Cẩm nang hướng dẫn bầu cử cho những người Công Giáo nghiêm túc

LTS: Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày bầu cử chính thức tại Hoa Kỳ, trong tâm tình đó xin được phép trích dịch lại Quyển Sách về “Cẩm Nang Hướng Dẫn Bầu Cử” (Voter’s Guide for Serious Catholics) được xuất bản bởi nhà sách Catholic Answers, 2020 Gillespie Way, El Cajon, CA 92020. Phiên bản tiếng Anh có thể tìm thấy trên trang web: www.vote.catholic.com hay www.catholic.com. Đây cũng là tài liệu được dùng trong Khóa Biện Dẫn (Apologetics Series) tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA vào mùa hè 2004 vừa qua.

Sách đươc trình bày qua các Phần như sau:

  • A. Phần Chữ Viết Tắt
  • B. Lời Dẫn
  • C. Vai Trò Của Bạn Với Tư Cách Là Một Cử Tri Công Giáo
  • D. Năm Vấn Đề Chính Không Thể Bàn Cãi hay Nhân Nhượng
  • E. Văn Phòng Chính Trị Nào Mà Tôi Nên Quan Tâm Tới?
  • F. Làm Sao Để Quyết Định Về Vị Thế Của Một Ứng Viên
  • G. Những Điều Tránh Không Nên Bầu
  • H. Cách Thức Bầu Cử
  • I. Khi Không Có Một Ứng Viên Thích Hợp
  • J. Vai Trò Của Lương Tâm Bạn
  • K. Lời Kết
Và sau đây là các Phần trình bày chi tiết:

A. Phần Chữ Viết Tắt

  • CCC: Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church)
  • CPL: Bộ Giáo Lý Đức Tin, Những Ghi Chú Tín Lý về Những Câu Hỏi Có Liên Quan Đến Việc Người
  • Công Giáo Tham Gia Vào Đời Sống Chính Trị (Catholics in Political Life)
  • CRF: Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Hiến Chương Về Các Quyền của Gia Đình (Charter of the
  • Rights of the Family)
  • EV: Hiến Chế về Rao Giảng Tin Mừng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị (Evangelium Vitae)
  • RHL: Bộ Giáo Lý Đức Tin, Chỉ Dẫn về Việc Tôn Trọng Sự Sống Con Người Kể Từ Lúc Được Sinh Ra
  • và về Tính Nhân Phẩm Của Việc Sinh Sản (Respect for Human Life)
  • UHP: Bộ Giáo Lý Đức Tin, Những Cứu Xét Có Liên Quan Tới Những Đề Nghị Qua Việc Đưa Ra Lời
  • Nhìn Nhận Pháp Lý Về Sự Kết Hợp Giữa Những Người Đồng Tính Luyến Ái (Unions between
  • Homosexual Persons)


B. Lời Dẫn

Cẩm nang hướng dẫn bầu cử này sẽ giúp bạn biết cách bỏ phiếu để phù hợp với những luân lý giảng dạy của Giáo Hội. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ đến việc phải xem xét hay cân nhắc những ứng cử viên nào có các chính sách hoàn toàn trái ngược với những qui phạm (norms) của những người Kitô giáo. Trong hầu hết mọi vấn đề đối diện với các cử tri và các nhà lập pháp, một người Công Giáo có thể chọn bên này hoặc bên kia, và không phải hành động trái ngược với đức tin của mình, vì lẽ, những vấn đề đó chẳng có liên quan gì đến “vị thế của người Công Giáo” cả.

Thế nhưng lại có rất nhiều vấn đề rất quan trọng và cốt lõi, đòi hỏi người Công Giáo phải biết hành động đúng với những giảng dạy của Kinh Thánh Kitô giáo. Không có bất kỳ ai lại bỏ phiếu theo khuynh hướng ngược lại, rồi lại nói rằng mình hành động đúng theo những qui phạm về luân lý của Giáo Hội. Cẩm nang hướng dẫn bầu cử này sẽ nêu ra năm vấn đề “không thể nào khoan nhượng” hay “bàn cãi” được nữa và sẽ giúp bạn loại bỏ dần những ứng viên không thích hợp, cho dẫu là họ tranh cử vào các chức vụ ở cấp quốc gia, cấp tiểu bang hay tại các chức vụ ở cấp địa phương.

