SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2017 VÀ BẠO LỰC Ở VIỆT NAM CỘNG SẢN
I.- PHI BẠO LỰC : MỘT ÐƯỜNG LỐI CHÁNH TRỊ VÌ HÒA BÌNH.
Ðó là chủ đề Sứ điệp của Ðức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Hòa bình thế giới 01.01.2017.
Ðức Thánh Cha cầu chúc Bình An cho mọi người bằng để hình ảnh và sự giống Thiên Chúa trong mỗi con người cho phép chúng ta nhìn nhận nhau như là những hồng ân thánh thiêng, với một phẩm giá vô hạn định. Chúng ta hãy kính trọng phẩm giá có nền tảng cao trọng nhất ấy, đặc biệt là trong những hoàn cảnh xung đột, và chúng ta hãy biến sự phi bạo lực có tính chủ động thành phong cách sống của chúng ta.
Ðây là Sứ Điệp ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 50. Trong Sứ Điệp đầu tiên, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói thật rõ ràng: « Hòa bình chính là con đường thật sự duy nhất cho sự tiến bộ nhân loại, chứ không là những tập chú vào chủ nghĩa quốc gia đầy tham vọng hay là những cuộc xâm lược đầy bạo lực, và càng không phải là những áp bức đưa đến một trật tự dân sự sai quấy ». Trái lại, do trích dẫn từ Thông điệp ‘Hoà bình trên Trái đất’ (Pacem in terris) của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Phaolô VI đã ca ngợi ‘ý nghĩa và sự hăng hái đối với nền Hòa bình được đặt nền móng trên sự thật, công lý, tự do và bác ái’. Tính thời sự các lời này vẫn còn quan trọng trong thời đại hôm nay và thật cấp bách hơn 50 năm về trước. Do đó, Ðức Thánh Cha muốn nói một cách chi tiết hơn về sự phi bạo lực như là một phong cách của đường hướng chính trị vì Hòa bình, và cầu xin Thiên Chúa giúp tất cả chúng ta quay lại với sự phi bạo lực trong chiều sâu cảm nghĩ của mình, một trong những giá trị nhân bản. Ước chi sự phi bạo lực trên bình diện cuộc sống hằng ngày lẫn trên bình diện trật tự quốc tế.
Thế kỷ vừa qua đã bị tàn phá bởi hai trận thế chiến khủng khiếp, và hiện nay, thế giới đang lâm vào một cuộc thế chiến không kém kinh khủng ‘theo từng mảnh’. Không dễ để so sánh thế giới ngày nay đang có nhiều hơn hay ít hơn bạo lực so với thế giới hôm qua. Những phương tiện truyền thông hiện đại làm chúng ta ý thức hơn về bạo lực hay làm chúng ta ngày càng quen dần với bạo lực. Những bạo lực từ các ‘chiến tranh từng phần’ đã kéo theo những vụ khủng bố, sự kỳ thị, xâm lược vũ trang, những hình thức lạm dụng các người di cư và nạn nhân các vụ buôn người và sự hủy hoại môi trường. Trong trường hợp xấu nhất, bạo lực có thể dẫn tới cái chết về thể xác lẫn tâm lý nhiều người, nếu không muốn nói là của tất cả.
Chúa Giêsu cũng đã từng sống trong thời đại đầy bạo lực. Nhưng, qua Phúc âm, Người dạy ‘chiến trường là nơi bạo lực và hòa bình gặp nhau, chính là con tim nhân loại’ « Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu.» (Mc 7,21). Nhưng khi tận mắt chứng kiến thực tế này, Ðức Kitô đã đưa ra một câu trả lời hoàn toàn tích cực: ‘Tình Thương không biết mệt mỏi và vô điều kiện của Thiên Chúa, Đấng đón nhận và tha thứ’. Chúa Giêsu dạy các môn đệ yêu thương cả kẻ thù (xc. Mt 5,44), và ‘nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa’ (Mt 5,39). Người ngăn cản các công tố viên muốn ném đá người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), và, trong đêm trước cuộc khổ hình của mình, Chúa đã yêu cầu Phêrô phải xỏ gươm vào vỏ (xc. Mt 26,52). Ai đón nhận Tin Mừng Ðức Kitô, thì người ấy sẽ biết cách để nhận ra bạo lực mà người ấy đang mang trong mình, và để cho mình được chữa lành bởi Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Nhiều khi, sự phi bạo lực bị xem là sự thua cuộc, không dấn thân hay thụ động, nhưng thực tế không phải là vậy. Năm 1979, khi nhận giải Nobel Hòa bình, Mẹ Têrêxa đã giải thích rõ ràng Sứ điệp của Mẹ về một sự phi bạo lực có tính chủ động ‘Trong gia đình tôi, chúng tôi không cần phải có bom đạn hay vũ khí, và cũng chẳng cần hủy hoại để mang tới Hòa bình, nhưng chúng tôi chỉ cần ở cùng nhau và yêu thương nhau. Như thế, chúng tôi sẽ có thể thắng vượt tất cả mọi sự ác đang có trên thế giới. Sức mạnh vũ khí là sự dối trá. Trong khi các kẻ buôn bán vũ khí làm công việc của họ, thì cũng có rất nhiều người kiến tạo Hòa bình, hiến cuộc sống để chỉ giúp đỡ mọi người’.
Nếu cội rễ bạo lực phát sinh từ cõi lòng con người, thì gia đình cũng là nơi đầu và căn bản để đi trên con đường phi bạo lực, một thành tố Niềm Vui Tình Yêu được Ðức Thánh Cha trình bày tháng 3/2016. Gia đình là lò luyện không thể thiếu mà nhờ đó, vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em sẽ học để thống nhất với nhau cũng như để quan tâm chăm sóc cho nhau một cách vô vị lợi; những chia rẽ, hay thậm chí là những xung đột, phải được thắng vượt một cách đầy cương nghị, nhưng nhờ vào sự đối thoại, niềm kính trọng, sự mưu cầu hạnh phúc cho người khác, Lòng Thương Xót và sự tha thứ. Từ gia đình, Niềm Vui Tình Yêu sẽ lan tỏa trên toàn thế giới, rồi sẽ bao phủ trên toàn xã hội. Thêm vào đó, một nền luân lý về tình huynh đệ và về sự chung sống hòa bình giữa những con người và các dân tộc, sẽ không thể được đặt nền tảng trên sự sợ hãi, bạo lực và sự khép kín, nhưng phải căn cứ trên trách nhiệm, trên sự kính trọng và trên sự đối thoại chân thành.
Việc kiến tạo Hòa bình bằng sự phi bạo lực có tính chủ động là yếu tố cần thiết và phù hợp với các nỗ lực thường xuyên của Giáo Hội để hạn chế việc sử dụng bạo lực qua những qui luật luân lý, nhờ sự tham gia của Giáo Hội vào công tác của các tổ chức quốc tế và nhờ vào sự dấn thân đầy kinh nghiệm của các Kitô hữu trong việc soạn thảo các bộ luật về mọi ngành. Ðức Kitô đã dạy cho chúng ta một ‘cẩm nang hướng dẫn’ về chiến lược kiến tạo Hòa bình, trong Bài Giảng Trên Núi, Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,3-10) có thể mô tả con người ấy là người hạnh phúc, tốt lành và đáng tin. Phúc cho những ai không sử dụng bạo lực, người xây dựng Hòa bình, người có tâm hồn thanh thiết, những người đói khát sự công chính.
Đó cũng là một chương trình và là một thách đố đối với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, những vị phụ trách các cơ quan quốc tế, các doanh nghiệp và các hảng truyền thông toàn cầu: Sự sử dụng các Mối Phúc Thật trong khi thực thi trách nhiệm, trong phong cách người xây dựng Hòa bình; biểu thị Lòng Thương Xót bằng cách khước từ việc loại trừ con người, hủy hoại môi trường, hay việc muốn chiến thắng bằng mọi giá. Hãy sẵn sàng ‘chịu đựng sự xung đột, giải quyết nó, và làm cho nó trở thành điểm xuất phát một tiến trình mới’, chọn tình liên đới làm lối sống. Phi bạo lực có tính chủ động là cách thức để cho thấy sự hiệp nhất thực sự mạnh mẽ hơn sự xung đột. Mọi sự trên thế giới đều gắn bó mật thiết với nhau. Sự khác biệt có thể sẽ sinh ra những bất đồng, hãy giải quyết chúng bằng một cách xây dựng và phi bạo lực.
