Xem hình ảnh
Kể từ năm 2011 sau khi chứng kiến cảnh Giáo xứ Sapa phân phát giày và áo ấm cho các em thiếu nhi Dân Tộc, chúng tôi đã có dịp làm quen với Cha Xứ Phêrô Phạm Thanh Bình, và như thế được theo dõi những công việc truyền giáo và cảm thông nỗi khốn khó cuả vùng "địa đầu giới tuyến" Tây Bắc Bộ này. Chúng tôi đã nhiều lần đưa lên trang VietCatholic những hình ảnh sinh hoạt của Gx Sapa và một vài nơi khác cuả Địa Phận Hưng Hóa do Cha Thanh Bình san sẻ.
Năm nay cũng vậy, xin tiếp nối truyền thống trên, và cũng là một lời chào đến Cha Thanh Bình lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, trong một chuyến viếng thăm người cha nuôi già yếu cuả ngài đang định cư ở Ohio, kết nghĩa từ hồi ngài được gửi gấm vào Nam để học Đại Chủng Viện trước khi thụ phong linh mục, chúng tôi xin gửi đến quí độc giả VietCatholic những hình ảnh Noel từ Gx Sapa và Mường Nhé.
Hình ảnh về Noel thì luôn luôn tưng bừng và nhộn nhịp vì ẩn chứa một niềm vui hy vọng, nhưng sau cái vẻ bề ngoài đó, những người 'dân tộc' sống ở một vùng mà người xưa gọi là 'miền thượng du rừng thiêng nước độc', thì thảm cảnh luôn luôn rình rập ở một 'khúc quanh' nào đó.
Như câu chuyện năm ngoái, giáo xứ nỗ lực dựng lên một căn nhà 'tôn' cho một người phụ nư,̃ đã từng bị bán qua Trung Quốc, nay lần mò về lại được với quê hương, nhưng thân thể đã mang nhiều bệnh tật và phải sống vất vưởng dưới một tấm lều nhựa mà chờ chết.
Nhờ lòng tốt và nỗ lực cuả nhiều người, căn nhà đơn giản sau cùng đã được dựng lên, nhưng ngày mà người ta dọn nhà cho 'chị' ở, thì cũng là lúc mà người phụ nữ xắu số ấy qua đời.
Cha xứ Thanh Bình đã ngậm ngùi đưa linh cữu cuả "chị" vào trong căn nhà mới, lần đầu tiên và cũng là lần sau hết, để làm lễ "tiễn chân"!
Ngay trước Giáng sinh vừa rồi, chắc hẳn nhiều độc giả cũng đã xem trên trang VietCatholic này cảnh video Chủ tịch Xã đòi trục xuất ĐGM An Phong Nguyễn Hữu Long, phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đến dâng lễ Giáng Sinh với đồng bào H'Mông, mặc dù Ngài đã lo đầy đủ giấy tờ xin phép từ cấp Tỉnh xuống đến cấp Huyện.
Nhưng ngoài những cái khó 'vì lòng người' hoặc vì 'cái nghèo và cái bệnh' mà ra, còn những cái khó 'vì ngăn sông cách núi' cũng là đáng kể lắm, thí dụ trong muà lũ lụt năm ngoái, các cha đi thăm kẻ liệt trên núi đều phải vác xe 'honda' mà vượt qua những quãng đường mòn trơn trợt, nước lũ cuồn cuộn chảy ngang, đất truồi nằm ngay bên bờ vực. Tôi không thể không có một ưu tư: lấy kinh nghiệm cuả thời đi xe gắn máy, bò lên núi thì tương đối an toàn, nhưng khi phải 'lao giốc' mà trở về, đường trơn như mỡ, 'không thể kìm hãm được', thì làm sao nhỉ?
ĐGM Phụ Tá An Phong khi đem đồ cứu trợ tới các 'vùng xa vùng xâu', cũng thường phải đích thân vác đồ, vén quần, mà lội bộ qua ghềnh.
Có lẽ ngoài việc đào tạo về tinh thần và trí tuệ, các vị mục tử ở đây cũng cần phải thành thạo một cái tài nữa, đó là cái tài 'đi dây' như những tay nghề cuả một gánh xiệc!
...
Đức Thánh Cha Phanxicô có nói về chân dung cuả một người mục tử, là người "phải mang lấy mùi cuả đoàn chiên". Trong lúc đi thăm viếng một vùng đất lạ và nhiều tiện nghi như ở Hoa Kỳ, hình như cha xứ Sapa vẫn không quên được đoàn chiên cuả mình bên Việt Nam thì phải? Sử dụng những phương tiện truyền thông hiện tại, ngài nối kết với giáo xứ cuả mình mỗi ngày trên trang Facebook.
