Ở ĐÂY HÔM NAY ĐANG CÓ THẬT THIÊN ĐÀNG
(Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN C 2016)
Vào ngày Chúa Nhật ngày 4/9/2016 vừa qua, ĐGH Phanxicô đã phong hiển thánh cho Chân phước Têrêxa Calcutta, vị Nữ tu đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1978. Cả thế giới một lần nữa “ngất ngây” trước vẽ đẹp tinh thần của “Nguời Nữ Tu già nua ốm yếu” nầy, người được xem là “biểu tượng của lòng thương xót”, là “người bạn của người nghèo”. Mà không chỉ “ngất ngây”, cả thế giới đang được Mẹ Thánh gọi mời sống tinh thần khó nghèo và yêu thương, vị tha và chia sẻ theo tinh thần của mẹ, hay đúng hơn, tinh thần của Chúa Giêsu, tinh thần của Tin mừng Tám Mối Phúc Thật.
Có một điều chẳng ai ngờ là tên của của Vị Nữ Tu Công Giáo nghèo nàn, khiêm hạ nầy nầy lại được đặt cho một đại lộ quan trọng nhất của thành phố Calcutta, thành phố của một nước Ấn Độ chỉ có 1,6% dân Công Giáo. Đơn giản, chỉ vì Mẹ đã sống hết mình cái “lý của Tin Mừng”, Tin Mừng đuợc loan báo cho người nghèo khó. Mẹ đã trở thành vĩ đại, đã trở thành đại thánh, chỉ vì Mẹ đã thể hiện đúng mức “cái nghèo” của Phúc Âm, cái nghèo biết đặt mình khiêm hạ trước Thiên Chúa để cho đi hết mình, để liên đới với những kẻ cùng khổ, để sống cho và sống với những kẻ mang thân phận khốn khổ bần hàn. Con đường của Mẹ Têrêxa đã đi, lý tưởng mà Mẹ đã chọn lựa, cũng chính là nội dung ý nghĩa của sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật 26 Thường Niên mà Lời Chúa đã minh nhiên xác quyết qua các trích đoạn đặc trưng :
Ngay từ thời xa xưa trong Cựu ước, ngôn sứ Amos đã oán thán kêu lên : “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion…chẳng thương hại gì đến nổi băn khoăn của Giuse…!” (Bđ 1, Am 6,1a.4-7).
Lời cảnh báo nầy vẫn còn nguyên tính thời sự cho thế giới hôm nay, cho mỗi người chúng ta, một thế giới, một xã hội đang chìm ngập trong cái nảo trạng “làm giàu bất kể”, “hưởng thụ bất kể” và đang hình thành những khoảng cách biệt lớn lao giữa kẻ giàu và người nghèo, đang đặt biết bao thân phận của kẻ nghèo, bất hạnh, nạn nhân của chiến tranh, bóc lột vào những hoàn cảnh bi đát tận cùng.
Trong khi đó, những lời của Thánh vinh 145 (Tv 145,7.8-9a.9bc-10) lại chuyển tải một sứ điệp đầy lòng xót thương của Thiên Chúa, Đấng là chỗ tựa nương vững chắc cho những kẻ nghèo : “Chúa là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những người đói được cơm ăn…” . Vâng, Thiên Chúa luôn là chỗ dựa cuối cùng, và là đáp số cho những phận người đang mang nặng những nổi oan khiên và bao nhiêu bất công, thảm cảnh mà họ đang cam chịu trong cuộc đời trần thế. Và đó cũng chính là cách chọn lựa của Đức Kitô, của Hội Thánh : đứng về phía người nghèo, làm điểm tựa cho họ, mang cho họ niềm hy vọng tin yêu. Sứ điệp nầy càng bức thiết đối với riêng những người Công Giáo, những kẻ đang được gọi mời “thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” trong chính Năm Thánh ngoại thường nầy, Năm thánh Lòng Thương Xót.