Giáo Hội Công Giáo đồng hành với mọi nỗ lực nhằm kiến tạo nền Hòa bình bằng sự phi bạo lực có tính chủ động và sáng tạo. Ngày 01.01.2017, ‘Cơ quan phụ trách việc phát triển toàn diện con người’ bắt đầu hoạt động để giúp Giáo Hội có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy ‘những sự thiện vô hạn của nền Công lý, Hòa bình và bảo vệ thiên nhiên’, hỗ trợ Giáo Hội ngày càng kiên quyết hơn trong sự chăm lo cho các di dân, cho những người túng thiếu, …, các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang và các thảm họa thiên nhiên…
II.- BẠO LỰC : ÐƯỜNG LỐI CHÁNH TRỊ TẠI VIỆT NAM.
Mọi người Việt chúng ta đều biết đảng cộng sản luôn dùng bạo lực để chống lại người dân bằng chép từ Hiến pháp các quốc gia Âu Mỹ và thêm vào đó điều 4 để hình thành Hiến pháp cộng sản Việt hầu tiêu diệt Dân Chủ Việt Nam. Vì nắm trọn trong tay ba quyền Lập, Hành và Tư pháp, nên cộng đảng đã dùng bạo lực để cai trị đồng bào. Chúng đã sai Linh mục Huỳnh công Minh và các Linh mục người dân gọi là quốc doanh dùng ‘bạo lực vô hình’ hầu hãm hại bao nhiêu Bề Trên để, ngày nay, được hưởng một gia tài không nhỏ. Nói ra thêm buồn, nhưng Sự Thật là thế. Không sự thật, công lý, tự do và bác ái thì không có Hoà bình như Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 dạy và Ðức Thánh Cha nhắc lại trong Sứ Ðiệp ngày Hoà bình, lần thứ 50, năm nay.
Trong nhiều năm qua, chúng tôi cố gắng tìm hiểu các Sứ điệp nhân ngày Hoà bình từng năm và so sánh với những hoàn cảnh mà đồng bào chúng ta gặp quá nhiều hoàn cảnh oan nghiệt. Một điều ai cũng thấu rõ là biết bao nhiêu người Việt trong nước đạo đức và chuyên nghiệp hơn những kẻ đang ngồi ghế công quyền, đã phải tù tội vì những bản án ‘bỏ túi’ đầy bất công.
Năm 2016 vừa kết thúc, nhiều cơ hội để đảng viên cộng sản sử dụng bạo lực với nhau và với người dân vô tội.
A.- Ðại hội đảng cho thấy rõ sự tranh chấp giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng tuy được che đậy rất khéo, nhưng do tốn bao nhiêu giấy mực, nên nhiều người dân cũng thông suốt. Tuy nhiên, đó là chuyện nội bộ đảng, chúng ta không cần đi vào chi tiết.
B.- Tại trụ sở tỉnh uỷ Yên Bái ngày 18.05.2016, lúc 7 giờ 45, ông Ðỗ Cường Minh, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh, với khẩu súng K59 đến văn phòng bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và đã bắn chết ông này. Sau đó, ông Minh đóng cửa phòng và đi bộ 150 mét sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ, và bắn chết ông này. Cuối cùng, ông Minh tự sát bằng một viên đạn ‘xuyên từ sau gáy ra trước’. Do nghi can đã chết, vụ án được xếp lại. Hầu hết dư luận trên cộng đồng mạng lề trái tỏ ra thích thú, hào hứng với những bình luận khá hả hê khi theo dõi tin tức hấp dẫn về vụ thanh toán chết chóc này. Họ hớn hở vì có đảng viên cộng sản cao cấp bị đồng chí (vì đồng tiền) thanh toán bằng võ lực…
C.- Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vào ngày 22.05.2016, luật bầu cử cho phép mọi người dân, không mất quyền dân sự, được phép ghi danh ghi danh ứng cử. Nhưng trong áp dụng, đảng cộng sản đã dùng các hành vi bạo lực đê tiện để loại các ứng viên độc lập, không cộng sản bằng những đám cò mòi trong các cuộc duyệt xét địa phương. Nếu có những ứng viên tự khoe là ‘độc lập’ đắc cử đại biểu là vì thể thức ‘đảng cử dân bầu’ được thực hiện theo lối bầu cử ‘cơ cấu’. Theo đó, thí dụ, cộng đảng định cơ cấu Quốc hội khóa này có 5% đại biểu là người ngoài đảng thì chúng chọn một số nào đó để ra ứng cử và cho thắng chỉ đúng 5% số ghế. Ðương nhiên, những người có đạo đức và khả năng đều bị loại bỏ, bằng những bạo lực mà công dân các nước dân chủ Tây phương không thể tưởng tượng được.
D.- Hủy hoại Môi Trường.
1./ Thông Ðiệp ‘Laudato Sí’ : lời tiên tri cho toàn dân Việt Nam.
Ngày 18.06.2015, Thông điệp ‘Vinh danh Thiên Chúa’ về bảo vệ thiên nhiên được Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của Thánh Phanxicô : 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhở mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.
‘Bài ca Vạn vật’ nhắc chúng ta trái đất là căn nhà chung của mình, ‘cũng như trái đất, chúng ta chia sẻ cuộc sống với nó, và nó như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay mẹ’ (số 1 Thông điệp). Do ‘chúng ta là đất’ (x. St 2,7), nên thân thể mình chúng ta được cấu thành nhờ những thành tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước từ trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng’ (số 2).
Trong thời đại chúng ta, trái đất bị ngược đãi và cướp phá đang kêu than và những tiếng than trách đó đang hiệp với những tiếng rên xiết của những người bị bỏ rơi trên thế giới này. Ðức Thánh Cha mời chúng ta hãy lắng nghe họ, tất cả và từng người, cá nhân hay tập thể (gia đình, quốc gia và cộng đồng quốc tế) hãy ‘hoán cải về môi sinh', theo đề nghị của Thánh Gioan Phaolô II, tức ‘đổi hướng’, đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để 'săn sóc căn nhà chung'. Ðồng thời, Ðức Phanxicô nhìn nhậân: ‘Người ta nhận thấy có sự nhạy cảm ngày càng gia tăng đối với môi trường và việc săn sóc thiên nhiên, và thành tâm lo lắng những gì đang xảy ra cho hành tinh chúng ta’ (số 19) [chúng ta có thể thay thế ‘hành tinh’ bằng ‘nước Việt’], gia tăng niềm hy vọng mà Thông điệp đề cao và gửi đến mọi người một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: ‘Nhân loại [thay thế bằng ‘Người Việt’] còn có khả năng cộng tác để xây dựng một căn nhà chung’ [nước Việt Nam] (số 13); ‘con người [người dân Việt] còn khả năng can thiệp tích cực’ (số 58); ‘không phải tất cả đã bị mất mát, vì con người, tuy có khả năng thoái hóa tột độ, nhưng vẫn còn có thể tự vượt thắng, tái chọn lựa điều thiện và tái tạo’(số 205)…
Ngỏ lời với tín hữu Công Giáo, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô II: ‘Ðặc biệt Kitô hữu nhận biết các nghĩa vụ mình trong thiên nhiên, đối với thiên nhiên và Ðấng Tạo hóa là thành phần Ðức Tin mình’ (số 64), nhưng họ ‘đặc biệt muốn đối thoại với tất cả mọi người về căn nhà chung chúng ta’ (3): đối thoại được nhắc trong toàn Thông điệp, và nơi chương V, nó trở thành một phương thế để đối phó và giải quyết các vấn đề. Từ đầu, Ðức Phanxicô nhắc nhở cả ‘các Giáo Hội và Cộng đoàn Kitô khác đã phát triển sự quan tâm sâu xa và một suy tư quí báu’ về đề tài môi sinh học (số 7). Thật thế, họ đóng góp đặc biệt, bắt đầu từ sự đóng góp của ‘Ðức Thượng phụ quí mến Bartolomeo’ (7), được trích dẫn nhiều trong các đoạn số 8 và 9. Nhiều lần, Ðức Thánh Cha cám ơn những người giữ vai chính trong công cuộc này, cá nhân cũng như các hiệp hội và tổ chức, ‘suy tư của vô số nhà khoa học, triết gia, thần học gia và các tổ chức xã hội đã phong phú hóa tư tưởng Giáo Hội về những vấn đề ấy’ (số 7) và Người mời gọi mọi người hãy nhìn nhận ‘sự phong phú mà các tôn giáo có thể đóng góp cho một nền môi sinh học toàn diện và cho sự phát triển trọn vẹn con người’ (số 62).
2./ Thảm họa cá chết hàng loạt ở Miền Trung.
Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Hôm 10.04.2016, hiện tượng này lan tiếp đến vùng biển Quảng bình và Thừa thiên-Huế, dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số… Ngư dân phải đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói. Tại Quảng bình, hàng loạt người dân ăn cá phải vào bệnh viện cấp cứu… Nguy cơ ô nhiễm môi trường thật là trầm trọng.
