Cho Kẻ Rách Rưới Ăn Mặc
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Năm – C
(Lc 16, 19-31)
Sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới nói chung và ở nước ta nó riêng ngày càng nghiêm trọng và ai cũng nhận ra qua thực tế của cuộc sống hàng ngày. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, những hình ảnh kẻ giầu người nghèo đối chiếu như giữa đô thị rực rỡ đèn màu về đêm, vẫn chen chúc những căn lều xiêu vẹo trong con hẻm tối tăm, hay trong khi có các đại gia chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một buổi tiệc tiếp đãi các bạn bè thì vẫn có những gia đình không đủ ngày hai bữa cơm.
Câu chuyện Chúa Giêsu kể ngày xưa, hôm nay vẫn còn mang tính thời sự. Người đặt chúng ta đối diện với tình trạng bất công xã hội phát sinh từ sự chênh lệch giữa kẻ giàu, người nghèo. Phải chăng cái hố sâu giàu nghèo chưa khiến chúng ta đau lòng hay sao mà phải làm đậm nét thêm phần bi thảm? Câu chuyện về anh chàng Lagiarô nghèo làm chúng ta giày vò và thấy cần phải điều tiết công bằng xã hội, một bên là : “Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. Bên kia là người : “Vận toàn gấp vóc lụa là, ngày ngày yếu tiệc linh đình”. Rõ ràng là phân hóa: người giàu có quần áo sang trọng mặc, trong khi người nghèo được bao phủ với những vết loét ghé chốc (x. Lc 16,19-21).
Tình thế cân bằng đã đến khi : cả hai cùng chết. Nhưng, chính lúc đó, sự khác biệt càng gia tăng : vì người thì được đưa vào lòng Abraham, kẻ thì được đem chôn. Nếu ai chưa bao giờ nghe đọc câu chuyện của Chúa Giêsu, hẳn người ta sẽ phỏng đoán, người giành được phần thưởng hẳn phải là người giàu, và người bị bỏ rơi nơi phần mộ, đương nhiên là người nghèo rồi. Thật lôgích.
Nhưng lời miệng Abraham, người cha trong đức tin, đã tiết lộ cho chúng ta thấy bản án cuối cùng thật rõ nét : “Abraham nói lại: Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ” (Lc 16,25). Sự công chính của Thiên Chúa đã thay đổi tình thế. Thiên Chúa không thể để người nghèo cứ khổ đau, túng cực và nghèo hèn mãi.
Thật không có câu chuyện nào thê thảm hơn người nhà giàu, ông chỉ mong muốn được giải thoát khỏi sự khổ đau đời đời, sau khi đã sống một cuộc đời giàu sang, gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc, nhưng lại chẳng biết xót thương người ngay trước cửa nhà đói khổ, phơi trần những vết thương. Đây là thái độ vô cảm. Vô cảm đến độ có mắt mà không thấy, sống mà không biết rung động tâm can, để rồi dù thật hối hận ở đời sau, nhưng đã muộn. Phải chăng ông ta đã tự chọn cho mình số phận như thế?
Bài học của người giầu có trên là một bài học đắt giá cho mỗi người chúng ta, những người có niềm tin vào Chúa đang sống Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Lời Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn còn vang lên như tiếng chuông báo động.
Cởi mở tâm hồn đối với những người đang sống trong tình trạng bấp bênh, đau khổ; những anh chị em bị tước đoạt phẩm giá. Hãy phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ.
Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, “để thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói” và đừng quên rằng “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái” (lời Thánh Gioan Thánh Giá).
Đức Thánh Cha khuyên chúng ta thực hành Mười Bốn Mối Thương Xót, trong đó Tin Mừng hôm nay đề cập đến : Thứ Ba cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Chúa Giêsu hiện diện trước cửa nhà giầu nơi Lagiarô nghèo khó, rách rưới, đang cần đến miếng cơm của thương xót, chiếc áo của lòng từ bi, để che phủ những vết ghẻ chốc, để vực dậy và gìn giữ phẩm giá cao quý của con người. Phẩm giá này không bao giờ mất đi, dù con người có ghẻ chốc đi chăng nữa.
