Nhờ hồng ân Thiên Chúa, sự quan tâm của nhiều người trong giáo phận Xuân Lộc và các ban ngành có chức năng, phòng khám chuyên khoa nhân đạo Xuân Hòa thuộc Ban Bác Ái Xã Hội – Caritas Xuân Lộc được làm phép và khai trương vào lúc 10g 00 ngày thứ tư 16/3/2011, tại phường Tân Hòa, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Xem hình ảnh
Hôm nay, tuy không rộn rã tiếng trống, tiếng kèn nhưng chương trình khai trương một phòng khám có tính nhân đạo đã diễn ra rất có ý nghĩa khi có sự hiện diện của Đức Cha Dom. Nguyễn Chu Trinh, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, quí cha quản hạt, cha Giám đốc Caritas, quí cha đặc trách Caritas GP Xuân Lộc. Về phía chính quyền còn có đại diện UBMTTQ tỉnh Đồng Nai, đại diện Ban Dân Vận Tỉnh Ủy, Trưởng Ban Tôn Giáo tỉnh Đồng Nai, Phó giám đốc Sở Y Tế, giám đốc Sở LĐTBXH và nhiều quan khách là đại diện công ty, những doanh nghiệp.
Tất cả những ai đến dự hôm nay đều được phát tài liệu. Tài liệu thứ nhất nói về qui chế hoạt động, đặc điểm, lời ngỏ của ĐGM, qui trình khám bệnh và giờ làm việc; tài liệu thứ hai tổng kết hoạt động từ tháng 9/2009 – 9/2010 của Caritas GP Xuân Lộc và chương trình hành động năm 2010 – 2011. Có đọc hai tài liệu này người tham dự mới hiểu được phòng khám nhân đạo là một trong ba chương trình lớn của Caritas Xuân Lộc.
Sau lời chào kính ngắn gọn, giới thiệu quan khách, Đức Cha và đại diện chính quyền cắt băng khai trương phòng khám. Tuy không gian không rộng rãi thênh thang việc cắt băng vẫn mang ý nghĩa của “việc bắt đầu”. Nghi thức làm phép phòng khám cũng ngắn gọn, trang trọng trước khi Đức giám mục phát biểu những lời chứa đựng thao thức về việc thực thi đức ái của một vị chủ chăn: “….sự hiện diện của quí vị đã động viên và giúp chúng tôi chu toàn nhiệm vụ người Công giáo. Người Công giáo chúng tôi mang danh Kitô hữu. Bản chất của chúng tôi là đem tình thương đến cho mọi người, là thực hiện việc bác ái. …sự hiện diện của quí vị đã giúp đỡ không những cho nhiều người thực hiện bác ái mà còn tất cả những bệnh nhân được hưởng sự tương trợ ấy của người Công giáo. Với những Kitô hữu, đây là dịp thể hiện đức ái, chúng ta động viên, lo lắng cho người nghèo khó đang ở bên cạnh chúng ta, họ là hình ảnh Chúa Giêsu mà chúng ta phải giúp đỡ để họ có được đời sống nhân bản, có phẩm chất của con người Công giáo….”
Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú bước lên bục tiếp nhận sự đóng góp của những vị hảo tâm, được ghi chi tiết trong một tấm giấy to in ba màu hài hòa, nhiều người mới biết có những doanh nghiệp bôn ba trong thương trường nghiệt ngã, vẫn víu tay đến người nghèo – những con người ăn thiếu thốn, mặc chưa đủ còn bệnh tật là một nỗi ám ảnh có lúc thường xuyên, có lúc bất ngờ. Chị T. là chủ salon ô tô cho biết: “Tôi kinh doanh ô tô đã năm năm. Năm 2010 rất vất vả mới vượt qua khó khăn, tôi muốn chung tay với Giáo Hội và thấy việc chia sẻ là một bổn phận”. Chị H.Th, phó giám đốc doanh nghiệp gỗ với số tiền đóng góp khá lớn, được mời lên đầu tiên, chị nói: “Sự trợ giúp của mình chỉ là hạt cát. Một doanh nghiệp làm ăn thành công, tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong xưởng của mình, cũng đã là làm từ thiện!”. Đây chính là những con người thể hiện “Bác ái là bản chất của người Kitô hữu”.