Ngay từ đầu, đồng bào tiên đoán chắc là do Formosa xả thải độc chất ra biển. Nhất là từ khi ông Chou Chun Fan, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa, ngày 25.04.2016 trả lời phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Ông này bị bắt phải xin lỗi và đuổi việc. Trong khi đó, các tay mơ cộng sản xoay quanh các lý do ‘nực cười’ như có thể là do… ‘sức ép âm thanh gây ồn ào, sóng, động đất … Tối 27.04.2016, trong một cuộc họp báo chỉ 15 phút, Thứ trưởng Tài nguyên- Môi trường Võ Tuấn Nhân đã lên tiếng bênh vực tập đoàn Formosa khi tuyên bố: « Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng áng có liên quan đến cá chết ».
Đến ngày 25.04.2016, Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, và đến ngày 29 cùng tháng, Quảng Bình đã có hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, các hộ nuôi thủy sản ven bờ, du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ tại Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển. Tin tức từ cơ quan du lịch quốc gia, vào tháng 11, cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%. Theo điều tra, nguồn thải lớn từ nhà máy Formosa chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.
Nhà nước cho rằng chất thải mà Formosa thừa nhận đã thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 000 người dân, trong đó có 41 000 ngư dân. Ðến cuối tháng 7, người dân vẫn chưa được nhà nước trả lời là khi nào họ có thể hoạt động đánh bắt gần bờ được thực hiện trở lại, khi nào có thể ăn cá và hải sản nhờ môi trường biển đã an toàn, mặc dù các viên chức cộng sản vẫn bày trò ‘ăn cá và tắm biển’ để lường gạt đồng bào.
3./ Hành động vì môi trường.
Ngày 27.04.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh ra thông cáo, yêu cầu nhà cầm quyền ‘thành lập một Ủy ban điều tra độc lập cấp Chính phủ, với sự cố vấn của các chuyên gia trong nước cũng như các cơ quan quốc tế có uy tín trong lĩnh vực bảo vệ môi sinh’, ‘Hỗ trợ ngư dân, hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và các doanh nghiệp để họ có cuộc sống ổn định và duy trì nghề nghiệp của họ’.
Ngày 13.05.2016, Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh công bố ‘Thư Chung’ về ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung. Qua đó, Người kêu gọi người Công Giáo có trách nhiệm với quê hương và các thế hệ tương lai bằng các hành động thiết thực như: không sản xuất thực phẩm bẩn, phá hoại môi trường, nên chôn cất, không trao đổi, giao dịch cá chết, hợp tác tìm ra thủ phạm vụ việc,... Nhân dịp này, Ðức cha cho rằng các nhà chức trách đã tránh né công bố nguyên nhân và thủ phạm sau hơn một tháng.
Ngày 12.06.2016, hàng trăm người dân Quỳnh lưu (Nghệ an) xuống đường vì hiện tượng cá chết vì Ðồng bào Quỳnh lưu đa phần là ngư dân. hiện nay cuộc sống của họ bị đảo lộn. Tàu thuyền không thể ra khơi, hay có đưa cá về cũng không thể bán được. Ðồng thời, đồng bào ở đây giăng biểu ngữ ‘Phản đối VTV1 vu cáo đối với Ðức cha Phaolô Nguyễn thái Hợp’ vì trong bản tin ngày 13.05.2016, Ðài Truyền hình VTV nói: ‘ngày 13.05.2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân’.
Sáng ngày 16.06.2016, bất ngờ Ðức cha Giuse Ngô quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân Ðông Yên. Nhiều người không kìm được cảm xúc của mình đã khóc lớn. Những giọt nước mắt trào ra; những dồn nén, oan ức mấy năm nay tự nhiên vỡ ra… Ðức cha đã cùng bà con vào nhà thờ, cùng nhau kunh nguyện, ân cần hỏi thăm, động viên. Người căn dặn, trong đau khổ, người giáo dân phải can trường gìn giữ đức tin, làm chứng cho sự thật-công lý-hòa bình, sống yêu thương, tha thứ cho kẻ thù. Ðức cha đã ban phước lành cho tín hữu.
4./ Công bố Thủ phạm và chấp nhận Bồi thường vô lý.
Chiều 30.06.2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016. Dù từ ngày 02.06.2016, ông này tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Tại sao, phải đợi đến bốn tuần sau mới công bố? Ðành rằng, đảng, nhà nước và Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, để cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ lẫn cho Formosa, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thãm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thường. Nhưng vẫn còn chờ… Ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng đến Việt Nam mới công bố cho ngưòi dân biết và không đồng ý để người dân bị nạn và thiệt hại khởi tố thủ phạm vì sợ đồng phạm có thể bị kéo ra Tòa.
Do sự tính toán của những ‘đỉnh cao trí tuệ’ từ đâu để ra con số tròn 500 triệu mỹ kim bồi thường và, sau đó, vì bị thiếu, những nạn nhân được sự trợ giúp của các Linh mục, đặc biệt Cha Ðặng Hữu Nam, hướng đẫn đồng bào nạn nhân làm đơn thưa Formosa ra tòa. Do đó, kẻ cầm quyền yêu cầu Ðức Giám mục Vinh đổi Cha Nam đi. Vì dốt thẩm quyền Ðạo - Ðời, chúng không biết là chúng đã vượt quyền. Do đó, chúng dám đề nghị, khi đến Vatican để xin Toà Thánh ra lịnh cho Ðức Giám mục và các Linh mục Giáo phận Vinh ngưng giúp đỡ đồng bào nạn nhân thảm họa môi trường do Formosa gây ra, nên họ đã biểu tình yêu cầu nhà nước đóng cửa Formosa. Ðể đổi lại, cộng sản Hà nội chấp thuận cho Tòa Thánh cử một Ðại sứ tại đây. Thẩm quyền Tòa Thánh từ chối ngay. Tuy vậy, Chủ tịch nhà nước Trần Ðại Quang, nhân dịp đến Ý, đã đến Vatican để gặp Ðức Thánh Cha Phanxicô và Hồng Y Quốc vụ khanh ngày 23.11.2016.
[Trong diễn văn đọc tại ‘Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với chức sắc cấp cao của các tổ chức tôn giáo’ ngày 19.12.2016, tại TP. Hồ Chí Minh, Ðức cha Nguyễn Văn Khảm nói ‘… Chúng tôi cũng vui mừng khi nhìn thấy hình ảnh Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 24.11.2016, và quà tặng của Chủ tịch nước - trống đồng Việt Nam - nay có mặt trong dinh thự giáo hoàng. Hi vọng những cuộc gặp gỡ và viếng thăm này sẽ củng cố và làm tiền đề cho những bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà thánh Vatican, tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế…’. Ngày 24.11.2016 làm chúng tôi ngạc nhiên vì đúng là ngày 23.11.2016 và ngày 24.11.2016 là ngày Kitô hữu Việt Nam kính trọng thể Chư Thánh Tử Ðạo tại Việt Nam.]
Ngày 18.11.2016, tập san ‘Eglise d’Asie’, dưới tựa đề ‘En poste depuis peu, le chef d’Etat vietnamien sur le point de rendre visite au pape François’ tại :
http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2016-11-18-en-poste-depuis-peu-le-chef-d2019etat-vietnamien-sur-le-point-de-rendre-visite-au-pape-francois
nhà báo của Hội Thừa sai Paris có viết về việc Chủ tịch nước (président du pays) Trần Ðại Quang có đến hội kiến với Ðức Thánh Cha Phanxicô ngày 23.11.2016 và lướt qua về các hội kiến trước, lần lượt với ‘tứ trụ triều đình’ {tổng thư ký đảng (Trọng), thủ tướng (Dũng 2 lần), chủ tịch nước (Triết và Quang) và chủ tịch quốc hội (Hùng). Người viết bài không quên nhắc từ năm 2012, khi ông Quang làm bộ trưởng Công an, bộ này đã bắt gần 2700 người bị cho làvi phạm trật tự công cộng. Ông đã ca ngợi thành quả bắt tù những nhân vật và tổ chức bị chúng cho là bất hợp pháp.
Ngày 02.12.2016, thông tấn xã ‘Asia-News’ có bài ‘For Vietnamese bishop, no progress in religious freedom can be expected from Hanoi’ tại :
http://www.asianews.it/news-en/For-Vietnamese-bishop,-no-progress-in-religious-freedom-can-be-expected-from-Hanoi-39305.html
‘Asia-News’ đã đặt những câu hỏi với Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh, cựu Giám mục Giáo phận Kontum :
- Trả lời về nhận xét về cuộc thăm viếng của chủ tịch Việt Nam tới Ðức Thánh Cha, Ðức cha đáp ‘Chúng tôi hy vọng tự do tôn giáo được gia tăng mỗi khi có một cuộc họp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Vatican. Chúng tôi đang mong muốn nhìn thấy sự tiến bộ. Nhưng theo kinh nghiệm, bất chấp nhiều lần các lãnh đạo Việt Nam mọi cấp gặp Đức Giáo Hoàng, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, không ai trong họ mang bất cứ kết quả như đồng bào mong được thấy. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trước phiên họp’.
