Tôi tin Thiên Chúa, nhưng…
Người Công Giáo chúng ta tin nhận Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất vũ trụ và con người.
Chúng ta tin Ngài là khởi thủy nguồn gốc cùng là cùng tận của mọi loài thụ tạo trong vũ trụ.
Chúng ta tin Ngài là tình yêu và là ơn cứu độ của con người.
Chúng ta tin Ngài là người trao tặng ban cho mọi loài sự sống, trí thông hiểu, thần kinh tình cảm, cùng nuôi sống họ trên trần gian.
Dẫu vậy, nhất là con người chúng ta tin mà vẫn luôn bận rộn với những thắc mắc về Thiên Chúa mình yêu mến tôn thờ. Ký giả Peter Seewald đã nêu thắc mắc này với Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.
1. Peter Seewald: Thưa Đức Thánh Cha„ Chúng ta tin Thiên Chúa, nhưng chúng ta luôn thắc mắc Ngài ở đâu? Ngắm nhìn vào không gian bao la như khoa học nói có hằng hà sa số những hành tinh khác nữa, và cả bao nhiêu hệ thống mặt trời khác nữa trong bầu trời không gian, mà người ta vẫn không sao tìm nhận ra nơi Thiên Chúa ngự trị?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.: Phải, không thấy nói đến địa điểm, nơi Thiên Chúa ngự trị. Thiên Chúa chính ngài là nơi chốn ở trên mọi nơi chốn.
Khi Bạn ngắm nhìn vào vũ trụ thế giới, Bạn không nhìn thấy Ngài, nhưng Bạn nhận ra khắp mọi nơi chốn những dấu vết của Thiên Chúa: nơi sự phát triển của sự vật trong trời đất, trong toàn thể sự hợp lý ăn khớp của thực tế. Và cả nơi đời sống con người, Bạn cũng tìm nhận ra dấu vết của Thiên Chúa. Bạn nhìn thấy những bất hạnh đau khổ, những chênh lệch, và Bạn cũng nhìn thấy sự tốt đẹp , tình yêu, lòng nhân lành. Đó là những nơi chốn Thiên Chúa có mặt ngự trị.
Chúng ta phải chuyển hướng đi ra ngoài trí tưởng tượng thu gọn vào một không gian hình thể. Vì duy chỉ trong phạm vi đó không có thể tiếp tục đi xa được. Không gian thật ra không phải không có chu vi giới hạn theo ý nghĩa của ngôn ngữ tiếng nói con người chúng ta. Nhưng nó to lớn bao la, đến nỗi con người chúng ta có thể diễn tả là bao la không cùng tận. Thiên Chúa không thể có mặt ở trong đó hay ở ngoài nơi đó, nhưng sự hiện diện trong hiện tại của Ngài là một toàn thể khác.
Đây là điều thiết thực cần thiết cho chúng ta trong nhiều suy nghĩ phải đổi mới, như thu gọn những sự việc vào không gian hình thể hoàn toàn bỏ đi.
Cũng như ở giữa con người có sự hiện diện tinh thần tâm trí, mà hai người cùng cảm thông dù họ ở hai bờ châu lục địa khác nhau. Vì chiều kích đó khác hơn là địa lý hình thể. Và Thiên Chúa không hiện ở một nơi chốn nào, nhưng ngài là một thực thể. Thực thể bao gồm tất cả mọi thực thể.
Và khi thực thể đã có, ta không cần đến nơi chốn. Vì nơi chốn có giới hạn không còn bao la không giới hạn nữa cho Đấng Tạo Hóa vượt qua tầm mức của mọi không gian, mọi thời gian và chính ngài không là thời gian, nhưng là người tạo dựng nên và luôn luôn có mặt hiện diện trong hiện tại.
