Washington: Bảo Tàng Viện Tưởng Niệm Nạn Nhân Holocaust tại Hoa Thịnh Đốn đã đóng cửa hôm thứ Năm 24/6 để gióng lên tiếng nói cảnh cáo đến nạn diệt chủng có thể xảy ra tại Sudan.
Thay vì dành chương trình nửa tiếng đồng hồ cho buổi nói chuyện của một người phụ nữ Sudan từ vùng Barfur và nạn nhân sống sót trong vụ Holocaust và các nhà lập pháp, Bảo Tàng Viện đã đưa ra thông tư cảnh cáo hôm đầu tháng Tư đến nạn diệt chủng có thể xảy ra tại vùng Darfur ở miền Tây Sudan.
Một cư dân Sudan thường trú tại Hoa Kỳ, Amal Allagabo cho biết cô đã mất liên lạc với gia đình tại Darfur kể từ khi các cuộc bạo động chủng tộc dấy lên từ đầu năm nay.
Cô Allagabo nói "Giờ đây họ có thể đã chết, hay sống tản mác trong các trại tị nạn tại Chad hay đã bị lạc trong sa mạc không nước ưống, không nơi trú ngụ và ngay cả không cảm thấy được an toàn"
"Dưới mắt của tôi và của nhiều người, đây là một thảm họa nhân đạo nhất trên thế giới. Gia đình tôi cũng như gia đình của quý vị, họ chỉ muốn là hững con người được quyền tôn trọng để có được một cuộc sống tốt và cảm thấy an toàn"
Giám Đốc Ủy Ban Bảo Tàng Viện về Lương Tâm, ông Jerry Fowler đã đưa ra lời kêu gọi hành động khẩn trương tại Darfur. Ông phát biểu: "Giờ đã điểm để hành động tại Darfur. Việc bắt buộc ngăn ngừa nạn giệt chủng là một điều hợp pháp và luân lý. Đã thường xảy ra trong quá khư, như Bảo Tàng Viện này đã trưng bày làm nổi bật lên những cảnh cáo đã được ghi nhận và rồi bị quên lãng và hậu quả là sự chết và sự đau khổ đã xảy ra trong một tỷ lệ khủng khiếp".
Vào tháng 5, ông Fowler đã viếng thăm người tị nạn Sudan trong những trại ở Chad. Phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ trong lúc ông viếng thăm một nghĩa địa nhỏ nơi chôn cất những trẻ em vừa mới chết trong thời gian qua. Một nhân viên cứu trợ tại đây cho biết 7 trẻ em đã chết trong 11 ngày trước đây.
"Thật là một cảnh tượng chua cay và sợ hãi khi nhìn thấy những gò đất nhỏ nằm nhô lên giữa sa mạc".
Chính quyền Hoa Kỳ ước lượng sẽ có 300 000 người có thể thiệt mạng trong năm nay bởi vì chính quyền Sudan phần lớn là người Ả Rập đã ngăn cản đồ cứu trợ nhận đạo được đưa tới Darfur. Nghị Sĩ Jon Corzine cảnh cáo rằng "Chúng ta phải đối đầu với nạn diệt chủng có thể diễn ra và hành động ngay. Nếu chính quyền không hành động ngay từ bây giờ, thì những gì xảy ra sẽ là nạn diệt chủng 2004, cũng giống như chúng ta vừa tưởng niệm nạn diệt chủng tại Rwanda vào năm 1994 trong đó đã giết đi 80 000 người".
Ngoại Trưởng Colin Power và Tổng Thư Ký Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Koffi Anan đã đến Sudan vào ngày 29/6 vừa qua để mở đường cho vấn đề viện trợ nhân đạo và kêu gọi chính quyền Sudan phải nỗ lực dẹp các phiến quân trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Trong khi chính quyền tổng thống Bush đang xác định những việc xảy ra tại Darfur về mặt luật pháp có phải là nạn diệt chủng hay không.
Liên Hiệp Quốc đã ước lượng khoảng 1.2 triệu người đã rời bỏ nhà cửa vì bạo động chủng tộc tại Darfur và họ hết sức khẩn thiết cần viện trợ nhân đạo. Khoảng 50 % trong số họ nằm trong các trại. Cuộc bạo động chủng tộc bộc phát ra tại Darfur vào năm ngoái. Theo tường trình cho biết, chính quyền Khartoum đã yểm trợ lực lượng và ủng hộ phiến quân Ả Rập, là nhóm đã bị cáo giác vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn.
Thông tấn xã Pháp đã trích lời của người cộng tác trong nhóm cứu tế Liên Hiệp Quốc, khi nói rằng chính quyền Sudan đã nhắm mắt làm ngơ trước "sự thanh trừng chủng tộc" của nhóm phiến quân.
