Lời Giới Thiệu
Huấn Thị "Redemptionis Sacramentum, Về Một Số Vấn Đề Phải Tuân Giữ Hay Phải Tránh Liên Quan Đến Phép Thánh Thể Rất Thánh” đã được Đức Hồng Y Francis Arinze và Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino, là tổng trưởng và tổng thư ký bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích giới thiệu trong cuộc họp báo tại phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu 23/04/2004. Cùng hiện diện trong buổi họp báo còn có Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, S.D.B, tổng thư ký bộ Giáo Lý Đức Tin đã cùng tham gia vào việc biên soạn Huấn Thị này.
Huấn Thị này gồm phần Nhập Đề, 8 Chương và phần Kết Luận, được chia thành 186 đoạn. VietCatholic đã đăng bản dịch phần tóm lược.
Nay VietCatholic xin trân trọng giới thiệu cùng quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn huấn thị này của Linh Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo sư Phụng Vụ, Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang. Vì huấn thị quá dài, nên VietCatholic sẽ đăng dần mỗi ngày bắt đầu từ hôm nay.
HUẤN THỊ REDEMPTIONIS SACRAMENTUM
BÍ TÍCH CỨU CHUỘC
về vài điều phải giữ và phải tránh liên quan đến Bí tích Thánh Thể
NHẬP ĐỀ
1. Trong Bí tích Thánh Thể, Mẹ Hội Thánh tin mạnh mẽ và đón nhận vui vẻ, cử hành và tôn thờ BÍ TÍCH CỨU CHUỘC1, khi loan báo cái chết của Đức Giêsu-Kitô và công bố cuộc phục sinh của Người, cho đến khi Người đến trong vinh quang2, với tính cách là Chúa và Thầy bất khả chiến bại, Tư Tế vĩnh cửu và Vua hoàn vũ, để trao vào tay Chúa Cha quyền năng vương quốc sự thật và sự sống3.
2. Bí tích Thánh Thể, - trong đó chứa đựng toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh, tức là chính Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta4 -, là nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn vẹn đời sống Kitô giáo5; ảnh hưởng của Bí tích Thánh Thể mang tính quyết định ngay từ thuở ban đầu của Hội Thánh6. Giáo lý của Hội Thánh về đề tài Bí tích Thánh Thể đã được trình bày rất chu đáo và đầy uy quyền, theo dòng thời gian, trong các văn kiện của các Công Đồng và của các Giáo Hoàng. Hơn nữa, mới gần đây, trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, do hoàn cảnh hiện nay của Hội Thánh thúc bách, đã trình bày lần nữa vài điểm rất quan trọng của đề tài này7.
Để cho thấy cả hôm nay Hội Thánh vẫn quan tâm, như trách nhiệm Hội Thánh phải làm, trên mầu nhiệm cực trọng này, đặc biệt trong việc cử hành Phụng Vụ thánh, Đức Giáo Hoàng đã truyền cho Bộ Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Bí Tích8, cùng hợp tác với Bộ Giáo Lý Đức Tin, biên soạn Huấn Thị này, trong đó sẽ bàn đến vài vấn nạn liên hệ đến kỷ luật của Bí tích Thánh Thể. Do đó, các điểm chứa đựng trong Huấn Thị này phải được đọc tiếp nối với Thông điệp Ecclesia de Eucharistia nói trên.
Tuy nhiên, mục tiêu của Huấn Thị không phải là trình bày toàn bộ các quy tắc liên hệ đến Bí tích Thánh Thể cho bằng nhắc lại vài yếu tố chứa đựng trong các quy tắc phụng vụ đã được trình bày và thiết lập trước rồi, mà vẫn còn có giá trị, để củng cố ý nghĩa sâu xa của các quy tắc phụng vụ9, và đồng thời nêu ra các quy tắc khác, làm sáng tỏ và bổ túc những quy tắc trước, bằng cách giải thích không những cho các Giám Mục, mà còn cho các linh mục, phó tế và mọi giáo dân, hầu mỗi người đem ra thi hành theo phận vụ của mình và theo các khả năng của mình.
3. Các quy tắc chứa đựng trong Huấn Thị này đều nói về các vấn đề thuộc phụng vụ của Nghi Lễ Rôma và những Nghi Lễ Khác của Giáo Hội latinh được luật thừa nhận, với những thay đổi thích hợp.
