HÀ NỘI -- Tin từ Việt Nam cho biết đã có 3 trường hợp các em bé Việt Nam bị chết vì bệnh cúm gà do bị nhiễm virus H5N1 trong tuần qua. Cơ quan quốc tế lên tiếng báo động.
Ở Hậu Giang, hôm Viện Pasteur Saigòn đã điều tra và theo thông tin ban đầu của y tế địa phương cho biết người bị bệnh có tiếp xúc với thịt gà.
Còn trường hợp gia đình cháu Long ở Ứng Hoà, Hà Tây có nuôi 7 con gà. Trước khi cháu ốm, một con chết bệnh, những con khác sau đó cũng có dấu hiệu mệt mỏi nên họ làm thịt dần.
Còn gia đình cháu Huệ ở Hà Đông có 30 con ngan, đã chết 6-7 con. Do đàn ngan còn bé, việc chết một số là hiện tượng bình thường, những con còn lại vẫn khoẻ mạnh nên cơ quan thú y chưa có kết luận gì về tình trạng đàn gia cầm này mà sẽ tiếp tục theo dõi. Một điều đáng lưu ý là trong tuần cháu Huệ đổ bệnh, nhà hàng xóm có 2 con chim cảnh bị chết.
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo về khả năng bùng phát dịch cúm A ở người trong năm nay vì dịch cúm gia cầm đang phát triển ở nhiều nước trong khu vực, riêng Thái Lan đã có người nghi nhiễm cúm A.
Ở Việt Nam, bệnh nhân cúm A đã xuất hiện và không loại trừ khả năng bệnh sẽ lan ra cộng đồng. Dịch cúm gia cầm càng lan rộng thì nguy cơ bùng phát cúm A càng cao.
Bộ Y tế đang rất lo lắng về điều này, bởi ở Việt Nam hầu như hộ nông dân nào cũng nuôi gà, cơ quan thú y khó mà kiểm tra, giám sát được hết.
Do bệnh cúm A gắn liền với dịch cúm gia cầm nên Bộ Y tế Việt Nam đã xác định là phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và truyền thông cho dân chúng để họ tự bảo vệ sức khoẻ gia đình và đàn gia cầm của mình, vì lực lượng y tế và thú y không thể giám sát từng hộ được.
Mặc dù độ lây của cúm A không bằng SARS, nguy cơ lây từ người sang người cũng chưa được khẳng định, nhưng vẫn cần áp dụng các phương pháp bảo vệ nghiêm ngặt như với SARS vì hầu như những người mắc bệnh này đều không tránh khỏi tử vong.
Ở Hậu Giang, hôm Viện Pasteur Saigòn đã điều tra và theo thông tin ban đầu của y tế địa phương cho biết người bị bệnh có tiếp xúc với thịt gà.
Còn trường hợp gia đình cháu Long ở Ứng Hoà, Hà Tây có nuôi 7 con gà. Trước khi cháu ốm, một con chết bệnh, những con khác sau đó cũng có dấu hiệu mệt mỏi nên họ làm thịt dần.
Còn gia đình cháu Huệ ở Hà Đông có 30 con ngan, đã chết 6-7 con. Do đàn ngan còn bé, việc chết một số là hiện tượng bình thường, những con còn lại vẫn khoẻ mạnh nên cơ quan thú y chưa có kết luận gì về tình trạng đàn gia cầm này mà sẽ tiếp tục theo dõi. Một điều đáng lưu ý là trong tuần cháu Huệ đổ bệnh, nhà hàng xóm có 2 con chim cảnh bị chết.
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo về khả năng bùng phát dịch cúm A ở người trong năm nay vì dịch cúm gia cầm đang phát triển ở nhiều nước trong khu vực, riêng Thái Lan đã có người nghi nhiễm cúm A.
Ở Việt Nam, bệnh nhân cúm A đã xuất hiện và không loại trừ khả năng bệnh sẽ lan ra cộng đồng. Dịch cúm gia cầm càng lan rộng thì nguy cơ bùng phát cúm A càng cao.
Bộ Y tế đang rất lo lắng về điều này, bởi ở Việt Nam hầu như hộ nông dân nào cũng nuôi gà, cơ quan thú y khó mà kiểm tra, giám sát được hết.
Do bệnh cúm A gắn liền với dịch cúm gia cầm nên Bộ Y tế Việt Nam đã xác định là phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và truyền thông cho dân chúng để họ tự bảo vệ sức khoẻ gia đình và đàn gia cầm của mình, vì lực lượng y tế và thú y không thể giám sát từng hộ được.
Mặc dù độ lây của cúm A không bằng SARS, nguy cơ lây từ người sang người cũng chưa được khẳng định, nhưng vẫn cần áp dụng các phương pháp bảo vệ nghiêm ngặt như với SARS vì hầu như những người mắc bệnh này đều không tránh khỏi tử vong.