Các nhóm phiến quân tại Darfur đã nổi dậy chống chính quyền vào năm ngoái, tố giác chính quyền thiên vị người Ả Rập để cưỡng bách dân Phi Châu da đen. Những tranh chấp tại địa phương trên các cánh đồng cỏ cho mục sục đang khan hiếm, đã đổ dầu cho cuộc bạo động. Trong khi cả hai nhóm đều là người Hồi Giáo, phần lớn những chủ nông là người da đen Phi Châu tại địa phương, trong khi người Ả Rập là dân du mục, đã tranh chấp đến việc xử dụng các nguồn nước và đất dai.
Nhưng thương lượng vẫn đang diễn ra tại Sudan và tại quốc gia láng giềng Kynea nhằm chấp dứt cuộc nội chiến, điều này đã khiến cho chính quyền tại miền Bắc phần lớn là người Ả Rập chống lại dân tộc ở miền Nam mà phần đông là người Phi Châu theo Kitô giáo và những người theo tôn giáo truyền thống Phi Châu.
Chính quyền miền Bắc đã hạn chế người miền Nam về mặt giáo dục, công ăn việc làm và quyền hành xử chính tri, một sự kỳ thị mà đã khơi dậy cuộc chiến vào năm 1983 do Lực Lượng Nhân Dân Giải Phóng Sudan cầm đầu.
Chiến tranh và nạn đói do chiến tranh gây nên cùng bệnh tật đã giết chết ít nhất 2 triệu người từ năm 1983. Cuộc chiến tương tàn đã làm cho hơn 5 triệu người phải di chuyển chỗ ở mà phần lớn thương vọng là những cư dân thuộc miền Nam Sudan.
Tình trạng làm việc của các tu sĩ tại Sudan cũng bị "tâm lý căng thẳng". Tại miền Nam Sudan chỉ có một bệnh viện và không có bệnh viện Công Giáo, bệnh nhân phải trả tiền đầy đủ mới được cho phép rời bệnh viện.
Một nữ tu phục vụ tại các trại tị nạn tại miền Nam Sudan đã bị một người đàn ông say rượu tấn công, và các Bác Sĩ Không Biên Giới (Doctors Without Border) phải mang nữ tu về bệnh viện điều trị. Sau một vài tuần vị nữ tu phải xin bác sĩ giúp vì nữ tu không có đủ tiền trả để rời bệnh viện.
Thay vì dành chương trình nửa tiếng đồng hồ cho buổi nói chuyện của một người phụ nữ Sudan từ vùng Barfur và nạn nhân sống sót trong vụ Holocaust và các nhà lập pháp, Bảo Tàng Viện đã đưa ra thông tư cảnh cáo hôm đầu tháng Tư đến nạn diệt chủng có thể xảy ra tại vùng Darfur ở miền Tây Sudan.
Một cư dân Sudan thường trú tại Hoa Kỳ, Amal Allagabo cho biết cô đã mất liên lạc với gia đình tại Darfur kể từ khi các cuộc bạo động chủng tộc dấy lên từ đầu năm nay.
Cô Allagabo nói "Giờ đây họ có thể đã chết, hay sống tản mác trong các trại tị nạn tại Chad hay đã bị lạc trong sa mạc không nước ưống, không nơi trú ngụ và ngay cả không cảm thấy được an toàn"
"Dưới mắt của tôi và của nhiều người, đây là một thảm họa nhân đạo nhất trên thế giới. Gia đình tôi cũng như gia đình của quý vị, họ chỉ muốn là hững con người được quyền tôn trọng để có được một cuộc sống tốt và cảm thấy an toàn"
Giám Đốc Ủy Ban Bảo Tàng Viện về Lương Tâm, ông Jerry Fowler đã đưa ra lời kêu gọi hành động khẩn trương tại Darfur. Ông phát biểu: "Giờ đã điểm để hành động tại Darfur. Việc bắt buộc ngăn ngừa nạn giệt chủng là một điều hợp pháp và luân lý. Đã thường xảy ra trong quá khư, như Bảo Tàng Viện này đã trưng bày làm nổi bật lên những cảnh cáo đã được ghi nhận và rồi bị quên lãng và hậu quả là sự chết và sự đau khổ đã xảy ra trong một tỷ lệ khủng khiếp".
Vào tháng 5, ông Fowler đã viếng thăm người tị nạn Sudan trong những trại ở Chad. Phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ trong lúc ông viếng thăm một nghĩa địa nhỏ nơi chôn cất những trẻ em vừa mới chết trong thời gian qua. Một nhân viên cứu trợ tại đây cho biết 7 trẻ em đã chết trong 11 ngày trước đây.