- Ðề cập đến Luật Tôn giáo mới, Ðức cha nói ‘Theo kinh nghiệm của tôi, dưới sự cai trị của cộng sản đã có rất nhiều pháp lệnh về tôn giáo. Nhưng pháp lệnh này được nhiều người coi là tồi tệ nhất. Nó còn tồi tệ hơn cả pháp lệnh ban đầu của năm 1946.
- Ðức cha cho biết : « Thống kê cho thấy việc truyền giáo trong xã hội Việt Nam đã xuống dốc. Kêát quả thống kê mới là Giáo Hội tại Việt Nam đang mất dần danh hiệu ‘trưởng nữ của Giáo Hội tại Á châu Á’ vì đứng hạng thứ 5 sau Phi luật tân, Nam hàn, Đông Timor, và Liban ».
Ngày 18.11.2016, tập san ‘Eglise d’Asie’, dưới tựa đề ‘L’Eglise du Vietnam aujourd’hui : l’analyse au scalpel de deux évêques vietnamiens’ tại :
http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2016-12-22-l2019eglise-du-vietnam-aujourd2019hui-l2019analyse-au-scalpel-de-deux-eveques-vietnamiens
Bảng tiếng Anh ‘The Church In Vietnam today’ tại :
http://www.vietcatholic.info/News/Html/209464.htm
Văn kiện về Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam ký bởi hai Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh (Giám mục Kontum 2003-2015) và Dominic Mai Thanh Lương (Giám mục phụ tá Giáo phận Orange (Orange County, California, Hoa kỳ), được sự đồng ký của Ðức ông Francis Phạm Văn Phương (Hoa kỳ) ; các Linh mục John Trần Công Nghị, Michael Mai Khải Hoàn, Barth. Nguyễn Ðình Phước (Hoa kỳ), Stephano Bùi Thượng Lưu, JB Ðinh Xuân Minh (Ðức), Paul Văn Chi, Anthony Nguyễn Hữu Quảng (Úc), Joseph Phạm Minh Văn, Hoàng Ngọc Thanh (Thụy sĩ), Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Phạm Trung Thành, Lê Ngọc Thanh (Việt Nam) ; Nữ tu Nguyễn Thùy Linh (Úc) và các ông Nguyễn Long Thao, Trần Mạnh Trác (Hoa kỳ), Ðặng Minh An (Úc), Trần Kim Ngọc, Paul Nguyễn Văn Tánh (Bỉ).
Trước nhất, các vị xác tín một Sự Thật mà 117 Thánh, 1 Á thánh và cả trăm ngàn Kitô hữu Tử đạo đã đổ máu để xây dựng : « Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thực sự Anh hùng và vẻ vang, nhưng nó có vẻ như là vào ngày hôm qua. Hôm nay, đó là một sự suy giảm nhất định của Giáo Hội này trong một quốc gia riêng của mình gặp nguy hiểm, khó chịu từ bên trong của một kẻ thù từ nước ngoài ».
Xin mời đọc văn kiện này để biết Sự Thật về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng tôi chỉ xin góp vài ý kiến mà mình biết :
1.- Tổng thống Ngô Ðình Diệm, sau 9 năm cầm quyền Thủ tướng rồi Tổng thống không một lần đến diện kiến Ðức Thánh Cha. Nhưng chắc chắn ông rất kính trọng các giáo sĩ. Ngày 11.06.1963, khi Thượng tọa Thích Quảng Đức ‘tự thiêu’ tại Sài Gòn, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đang dự Thánh Lễ, do Ðức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn, cử hành để Cầu Hồn cho Thánh Giáo Hoàng Gioan 23. Ngoài ra, Ông Diệm từng tâm sự : « Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc». Hàng ngày, ông hiệp dâng Thánh Lễ để nói khó với Chúa. Là Kitô hữu thi hành ‘Tám Mối Phúc Thật’, kết quả, trước bị kẻ giết mướn dùng bạo lực ám sát, ông đã được gặp Linh mục để chịu các Bí tích cuối cùng. Linh hồn Gioan Baotixita về hưởng Nhan Thánh Chúa, toàn dân Việt Nam Cộng hòa đi vào chổ mất nước.
2. Năm 1972, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI từ chối tiếp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mà đón Xuân Thủy, phái viên đặc biệt của nhà nước cộng sản Hà nội vì 2 điều :
a. Tổng thống Ngô Ðình Diệm cương quyết từ chối Tổng thống Kennedy (đảng Dân chủ) đem quân tác chiến Mỹ sang Miền Nam vì sẽ làm Mất Chính Nghĩa và gây khủng kinh tế và xã hội Việt Nam Cộng Hòa. Sự Thật đã xãy ra đúng như vậy
- Sau khi ông Diệm chết, ba tuần sau, ông Kennedy cũng bị ám sát chết (hai cái chết có cùng lý do ?), Tổng thống Johnson đem quân sang Việt Nam. Những hình ảnh đệ nhất cường quốc đem quân với vũ khí hiện đại vào Việt Nam để đánh và giết Việt cộng gầy ốm với mã tấu thô sơ đã đánh vào tâm lý thế giới ‘đế quốc Mỹ xâm lăng Việt Nam được tự vệ bởi Mặt trận Giải phóng Miền Nam, không là cộng sản, chỉ đối lập với Mỹ Diệm, rồi Thiệu Kỳ’. Do đó, Việt Nam Cộng hòa bị mất Chính Nghĩa chống cộng sản, do cộng sản Bắc Việt thành lập và điều khiển bởi cộng sản Bắc Việt xâm lăng được điều khiển và trợ giúp bởi Liên xô và Trung cộng.
Kinh tế Miền Nam bị chiến tranh leo thang nên không sản xuất nên lạm phát phi mã. Về xã hội, đời sống người dân khó khăn, nạn mãi dâm lan tràn do lính Mỹ lắm đô la.
- Vì những hình ảnh đó cùng với những quan tài phủ cờ Mỹ được đưa về Hoa kỳ gây phong trào phản chiến ngày càng lan rộng điều khiển bởi những người như Bill Clinton, John Kerry… khiến lung lạc những giáo sĩ phụ trách hồ sơ Việt Nam tại Vatican. Từ năm 1971, Ngoại trưởng Mỹ Kissinger bắt đầu nói chuyện với Trung cộng để ‘rút quân trong danh dự’, nên buộc Tổng thống Thiệu phải ký Hoà ước Paris 1973, không có sự bảo đãm ‘mất nước’ nào cho Việt Nam Cộng hòa. Ðồng thời, Tổng thống Nixon muốn dứt điểm chiến tranh Việt Nam để tái thắng cử nhiệm kỳ hai năm 1972. Trước nhiệm vụ phải bảo vệ Tổ Quốc, Tổng thống Thiệu bị coi là ‘hiếu chiến, không yêu Hòa Bình’ (Nhưng, rất tiếc, đó không phải là thứ Hòa Bình mà Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận đã viết, năm 1969, trong Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Ðức Tin? Tiến lên trong An Bình’ nhằm chỉ dẫn đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công Giáo. Bởi thế, ngày nay, Việt Nam là một nhà tù khổng lồ, trong đó, có những Giám mục, cần có ý kiến của các linh mục đảng viên trước khi Ðức Thánh Cha bổ nhiệm.
KẾT LUẬN.
sứ
Phỏng theo Sứ điệp ‘Phi Bạo lực : một đường lối chính trị vì Hòa bình, chúng tôi viết những dòng này để nói ra những gì mình coi là Sự Thật mình biết vì chúng ta chỉ biết cộng sản khi đã sống dưới sự cai trị của họ. Nhờ Bạo lực và Dối trá, Việt Nam, đã từng thắng Pháp và Mỹ, hầu thống nhất Đất Nước nằm trong tay những lãnh đạo tàn bạo và tranh quyền (Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đã tiếp Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng đang ‘sống chết với nhau’). Ước mong các giáo sĩ phụ trách hồ sơ Việt nam nên thận trọng hơn, nhất là ngày 09.12.2016, Tổng thống Mỹ B. Obama ký ban hành Luật Global Magnitsky Human Rights Accountability Act cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thể nhân pháp lý ngoại quốc vi phạm nhân quyền và tham nhũng mà năm lãnh đạo Việt Nam đã được tiếp tại Vatican có thể nằm trong danh sách các tội phạm này.
Trong quá khứ, Ba lan, một nước đã thoát cộng sản, ngày 07.01.2007, tân Tổng Giám mục Varsovie, Ðức cha Stanislaw Wielgus, đã phải từ chức trước khi cử hành Thánh Lễ nhậm chức vì đã cộng tác với mật vụ trong những năm 1970. Biến cố này chắc chắn không làm cho Ðức Thánh Cha Biển Ðức l6 hài lòng.