Trải qua lịch sử với thời gian, câu chuyện của Chúa Giêsu đã đánh động hàng triệu con tim những người giàu và đã có biết bao người hoán cải; Nhưng đâu là sứ điệp chúng ta cần ngày hôm nay, trong một xã hội phát triển, đô thị hóa nông thôn, toàn cầu hóa khu vực? Chúng ta giải thích thế nào về tình trạng bất công xã hội, chênh lệch giầu nghèo ngày càng gia tăng mà chúng ta đang là tác nhân, ít hay nhiều, hoặc là đồng lõa ?
Tất cả những ai nghe sứ điệp của Chúa Giêsu đều nghĩ rằng mình có thể vẫn ở trong lòng Abraham, nhưng, trong thế giới ngày nay, có biết bao nhiêu người không đành lòng sau khi chết được chôn cất, mà không nhận được sự an ủi của Chúa Cha trời? Sự giàu có đích thực sẽ đến, chính là ngày được nhìn thấy Thiên Chúa, và điều chúng ta thiếu chỉ là điều thánh Augustinô khẳng định: “Theo con người và ta sẽ đến với Chúa”. Ước gì Lagiarô giúp con người thời nay tìm thấy Chúa.
Lạy Chúa xin mở mắt con, để con luôn nhân từ, và nhìn thấy anh chị em bên cạnh con, trong lúc họ rơi vào tình trạng đói khát, rách rưới, bệnh tật mà ra tay giúp đỡ.
Xin đánh động trái tim con, để con cảm nhận được những khổ đau của anh chị em bên cạnh, và không từ chối giúp đỡ họ. Lạy Chúa, xin cho lòng thương xót của Chúa luôn hiện diện trong con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVI Năm – C
(Lc 16, 19-31)
Sự phân hóa giàu nghèo trên thế giới nói chung và ở nước ta nó riêng ngày càng nghiêm trọng và ai cũng nhận ra qua thực tế của cuộc sống hàng ngày. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, những hình ảnh kẻ giầu người nghèo đối chiếu như giữa đô thị rực rỡ đèn màu về đêm, vẫn chen chúc những căn lều xiêu vẹo trong con hẻm tối tăm, hay trong khi có các đại gia chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một buổi tiệc tiếp đãi các bạn bè thì vẫn có những gia đình không đủ ngày hai bữa cơm.
Câu chuyện Chúa Giêsu kể ngày xưa, hôm nay vẫn còn mang tính thời sự. Người đặt chúng ta đối diện với tình trạng bất công xã hội phát sinh từ sự chênh lệch giữa kẻ giàu, người nghèo. Phải chăng cái hố sâu giàu nghèo chưa khiến chúng ta đau lòng hay sao mà phải làm đậm nét thêm phần bi thảm? Câu chuyện về anh chàng Lagiarô nghèo làm chúng ta giày vò và thấy cần phải điều tiết công bằng xã hội, một bên là : “Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy”. Bên kia là người : “Vận toàn gấp vóc lụa là, ngày ngày yếu tiệc linh đình”. Rõ ràng là phân hóa: người giàu có quần áo sang trọng mặc, trong khi người nghèo được bao phủ với những vết loét ghé chốc (x. Lc 16,19-21).
Tình thế cân bằng đã đến khi : cả hai cùng chết. Nhưng, chính lúc đó, sự khác biệt càng gia tăng : vì người thì được đưa vào lòng Abraham, kẻ thì được đem chôn. Nếu ai chưa bao giờ nghe đọc câu chuyện của Chúa Giêsu, hẳn người ta sẽ phỏng đoán, người giành được phần thưởng hẳn phải là người giàu, và người bị bỏ rơi nơi phần mộ, đương nhiên là người nghèo rồi. Thật lôgích.