Tôi tin rằng, chúng ta phải thay đổi nhiều, như đã nói về toàn thể hình ảnh con người chúng ta thay đổi. Chúng ta không không còn 6000 năm lịch sử, như hình ảnh trong kinh thánh nói đến, tôi không biết đến nhiều. Chúng ta hãy để ngỏ trống những con số phỏng đoán đó. Chắc chắn với sự hiểu biết ngày nay cấu trúc về thời gian lịch sử được trình bày khác.
Nơi đây khoa thần học phải từ nền tảng suy nghĩ lại, và trình bày cho con người những khả thể suy tưởng. Vì sự diễn dịch của môn thần học và đức tin trong ngôn ngữ ngày nay còn nhiều thiếu sót. Điều này phải đạt được một hệ thống suy tưởng giúp con người ngày nay hiểu được, mà không cần phải đi tìm Thiên Chúa ở một nơi đâu. Lãnh vực này còn có nhiều điều phải làm.“.
2. Perter Seewald: „ Vậy phải chăng Thiên Chúa cách nào đó là một tinh thần, một sức lực năng lượng? Đức tin Kitô giáo ngược lại diễn ta Thiên Chúa là một ngôi vị con người?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu BenedicktXVI.: Đúng vậy, như đã nói Thiên Chúa là một ngôi vị con người. Điều này có nghĩa, ngài không có thể diễn tả được trong một nơi chốn chỗ nào.
Nơi con người chúng ta cũng là ngôi vị con người, điều bước vượt qúa khung cảnh hình thề, và đồng thời mở ra cho tôi sự bao la không cùng tận. Tôi có thể hiện ở một nơi chốn khác và đồng thời cũng ở nơi đây. Tôi không chỉ có mặt với thân thể của tôi, nhưng tôi sống trong khoảng không gian xa bao la.
Và như thế, Thiên Chúa là một ngôi vị con con người , nên tôi không có thể xác định ngài vào một nơi chốn hình thể. Vì Ngài là một ngôi vị con người to lớn bao trùm tất cả những sự khác.“ (Benedickt XVI., Letzte Gespräche mit Peter Seewald, 2016 Kroemer Verlag, München, Seite 268-270.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người Công Giáo chúng ta tin nhận Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất vũ trụ và con người.
Chúng ta tin Ngài là khởi thủy nguồn gốc cùng là cùng tận của mọi loài thụ tạo trong vũ trụ.
Chúng ta tin Ngài là tình yêu và là ơn cứu độ của con người.
Chúng ta tin Ngài là người trao tặng ban cho mọi loài sự sống, trí thông hiểu, thần kinh tình cảm, cùng nuôi sống họ trên trần gian.
Dẫu vậy, nhất là con người chúng ta tin mà vẫn luôn bận rộn với những thắc mắc về Thiên Chúa mình yêu mến tôn thờ. Ký giả Peter Seewald đã nêu thắc mắc này với Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.
1. Peter Seewald: Thưa Đức Thánh Cha„ Chúng ta tin Thiên Chúa, nhưng chúng ta luôn thắc mắc Ngài ở đâu? Ngắm nhìn vào không gian bao la như khoa học nói có hằng hà sa số những hành tinh khác nữa, và cả bao nhiêu hệ thống mặt trời khác nữa trong bầu trời không gian, mà người ta vẫn không sao tìm nhận ra nơi Thiên Chúa ngự trị?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu Benedictô XVI.: Phải, không thấy nói đến địa điểm, nơi Thiên Chúa ngự trị. Thiên Chúa chính ngài là nơi chốn ở trên mọi nơi chốn.
Khi Bạn ngắm nhìn vào vũ trụ thế giới, Bạn không nhìn thấy Ngài, nhưng Bạn nhận ra khắp mọi nơi chốn những dấu vết của Thiên Chúa: nơi sự phát triển của sự vật trong trời đất, trong toàn thể sự hợp lý ăn khớp của thực tế. Và cả nơi đời sống con người, Bạn cũng tìm nhận ra dấu vết của Thiên Chúa. Bạn nhìn thấy những bất hạnh đau khổ, những chênh lệch, và Bạn cũng nhìn thấy sự tốt đẹp , tình yêu, lòng nhân lành. Đó là những nơi chốn Thiên Chúa có mặt ngự trị.
