ mới được vào Nước Trời.” (x. Mt 18,3). Mẹ Têrêxa Caculta nhận ra tiếng mời gọi của Chúa qua những người bị bỏ rơi bên lề xã hội.
Ngày hôm nay, Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta qua Lời Chúa, qua các biến cố trong cuộc sống, chúng ta hãy lắng đọng tâm hồn để sẵn sàng đáp trả tiếng Chúa mời gọi.
Lạy Chúa, sứ mạng của Chúa trao phó cho các Tông đồ cũng là sứ mạng mà Chúa muốn trao phó cho mỗi người chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra tiếng Chúa mời gọi qua Lời Chúa và qua các biến cố trong cuộc sống để cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành