Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi thư phản hồi về dự luật tôn giáo - tín ngưỡng (2016)
LTS: Trong khi chờ đợi văn bản chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phản hồi về dự luật tôn giáo 2016, Vietcatholic cho công bố tài liệu liên quan đến vấn đề này của cơ quan thông tấn AsiaNews để quý độc giả có tài liệu sớm tham khảo.
Trong một bức thư dài gửi đến Quốc hội Việt Nam để phản hồi về bản dự thảo mới của luật tín ngưỡng - tôn giáo (gọi tắt là "dự luật) do chính phủ nước này đệ trình ngày 17 tháng 8, Ban thường vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chỉ ra một số vấn đề.
Theo dự luật tôn giáo mới, Giáo Hội Công Giáo sẽ được công nhận là một thực thể pháp lý (pháp nhân) và sẽ có thể mở cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, dự luật này không hề đề cập đến khả năng xây dựng nhà thờ mới và nó sẽ để cho nhà nước áp đặt những yêu cầu rất khắt khe trong việc cấp giấy phép cho các hoạt động tôn giáo.
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các vị lãnh đạo tôn giáo gửi ý kiến góp ý cho dự luật này. Những người Công Giáo đầu tiên phản hồi là các giáo dân thuộc giáo phận Bắc Ninh, hồi tuần trước đã nhấn mạnh những thiếu sót của dự luật.
Kể từ khi được giới thiệu lần đầu hồi tháng 4 năm 2015, dự luật này đã làm dấy lên sự phản đối từ các vị lãnh đạo những tôn giáo lớn. Trên thực tế, dự luật đã tạo ra nhiều khó khăn về việc đăng ký nơi thờ tự, nhân viên, các hoạt động, chương trình tôn giáo... khiến cho mọi thứ gần như là điều bất khả thi.
Trong bức thư có chữ ký của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Phó tổng thư ký của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, các vị giám mục đã đánh giá cao "một thực tế là Quốc hội đã tìm cách lắng nghe ý kiến của các tổ chức tôn giáo. Đây là một điểm quan trọng cho thấy thái độ tôn trọng của các nhà lập pháp đối với các tổ chức và người dân chịu sự quản lý của pháp luật" (*).
Tuy nhiên, các vị giám mục phàn nàn rằng giới chức trách đã không cung cấp đủ thời gian để các tổ chức tôn giáo chuẩn bị tài liệu phản hồi của họ (chỉ có 14 ngày: 18-31 Tháng 8).
Bức thư bắt đầu bằng việc chỉ ra một số điểm thay đổi tích cực so với dự thảo trước đó. Đầu tiên, nó có "sự công nhận các tổ chức tôn giáo và các tổ chức phụ thuộc tôn giáo là những thực thể pháp lý (tức là pháp nhân chứ không phải là thương nhân).
Thứ hai, đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo, dự luật này đã thay thế chữ "đăng ký" bằng chữ "thông báo" hoặc "đề nghị", nhờ vậy làm giảm vai trò chuyên quyền của nhà nước.
Tuy nhiên, các giám mục lưu ý rằng "thay đổi một từ ngữ thôi là chưa đủ. Nhất thiết cần phải thay đổi cách nhìn nhận và cách làm việc [...] Tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người và đó không phải là một ân huệ của Nhà nước". (*)
Dự luật lần này "nhấn mạnh quyền được khiếu nại và tố cáo trong những vấn đề liên quan đến đức tin và tôn giáo".
Các vị giám mục ghi nhận khía cạnh tích cực thứ tư, đó là công nhận quyền của các tổ chức tôn giáo trong việc "thành lập cơ sở giáo dục phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân". Điều này "mang đến cơ hội cho các cộng đồng tôn giáo cung cấp những đóng góp của họ trong lĩnh vực giáo dục và y tế, vì lợi ích của toàn xã hội". (*)
Sau khi chỉ ra những điểm tích cực ấy, bức thư của các vị giám mục Việt Nam còn đưa ra một số đề xuất sửa đổi một vài điều, để đảm bảo quyền tự do và thêm nhiều quyền hơn cho các tổ chức tôn giáo.
Một điểm quan trọng là: khi nhà nước yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký và thông báo các hoạt động của họ thì nhà nước cũng phải nhanh chóng trả lời.
Các giám mục giải thích: "Nhà nước có quyền đó, nhưng cũng phải đưa ra một văn bản trả lời nhanh chóng, và trong trường hợp từ chối, chính quyền phải giải thích chi tiết lý do từ chối. Các tổ chức cũng phải có quyền khiếu nại". (*)
Cuối bức thư, các vị giám mục mở rộng một vấn đề mà dự luật đã không đề cập đến. "Trong điều 57, dự luật có đề cập đến việc khôi phục các cơ sở tôn giáo [...], Nhưng dự luật lại không đề cập bất cứ điều gì về việc xây dựng các cơ sở tôn giáo mới". (*)
Như một cách để đáp ứng nhu cầu của người dân, "chúng tôi đề nghị rằng: bất kỳ nơi nào từ 50 đến 100 người có cùng một đức tin thì nơi đó phải được cho phép xây cơ sở thờ tự mới". (*)
Chân Phương
(*) Trong khi Hội đồng Giám mục Việt Nam chưa công bố bức thư bằng tiếng Việt, đoạn này, người dịch tạm dịch nghĩa từ bản tin tiếng Anh của hãng AsiaNews
LTS: Trong khi chờ đợi văn bản chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phản hồi về dự luật tôn giáo 2016, Vietcatholic cho công bố tài liệu liên quan đến vấn đề này của cơ quan thông tấn AsiaNews để quý độc giả có tài liệu sớm tham khảo.