4. “Không còn nghi ngờ là cuộc canh tân phụng vụ của Công Đồng Vatican II đã phát sinh lợi ích lớn lao là làm cho tín hữu tham dự ý thức hơn, tích cực hơn và hiệu quả hơn vào Hy Tế bàn thờ”10. Tuy nhiên, “không thiếu bóng tối”11. Thật vậy, người ta không thể bỏ qua các lạm dụng, có khi rất nghiêm trọng, nghịch lại bản chất của Phụng Vụ và các bí tích, cũng như nghịch lại truyền thống và quyền bính của Hội Thánh, khiến cho vào thời đại chúng ta các buổi cử hành phụng vụ bị tổn hại nhiều lần ở nơi này nơi kia trong Hội Thánh. Tại vài nơi, sự kiện phạm các lạm dụng trong lãnh vực phụng vụ đã trở thành một thói quen thường xuyên; rõ ràng là không thể chấp nhận những thái độ như thế, chúng phải chấm dứt.
5. Việc tuân giữ các quy tắc, do quyền bính Hội Thánh ban hành, đòi phải được thể hiện trong tinh thần và lời nói, trong thái độ bên ngoài và tâm trạng bên trong. Hẳn nhiên một sự tuân giữ thuần tuý bên ngoài các quy tắc đi ngược lại với chính bản chất của Phụng Vụ thánh, được Chúa Kitô muốn cử hành nhằm qui tụ Hội Thánh Người, để cho Hội Thánh cùng với Người làm thành một thân thể và một tinh thần mà thôi”12. Vì thế, thái độ bên ngoài phải được soi sáng bởi đức tin và đức ái, làm chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô và với nhau và khơi lên trong chúng ta tình yêu đối với người nghèo và người sầu khổ. Những lời và những nghi thức của Phụng Vụ cũng là cách biểu lộ trung thành, đã được chín mùi theo năm tháng, những tình cảm của Chúa Kitô và chúng dạy chúng ta có cùng những tình cảm như Người13. Khi làm cho tâm trí chúng ta phù hợp với những lời ấy, chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Vậy, tất cả những gì được nói trong Huấn Thị này đều có mục đích khơi lên một sự phù hợp như thế giữa tình cảm của chúng ta với tình cảm của Chúa Kitô, được diễn tả trong các lời và nghi thức của Phụng Vụ.
6. Thật vậy, những lạm dụng như thế “góp phần làm lu mờ đức tin ngay chính và giáo lý công giáo liên quan đến Bí Tích tuyệt diệu này”14. Chúng cũng ngăn cản “tín hữu sống lại một cách nào đó kinh nghiệm của hai môn đệ Emmau: “mắt họ mở ra và họ nhận biết Người”15. Đứng trước quyền năng vĩnh cửu của Thiên Chúa và thiên tính của Ngài16, cũng như trước sự toả rạng của lòng nhân từ của Ngài, được biểu lộ một cách đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, các tín hữu phải có được và bày tỏ cảm thức về sự uy nghi của Thiên Chúa, được lộ rõ sáng chói trong cuộc thương khó cứu chuộc của Con Một Ngài17.
7. Không hiếm trường hợp các lạm dụng bắt nguồn từ một quan niệm sai lầm về tự do. Tuy nhiên, Thiên Chúa không ban cho chúng ta trong Đức Kitô một thứ tự do ảo tưởng muốn làm gì thì làm, nhưng thứ tự do cho phép chúng ta làm điều chính đáng18. Thật ra, nguyên tắc này không chỉ có giá trị đối với những lời dạy đến trực tiếp từ Thiên Chúa, mà còn đối với những luật do Hội Thánh công bố, dĩ nhiên phải cứu xét tính chất của từng quy tắc. Vậy, mọi người có bổn phận sống phù hợp với những quy định do quyền bính giáo hội hợp pháp thiết lập.
8. Sau nữa, người ta phải buồn phiền ghi nhận sự hiện hữu của “những sáng kiến đại kết, dù được khơi lên bởi ý hướng ngay lành, nhưng đã đi đến những thực hành về Bí tích Thánh Thể ngược với kỷ luật trong đó Hội Thánh diễn tả đức tin mình”. Tuy nhiên, ân huệ Thánh Thể “quá lớn nên không thể chịu đựng những hàm hồ và giản lược”. Vậy nên sửa chữa và xác định một cách rõ rệt hơn một vài yếu tố, để, ngay trong lãnh vực này, “Bí tích Thánh Thể tiếp tục toả chiếu trong sự vĩ đại của mầu nhiệm của mình”19.