Bất kỳ những ứng viên nào tán thành (endorse) hay cổ võ cho bất kỳ một trong năm vấn đề không thể khoan nhượng hay bàn cải được sau đây, thì đương nhiên được xem là những ứng cử bất xứng để nắm giữ các chức vụ công quyền, và bạn không nên bỏ phiếu cho họ. Rồi từ đó, bạn chọn ra một ứng viên xứng đáng trong số các ứng viên còn lại.

C. Vai Trò Của Bạn Với Tư Cách Là Một Cử Tri Công Giáo

Người Công Giáo phải có một trách nhiệm về luân lý, đạo đức để cổ võ những điều tốt đẹp và thiện hảo chung thông việc thực thi về quyền đầu phiếu của mình (CCC số 2240). Không phải chỉ có những người có quyền hành về dân sự mới có trách nhiệm với quốc gia. “Để phục vụ cho lợi ích chung đòi hỏi mỗi một người công dân phải thi hành trọn sứ vụ của họ trong đời sống chính trị của cộng đoàn.” (CCC số 2239). Điều này có nghĩa là mọi công dân phải nên tham gia vào tiến trình chính trị tại nơi bầu phiếu.

Thế nhưng việc bỏ phiếu không thể nào bị bó buộc hay tùy tiện. “Một lương tâm Kitô giáo ngay thẳng và đúng đắn sẽ không cho phép người đó bỏ phiếu cho một chương trình chính trị hay một thứ luật lệ về cá nhân nào mà lại trái ngược hoàn toàn với những nền tảng cơ bản của đức tin và luân lý.” (CPL 4).

Có rất nhiều điều sai trái, và không một ai lại bỏ phiếu để tán thành với những vấn đề đó một cách gián tiếp hay trực tiếp. Những công dân nào bỏ phiếu tán thành những điều tội lỗi và ma quỷ, tức là họ bỏ phiếu ủng hộ những ứng cử viên đã đưa ra những chính sách này, để những ứng cử viên đó có dịp triển khai những điều ma quỷ và tội lỗi này trên bình diện rộng lớn hơn. Chính vì thế, người Công Giáo không nên bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào đẩy mạnh những chương trình như vậy hay những luật lệ mà tự bản chất của chúng là ủng hộ cho tội lỗi, cho ma quỷ.

D. Năm Vấn Đề Chính Không Thể Bàn Cãi hay Nhân Nhượng

Năm vấn đề chính sau đây được gọi là năm vấn đề không thể khoan nhượng hay bàn cãi được nữa bởi vì chúng có liên quan tới những hành động luôn luôn lúc nào cũng trái ngược với luân lý và chưa bao giờ được cổ võ bởi luật pháp. Sẽ là một trọng tội nếu như tán thành hay cổ võ bất kỳ một trong những hành động sau, và không có một ứng cử viên nào thật sự muốn thăng tiến và cổ võ những lợi ích chung, lại ra tay ủng hộ bất kỳ một trong năm điều không thể khoan nhượng hay bàn cãi được như sau:

1. Vấn Đề Phá Thai (Abortion)

Liên quan đến luật lệ nhằm cho phép chuyện phá thai, Giáo Hội dạy rằng: “Phá thai chưa bao giờ là chuyện hợp pháp để người Công Giáo phải tuân theo, hay dự phần vào một chiến dịch tuyên truyền nhằm ủng hộ bất cứ một thứ lề luật nào như vậy, hoặc là để bỏ phiếu ủng hộ nó.” (EV số 73). Phá thai chính là một hành động có chủ ý và trực tiếp giết chết một mạng sống con người vô tội, chính vì thế, nó cũng còn được xem là một dạng hay một hình thức của việc giết người. Đứa trẻ luôn luôn là một người vô tội, và không có một thứ luật lệ nào có quyền cướp đi mạng sống của đứa trẻ đó. Thậm chí ngay cả khi đứa trẻ đó được thai nghén qua việc hiếp dâm hay loạn luân (incest), lỗi lầm đó không phải là nơi đứa trẻ, và do đó, đứa trẻ đó không nên phải gánh chịu sự chết vì những tội lỗi của người khác.