Hà Minh Thảo
I.- PHI BẠO LỰC : MỘT ÐƯỜNG LỐI CHÁNH TRỊ VÌ HÒA BÌNH.
Ðó là chủ đề Sứ điệp của Ðức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Hòa bình thế giới 01.01.2017.
Ðức Thánh Cha cầu chúc Bình An cho mọi người bằng để hình ảnh và sự giống Thiên Chúa trong mỗi con người cho phép chúng ta nhìn nhận nhau như là những hồng ân thánh thiêng, với một phẩm giá vô hạn định. Chúng ta hãy kính trọng phẩm giá có nền tảng cao trọng nhất ấy, đặc biệt là trong những hoàn cảnh xung đột, và chúng ta hãy biến sự phi bạo lực có tính chủ động thành phong cách sống của chúng ta.
Ðây là Sứ Điệp ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 50. Trong Sứ Điệp đầu tiên, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói thật rõ ràng: « Hòa bình chính là con đường thật sự duy nhất cho sự tiến bộ nhân loại, chứ không là những tập chú vào chủ nghĩa quốc gia đầy tham vọng hay là những cuộc xâm lược đầy bạo lực, và càng không phải là những áp bức đưa đến một trật tự dân sự sai quấy ». Trái lại, do trích dẫn từ Thông điệp ‘Hoà bình trên Trái đất’ (Pacem in terris) của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Phaolô VI đã ca ngợi ‘ý nghĩa và sự hăng hái đối với nền Hòa bình được đặt nền móng trên sự thật, công lý, tự do và bác ái’. Tính thời sự các lời này vẫn còn quan trọng trong thời đại hôm nay và thật cấp bách hơn 50 năm về trước. Do đó, Ðức Thánh Cha muốn nói một cách chi tiết hơn về sự phi bạo lực như là một phong cách của đường hướng chính trị vì Hòa bình, và cầu xin Thiên Chúa giúp tất cả chúng ta quay lại với sự phi bạo lực trong chiều sâu cảm nghĩ của mình, một trong những giá trị nhân bản. Ước chi sự phi bạo lực trên bình diện cuộc sống hằng ngày lẫn trên bình diện trật tự quốc tế.
Thế kỷ vừa qua đã bị tàn phá bởi hai trận thế chiến khủng khiếp, và hiện nay, thế giới đang lâm vào một cuộc thế chiến không kém kinh khủng ‘theo từng mảnh’. Không dễ để so sánh thế giới ngày nay đang có nhiều hơn hay ít hơn bạo lực so với thế giới hôm qua. Những phương tiện truyền thông hiện đại làm chúng ta ý thức hơn về bạo lực hay làm chúng ta ngày càng quen dần với bạo lực. Những bạo lực từ các ‘chiến tranh từng phần’ đã kéo theo những vụ khủng bố, sự kỳ thị, xâm lược vũ trang, những hình thức lạm dụng các người di cư và nạn nhân các vụ buôn người và sự hủy hoại môi trường. Trong trường hợp xấu nhất, bạo lực có thể dẫn tới cái chết về thể xác lẫn tâm lý nhiều người, nếu không muốn nói là của tất cả.
Chúa Giêsu cũng đã từng sống trong thời đại đầy bạo lực. Nhưng, qua Phúc âm, Người dạy ‘chiến trường là nơi bạo lực và hòa bình gặp nhau, chính là con tim nhân loại’ « Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu.» (Mc 7,21). Nhưng khi tận mắt chứng kiến thực tế này, Ðức Kitô đã đưa ra một câu trả lời hoàn toàn tích cực: ‘Tình Thương không biết mệt mỏi và vô điều kiện của Thiên Chúa, Đấng đón nhận và tha thứ’. Chúa Giêsu dạy các môn đệ yêu thương cả kẻ thù (xc. Mt 5,44), và ‘nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa’ (Mt 5,39). Người ngăn cản các công tố viên muốn ném đá người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), và, trong đêm trước cuộc khổ hình của mình, Chúa đã yêu cầu Phêrô phải xỏ gươm vào vỏ (xc. Mt 26,52). Ai đón nhận Tin Mừng Ðức Kitô, thì người ấy sẽ biết cách để nhận ra bạo lực mà người ấy đang mang trong mình, và để cho mình được chữa lành bởi Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Nhiều khi, sự phi bạo lực bị xem là sự thua cuộc, không dấn thân hay thụ động, nhưng thực tế không phải là vậy. Năm 1979, khi nhận giải Nobel Hòa bình, Mẹ Têrêxa đã giải thích rõ ràng Sứ điệp của Mẹ về một sự phi bạo lực có tính chủ động ‘Trong gia đình tôi, chúng tôi không cần phải có bom đạn hay vũ khí, và cũng chẳng cần hủy hoại để mang tới Hòa bình, nhưng chúng tôi chỉ cần ở cùng nhau và yêu thương nhau. Như thế, chúng tôi sẽ có thể thắng vượt tất cả mọi sự ác đang có trên thế giới. Sức mạnh vũ khí là sự dối trá. Trong khi các kẻ buôn bán vũ khí làm công việc của họ, thì cũng có rất nhiều người kiến tạo Hòa bình, hiến cuộc sống để chỉ giúp đỡ mọi người’.
Nếu cội rễ bạo lực phát sinh từ cõi lòng con người, thì gia đình cũng là nơi đầu và căn bản để đi trên con đường phi bạo lực, một thành tố Niềm Vui Tình Yêu được Ðức Thánh Cha trình bày tháng 3/2016. Gia đình là lò luyện không thể thiếu mà nhờ đó, vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em sẽ học để thống nhất với nhau cũng như để quan tâm chăm sóc cho nhau một cách vô vị lợi; những chia rẽ, hay thậm chí là những xung đột, phải được thắng vượt một cách đầy cương nghị, nhưng nhờ vào sự đối thoại, niềm kính trọng, sự mưu cầu hạnh phúc cho người khác, Lòng Thương Xót và sự tha thứ. Từ gia đình, Niềm Vui Tình Yêu sẽ lan tỏa trên toàn thế giới, rồi sẽ bao phủ trên toàn xã hội. Thêm vào đó, một nền luân lý về tình huynh đệ và về sự chung sống hòa bình giữa những con người và các dân tộc, sẽ không thể được đặt nền tảng trên sự sợ hãi, bạo lực và sự khép kín, nhưng phải căn cứ trên trách nhiệm, trên sự kính trọng và trên sự đối thoại chân thành.
Việc kiến tạo Hòa bình bằng sự phi bạo lực có tính chủ động là yếu tố cần thiết và phù hợp với các nỗ lực thường xuyên của Giáo Hội để hạn chế việc sử dụng bạo lực qua những qui luật luân lý, nhờ sự tham gia của Giáo Hội vào công tác của các tổ chức quốc tế và nhờ vào sự dấn thân đầy kinh nghiệm của các Kitô hữu trong việc soạn thảo các bộ luật về mọi ngành. Ðức Kitô đã dạy cho chúng ta một ‘cẩm nang hướng dẫn’ về chiến lược kiến tạo Hòa bình, trong Bài Giảng Trên Núi, Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,3-10) có thể mô tả con người ấy là người hạnh phúc, tốt lành và đáng tin. Phúc cho những ai không sử dụng bạo lực, người xây dựng Hòa bình, người có tâm hồn thanh thiết, những người đói khát sự công chính.
Đó cũng là một chương trình và là một thách đố đối với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, những vị phụ trách các cơ quan quốc tế, các doanh nghiệp và các hảng truyền thông toàn cầu: Sự sử dụng các Mối Phúc Thật trong khi thực thi trách nhiệm, trong phong cách người xây dựng Hòa bình; biểu thị Lòng Thương Xót bằng cách khước từ việc loại trừ con người, hủy hoại môi trường, hay việc muốn chiến thắng bằng mọi giá. Hãy sẵn sàng ‘chịu đựng sự xung đột, giải quyết nó, và làm cho nó trở thành điểm xuất phát một tiến trình mới’, chọn tình liên đới làm lối sống. Phi bạo lực có tính chủ động là cách thức để cho thấy sự hiệp nhất thực sự mạnh mẽ hơn sự xung đột. Mọi sự trên thế giới đều gắn bó mật thiết với nhau. Sự khác biệt có thể sẽ sinh ra những bất đồng, hãy giải quyết chúng bằng một cách xây dựng và phi bạo lực.
Giáo Hội Công Giáo đồng hành với mọi nỗ lực nhằm kiến tạo nền Hòa bình bằng sự phi bạo lực có tính chủ động và sáng tạo. Ngày 01.01.2017, ‘Cơ quan phụ trách việc phát triển toàn diện con người’ bắt đầu hoạt động để giúp Giáo Hội có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy ‘những sự thiện vô hạn của nền Công lý, Hòa bình và bảo vệ thiên nhiên’, hỗ trợ Giáo Hội ngày càng kiên quyết hơn trong sự chăm lo cho các di dân, cho những người túng thiếu, …, các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang và các thảm họa thiên nhiên…
II.- BẠO LỰC : ÐƯỜNG LỐI CHÁNH TRỊ TẠI VIỆT NAM.