Phòng khám tọa lạc trên lầu 5, tại nhà của anh chị Nguyễn Văn Anh và Trịnh Thị Hòa, tình nguyện cho mượn mặt bằng không thời hạn. Phòng khám đã hoạt động từ ngày 26/02/2011 và chính thức được khai trương vào ngày hôm nay. Bệnh nhân được khám vào ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy và Chúa nhật, do đội ngũ y bác sĩ tình nguyện khám bệnh; phát thuốc là hai dược sĩ trung cấp Maria Đỗ Thị Vui và Maria Lê Thị Thúy Ngân (hai bạn trẻ này cho biết, ngoài giờ tình nguyện ở đây, thời gian còn lại làm việc trong tiệm thuốc của gia đình tại nhà). Khi phòng khám làm việc, còn có hai y công, hai người giữ xe và hai người giúp bệnh nhân đi lên đi xuống tháng máy.
Người quản lý chung ở đây cho biết, mỗi ngày làm việc có khoảng 60 đến 85 người đến khám và nhận thuốc. Nguồn thuốc hiện tại chỉ là thuốc sản xuất trong nước, một nửa được ân nhân cho, một nửa do cha giám đốc Caritas mua, và đây là điều lo lắng nhất của cha Giám đốc Giuse Nguyễn Văn Uy. Cha dặn dò rất kỹ những nhân viên thiện nguyện rằng: “ Đây là công trình của giáo phận, không được nhận tiền, quà cáp của ai, dù là một củ khoai mì!”
Khi đi qua chín phòng, ông Anrê Nguyễn NgọcThiên giải thích cặn kẽ từng phòng; có phòng tư vấn do một thầy thuộc dòng Trợ Thế thánh Gioan Thiên Chúa, thường trực tư vấn cho bệnh nhân về các loại bệnh, cách phòng bệnh, dinh dưỡng cho người già…Ông xác nhận, có đến 85% người đến đây là thực sự cần giúp đỡ về y tế. Thí dụ, một thanh niên làm trong trại cưa (vùng Hố Nai này có nhiều xưởng mộc, làm bàn ghế gỗ…) bị vết thương nhỏ, thay băng hết 15 ngàn đồng (3/4 của 1 Usd) mà anh phải làm việc từ 8 đến 12 giờ đồng hồ mới được 45 đến 60 ngàn đồng (2,5 đến 3 Usd) trong khi nhu cầu một ngày phải ăn uống và nuôi gia đình, đến đây được thay băng vết thương miễn phí thì đỡ khổ biết bao!
Chương trình khai trương phòng khám được nối tiếp bằng lời cảm tạ của linh mục giám đốc Caritas. Hẳn là ai cũng có thể đoán được là cha vui mừng nói lên lời cảm tạ và mong ước công việc được tiếp nối tốt đẹp.
Trong tiệc liên hoan người ta nói với nhau khá ít nên bầu khí không ồn ào theo kiểu “cụng ly vui say”.
Chương trình văn nghệ do nhóm ca sĩ Công giáo gồm Thanh Sử, Xuân Trường, Đông Nghi, Diệu Hiền cũng trình bày những ca khúc đượm “tình Chúa, tình người” êm dịu mà thôi.
Từ nay, phòng khám Xuân Hòa hoạt động với “tư cách pháp nhân” đầy đủ. Người ta thường “hề hà” trước một công trình xây dựng, nhưng chỉ có những ai biết yêu thương mới thấy lòng mình “hỉ hả” trước một phòng khám nhân đạo, nơi có nhiều người nghèo khổ được cứu giúp.
Nhìn vào chương trình hành động của Caritas giáo phận Xuân Lộc, có những điểm hành động rất cụ thể như thành lập hội đoàn Caritas, đào tạo nhân sự, khuyến học, chăm sóc bệnh nhân,phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, bảo vệ sự sống, xã hội hóa giao thông, bác ái từ thiện, xóa đói giảm nghèo, các công tác phát triển là những mục tiêu sẽ thực hiện; nay một phòng khám nhân đạo đã hoạt động chính thức như một khởi động tốt cho những chương trình kế tiếp.