2. Vấn Đề Trợ Tử (Euthanasia)

Nó vẫn thường khi được che đậy dưới cái tên là “cái chết êm ái,” việc trợ tử cũng là một dạng của việc giết người. Không ai có quyền tự cướp đi mạng sống của mình (tự tử), và không ai có quyền cướp đi mạng sống của bất kỳ người vô tội nào. Liên quan đến việc trợ tử, người bị bệnh hoạn hay người già yếu bị giết chết đi dưới danh nghĩa là vì lòng trắc ẩn, thế nhưng, lòng trắc ẩn thật sự không thể nào bao gồm một hành động mà tự bản chất của nó mang tính độc ác, tội lỗi và ma quỷ. (EV số 73).

3. Vấn Đề Nghiên Cứu về Tế Bào Thân của Bào Thai (Fetal Stem Cell Research)

Phôi thai người cũng chính là những con người. “Việc tôn trọng phẩm giá của con người sẽ loại bỏ hẳn tất cả những thí nghiệm nào nhằm khai thác hay thao tác trên các bào thai người.” (CRF số 4b). Những tiến bộ mới đây nhất của khoa học cho thấy rằng bất kỳ phương pháp chạy chữa nào về y học nhằm nảy sinh ra từ việc thí nghiệm trên tế bào của bào thai cũng có thể được phát triển bằng cách sử dụng các thành tế bào của người lớn để thay thế. Các thành tế bào của người lớn có thể được lấy ra mà không làm hủy hoại gì đến những tế bào của người lớn mà chúng có nguồn gốc. Chính vì thế, chẳng còn có một lời bào chữa về y học nào để cổ võ cho việc sử dụng về các tế bào thân của bào thai.

4. Vấn Đề về Sản Sinh Vô Tính Người (Human Cloning)

Mọi nổ lực, cố gắng nhằm tạo ra một con người, mà không cần phải thông qua bất kỳ một hành động tính dục nào để tạo ra “sự sinh sản phân đôi”, hay vô tính, hay sinh sản đơn tính, đều được coi như là hoàn toàn trái ngược hẳn với luật lệ về luân lý, vì lẽ, chúng hoàn toàn chống đối lại tính nhân phẩm của việc sinh sản ở người và của mối quan hệ về hôn nhân.” (RHL đoạn I:6). Sản sinh vô tính người rồi cũng có kết cục giống như là việc giết người vậy, vì lẽ, những hệ vô tính “bị chối bỏ” hay “không thành công” thì được hủy diệt đi, và vì thế, mỗi một hệ vô tính chính là một con người.

5. Vấn Đề về Hôn Nhân Đồng Giới (Homosexual Marriage)

Hôn nhân đúng nghĩa phải là sự kết hiệp giữa người nam và người nữ. Những cách nhìn nhận trái ngược của pháp lý, cũng chính là việc xem thường ý nghĩa về hôn nhân thật sự. Và việc nhìn nhận về mặt pháp lý của những cặp hôn nhân đồng tính thật sự chính là tạo ra một sự ghét bỏ đối với những người đồng tính luyến ái bằng cách cổ võ họ hãy cứ tiếp tục sống trong một trạng thái vô luân lý một cách khách quan mà họ không hề hay biết. “Khi dự thảo đồng ý nhìn nhận những cặp hôn nhân đồng tính lần đầu tiên được đưa ra quốc hội, các nhà lập pháp Công Giáo phải có một nghĩa vụ về luân lý để bày tỏ sự chống đối rõ ràng và công khai bỏ phiếu chống lại nó. Nếu bỏ phiếu ủng hộ cho một thứ luật lệ nhằm làm phá hủy đến các lợi ích chung, thì hành động đó chính là một tội rất nặng về sự vô luân lý.” (UHP số 10).

