WASHINGTON, D.C., -- Người Hồi Giáo nghĩ về Kinh Côran cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả Rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê, giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu. Đó chính là lời nhận xét của Cha Sidney Griffith, giáo sư về ngôn ngữ Xêmít (Xêmít là tên gọi của nhóm các chủng tộc gồm người Do Thái và Ả Rập) lẫn Ai Cập, và văn chương tại trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ.

Ngày 26-7-2004, Cha Griffith đã chia sẽ với Zenit làm cách nào để người Kitô giáo hiểu rõ hơn về Kinh Côran và những khác biệt trong việc giảng dạy của Kinh này về Chúa Kitô và Sự Khải Hoàn so với những giảng dạy của người Kitô giáo. Linh mục Sidney Griffith so sánh và đối chiếu các bản văn. Phần 2 của bài phỏng vấn sẽ được trích đăng vào ngày mai.

Hỏi (H): Thưa Cha, Kinh Côran, nói đúng ra, thì đó là loại kinh gì và được viết ra như thế nào?

Cha Griffith (T): Kinh Côran, theo cách chuyển biên thông thường, và trong ngữ nghĩa mà chúng ta thường hay dùng, thì đó chính là kinh thánh của cộng đồng Hồi Giáo. Nó hàm chứa những mạc khải bằng tiếng Ả Rập mà chính Thiên Chúa, hay Allah thỉnh thoảng gởi qua thiên thần Gabriel xuống cho sứ giả của Ngài là Mohammed từ năm 610 trước Công Nguyên cho đến khi ông chết đi vào năm 632 trước Công Nguyên, thì thời kỳ đó cũng chính là những năm mà cộng đoàn Hồi Giáo đầu tiên được thành hình.

Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, khi từ “Côran” được sử dụng trong các bản văn, thì nó có nghĩa là “đọc” hay là “suy gẫm lại” những điều mà Thiên Chúa đã khắc trong trong tim của Mohammed, truyền lệnh cho Ông hãy đọc và rao truyền nó, cho muôn dân. Chính vì thế, theo nguyên bản, thì Kinh Côran chính là một bản “kinh thánh” đọc bằng miệng và cho đến ngày nay chúng ta vẫn thường nghe kinh ấy được trình bày dưới dạng ca ngâm có nhịp điệu.

Một khoảng thời gian ngắn sau cái chết của Mohammed, những người Hồi Giáo tiên khởi đã thu thập các bản văn về những lời mạc khải được trích ra từ trí nhớ của những người bạn đồng hành với vị sứ giả Mohammed và từ một số bản viết tay của họ, để rồi, họ gom góp và hệ thống hóa nó lại thành kinh thánh, như là những ấn bản chuẩn mà chúng ta có được ngày nay. Kinh Côran gồm có các đoạn thơ, được mô tả như là “những dấu chỉ” phi thường từ Thiên Chúa, và được sắp xếp thành 114 thiên Xura hay chương, mỗi chương có một tên riêng, được lấy từ từ ngữ chính trong bản văn.

Xét về mặt nhận thức, người Hồi Giáo nghĩ về Kinh Côran cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả Rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê, giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu.

(H): Thưa Cha, đâu là điểm khúc mắc nhất để một người Kitô giáo có thể hiểu được Kinh Côran?

(T): Thưa, trước hết, một người Kitô giáo hay bất kỳ một độc giả nào khác không biết tí gì về tiểu sử của Mohammed và lịch sử thời sơ khai của cộng đồng Hồi Giáo, thì điều đầu tiên mà vị độc giả đó cảm nhận được đó là ý tưởng rời rạc của các văn bản. Nó trông có vẽ như là vào bài đọc một, vốn là một bài đọc vẫn thường hay được cấu trúc rõ ràng cẩn thận, thì nó lại mất đi tính chủ đạo của chủ đề được trình thuật lại.

Quả đúng như vậy, độc giả Hồi Giáo thường mang theo với họ, một bản văn suy diễn từ cách hiểu về Hồi Giáo của riêng họ thông qua những mô hình, để giúp họ kịp thời bắt giọng vào đúng với những vầng thơ của bức thông điệp.

Hơn nữa, ngay cả độc giả Kitô giáo có kiến thức hiểu biết về Kinh Thánh và những hiểu biết về đạo Kitô giáo thời xưa cổ, cũng khó mà có thể hiểu được cách trình bày trong Kinh Côran với những nhân vật thuộc về kinh thánh, những câu chuyện và những bài tường thuật rất giống với truyền thống của Kinh Thánh và của người Kitô giáo.