Ước mong xuất hiện thêm nhiều công trình như phòng khám nhân đạo này tại nhiều nơi trên quê hương đất nước.
Xem hình ảnh
Hôm nay, tuy không rộn rã tiếng trống, tiếng kèn nhưng chương trình khai trương một phòng khám có tính nhân đạo đã diễn ra rất có ý nghĩa khi có sự hiện diện của Đức Cha Dom. Nguyễn Chu Trinh, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, quí cha quản hạt, cha Giám đốc Caritas, quí cha đặc trách Caritas GP Xuân Lộc. Về phía chính quyền còn có đại diện UBMTTQ tỉnh Đồng Nai, đại diện Ban Dân Vận Tỉnh Ủy, Trưởng Ban Tôn Giáo tỉnh Đồng Nai, Phó giám đốc Sở Y Tế, giám đốc Sở LĐTBXH và nhiều quan khách là đại diện công ty, những doanh nghiệp.
Tất cả những ai đến dự hôm nay đều được phát tài liệu. Tài liệu thứ nhất nói về qui chế hoạt động, đặc điểm, lời ngỏ của ĐGM, qui trình khám bệnh và giờ làm việc; tài liệu thứ hai tổng kết hoạt động từ tháng 9/2009 – 9/2010 của Caritas GP Xuân Lộc và chương trình hành động năm 2010 – 2011. Có đọc hai tài liệu này người tham dự mới hiểu được phòng khám nhân đạo là một trong ba chương trình lớn của Caritas Xuân Lộc.
Sau lời chào kính ngắn gọn, giới thiệu quan khách, Đức Cha và đại diện chính quyền cắt băng khai trương phòng khám. Tuy không gian không rộng rãi thênh thang việc cắt băng vẫn mang ý nghĩa của “việc bắt đầu”. Nghi thức làm phép phòng khám cũng ngắn gọn, trang trọng trước khi Đức giám mục phát biểu những lời chứa đựng thao thức về việc thực thi đức ái của một vị chủ chăn: “….sự hiện diện của quí vị đã động viên và giúp chúng tôi chu toàn nhiệm vụ người Công giáo. Người Công giáo chúng tôi mang danh Kitô hữu. Bản chất của chúng tôi là đem tình thương đến cho mọi người, là thực hiện việc bác ái. …sự hiện diện của quí vị đã giúp đỡ không những cho nhiều người thực hiện bác ái mà còn tất cả những bệnh nhân được hưởng sự tương trợ ấy của người Công giáo. Với những Kitô hữu, đây là dịp thể hiện đức ái, chúng ta động viên, lo lắng cho người nghèo khó đang ở bên cạnh chúng ta, họ là hình ảnh Chúa Giêsu mà chúng ta phải giúp đỡ để họ có được đời sống nhân bản, có phẩm chất của con người Công giáo….”
Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú bước lên bục tiếp nhận sự đóng góp của những vị hảo tâm, được ghi chi tiết trong một tấm giấy to in ba màu hài hòa, nhiều người mới biết có những doanh nghiệp bôn ba trong thương trường nghiệt ngã, vẫn víu tay đến người nghèo – những con người ăn thiếu thốn, mặc chưa đủ còn bệnh tật là một nỗi ám ảnh có lúc thường xuyên, có lúc bất ngờ. Chị T. là chủ salon ô tô cho biết: “Tôi kinh doanh ô tô đã năm năm. Năm 2010 rất vất vả mới vượt qua khó khăn, tôi muốn chung tay với Giáo Hội và thấy việc chia sẻ là một bổn phận”. Chị H.Th, phó giám đốc doanh nghiệp gỗ với số tiền đóng góp khá lớn, được mời lên đầu tiên, chị nói: “Sự trợ giúp của mình chỉ là hạt cát. Một doanh nghiệp làm ăn thành công, tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong xưởng của mình, cũng đã là làm từ thiện!”. Đây chính là những con người thể hiện “Bác ái là bản chất của người Kitô hữu”.