E. Văn Phòng Chính Trị Nào Mà Tôi Nên Quan Tâm Tới?

Luật pháp được thông qua bởi cơ quan lập pháp, được làm cho có hiệu lực (enforced) bởi cơ quan hành pháp, và được diễn dịch bởi cơ quan tư pháp. Điều này có nghĩa là bạn nên nghiên cứu cẩn thận bất kỳ ứng cử viên nào tranh cử vào chức vụ ở cơ quan lập pháp, hành pháp và những ai được đề cử vào chiếc ghế tư pháp. Điều này không nhhững đúng ở cấp quốc gia mà còn ở cả các cấp tiểu bang lẫn địa phương. Quả đúng là, chức vụ càng thấp thì người nắm giữ chức vụ đó càng có ít quyền hành và chỉ có liên quan đến một số vấn đề mà thôi. Ví dụ như, hội đồng thành phố của bạn chẳng hạn, ít có khi nào phải lãnh nhận lấy vấn đề có liên quan đến việc sản sinh vô tính. Nhưng điều quan trọng là bạn phải đánh giá một cách rất kỷ càng và cân nhắc tất cả mỗi ứng viên, cho dẫu họ tranh cử vào bất kỳ một chức vụ nào đi chăng nữa.

Có rất ít người dành được chức vụ cao mà không phải chiếm giữ những chứv vụ thấp trước đó. Có một số người trở thành các vị dân biểu, các thượng nghị sĩ hay các vị tổng thống mà đã không từng giữ các chức vụ thấp hơn. Thế nhưng hầu hết các dân biểu, các thượng nghị sĩ và các vị tổng thống thường bắt đầu sự nghiệp chính trị của họ tại các cấp địa phương. Điều này cũng hoàn toàn đúng với nhà làm luật thuộc cấp tiểu bang. Hầu hết họ đều bắt đầu ở cấp các hội đồng thành phố, các ủy viên của trường học, và cứ từ đó mà leo lên các bậc thang chính trị.

Những ứng cử viên cho các chức vụ công quyền cao hơn của ngày mai sẽ chủ yếu đến từ những ứng cử viên cho các chức vụ thấp hơn của ngày hôm nay. Do đó, bạn phải thật khôn ngoan và cẩn trọng để đem ra áp dụng tất cả những tiêu chuẩn trên ngang bằng cho các ứng cử viên ở cấp địa phương, cũng như ở cấp tiểu bang lẫn cấp quốc gia. Nếu những ứng cử viên nào hoàn toàn sai lệch với năm vấn đề không khoan nhượng kể trên, thì họ không nên được bầu vào các chức vụ thấp hơn, vì lẽ, họ sẽ là những ứng cử viên không xứng đáng cho các chức vụ cao hơn. Điều này sẽ giúp làm dễ dàng hóa việc lựa chọn những ứng cử viên xứng đáng vào những vị trí có nhiều ảnh hưởng tại các cấp tiểu bang hay quốc gia.

F. Làm Sao Để Quyết Định Về Vị Thế Của Một Ứng Viên

Chức vụ càng cao, thì việc quyết định về vị thế của ứng cử viên đó càng dễ dàng hơn. Những vị dân biểu và các thượng nghị sĩ chẳng hạn, thường phải đối diện với những vấn đề kể trên và họ đã xác định vị thế của họ về các vấn đề trên. Cũng hoàn toàn tương tự như ở cấp tiểu bang. Thì trong bất kỳ trường hợp nào, trong hai trường hợp kể trên, việc tìm hiểu về vị thế của một ứng cử viên là chuyện rất dễ dàng như việc đọc báo hay các bài xã luận trên các tạp chí, hoặc tìm hiểu quan điểm của ứng cử viên đó thông qua mạng Internet, hay nghiên cứu về những bản khảo sát được in ra và phân phát vào lúc bầu cử.