9. Sau cùng, các lạm dụng rất hay bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, bởi vì người ta thường loại bỏ những điều người ta không nhận ra ý nghĩa sâu xa, và người ta không biết tính cổ xưa. Thế mà, chính từ Thánh Kinh, “dưới sự linh hứng và sự thúc đẩy của Thánh Kinh, mà các lời nguyện, các thánh thi phụng vụ được khai sinh, và chính từ Thánh Kinh mà các hành động và các biểu tượng có được ý nghĩa”20. Hơn nữa, “Đức Kitô hoặc Hội Thánh đã chọn những dấu chỉ hữu hình dùng trong Phụng Vụ để chỉ những thực tại thần linh vô hình”22. Sau hết, trong truyền thống của mỗi Nghi Lễ ở cả Đông phương lẫn Tây phương, những cấu trúc và những hình thức của các cử hành thánh hợp với toàn thể Hội Thánh, cũng như đối với những cách thực hành mà mọi nơi nhận được từ truyền thống tông đồ không gián đoạn; cho nên những cách thực hành này phải được Hội Thánh truyền lại cách trung thành và cẩn thận cho các thế hệ tương lai. Tất cả những yếu tố này phải được bảo tồn cách khôn ngoan và được bảo vệ bởi các quy tắc phụng vụ.
10. Chính Hội Thánh không có quyền gì trên những điều Chúa Kitô đã thiết lập, chúng tạo nên phần bất biến của Phụng Vụ23. Thực thế, nếu người ta cắt đứt dây liên kết giữa các bí tích và chính Chúa Kitô là Đấng đã thiết lập chúng, và nếu người ta không nối kết chúng với các biến cố sáng lập Hội Thánh24, thì không mang lại gì tốt cho tín hữu, trái lại còn làm cho họ chịu nhiều thiệt thòi. Thật vậy, Phụng Vụ thánh liên kết chặt chẽ với các nguyên tắc tín lý25; do đó, việc sử dụng các bản văn và các nghi thức không được phê chuẩn, gây nên hậu quả là dây liên kết cần thiết giữa lex orandi và lex credendi bị suy yếu hoặc không còn nữa26.
11. Mầu nhiệm Thánh Thể quá lớn lao, “nên không ai được tự cho phép hành xử theo ý riêng, mà không tôn trọng đặc tính linh thiêng cũng như chiều kích phổ quát của Mầu nhiệm này”27. Ngược lại, ai hành động như thế, khi thích theo những xu hướng riêng tư, dù người ấy là linh mục, thì làm tổn hại nghiêm trọng đến tính thống nhất cốt yếu của Nghi Lễ rôma, là điều cần được canh giữ không ngừng28. Những hành vi thuộc loại này tuyệt đối không tạo nên câu trả lời thích đáng cho cơn đói khát Thiên Chúa hằng sống, mà dân chúng hiện thời đang cảm nghiệm; đàng khác, chúng không có điểm gì chung với lòng hăng hái mục vụ chân thực hoặc trào lưu canh tân phụng vụ đích thực, nhưng đúng hơn chúng mang lại hậu quả là làm các tín hữu mất đi gia sản và di sản của họ. Thực vậy, những hành vi tuỳ tiện ấy không giúp ích cho việc canh tân đích thực29, nhưng làm hại nghiêm trọng đến quyền chính đáng của tín hữu là hưởng được một hành động phụng vụ diễn tả đời sống của Hội Thánh theo đúng truyền thống và kỷ luật của Hội Thánh. Hơn nữa, những hành vi tuỳ tiện ấy du nhập những yếu tố làm biến chất và gây lộn xộn trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể, trong khi Bí tích Thánh Thể, do bản chất và theo một cách tuyệt hảo, có mục đích cho thấy và thực hiện cách diệu kỳ sự thông hiệp vào đời sống của Thiên Chúa và sự thống nhất của dân Chúa30. Những hành vi ấy gây nên sự bấp bênh về mặt giáo lý, nổi nghi ngờ và gương xấu trong dân Chúa và cũng không tránh khỏi tạo ra những phản ứng quyết liệt, làm bối rối và đau lòng sâu sắc nhiều tín hữu, trong khi vào thời đại chúng ta, đời sống Kitô giáo thường đặc biệt khó khăn vì bầu khí “tục hoá”31.
