Một nạn nhân sống sót sau vụ diệt chủng Holocaust gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Bielsko-Biala, Poland, (EWTN News/CAN): Người sống sót của trại tập trung Auschwitz đã hân hoan đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm vào hôm Thứ Sáu và kêu gọi thế giới hãy nhớ đến nỗi đau thương đã từng xảy ra ở đây.

Lidia Maksimovi, 75 tuổi, nói với báo chí tại trại tập trung vào ngày 29 tháng Bẩy rằng “việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm rất quan trong đối với tôi và tôi rất vui mừng. Tôi không thể quên được những điều khủng khiếp đó và cũng là điều quan trọng cho mọi người tới đây để nhìn xem và nghiên cứu những gì đã xảy ra ở đây. Chớ gì tất cả những gì đã xảy ra ở đây sẽ không bao giờ tái diễn nữa.”

Maksimovic là một người sống sót của trại tập trung Auschwitz-Brikenau của đảng quốc gia cực đoan Nazis ở Ba Lan. Đã có khoảng 1.5 triệu người bị chết ở trại Auschwitz này, trong đó có thánh Maximilian Kolbe.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm một phần của trại này. Ngài đã dành vài phút cầu nguyện trong thinh lặng tại sân trại có tên là Auschwitz I. Sau đó ngài đã được đưa bằng xe đến thăm tòa nhà khét tiếng Block 11. Tại đây, ngài đã được Thủ Tướng Ba Lan là Beata Szydlo đón tiếp.

Ngài đã dành vài phút cầu nguyện trong thinh lặng.

Trong số những người hiện diện khi ngài đến thăm là một nhóm gồm mười người đàn ông và đàn bà, gồm cả bà Maksimovic, là những nạn nhân đã sống sót trong vụ diệt chủng Holocaust.

Gia đình bà Maksimovic gốc là người Nga sống trong vùng đất bị đảng Nazi chiếm đóng nay gọi là Belarus. Bọn Naris nghi ngờ họ cấu kết với Liên Xô, và họ bị bắt cùng với 1,500 người dân khác và được chở bằng thuyền tới trại Auschwitz.

Bà bị lột trần và bị đóng số trên cánh tay. Lúc ấy bà mới ba tuổi.

Bà nói với đài EWTN rằng “Tôi bị đóng số trên tay trái như là một tù nhân lúc còn nhỏ,”

Một số người trong trại được dùng để làm vật thí nghiệm về con người của phòng thí nghiệm bác sĩ Nazi, Josef Mengele.

Maksimovic nói “Chúng tôi bị chia làm hai nhóm. Tôi thuộc nhóm con nít khỏe mạnh bị bác sĩ Mengele chọn để làm thí nghiệm y khoa,”

“Khổ nhất cho chúng tôi là lúc mà các bà mẹ và những đứa con bị đóng số và chia ra nhóm. Họ tách những con nít ra khỏi các bà mẹ. Các bà mẹ ôm con mình và không muốn rời chúng, nhưng chúng tôi bị kéo ra khỏi lòng mẹ và bị quăng như những con vật. Tất cả các bà mẹ đều khóc, thế là họ bị bọn Nazis đấm đá và lôi ra các dãy nhà đặc biệt dành sẵn cho họ.”

“Những đứa con nít như chúng tôi nhìn thấy mẹ mình bị lột trần truồng và rồi bị cạo trọc. Thế là chúng tôi không còn nhận ra mẹ của mình nữa bởi chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy mẹ mình trong điều kiện kỳ quái như vậy,”

“Rồi các mẹ của chúng tôi được cho mặc vào những quần áo như thế kia, như quý vị nhìn thấy trưng bày ở viện bảo tàng này. Những đồng phục màu xanh da trời và màu xám với những đôi giày bằng gỗ.”

Những con nít thì được nhốt ở dãy nhà dành cho con nít.

“Những đứa con nít chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau, nhìn cái nơi mình sống và thật là rùng rợn, không phải như bây giờ quý vị nhìn thấy đâu. Bây giờ thì mọi thứ đều sạch sẽ…chứ hồi đó, bẩn thủi và phân thối tràn lan. Không có giấy vệ sinh và nước sạch.”

Mãi 20 năm sau, tôi mới được gặp lại mẹ tôi khi những trại này được quân Đồng Minh giải thoát.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô lắng nghe trong cầu nguyện thing lặng và ngài đã không nói gì ở trại Auschwitz.

Maksimovic coi đây là một sự chọn lựa rất tế nhị.

Bà nói “Nơi này là nơi yên tĩnh, nếu ai có thể nói lên điều gì, họ phải nói rằng con người đã bị đau hành hạ đau đớn ở đây và bị hạ thấp đến tận cùng.”

Việc này làm tôi liên tưởng đến những ngày dở sống dở chết cùng với các bạn tù trong các trại tập trung lao động khổ sai ở Việt Nam sau ngày mất nước năm 1975 mà người ta đặt cho nó cái tên mỹ miều là trại cải tạo.

Giuse Thẩm Nguyễn