Thông thường sẽ rất khó để hiểu biết về những quan điểm của các ứng cử viên tranh cử vào các chức vụ ở cấp địa phương vì lẽ, rất ít trong số họ có dịp để nghiên cứu về pháp luật về những vấn đề như: phá thai, sản sinh vô tính và tính thiêng liêng bất khả xâm phạm của hôn nhân. Thế nhưng, đối với những ứng cử viên này, cho dẫu là ở cấp địa phương, bạn cũng có thể tiếp xúc trực tiếp các văn phòng tranh cử ở địa phương, và yêu cầu họ giải thích về quan điểm của họ về các vấn đề trên.

Nếu bạn không thể quyết định được những quan điểm của một ứng cử viên nào đó bằng các phương tiện khác, thì bạn cũng đừng ngần ngại để viết thư trực tiếp đến ứng cử viên đó và hỏi ông/bà ta về quan điểm của ông/bà ta về những vấn đề đã nêu ở trên.

G. Những Điều Tránh Không Nên Bầu

Không nên bỏ phiếu dựa trên đảng phải chính trị mà bạn có liên quan tới, hay dựa trên những thói quen bầu cử trước đây, hay truyền thống bỏ phiếu của gia đình. Nhiều năm trước đây, thì đó chính là những cách đáng tin cậy để quyết định người nào được bầu chọn, thế nhưng, đối với ngày hôm nay, thì những cách đó không còn đáng để tin tưởng được nữa. Bạn cần phải xem xét đến mỗi ứng viên như là một cá nhân. Điều này có nghĩa là bạn có lẽ kết cục sẽ phải bỏ phiếu cho những ứng viên xứng đáng đến từ nhiều đảng chính trị.

Không nên bỏ phiếu dựa trên cái khuôn mặt bề ngoài, cái cá tính bề ngoài, hay những gì đã được “thổi phồng lên bởi các phương tiện đại chúng” về những ứng cử viên. Có một số rất thu hút, biết lắng nghe, và trông có vẽ như là những ứng cử viên “có đủ khả năng” vốn tán thành những hành động mang bản chất tội ác, ma quỷ, và như thế phải đáng để bị loại bỏ; trong khi đó những ứng cử viên khác, tuy là trông có vẽ tầm thường, không có sức thu hút, hay trông có vẽ bệnh hoạn trước ống kính truyền hình, nhưng lại biết tán thành với những thỏa ước hay luật lệ phù hợp với những nguyên tắc của người Kitô giáo.

Không nên bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào đơn giản chỉ vì họ xưng danh họ là những người Công Giáo. Rủi thay, những ứng cử viên tự nhìn nhận mình là Công Giáo, lại chính là những ứng cử viên chống lại những giảng dạy cơ bản về luân lý của Giáo Hội. Họ chỉ là “người Công Giáo” khi mà họ cần tìm đến phiếu bầu của người Công Giáo mà thôi.

Không nên chọn trong số các ứng cử viên dựa trên điều là “Ứng cử viên đó sẽ làm được gì cho tôi?” Hãy quyết định chọn ra những ứng cử viên nào thích cổ võ cho những lợi ích chung, thậm chí nếu bạn chẳng có một chút lợi ích trực tiếp nào cả hay có lợi ích tức thời nào qua những pháp chế mà họ đưa ra.

Đừng thưởng phiếu bầu của bạn cho những ứng viên nào đúng trên những vấn đề kém phần quan trọng, trong khi đó lại sai trái trên một số vấn đề chính yếu, cơ bản như đã nêu trên. Một ứng cử viên có thể đã bỏ phiếu đúng y như những gì mà bạn mong muốn, bên cạnh việc ủng hộ những việc như việc trợ tử, chẳng hạn, thì những ứng cử viên như vậy, không xứng đáng để cho bạn phải nên bầu vào chức vụ công quyền. Những ứng cử viên nên biết rằng nếu họ sai trái trong bất kỳ một trong năm vấn đề đã nêu ở trên thì họ tức nhiên, đã bị mọi cử tri loại bỏ ra khỏi danh sách.