Nhưng lời miệng Abraham, người cha trong đức tin, đã tiết lộ cho chúng ta thấy bản án cuối cùng thật rõ nét : “Abraham nói lại: Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ” (Lc 16,25). Sự công chính của Thiên Chúa đã thay đổi tình thế. Thiên Chúa không thể để người nghèo cứ khổ đau, túng cực và nghèo hèn mãi.
Thật không có câu chuyện nào thê thảm hơn người nhà giàu, ông chỉ mong muốn được giải thoát khỏi sự khổ đau đời đời, sau khi đã sống một cuộc đời giàu sang, gấm vóc lụa là, ngày ngày yến tiệc, nhưng lại chẳng biết xót thương người ngay trước cửa nhà đói khổ, phơi trần những vết thương. Đây là thái độ vô cảm. Vô cảm đến độ có mắt mà không thấy, sống mà không biết rung động tâm can, để rồi dù thật hối hận ở đời sau, nhưng đã muộn. Phải chăng ông ta đã tự chọn cho mình số phận như thế?
Bài học của người giầu có trên là một bài học đắt giá cho mỗi người chúng ta, những người có niềm tin vào Chúa đang sống Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Lời Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn còn vang lên như tiếng chuông báo động.
Cởi mở tâm hồn đối với những người đang sống trong tình trạng bấp bênh, đau khổ; những anh chị em bị tước đoạt phẩm giá. Hãy phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ.
Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, “để thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói” và đừng quên rằng “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái” (lời Thánh Gioan Thánh Giá).
Đức Thánh Cha khuyên chúng ta thực hành Mười Bốn Mối Thương Xót, trong đó Tin Mừng hôm nay đề cập đến : Thứ Ba cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Chúa Giêsu hiện diện trước cửa nhà giầu nơi Lagiarô nghèo khó, rách rưới, đang cần đến miếng cơm của thương xót, chiếc áo của lòng từ bi, để che phủ những vết ghẻ chốc, để vực dậy và gìn giữ phẩm giá cao quý của con người. Phẩm giá này không bao giờ mất đi, dù con người có ghẻ chốc đi chăng nữa.
Trải qua lịch sử với thời gian, câu chuyện của Chúa Giêsu đã đánh động hàng triệu con tim những người giàu và đã có biết bao người hoán cải; Nhưng đâu là sứ điệp chúng ta cần ngày hôm nay, trong một xã hội phát triển, đô thị hóa nông thôn, toàn cầu hóa khu vực? Chúng ta giải thích thế nào về tình trạng bất công xã hội, chênh lệch giầu nghèo ngày càng gia tăng mà chúng ta đang là tác nhân, ít hay nhiều, hoặc là đồng lõa ?
Tất cả những ai nghe sứ điệp của Chúa Giêsu đều nghĩ rằng mình có thể vẫn ở trong lòng Abraham, nhưng, trong thế giới ngày nay, có biết bao nhiêu người không đành lòng sau khi chết được chôn cất, mà không nhận được sự an ủi của Chúa Cha trời? Sự giàu có đích thực sẽ đến, chính là ngày được nhìn thấy Thiên Chúa, và điều chúng ta thiếu chỉ là điều thánh Augustinô khẳng định: “Theo con người và ta sẽ đến với Chúa”. Ước gì Lagiarô giúp con người thời nay tìm thấy Chúa.
Lạy Chúa xin mở mắt con, để con luôn nhân từ, và nhìn thấy anh chị em bên cạnh con, trong lúc họ rơi vào tình trạng đói khát, rách rưới, bệnh tật mà ra tay giúp đỡ.
Xin đánh động trái tim con, để con cảm nhận được những khổ đau của anh chị em bên cạnh, và không từ chối giúp đỡ họ. Lạy Chúa, xin cho lòng thương xót của Chúa luôn hiện diện trong con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