Chúng ta phải chuyển hướng đi ra ngoài trí tưởng tượng thu gọn vào một không gian hình thể. Vì duy chỉ trong phạm vi đó không có thể tiếp tục đi xa được. Không gian thật ra không phải không có chu vi giới hạn theo ý nghĩa của ngôn ngữ tiếng nói con người chúng ta. Nhưng nó to lớn bao la, đến nỗi con người chúng ta có thể diễn tả là bao la không cùng tận. Thiên Chúa không thể có mặt ở trong đó hay ở ngoài nơi đó, nhưng sự hiện diện trong hiện tại của Ngài là một toàn thể khác.
Đây là điều thiết thực cần thiết cho chúng ta trong nhiều suy nghĩ phải đổi mới, như thu gọn những sự việc vào không gian hình thể hoàn toàn bỏ đi.
Cũng như ở giữa con người có sự hiện diện tinh thần tâm trí, mà hai người cùng cảm thông dù họ ở hai bờ châu lục địa khác nhau. Vì chiều kích đó khác hơn là địa lý hình thể. Và Thiên Chúa không hiện ở một nơi chốn nào, nhưng ngài là một thực thể. Thực thể bao gồm tất cả mọi thực thể.
Và khi thực thể đã có, ta không cần đến nơi chốn. Vì nơi chốn có giới hạn không còn bao la không giới hạn nữa cho Đấng Tạo Hóa vượt qua tầm mức của mọi không gian, mọi thời gian và chính ngài không là thời gian, nhưng là người tạo dựng nên và luôn luôn có mặt hiện diện trong hiện tại.
Tôi tin rằng, chúng ta phải thay đổi nhiều, như đã nói về toàn thể hình ảnh con người chúng ta thay đổi. Chúng ta không không còn 6000 năm lịch sử, như hình ảnh trong kinh thánh nói đến, tôi không biết đến nhiều. Chúng ta hãy để ngỏ trống những con số phỏng đoán đó. Chắc chắn với sự hiểu biết ngày nay cấu trúc về thời gian lịch sử được trình bày khác.
Nơi đây khoa thần học phải từ nền tảng suy nghĩ lại, và trình bày cho con người những khả thể suy tưởng. Vì sự diễn dịch của môn thần học và đức tin trong ngôn ngữ ngày nay còn nhiều thiếu sót. Điều này phải đạt được một hệ thống suy tưởng giúp con người ngày nay hiểu được, mà không cần phải đi tìm Thiên Chúa ở một nơi đâu. Lãnh vực này còn có nhiều điều phải làm.“.
2. Perter Seewald: „ Vậy phải chăng Thiên Chúa cách nào đó là một tinh thần, một sức lực năng lượng? Đức tin Kitô giáo ngược lại diễn ta Thiên Chúa là một ngôi vị con người?
Đức Thánh Cha nghỉ hưu BenedicktXVI.: Đúng vậy, như đã nói Thiên Chúa là một ngôi vị con người. Điều này có nghĩa, ngài không có thể diễn tả được trong một nơi chốn chỗ nào.
Nơi con người chúng ta cũng là ngôi vị con người, điều bước vượt qúa khung cảnh hình thề, và đồng thời mở ra cho tôi sự bao la không cùng tận. Tôi có thể hiện ở một nơi chốn khác và đồng thời cũng ở nơi đây. Tôi không chỉ có mặt với thân thể của tôi, nhưng tôi sống trong khoảng không gian xa bao la.
Và như thế, Thiên Chúa là một ngôi vị con con người , nên tôi không có thể xác định ngài vào một nơi chốn hình thể. Vì Ngài là một ngôi vị con người to lớn bao trùm tất cả những sự khác.“ (Benedickt XVI., Letzte Gespräche mit Peter Seewald, 2016 Kroemer Verlag, München, Seite 268-270.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long