"Thật là một cảnh tượng chua cay và sợ hãi khi nhìn thấy những gò đất nhỏ nằm nhô lên giữa sa mạc".
Chính quyền Hoa Kỳ ước lượng sẽ có 300 000 người có thể thiệt mạng trong năm nay bởi vì chính quyền Sudan phần lớn là người Ả Rập đã ngăn cản đồ cứu trợ nhận đạo được đưa tới Darfur. Nghị Sĩ Jon Corzine cảnh cáo rằng "Chúng ta phải đối đầu với nạn diệt chủng có thể diễn ra và hành động ngay. Nếu chính quyền không hành động ngay từ bây giờ, thì những gì xảy ra sẽ là nạn diệt chủng 2004, cũng giống như chúng ta vừa tưởng niệm nạn diệt chủng tại Rwanda vào năm 1994 trong đó đã giết đi 80 000 người".
Ngoại Trưởng Colin Power và Tổng Thư Ký Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Koffi Anan đã đến Sudan vào ngày 29/6 vừa qua để mở đường cho vấn đề viện trợ nhân đạo và kêu gọi chính quyền Sudan phải nỗ lực dẹp các phiến quân trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Trong khi chính quyền tổng thống Bush đang xác định những việc xảy ra tại Darfur về mặt luật pháp có phải là nạn diệt chủng hay không.
Liên Hiệp Quốc đã ước lượng khoảng 1.2 triệu người đã rời bỏ nhà cửa vì bạo động chủng tộc tại Darfur và họ hết sức khẩn thiết cần viện trợ nhân đạo. Khoảng 50 % trong số họ nằm trong các trại. Cuộc bạo động chủng tộc bộc phát ra tại Darfur vào năm ngoái. Theo tường trình cho biết, chính quyền Khartoum đã yểm trợ lực lượng và ủng hộ phiến quân Ả Rập, là nhóm đã bị cáo giác vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn.
Thông tấn xã Pháp đã trích lời của người cộng tác trong nhóm cứu tế Liên Hiệp Quốc, khi nói rằng chính quyền Sudan đã nhắm mắt làm ngơ trước "sự thanh trừng chủng tộc" của nhóm phiến quân.
Các nhóm phiến quân tại Darfur đã nổi dậy chống chính quyền vào năm ngoái, tố giác chính quyền thiên vị người Ả Rập để cưỡng bách dân Phi Châu da đen. Những tranh chấp tại địa phương trên các cánh đồng cỏ cho mục sục đang khan hiếm, đã đổ dầu cho cuộc bạo động. Trong khi cả hai nhóm đều là người Hồi Giáo, phần lớn những chủ nông là người da đen Phi Châu tại địa phương, trong khi người Ả Rập là dân du mục, đã tranh chấp đến việc xử dụng các nguồn nước và đất dai.
Nhưng thương lượng vẫn đang diễn ra tại Sudan và tại quốc gia láng giềng Kynea nhằm chấp dứt cuộc nội chiến, điều này đã khiến cho chính quyền tại miền Bắc phần lớn là người Ả Rập chống lại dân tộc ở miền Nam mà phần đông là người Phi Châu theo Kitô giáo và những người theo tôn giáo truyền thống Phi Châu.
Chính quyền miền Bắc đã hạn chế người miền Nam về mặt giáo dục, công ăn việc làm và quyền hành xử chính tri, một sự kỳ thị mà đã khơi dậy cuộc chiến vào năm 1983 do Lực Lượng Nhân Dân Giải Phóng Sudan cầm đầu.
Chiến tranh và nạn đói do chiến tranh gây nên cùng bệnh tật đã giết chết ít nhất 2 triệu người từ năm 1983. Cuộc chiến tương tàn đã làm cho hơn 5 triệu người phải di chuyển chỗ ở mà phần lớn thương vọng là những cư dân thuộc miền Nam Sudan.
Tình trạng làm việc của các tu sĩ tại Sudan cũng bị "tâm lý căng thẳng". Tại miền Nam Sudan chỉ có một bệnh viện và không có bệnh viện Công Giáo, bệnh nhân phải trả tiền đầy đủ mới được cho phép rời bệnh viện.
Một nữ tu phục vụ tại các trại tị nạn tại miền Nam Sudan đã bị một người đàn ông say rượu tấn công, và các Bác Sĩ Không Biên Giới (Doctors Without Border) phải mang nữ tu về bệnh viện điều trị. Sau một vài tuần vị nữ tu phải xin bác sĩ giúp vì nữ tu không có đủ tiền trả để rời bệnh viện.