Hôm nay ngài viết gì vậy? Ngài cảm ơn các bác sỹ và các mạnh thường quân đã thành công một cuộc phãu thuật chữa 'bệnh tim bẩm sinh' cho em Lý Thị Mảo, 17 tuổi, là 1 trong 10 em có căn bệnh này tại Sapa.
Ngài gứi lời chúc em mau hồi phục để tiếp tục cuộc sống an vui.
Năm nay cũng vậy, xin tiếp nối truyền thống trên, và cũng là một lời chào đến Cha Thanh Bình lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, trong một chuyến viếng thăm người cha nuôi già yếu cuả ngài đang định cư ở Ohio, kết nghĩa từ hồi ngài được gửi gấm vào Nam để học Đại Chủng Viện trước khi thụ phong linh mục, chúng tôi xin gửi đến quí độc giả VietCatholic những hình ảnh Noel từ Gx Sapa và Mường Nhé.
Hình ảnh về Noel thì luôn luôn tưng bừng và nhộn nhịp vì ẩn chứa một niềm vui hy vọng, nhưng sau cái vẻ bề ngoài đó, những người 'dân tộc' sống ở một vùng mà người xưa gọi là 'miền thượng du rừng thiêng nước độc', thì thảm cảnh luôn luôn rình rập ở một 'khúc quanh' nào đó.
Như câu chuyện năm ngoái, giáo xứ nỗ lực dựng lên một căn nhà 'tôn' cho một người phụ nư,̃ đã từng bị bán qua Trung Quốc, nay lần mò về lại được với quê hương, nhưng thân thể đã mang nhiều bệnh tật và phải sống vất vưởng dưới một tấm lều nhựa mà chờ chết.
Nhờ lòng tốt và nỗ lực cuả nhiều người, căn nhà đơn giản sau cùng đã được dựng lên, nhưng ngày mà người ta dọn nhà cho 'chị' ở, thì cũng là lúc mà người phụ nữ xắu số ấy qua đời.
Cha xứ Thanh Bình đã ngậm ngùi đưa linh cữu cuả "chị" vào trong căn nhà mới, lần đầu tiên và cũng là lần sau hết, để làm lễ "tiễn chân"!
Ngay trước Giáng sinh vừa rồi, chắc hẳn nhiều độc giả cũng đã xem trên trang VietCatholic này cảnh video Chủ tịch Xã đòi trục xuất ĐGM An Phong Nguyễn Hữu Long, phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đến dâng lễ Giáng Sinh với đồng bào H'Mông, mặc dù Ngài đã lo đầy đủ giấy tờ xin phép từ cấp Tỉnh xuống đến cấp Huyện.
Nhưng ngoài những cái khó 'vì lòng người' hoặc vì 'cái nghèo và cái bệnh' mà ra, còn những cái khó 'vì ngăn sông cách núi' cũng là đáng kể lắm, thí dụ trong muà lũ lụt năm ngoái, các cha đi thăm kẻ liệt trên núi đều phải vác xe 'honda' mà vượt qua những quãng đường mòn trơn trợt, nước lũ cuồn cuộn chảy ngang, đất truồi nằm ngay bên bờ vực. Tôi không thể không có một ưu tư: lấy kinh nghiệm cuả thời đi xe gắn máy, bò lên núi thì tương đối an toàn, nhưng khi phải 'lao giốc' mà trở về, đường trơn như mỡ, 'không thể kìm hãm được', thì làm sao nhỉ?
ĐGM Phụ Tá An Phong khi đem đồ cứu trợ tới các 'vùng xa vùng xâu', cũng thường phải đích thân vác đồ, vén quần, mà lội bộ qua ghềnh.
Có lẽ ngoài việc đào tạo về tinh thần và trí tuệ, các vị mục tử ở đây cũng cần phải thành thạo một cái tài nữa, đó là cái tài 'đi dây' như những tay nghề cuả một gánh xiệc!
...
Đức Thánh Cha Phanxicô có nói về chân dung cuả một người mục tử, là người "phải mang lấy mùi cuả đoàn chiên". Trong lúc đi thăm viếng một vùng đất lạ và nhiều tiện nghi như ở Hoa Kỳ, hình như cha xứ Sapa vẫn không quên được đoàn chiên cuả mình bên Việt Nam thì phải? Sử dụng những phương tiện truyền thông hiện tại, ngài nối kết với giáo xứ cuả mình mỗi ngày trên trang Facebook.
Hôm nay ngài viết gì vậy? Ngài cảm ơn các bác sỹ và các mạnh thường quân đã thành công một cuộc phãu thuật chữa 'bệnh tim bẩm sinh' cho em Lý Thị Mảo, 17 tuổi, là 1 trong 10 em có căn bệnh này tại Sapa.
Ngài gứi lời chúc em mau hồi phục để tiếp tục cuộc sống an vui.