Mà điều nầy đâu chỉ là một chút cảm tình thoáng qua để rồi tan theo mây gió. Không, Thánh Phaolô trong thư thứ 1 gởi Ti-mô-thê đã khuyên bảo người môn đệ Ti-mô-thê là “hãy chiến đấu trong cuộc chiến chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và vì đó…” (Bđ 2, 1 Tm 6,11-16). Những lời nầy thật là những lời khuyên thích hợp cho mỗi người chúng ta hôm nay ; bởi vì chúng ta đang sống trong một bối cảnh xã hội mà đời sống vật chất, hưởng thụ, tiền của đang là một nổi ám ảnh triền miên cho mọi gia đình khiến cho mọi giá trị vĩnh hằng, cùng đích vĩnh cửu trở thành tương đối hóa.
Nhưng rõ nét nhất, ấn tượng nhất mà Lời Chúa hôm nay muốn chuyển tải lại chính là dụ ngôn “Người nghèo La-za-rô và ông phú hộ” của Chúa Kitô trong Tin mừng Luca (Lc 16,19-31). Chúa Giê-su đã khắc hoạ hai mẫu người điển hình trong xã hội loài người muôn nơi, muôn thuở : Giàu và nghèo, để từ đó hướng tới sứ điệp : Nếu chỉ biết cậy dựa vào sự giàu sang để hưởng thụ một cách ích kỷ, không biết xót thương, liên đới với anh em đồng loại, nhất là với những người nghèo nàn, cơ cực, bất hạnh, thì cánh cửa thiên đàng mai hậu sẽ khép lại, mọi quan hệ với Thiên Chúa sẽ bị cắt đứt. Chính vì thế, Thiên đàng, quê hương vĩnh cửu, hạnh phúc đời đời không phải là một thực tại ảo tưởng, xa vời, nhưng là đang hình thành, triển nở ngay từ cuộc sống hôm nay.
Chính Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, người đã từ bỏ những tiện nghi, yên hàn nơi cộng đoàn dòng các nữ tu Côlôrentô để ra đi quyết tìm thấy “thiên đàng” nơi địa chỉ của những người nghèo ở Calcutta ; và Mẹ đã tìm gặp thật sự !
Vâng, nếu mỗi người chúng ta sống và thực hiện cho tới nơi tới chốn những điều trên, thì quả thật, Ở ĐÂY HÔM NAY ĐANG CÓ THẬT THIÊN ĐÀNG.
Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 26 THƯỜNG NIÊN C 2016)
Vào ngày Chúa Nhật ngày 4/9/2016 vừa qua, ĐGH Phanxicô đã phong hiển thánh cho Chân phước Têrêxa Calcutta, vị Nữ tu đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1978. Cả thế giới một lần nữa “ngất ngây” trước vẽ đẹp tinh thần của “Nguời Nữ Tu già nua ốm yếu” nầy, người được xem là “biểu tượng của lòng thương xót”, là “người bạn của người nghèo”. Mà không chỉ “ngất ngây”, cả thế giới đang được Mẹ Thánh gọi mời sống tinh thần khó nghèo và yêu thương, vị tha và chia sẻ theo tinh thần của mẹ, hay đúng hơn, tinh thần của Chúa Giêsu, tinh thần của Tin mừng Tám Mối Phúc Thật.
Có một điều chẳng ai ngờ là tên của của Vị Nữ Tu Công Giáo nghèo nàn, khiêm hạ nầy nầy lại được đặt cho một đại lộ quan trọng nhất của thành phố Calcutta, thành phố của một nước Ấn Độ chỉ có 1,6% dân Công Giáo. Đơn giản, chỉ vì Mẹ đã sống hết mình cái “lý của Tin Mừng”, Tin Mừng đuợc loan báo cho người nghèo khó. Mẹ đã trở thành vĩ đại, đã trở thành đại thánh, chỉ vì Mẹ đã thể hiện đúng mức “cái nghèo” của Phúc Âm, cái nghèo biết đặt mình khiêm hạ trước Thiên Chúa để cho đi hết mình, để liên đới với những kẻ cùng khổ, để sống cho và sống với những kẻ mang thân phận khốn khổ bần hàn. Con đường của Mẹ Têrêxa đã đi, lý tưởng mà Mẹ đã chọn lựa, cũng chính là nội dung ý nghĩa của sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật 26 Thường Niên mà Lời Chúa đã minh nhiên xác quyết qua các trích đoạn đặc trưng :
Ngay từ thời xa xưa trong Cựu ước, ngôn sứ Amos đã oán thán kêu lên : “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion…chẳng thương hại gì đến nổi băn khoăn của Giuse…!” (Bđ 1, Am 6,1a.4-7).