Mọi người Việt chúng ta đều biết đảng cộng sản luôn dùng bạo lực để chống lại người dân bằng chép từ Hiến pháp các quốc gia Âu Mỹ và thêm vào đó điều 4 để hình thành Hiến pháp cộng sản Việt hầu tiêu diệt Dân Chủ Việt Nam. Vì nắm trọn trong tay ba quyền Lập, Hành và Tư pháp, nên cộng đảng đã dùng bạo lực để cai trị đồng bào. Chúng đã sai Linh mục Huỳnh công Minh và các Linh mục người dân gọi là quốc doanh dùng ‘bạo lực vô hình’ hầu hãm hại bao nhiêu Bề Trên để, ngày nay, được hưởng một gia tài không nhỏ. Nói ra thêm buồn, nhưng Sự Thật là thế. Không sự thật, công lý, tự do và bác ái thì không có Hoà bình như Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 dạy và Ðức Thánh Cha nhắc lại trong Sứ Ðiệp ngày Hoà bình, lần thứ 50, năm nay.
Trong nhiều năm qua, chúng tôi cố gắng tìm hiểu các Sứ điệp nhân ngày Hoà bình từng năm và so sánh với những hoàn cảnh mà đồng bào chúng ta gặp quá nhiều hoàn cảnh oan nghiệt. Một điều ai cũng thấu rõ là biết bao nhiêu người Việt trong nước đạo đức và chuyên nghiệp hơn những kẻ đang ngồi ghế công quyền, đã phải tù tội vì những bản án ‘bỏ túi’ đầy bất công.
Năm 2016 vừa kết thúc, nhiều cơ hội để đảng viên cộng sản sử dụng bạo lực với nhau và với người dân vô tội.
A.- Ðại hội đảng cho thấy rõ sự tranh chấp giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng tuy được che đậy rất khéo, nhưng do tốn bao nhiêu giấy mực, nên nhiều người dân cũng thông suốt. Tuy nhiên, đó là chuyện nội bộ đảng, chúng ta không cần đi vào chi tiết.
B.- Tại trụ sở tỉnh uỷ Yên Bái ngày 18.05.2016, lúc 7 giờ 45, ông Ðỗ Cường Minh, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh, với khẩu súng K59 đến văn phòng bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và đã bắn chết ông này. Sau đó, ông Minh đóng cửa phòng và đi bộ 150 mét sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ, và bắn chết ông này. Cuối cùng, ông Minh tự sát bằng một viên đạn ‘xuyên từ sau gáy ra trước’. Do nghi can đã chết, vụ án được xếp lại. Hầu hết dư luận trên cộng đồng mạng lề trái tỏ ra thích thú, hào hứng với những bình luận khá hả hê khi theo dõi tin tức hấp dẫn về vụ thanh toán chết chóc này. Họ hớn hở vì có đảng viên cộng sản cao cấp bị đồng chí (vì đồng tiền) thanh toán bằng võ lực…
C.- Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vào ngày 22.05.2016, luật bầu cử cho phép mọi người dân, không mất quyền dân sự, được phép ghi danh ghi danh ứng cử. Nhưng trong áp dụng, đảng cộng sản đã dùng các hành vi bạo lực đê tiện để loại các ứng viên độc lập, không cộng sản bằng những đám cò mòi trong các cuộc duyệt xét địa phương. Nếu có những ứng viên tự khoe là ‘độc lập’ đắc cử đại biểu là vì thể thức ‘đảng cử dân bầu’ được thực hiện theo lối bầu cử ‘cơ cấu’. Theo đó, thí dụ, cộng đảng định cơ cấu Quốc hội khóa này có 5% đại biểu là người ngoài đảng thì chúng chọn một số nào đó để ra ứng cử và cho thắng chỉ đúng 5% số ghế. Ðương nhiên, những người có đạo đức và khả năng đều bị loại bỏ, bằng những bạo lực mà công dân các nước dân chủ Tây phương không thể tưởng tượng được.
D.- Hủy hoại Môi Trường.
1./ Thông Ðiệp ‘Laudato Sí’ : lời tiên tri cho toàn dân Việt Nam.
Ngày 18.06.2015, Thông điệp ‘Vinh danh Thiên Chúa’ về bảo vệ thiên nhiên được Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của Thánh Phanxicô : 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhở mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.
‘Bài ca Vạn vật’ nhắc chúng ta trái đất là căn nhà chung của mình, ‘cũng như trái đất, chúng ta chia sẻ cuộc sống với nó, và nó như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay mẹ’ (số 1 Thông điệp). Do ‘chúng ta là đất’ (x. St 2,7), nên thân thể mình chúng ta được cấu thành nhờ những thành tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước từ trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng’ (số 2).
Trong thời đại chúng ta, trái đất bị ngược đãi và cướp phá đang kêu than và những tiếng than trách đó đang hiệp với những tiếng rên xiết của những người bị bỏ rơi trên thế giới này. Ðức Thánh Cha mời chúng ta hãy lắng nghe họ, tất cả và từng người, cá nhân hay tập thể (gia đình, quốc gia và cộng đồng quốc tế) hãy ‘hoán cải về môi sinh', theo đề nghị của Thánh Gioan Phaolô II, tức ‘đổi hướng’, đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để 'săn sóc căn nhà chung'. Ðồng thời, Ðức Phanxicô nhìn nhậân: ‘Người ta nhận thấy có sự nhạy cảm ngày càng gia tăng đối với môi trường và việc săn sóc thiên nhiên, và thành tâm lo lắng những gì đang xảy ra cho hành tinh chúng ta’ (số 19) [chúng ta có thể thay thế ‘hành tinh’ bằng ‘nước Việt’], gia tăng niềm hy vọng mà Thông điệp đề cao và gửi đến mọi người một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: ‘Nhân loại [thay thế bằng ‘Người Việt’] còn có khả năng cộng tác để xây dựng một căn nhà chung’ [nước Việt Nam] (số 13); ‘con người [người dân Việt] còn khả năng can thiệp tích cực’ (số 58); ‘không phải tất cả đã bị mất mát, vì con người, tuy có khả năng thoái hóa tột độ, nhưng vẫn còn có thể tự vượt thắng, tái chọn lựa điều thiện và tái tạo’(số 205)…
Ngỏ lời với tín hữu Công Giáo, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô II: ‘Ðặc biệt Kitô hữu nhận biết các nghĩa vụ mình trong thiên nhiên, đối với thiên nhiên và Ðấng Tạo hóa là thành phần Ðức Tin mình’ (số 64), nhưng họ ‘đặc biệt muốn đối thoại với tất cả mọi người về căn nhà chung chúng ta’ (3): đối thoại được nhắc trong toàn Thông điệp, và nơi chương V, nó trở thành một phương thế để đối phó và giải quyết các vấn đề. Từ đầu, Ðức Phanxicô nhắc nhở cả ‘các Giáo Hội và Cộng đoàn Kitô khác đã phát triển sự quan tâm sâu xa và một suy tư quí báu’ về đề tài môi sinh học (số 7). Thật thế, họ đóng góp đặc biệt, bắt đầu từ sự đóng góp của ‘Ðức Thượng phụ quí mến Bartolomeo’ (7), được trích dẫn nhiều trong các đoạn số 8 và 9. Nhiều lần, Ðức Thánh Cha cám ơn những người giữ vai chính trong công cuộc này, cá nhân cũng như các hiệp hội và tổ chức, ‘suy tư của vô số nhà khoa học, triết gia, thần học gia và các tổ chức xã hội đã phong phú hóa tư tưởng Giáo Hội về những vấn đề ấy’ (số 7) và Người mời gọi mọi người hãy nhìn nhận ‘sự phong phú mà các tôn giáo có thể đóng góp cho một nền môi sinh học toàn diện và cho sự phát triển trọn vẹn con người’ (số 62).
2./ Thảm họa cá chết hàng loạt ở Miền Trung.
Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Hôm 10.04.2016, hiện tượng này lan tiếp đến vùng biển Quảng bình và Thừa thiên-Huế, dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số… Ngư dân phải đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói. Tại Quảng bình, hàng loạt người dân ăn cá phải vào bệnh viện cấp cứu… Nguy cơ ô nhiễm môi trường thật là trầm trọng.