Nói đúng ra, chủ ‎ý của Kinh Côran là tránh lặp lại các sự kiên đó. Thay vào đó, nó ngầm giả định rằng tất cả mọi tín đồ đều đã hiểu biết về những vấn đề đó rồi, để từ đó nó có thể nói bóng gió hay kích thích cho tín đồ tự hiểu theo ‎ý‎ của riêng họ, và chính vì thế nó thường hay có nhiều quan điểm và cách diễn dịch khác nhau.

(H): Nói một cách vắn tắt, Cha có thể vui lòng giải thích những điểm khác biệt chính giữa Đạo Hồi và Đạo Kitô giáo?

(T): Thưa, có rất nhiều sự khác biệt giữa Đạo Hồi và Đạo Kitô giáo, hai điểm khác biệt nổi bật nhất chính là mối quan tâm về mặt Cơ Đốc Học và thần học của việc Mạc Khải.

Trước hết, kinh Côran chối bỏ sự thừa nhận của người Kitô giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi. Kế đến, theo Kinh Côran, Phúc Âm nguyên thủy và xác thực nhất, cùng với Torah trước đó, và Kinh Côra sau này, chính là những mạc khải mà Thiên Chúa đã gởi xuống cho con người thông qua các sứ giả như: Môsê, Chúa Giêsu và Mohammed. Trong Chương 33 Đoạn 40, nói rằng Mohammed chính là người cuối cùng hay là ấn dấu cuối cùng của các tiên tri.

Thế nhưng Torah và Kinh Thánh, dưới dạng mà người Do Thái và Kitô giáo thật sự có được, lại được người Hồi Giáo xem là những bản văn bị mất mát và bị diễn dịch lại một cách sai lạc.

Đối với hầu hết những người Hồi Giáo, Kinh Côran được xem như là ngôn từ vô thủy vô chung của Thiên Chúa, trong khi đó Kinh Thánh của người Kitô giáo, dưới sự soi sáng của thần thánh, lại được họ xem như là ngôn từ của Thiên Chúa, nhưng theo cách diễn dịch của loài người.

Phần lớn những khác biệt còn lại giữa Đạo Hồi và Kitô giáo xuất phát từ những khác biệt về mặt cơ bản của hai học thuyết. Trong Đạo Hồi, không có giáo sĩ, để có thể so sánh với giới tu sĩ của đạo Kitô giáo; và cũng chẳng có uy quyền, cũg như các học viên giảng dạy như trong Đạo Công Giáo.

(H): Thưa Cha, Kinh Côran có vai trò gì trong Đạo Hồi? Có phải nó tương ứng với truyền thống, như là trong Đạo Công Giáo hay không?

(T): Kinh Côran chính là quyền lực tối hậu được mạc khải trong Đạo Hồi. Đạo Hồi không có một học thuyết mạc khải nào về cả mặt Kinh Thánh lẫn Truyền Thống, như là trong Đạo Công Giáo. Tuy nhiên, nó có một truyền thống quyết đoán, hay còn được gọi là “hadith” trong Hồi Giáo, và ai được xem là truyền thống thánh “hadith qudsi” và truyền thống tiên tri, hay còn gọi là: “hadith nabawi."

Truyền thống “hadith qudsi” chính là một bản báo cáo của thần thánh, vốn được Mohammed lập đi lập lại rằng những gì không được Kinh Côran đề cập tới, thì hiển nhiên nó chẳng có quyền lực gì cả trong Kinh Côran. Còn truyền thống “hadith nabawi" chính là một bản báo cáo nói về hành động của Mohammed hay những chi tiết về bản thân Ông ta.

Những truyền thống đó đã được góp nhặt và xem xét kỹ lưỡng từ những ngày sơ khai của Hồi Giáo; một hệ thống chi tiết nhằm đảm bảo tính xác thật hay sự hợp lý về những truyền thống xác thật cũng đã được trau truốt thêm.

Kể từ thế kỷ thứ chín của người Kitô giáo, cũng đã có những thu thập, góp nhặt chính thức về những truyền thống trông có vẽ như xác thực để giúp các học giả Hồi Giáo chuyển dịch Kinh Côran, đặc biệt là nổ lực nhằm phân biệt thế nào để đem ra áp dụng những giảng dạy của Kinh Côran đối với những thăng trầm của cuộc sống nhân loại. Kinh Côran và những gì trông có vẽ là truyền thống chính là nói về nguồn quyền lực của luật lệ Đạo Hồi, về tiểu sử của Mohammed và về một số điểm khác nữa trong đời sống của những người Hồi Giáo.