Lời cảnh báo nầy vẫn còn nguyên tính thời sự cho thế giới hôm nay, cho mỗi người chúng ta, một thế giới, một xã hội đang chìm ngập trong cái nảo trạng “làm giàu bất kể”, “hưởng thụ bất kể” và đang hình thành những khoảng cách biệt lớn lao giữa kẻ giàu và người nghèo, đang đặt biết bao thân phận của kẻ nghèo, bất hạnh, nạn nhân của chiến tranh, bóc lột vào những hoàn cảnh bi đát tận cùng.
Trong khi đó, những lời của Thánh vinh 145 (Tv 145,7.8-9a.9bc-10) lại chuyển tải một sứ điệp đầy lòng xót thương của Thiên Chúa, Đấng là chỗ tựa nương vững chắc cho những kẻ nghèo : “Chúa là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những người đói được cơm ăn…” . Vâng, Thiên Chúa luôn là chỗ dựa cuối cùng, và là đáp số cho những phận người đang mang nặng những nổi oan khiên và bao nhiêu bất công, thảm cảnh mà họ đang cam chịu trong cuộc đời trần thế. Và đó cũng chính là cách chọn lựa của Đức Kitô, của Hội Thánh : đứng về phía người nghèo, làm điểm tựa cho họ, mang cho họ niềm hy vọng tin yêu. Sứ điệp nầy càng bức thiết đối với riêng những người Công Giáo, những kẻ đang được gọi mời “thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” trong chính Năm Thánh ngoại thường nầy, Năm thánh Lòng Thương Xót.
Mà điều nầy đâu chỉ là một chút cảm tình thoáng qua để rồi tan theo mây gió. Không, Thánh Phaolô trong thư thứ 1 gởi Ti-mô-thê đã khuyên bảo người môn đệ Ti-mô-thê là “hãy chiến đấu trong cuộc chiến chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và vì đó…” (Bđ 2, 1 Tm 6,11-16). Những lời nầy thật là những lời khuyên thích hợp cho mỗi người chúng ta hôm nay ; bởi vì chúng ta đang sống trong một bối cảnh xã hội mà đời sống vật chất, hưởng thụ, tiền của đang là một nổi ám ảnh triền miên cho mọi gia đình khiến cho mọi giá trị vĩnh hằng, cùng đích vĩnh cửu trở thành tương đối hóa.
Nhưng rõ nét nhất, ấn tượng nhất mà Lời Chúa hôm nay muốn chuyển tải lại chính là dụ ngôn “Người nghèo La-za-rô và ông phú hộ” của Chúa Kitô trong Tin mừng Luca (Lc 16,19-31). Chúa Giê-su đã khắc hoạ hai mẫu người điển hình trong xã hội loài người muôn nơi, muôn thuở : Giàu và nghèo, để từ đó hướng tới sứ điệp : Nếu chỉ biết cậy dựa vào sự giàu sang để hưởng thụ một cách ích kỷ, không biết xót thương, liên đới với anh em đồng loại, nhất là với những người nghèo nàn, cơ cực, bất hạnh, thì cánh cửa thiên đàng mai hậu sẽ khép lại, mọi quan hệ với Thiên Chúa sẽ bị cắt đứt. Chính vì thế, Thiên đàng, quê hương vĩnh cửu, hạnh phúc đời đời không phải là một thực tại ảo tưởng, xa vời, nhưng là đang hình thành, triển nở ngay từ cuộc sống hôm nay.
Chính Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, người đã từ bỏ những tiện nghi, yên hàn nơi cộng đoàn dòng các nữ tu Côlôrentô để ra đi quyết tìm thấy “thiên đàng” nơi địa chỉ của những người nghèo ở Calcutta ; và Mẹ đã tìm gặp thật sự !
Vâng, nếu mỗi người chúng ta sống và thực hiện cho tới nơi tới chốn những điều trên, thì quả thật, Ở ĐÂY HÔM NAY ĐANG CÓ THẬT THIÊN ĐÀNG.
Giuse Trương Đình Hiền