Ngay từ đầu, đồng bào tiên đoán chắc là do Formosa xả thải độc chất ra biển. Nhất là từ khi ông Chou Chun Fan, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa, ngày 25.04.2016 trả lời phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Ông này bị bắt phải xin lỗi và đuổi việc. Trong khi đó, các tay mơ cộng sản xoay quanh các lý do ‘nực cười’ như có thể là do… ‘sức ép âm thanh gây ồn ào, sóng, động đất … Tối 27.04.2016, trong một cuộc họp báo chỉ 15 phút, Thứ trưởng Tài nguyên- Môi trường Võ Tuấn Nhân đã lên tiếng bênh vực tập đoàn Formosa khi tuyên bố: « Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng áng có liên quan đến cá chết ».
Đến ngày 25.04.2016, Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, và đến ngày 29 cùng tháng, Quảng Bình đã có hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, các hộ nuôi thủy sản ven bờ, du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ tại Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển. Tin tức từ cơ quan du lịch quốc gia, vào tháng 11, cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%. Theo điều tra, nguồn thải lớn từ nhà máy Formosa chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.
Nhà nước cho rằng chất thải mà Formosa thừa nhận đã thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 000 người dân, trong đó có 41 000 ngư dân. Ðến cuối tháng 7, người dân vẫn chưa được nhà nước trả lời là khi nào họ có thể hoạt động đánh bắt gần bờ được thực hiện trở lại, khi nào có thể ăn cá và hải sản nhờ môi trường biển đã an toàn, mặc dù các viên chức cộng sản vẫn bày trò ‘ăn cá và tắm biển’ để lường gạt đồng bào.
3./ Hành động vì môi trường.
Ngày 27.04.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh ra thông cáo, yêu cầu nhà cầm quyền ‘thành lập một Ủy ban điều tra độc lập cấp Chính phủ, với sự cố vấn của các chuyên gia trong nước cũng như các cơ quan quốc tế có uy tín trong lĩnh vực bảo vệ môi sinh’, ‘Hỗ trợ ngư dân, hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và các doanh nghiệp để họ có cuộc sống ổn định và duy trì nghề nghiệp của họ’.
Ngày 13.05.2016, Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh công bố ‘Thư Chung’ về ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung. Qua đó, Người kêu gọi người Công Giáo có trách nhiệm với quê hương và các thế hệ tương lai bằng các hành động thiết thực như: không sản xuất thực phẩm bẩn, phá hoại môi trường, nên chôn cất, không trao đổi, giao dịch cá chết, hợp tác tìm ra thủ phạm vụ việc,... Nhân dịp này, Ðức cha cho rằng các nhà chức trách đã tránh né công bố nguyên nhân và thủ phạm sau hơn một tháng.
Ngày 12.06.2016, hàng trăm người dân Quỳnh lưu (Nghệ an) xuống đường vì hiện tượng cá chết vì Ðồng bào Quỳnh lưu đa phần là ngư dân. hiện nay cuộc sống của họ bị đảo lộn. Tàu thuyền không thể ra khơi, hay có đưa cá về cũng không thể bán được. Ðồng thời, đồng bào ở đây giăng biểu ngữ ‘Phản đối VTV1 vu cáo đối với Ðức cha Phaolô Nguyễn thái Hợp’ vì trong bản tin ngày 13.05.2016, Ðài Truyền hình VTV nói: ‘ngày 13.05.2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân’.
Sáng ngày 16.06.2016, bất ngờ Ðức cha Giuse Ngô quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân Ðông Yên. Nhiều người không kìm được cảm xúc của mình đã khóc lớn. Những giọt nước mắt trào ra; những dồn nén, oan ức mấy năm nay tự nhiên vỡ ra… Ðức cha đã cùng bà con vào nhà thờ, cùng nhau kunh nguyện, ân cần hỏi thăm, động viên. Người căn dặn, trong đau khổ, người giáo dân phải can trường gìn giữ đức tin, làm chứng cho sự thật-công lý-hòa bình, sống yêu thương, tha thứ cho kẻ thù. Ðức cha đã ban phước lành cho tín hữu.
4./ Công bố Thủ phạm và chấp nhận Bồi thường vô lý.
Chiều 30.06.2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016. Dù từ ngày 02.06.2016, ông này tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Tại sao, phải đợi đến bốn tuần sau mới công bố? Ðành rằng, đảng, nhà nước và Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, để cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ lẫn cho Formosa, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thãm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thường. Nhưng vẫn còn chờ… Ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng đến Việt Nam mới công bố cho ngưòi dân biết và không đồng ý để người dân bị nạn và thiệt hại khởi tố thủ phạm vì sợ đồng phạm có thể bị kéo ra Tòa.
Do sự tính toán của những ‘đỉnh cao trí tuệ’ từ đâu để ra con số tròn 500 triệu mỹ kim bồi thường và, sau đó, vì bị thiếu, những nạn nhân được sự trợ giúp của các Linh mục, đặc biệt Cha Ðặng Hữu Nam, hướng đẫn đồng bào nạn nhân làm đơn thưa Formosa ra tòa. Do đó, kẻ cầm quyền yêu cầu Ðức Giám mục Vinh đổi Cha Nam đi. Vì dốt thẩm quyền Ðạo - Ðời, chúng không biết là chúng đã vượt quyền. Do đó, chúng dám đề nghị, khi đến Vatican để xin Toà Thánh ra lịnh cho Ðức Giám mục và các Linh mục Giáo phận Vinh ngưng giúp đỡ đồng bào nạn nhân thảm họa môi trường do Formosa gây ra, nên họ đã biểu tình yêu cầu nhà nước đóng cửa Formosa. Ðể đổi lại, cộng sản Hà nội chấp thuận cho Tòa Thánh cử một Ðại sứ tại đây. Thẩm quyền Tòa Thánh từ chối ngay. Tuy vậy, Chủ tịch nhà nước Trần Ðại Quang, nhân dịp đến Ý, đã đến Vatican để gặp Ðức Thánh Cha Phanxicô và Hồng Y Quốc vụ khanh ngày 23.11.2016.
[Trong diễn văn đọc tại ‘Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với chức sắc cấp cao của các tổ chức tôn giáo’ ngày 19.12.2016, tại TP. Hồ Chí Minh, Ðức cha Nguyễn Văn Khảm nói ‘… Chúng tôi cũng vui mừng khi nhìn thấy hình ảnh Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 24.11.2016, và quà tặng của Chủ tịch nước - trống đồng Việt Nam - nay có mặt trong dinh thự giáo hoàng. Hi vọng những cuộc gặp gỡ và viếng thăm này sẽ củng cố và làm tiền đề cho những bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà thánh Vatican, tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế…’. Ngày 24.11.2016 làm chúng tôi ngạc nhiên vì đúng là ngày 23.11.2016 và ngày 24.11.2016 là ngày Kitô hữu Việt Nam kính trọng thể Chư Thánh Tử Ðạo tại Việt Nam.]
Ngày 18.11.2016, tập san ‘Eglise d’Asie’, dưới tựa đề ‘En poste depuis peu, le chef d’Etat vietnamien sur le point de rendre visite au pape François’ tại :
http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2016-11-18-en-poste-depuis-peu-le-chef-d2019etat-vietnamien-sur-le-point-de-rendre-visite-au-pape-francois
nhà báo của Hội Thừa sai Paris có viết về việc Chủ tịch nước (président du pays) Trần Ðại Quang có đến hội kiến với Ðức Thánh Cha Phanxicô ngày 23.11.2016 và lướt qua về các hội kiến trước, lần lượt với ‘tứ trụ triều đình’ {tổng thư ký đảng (Trọng), thủ tướng (Dũng 2 lần), chủ tịch nước (Triết và Quang) và chủ tịch quốc hội (Hùng). Người viết bài không quên nhắc từ năm 2012, khi ông Quang làm bộ trưởng Công an, bộ này đã bắt gần 2700 người bị cho làvi phạm trật tự công cộng. Ông đã ca ngợi thành quả bắt tù những nhân vật và tổ chức bị chúng cho là bất hợp pháp.
Ngày 02.12.2016, thông tấn xã ‘Asia-News’ có bài ‘For Vietnamese bishop, no progress in religious freedom can be expected from Hanoi’ tại :
http://www.asianews.it/news-en/For-Vietnamese-bishop,-no-progress-in-religious-freedom-can-be-expected-from-Hanoi-39305.html
‘Asia-News’ đã đặt những câu hỏi với Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh, cựu Giám mục Giáo phận Kontum :
- Trả lời về nhận xét về cuộc thăm viếng của chủ tịch Việt Nam tới Ðức Thánh Cha, Ðức cha đáp ‘Chúng tôi hy vọng tự do tôn giáo được gia tăng mỗi khi có một cuộc họp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Vatican. Chúng tôi đang mong muốn nhìn thấy sự tiến bộ. Nhưng theo kinh nghiệm, bất chấp nhiều lần các lãnh đạo Việt Nam mọi cấp gặp Đức Giáo Hoàng, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, không ai trong họ mang bất cứ kết quả như đồng bào mong được thấy. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trước phiên họp’.