H. Cách Thức Bầu Cử

Đối với mỗi chức vụ, trước tiên là bạn phải quyết định xem quan điểm của từng ứng viên về năm vấn đề cốt lõi kể trên là như thế nào.

Kế đến, là loại bỏ những ứng cử viên nào sai trái về bất kỳ một trong năm vấn đề chính yếu kể trên. Cho dẫu là họ có đúng với tất cả với những vấn đề khác, họ vẫn được xem như là thiếu phẩm chất, vì lẽ giản đơn là họ đã ủng hộ một trong năm điều sai trái kể trên.

Rồi sau đó, trong số những ứng cử viên còn lại, bạn mới dựa vào việc phân tích của bạn về những quan điểm của từng ứng viên về các vấn đề ít quan trọng và ít hóng bỏng hơn.

I. Khi Không Có Một Ứng Viên Thích Hợp

Trong một số cuộc tranh cử chính trị, mỗi một ứng cử viên nào sai trái trong bất kỳ một vấn đề nào qua năm vấn đề kể trên, thì trong trường hợp như vậy, bạn nên bỏ phiếu cho ứng cử viên nào mà qua hành động của họ, tác hại về việc vô luân lý không trầm trọng hơn so với ứng cử viên kia, hoặc là bạn từ chối bỏ phiếu cho bất kỳ ai.

J. Vai Trò Của Lương Tâm Bạn

Lương tâm giống như một đồng hồ báo thức. Nó cảnh cáo bạn khi bạn sắp làm một điều gì đó sai trái. Tự bản thân nó không thể quyết định được điều nào là đúng, và điều nào là sai. Để cho lương tâm của bạn biết hành động đúng đắn, thì nó cần phải được báo tin cho chính xác-có nghĩa là-bạn phải tự tìm hiểu về những gì là đúng và những gì là sai. Chỉ có như thế, thì lương tâm của bạn mới có thể trở thành một người hướng dẫn đáng tin cậy được.

Rũi thay, rất nhiều người Công Giáo ngày nay không hề chịu thông báo đúng đắn cho chính lương tâm của họ về những vấn đề cơ bản có liên quan đến luân lý. Kết quả là lương tâm của họ không có “cảnh tỉnh” họ kịp thời, đúng lúc, ngay cả trong ngày bầu cử.

Một lương tâm hiểu biết và được thông tin đầy đủ sẽ không bao giờ hành động mâu thuẫn với những giảng dạy về luân lý của Giáo Hội. Vì lý do đó, nếu bạn không chắc là lương tâm của bạn sẽ dẫn bạn đi tới đâu ngay tại thùng phiếu, thì bạn hạy đặt niềm tin tưởng của bạn kiên vững với những giảng dạy về luân lý của Giáo Hội (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo chính là một nguồn xuất xắc đích thực về những giảng dạy về luân lý của Giáo Hội.)

K. Lời Kết

Sau khi đọc và hiểu xong phần Cẩm Nang Hướng Dẫn Về Cách Bầu Cử, thì bạn đừng giữ kín cho riêng bạn, mà hãy đưa Cẩm Nang này cho những người bạn của bạn, hãy yêu cầu những người bạn của bạn đọc và tìm hiểu lấy nó, rồi sau đó, truyền cho những người khác.

Càng có nhiều người biết đến và hiểu rõ được bao nhiêu để họ biết cách bỏ phiếu sao cho phù hợp với những nguyên tắc cơ bản về luân lý của Giáo Hội Công Giáo chúng ta, thì đất nước của chúng ta sẽ càng trở nên một đất nước tốt đẹp và hoàn hảo bấy nhiêu.