Trong một bức thư dài gửi đến Quốc hội Việt Nam để phản hồi về bản dự thảo mới của luật tín ngưỡng - tôn giáo (gọi tắt là "dự luật) do chính phủ nước này đệ trình ngày 17 tháng 8, Ban thường vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chỉ ra một số vấn đề.
Theo dự luật tôn giáo mới, Giáo Hội Công Giáo sẽ được công nhận là một thực thể pháp lý (pháp nhân) và sẽ có thể mở cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, dự luật này không hề đề cập đến khả năng xây dựng nhà thờ mới và nó sẽ để cho nhà nước áp đặt những yêu cầu rất khắt khe trong việc cấp giấy phép cho các hoạt động tôn giáo.
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các vị lãnh đạo tôn giáo gửi ý kiến góp ý cho dự luật này. Những người Công Giáo đầu tiên phản hồi là các giáo dân thuộc giáo phận Bắc Ninh, hồi tuần trước đã nhấn mạnh những thiếu sót của dự luật.
Kể từ khi được giới thiệu lần đầu hồi tháng 4 năm 2015, dự luật này đã làm dấy lên sự phản đối từ các vị lãnh đạo những tôn giáo lớn. Trên thực tế, dự luật đã tạo ra nhiều khó khăn về việc đăng ký nơi thờ tự, nhân viên, các hoạt động, chương trình tôn giáo... khiến cho mọi thứ gần như là điều bất khả thi.
Trong bức thư có chữ ký của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Phó tổng thư ký của Hội đồng Giám Mục Việt Nam, các vị giám mục đã đánh giá cao "một thực tế là Quốc hội đã tìm cách lắng nghe ý kiến của các tổ chức tôn giáo. Đây là một điểm quan trọng cho thấy thái độ tôn trọng của các nhà lập pháp đối với các tổ chức và người dân chịu sự quản lý của pháp luật" (*).
Tuy nhiên, các vị giám mục phàn nàn rằng giới chức trách đã không cung cấp đủ thời gian để các tổ chức tôn giáo chuẩn bị tài liệu phản hồi của họ (chỉ có 14 ngày: 18-31 Tháng 8).
Bức thư bắt đầu bằng việc chỉ ra một số điểm thay đổi tích cực so với dự thảo trước đó. Đầu tiên, nó có "sự công nhận các tổ chức tôn giáo và các tổ chức phụ thuộc tôn giáo là những thực thể pháp lý (tức là pháp nhân chứ không phải là thương nhân).
Thứ hai, đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo, dự luật này đã thay thế chữ "đăng ký" bằng chữ "thông báo" hoặc "đề nghị", nhờ vậy làm giảm vai trò chuyên quyền của nhà nước.
Tuy nhiên, các giám mục lưu ý rằng "thay đổi một từ ngữ thôi là chưa đủ. Nhất thiết cần phải thay đổi cách nhìn nhận và cách làm việc [...] Tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người và đó không phải là một ân huệ của Nhà nước". (*)
Dự luật lần này "nhấn mạnh quyền được khiếu nại và tố cáo trong những vấn đề liên quan đến đức tin và tôn giáo".
Các vị giám mục ghi nhận khía cạnh tích cực thứ tư, đó là công nhận quyền của các tổ chức tôn giáo trong việc "thành lập cơ sở giáo dục phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân". Điều này "mang đến cơ hội cho các cộng đồng tôn giáo cung cấp những đóng góp của họ trong lĩnh vực giáo dục và y tế, vì lợi ích của toàn xã hội". (*)
Sau khi chỉ ra những điểm tích cực ấy, bức thư của các vị giám mục Việt Nam còn đưa ra một số đề xuất sửa đổi một vài điều, để đảm bảo quyền tự do và thêm nhiều quyền hơn cho các tổ chức tôn giáo.
Một điểm quan trọng là: khi nhà nước yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải đăng ký và thông báo các hoạt động của họ thì nhà nước cũng phải nhanh chóng trả lời.
Các giám mục giải thích: "Nhà nước có quyền đó, nhưng cũng phải đưa ra một văn bản trả lời nhanh chóng, và trong trường hợp từ chối, chính quyền phải giải thích chi tiết lý do từ chối. Các tổ chức cũng phải có quyền khiếu nại". (*)
Cuối bức thư, các vị giám mục mở rộng một vấn đề mà dự luật đã không đề cập đến. "Trong điều 57, dự luật có đề cập đến việc khôi phục các cơ sở tôn giáo [...], Nhưng dự luật lại không đề cập bất cứ điều gì về việc xây dựng các cơ sở tôn giáo mới". (*)
Như một cách để đáp ứng nhu cầu của người dân, "chúng tôi đề nghị rằng: bất kỳ nơi nào từ 50 đến 100 người có cùng một đức tin thì nơi đó phải được cho phép xây cơ sở thờ tự mới". (*)
Chân Phương
(*) Trong khi Hội đồng Giám mục Việt Nam chưa công bố bức thư bằng tiếng Việt, đoạn này, người dịch tạm dịch nghĩa từ bản tin tiếng Anh của hãng AsiaNews