- Ðề cập đến Luật Tôn giáo mới, Ðức cha nói ‘Theo kinh nghiệm của tôi, dưới sự cai trị của cộng sản đã có rất nhiều pháp lệnh về tôn giáo. Nhưng pháp lệnh này được nhiều người coi là tồi tệ nhất. Nó còn tồi tệ hơn cả pháp lệnh ban đầu của năm 1946.
- Ðức cha cho biết : « Thống kê cho thấy việc truyền giáo trong xã hội Việt Nam đã xuống dốc. Kêát quả thống kê mới là Giáo Hội tại Việt Nam đang mất dần danh hiệu ‘trưởng nữ của Giáo Hội tại Á châu Á’ vì đứng hạng thứ 5 sau Phi luật tân, Nam hàn, Đông Timor, và Liban ».
Ngày 18.11.2016, tập san ‘Eglise d’Asie’, dưới tựa đề ‘L’Eglise du Vietnam aujourd’hui : l’analyse au scalpel de deux évêques vietnamiens’ tại :
http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2016-12-22-l2019eglise-du-vietnam-aujourd2019hui-l2019analyse-au-scalpel-de-deux-eveques-vietnamiens
Bảng tiếng Anh ‘The Church In Vietnam today’ tại :
http://www.vietcatholic.info/News/Html/209464.htm
Văn kiện về Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam ký bởi hai Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh (Giám mục Kontum 2003-2015) và Dominic Mai Thanh Lương (Giám mục phụ tá Giáo phận Orange (Orange County, California, Hoa kỳ), được sự đồng ký của Ðức ông Francis Phạm Văn Phương (Hoa kỳ) ; các Linh mục John Trần Công Nghị, Michael Mai Khải Hoàn, Barth. Nguyễn Ðình Phước (Hoa kỳ), Stephano Bùi Thượng Lưu, JB Ðinh Xuân Minh (Ðức), Paul Văn Chi, Anthony Nguyễn Hữu Quảng (Úc), Joseph Phạm Minh Văn, Hoàng Ngọc Thanh (Thụy sĩ), Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Phạm Trung Thành, Lê Ngọc Thanh (Việt Nam) ; Nữ tu Nguyễn Thùy Linh (Úc) và các ông Nguyễn Long Thao, Trần Mạnh Trác (Hoa kỳ), Ðặng Minh An (Úc), Trần Kim Ngọc, Paul Nguyễn Văn Tánh (Bỉ).
Trước nhất, các vị xác tín một Sự Thật mà 117 Thánh, 1 Á thánh và cả trăm ngàn Kitô hữu Tử đạo đã đổ máu để xây dựng : « Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thực sự Anh hùng và vẻ vang, nhưng nó có vẻ như là vào ngày hôm qua. Hôm nay, đó là một sự suy giảm nhất định của Giáo Hội này trong một quốc gia riêng của mình gặp nguy hiểm, khó chịu từ bên trong của một kẻ thù từ nước ngoài ».
Xin mời đọc văn kiện này để biết Sự Thật về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng tôi chỉ xin góp vài ý kiến mà mình biết :
1.- Tổng thống Ngô Ðình Diệm, sau 9 năm cầm quyền Thủ tướng rồi Tổng thống không một lần đến diện kiến Ðức Thánh Cha. Nhưng chắc chắn ông rất kính trọng các giáo sĩ. Ngày 11.06.1963, khi Thượng tọa Thích Quảng Đức ‘tự thiêu’ tại Sài Gòn, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đang dự Thánh Lễ, do Ðức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn, cử hành để Cầu Hồn cho Thánh Giáo Hoàng Gioan 23. Ngoài ra, Ông Diệm từng tâm sự : « Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc». Hàng ngày, ông hiệp dâng Thánh Lễ để nói khó với Chúa. Là Kitô hữu thi hành ‘Tám Mối Phúc Thật’, kết quả, trước bị kẻ giết mướn dùng bạo lực ám sát, ông đã được gặp Linh mục để chịu các Bí tích cuối cùng. Linh hồn Gioan Baotixita về hưởng Nhan Thánh Chúa, toàn dân Việt Nam Cộng hòa đi vào chổ mất nước.
2. Năm 1972, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI từ chối tiếp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mà đón Xuân Thủy, phái viên đặc biệt của nhà nước cộng sản Hà nội vì 2 điều :
a. Tổng thống Ngô Ðình Diệm cương quyết từ chối Tổng thống Kennedy (đảng Dân chủ) đem quân tác chiến Mỹ sang Miền Nam vì sẽ làm Mất Chính Nghĩa và gây khủng kinh tế và xã hội Việt Nam Cộng Hòa. Sự Thật đã xãy ra đúng như vậy
- Sau khi ông Diệm chết, ba tuần sau, ông Kennedy cũng bị ám sát chết (hai cái chết có cùng lý do ?), Tổng thống Johnson đem quân sang Việt Nam. Những hình ảnh đệ nhất cường quốc đem quân với vũ khí hiện đại vào Việt Nam để đánh và giết Việt cộng gầy ốm với mã tấu thô sơ đã đánh vào tâm lý thế giới ‘đế quốc Mỹ xâm lăng Việt Nam được tự vệ bởi Mặt trận Giải phóng Miền Nam, không là cộng sản, chỉ đối lập với Mỹ Diệm, rồi Thiệu Kỳ’. Do đó, Việt Nam Cộng hòa bị mất Chính Nghĩa chống cộng sản, do cộng sản Bắc Việt thành lập và điều khiển bởi cộng sản Bắc Việt xâm lăng được điều khiển và trợ giúp bởi Liên xô và Trung cộng.
Kinh tế Miền Nam bị chiến tranh leo thang nên không sản xuất nên lạm phát phi mã. Về xã hội, đời sống người dân khó khăn, nạn mãi dâm lan tràn do lính Mỹ lắm đô la.
- Vì những hình ảnh đó cùng với những quan tài phủ cờ Mỹ được đưa về Hoa kỳ gây phong trào phản chiến ngày càng lan rộng điều khiển bởi những người như Bill Clinton, John Kerry… khiến lung lạc những giáo sĩ phụ trách hồ sơ Việt Nam tại Vatican. Từ năm 1971, Ngoại trưởng Mỹ Kissinger bắt đầu nói chuyện với Trung cộng để ‘rút quân trong danh dự’, nên buộc Tổng thống Thiệu phải ký Hoà ước Paris 1973, không có sự bảo đãm ‘mất nước’ nào cho Việt Nam Cộng hòa. Ðồng thời, Tổng thống Nixon muốn dứt điểm chiến tranh Việt Nam để tái thắng cử nhiệm kỳ hai năm 1972. Trước nhiệm vụ phải bảo vệ Tổ Quốc, Tổng thống Thiệu bị coi là ‘hiếu chiến, không yêu Hòa Bình’ (Nhưng, rất tiếc, đó không phải là thứ Hòa Bình mà Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận đã viết, năm 1969, trong Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Ðức Tin? Tiến lên trong An Bình’ nhằm chỉ dẫn đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công Giáo. Bởi thế, ngày nay, Việt Nam là một nhà tù khổng lồ, trong đó, có những Giám mục, cần có ý kiến của các linh mục đảng viên trước khi Ðức Thánh Cha bổ nhiệm.
KẾT LUẬN.
sứ
Phỏng theo Sứ điệp ‘Phi Bạo lực : một đường lối chính trị vì Hòa bình, chúng tôi viết những dòng này để nói ra những gì mình coi là Sự Thật mình biết vì chúng ta chỉ biết cộng sản khi đã sống dưới sự cai trị của họ. Nhờ Bạo lực và Dối trá, Việt Nam, đã từng thắng Pháp và Mỹ, hầu thống nhất Đất Nước nằm trong tay những lãnh đạo tàn bạo và tranh quyền (Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đã tiếp Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng đang ‘sống chết với nhau’). Ước mong các giáo sĩ phụ trách hồ sơ Việt nam nên thận trọng hơn, nhất là ngày 09.12.2016, Tổng thống Mỹ B. Obama ký ban hành Luật Global Magnitsky Human Rights Accountability Act cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thể nhân pháp lý ngoại quốc vi phạm nhân quyền và tham nhũng mà năm lãnh đạo Việt Nam đã được tiếp tại Vatican có thể nằm trong danh sách các tội phạm này.
Trong quá khứ, Ba lan, một nước đã thoát cộng sản, ngày 07.01.2007, tân Tổng Giám mục Varsovie, Ðức cha Stanislaw Wielgus, đã phải từ chức trước khi cử hành Thánh Lễ nhậm chức vì đã cộng tác với mật vụ trong những năm 1970. Biến cố này chắc chắn không làm cho Ðức Thánh Cha Biển Ðức l6 hài lòng.
Hà Minh Thảo