Phòng khám tọa lạc trên lầu 5, tại nhà của anh chị Nguyễn Văn Anh và Trịnh Thị Hòa, tình nguyện cho mượn mặt bằng không thời hạn. Phòng khám đã hoạt động từ ngày 26/02/2011 và chính thức được khai trương vào ngày hôm nay. Bệnh nhân được khám vào ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy và Chúa nhật, do đội ngũ y bác sĩ tình nguyện khám bệnh; phát thuốc là hai dược sĩ trung cấp Maria Đỗ Thị Vui và Maria Lê Thị Thúy Ngân (hai bạn trẻ này cho biết, ngoài giờ tình nguyện ở đây, thời gian còn lại làm việc trong tiệm thuốc của gia đình tại nhà). Khi phòng khám làm việc, còn có hai y công, hai người giữ xe và hai người giúp bệnh nhân đi lên đi xuống tháng máy.
Người quản lý chung ở đây cho biết, mỗi ngày làm việc có khoảng 60 đến 85 người đến khám và nhận thuốc. Nguồn thuốc hiện tại chỉ là thuốc sản xuất trong nước, một nửa được ân nhân cho, một nửa do cha giám đốc Caritas mua, và đây là điều lo lắng nhất của cha Giám đốc Giuse Nguyễn Văn Uy. Cha dặn dò rất kỹ những nhân viên thiện nguyện rằng: “ Đây là công trình của giáo phận, không được nhận tiền, quà cáp của ai, dù là một củ khoai mì!”
Khi đi qua chín phòng, ông Anrê Nguyễn NgọcThiên giải thích cặn kẽ từng phòng; có phòng tư vấn do một thầy thuộc dòng Trợ Thế thánh Gioan Thiên Chúa, thường trực tư vấn cho bệnh nhân về các loại bệnh, cách phòng bệnh, dinh dưỡng cho người già…Ông xác nhận, có đến 85% người đến đây là thực sự cần giúp đỡ về y tế. Thí dụ, một thanh niên làm trong trại cưa (vùng Hố Nai này có nhiều xưởng mộc, làm bàn ghế gỗ…) bị vết thương nhỏ, thay băng hết 15 ngàn đồng (3/4 của 1 Usd) mà anh phải làm việc từ 8 đến 12 giờ đồng hồ mới được 45 đến 60 ngàn đồng (2,5 đến 3 Usd) trong khi nhu cầu một ngày phải ăn uống và nuôi gia đình, đến đây được thay băng vết thương miễn phí thì đỡ khổ biết bao!
Chương trình khai trương phòng khám được nối tiếp bằng lời cảm tạ của linh mục giám đốc Caritas. Hẳn là ai cũng có thể đoán được là cha vui mừng nói lên lời cảm tạ và mong ước công việc được tiếp nối tốt đẹp.
Trong tiệc liên hoan người ta nói với nhau khá ít nên bầu khí không ồn ào theo kiểu “cụng ly vui say”.
Chương trình văn nghệ do nhóm ca sĩ Công giáo gồm Thanh Sử, Xuân Trường, Đông Nghi, Diệu Hiền cũng trình bày những ca khúc đượm “tình Chúa, tình người” êm dịu mà thôi.
Từ nay, phòng khám Xuân Hòa hoạt động với “tư cách pháp nhân” đầy đủ. Người ta thường “hề hà” trước một công trình xây dựng, nhưng chỉ có những ai biết yêu thương mới thấy lòng mình “hỉ hả” trước một phòng khám nhân đạo, nơi có nhiều người nghèo khổ được cứu giúp.
Nhìn vào chương trình hành động của Caritas giáo phận Xuân Lộc, có những điểm hành động rất cụ thể như thành lập hội đoàn Caritas, đào tạo nhân sự, khuyến học, chăm sóc bệnh nhân,phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, bảo vệ sự sống, xã hội hóa giao thông, bác ái từ thiện, xóa đói giảm nghèo, các công tác phát triển là những mục tiêu sẽ thực hiện; nay một phòng khám nhân đạo đã hoạt động chính thức như một khởi động tốt cho những chương trình kế tiếp.
Ước mong xuất hiện thêm nhiều công trình như phòng khám nhân đạo này tại nhiều nơi trên quê hương đất nước.