12. Ngược lại, mọi tín hữu của Chúa Kitô có quyền hưởng một phụng vụ đích thực - và điều này đúng đặc biệt cho việc cử hành Thánh Lễ - phù hợp với điều Hội Thánh đã muốn và thiết lập, nghĩa là như nó được quy định trong các sách phụng vụ và trong các luật và quy tắc khác. Đàng khác dân công giáo có quyền có Hy Tế Thánh Lễ được cử hành mà không bị biến chất gì, phù hợp toàn vẹn với giáo lý của Huấn Quyền Hội Thánh. Sau cùng, cộng đoàn công giáo có quyền có Bí tích Thánh Thể cực trọng được cử hành sao cho bí tích này tỏ ra thực sự là bí tích hiệp nhất, bằng cách loại bỏ hoàn toàn mọi thứ khiếm khuyết và thái độ, có thể gây nên chia rẽ và lập ra những nhóm ly khai trong Hội Thánh32.
13. Toàn bộ những quy tắc và những nhắc nhở được trình bày trong Huấn Thị này nằm trong bổn phận của Hội Thánh, vì Hội Thánh có trách nhiệm canh giữ sao cho việc cử hành mầu nhiệm lớn lao này được phù hợp và xứng đáng. Chương cuối của Huấn Thị này trình bày những mức độ khác nhau, theo đó các quy tắc riêng lẻ được nối kết với quy luật tối thượng của toàn bộ Luật của Hội Thánh, đó là chăm sóc phần rỗi các linh hồn33.
1 Cf. Missale Romanum, ex decreto sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, auctoritate Pauli Pp. VI promulgatum, Ioannis Pauli Pp. II cura recognitum, editio typica tertia, diei 20 aprilis 2000, Typis Vaticanis, 2002, Missa votiva de Dei misericordia, oratio super oblata, p. 1159.
2 Cf. 1 Co 11, 26; Missale Romanum, Prex Eucharistica, acclamatio post consecrationem, p. 576; Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, 17/4/2003, nn. 5, 11, 14, 18: AAS 95 (2003) pp. 436, 440-441, 442, 445.
3 Cf. Is 10, 33; 51, 22; Missale Romanum, In sollemnitate Domini nostri Iesu Christi, universorum Regis, Praefatio,p. 499.
4 Cf. 1 Co 5, 7; Công đồng chung Vatican II, Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục Presbyterorum ordinis, 7/12/1965, n. 5; Jean-Paul II, Tông huấn Ecclesia in Europa, 28/6/2003, n. 75: AAS 95 (2003) pp. 649-719, ở đây p. 693.
5 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 21/11/1964, n. 11.
6 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, 17/4/2003, n. 21: AAS 95 (2003) p. 447.
7 Cf. Ibidem : AAS 95 (2003) pp. 433-475.
8 Cf. Ibidem, n. 52: AAS 95 (2003) p. 468.
9 Cf. Ibidem. < br> 10 Ibidem, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439.
11 Ibidem; cf. Jean-Paul II, Tông thư Vicesimus quintus annus, 4/12/ 1988, nn. 12-13: AAS 81 (1989) pp. 909-910; cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, 4/12/1963, n. 48.
12 Missale Romanum, Prex Eucharistica III,p. 588; cf. 1 Co 12, 12-13; Ep 4, 4.
13 Cf. Ph 2, 5.
14 Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439.
15 Ibidem, n. 6: AAS 95 (2003) p. 437; cf. Lc 24, 31.
16 Cf. Rm 1, 20.
17 Cf. Missale Romanum, Praefatio I de Passione Domini, p. 528.
18 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Veritatis Splendor, 6/8/1993, n. 35: AAS 85 (1993) pp. 1161-1162; Homlie au Camden Yards de Baltimore, 9/10/ 1995, n. 7: Insegnamenti di Giovanni Paolo II, XVII, 2 (1995), Librairie ditrice Vaticane, 1998, p. 788.
19 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439.
20 Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, n. 24; cf. BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Varietates legitimae, 25/1/1994, nn. 19 et 23: AAS 87 (1995) pp. 295-296, 297.
21 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, n. 33.
22 Cf. S. Irne, Adversus Haereses, III, 2: SCh ., 211, 24-31; S. Augustin, Epistola ad Ianuarium : 54, I: PL 33, 200: «Illa autem quae non scripta, sed tradita custodimus, quae quidem toto terrarum orbe servantur, datur intellegi vel ab ipsis Apostolis, vel plenariis conciliis, quorum est in Ecclesia saluberrima auctoritas, commendata atque statuta retineri.»; Jean-Paul II, Thông điệp Redemptoris missio, 7/12/1990, nn. 53-54: AAS 83 (1991) pp. 300-302; bộ giáo lý đức tin,, Lettre aux vques de l’glise catholique sur certains aspects de l’glise comprise comme communion, Communionis notio, 28/5/1992, nn. 7-10: AAS 85 (1993) pp. 842-844; BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Varietates legitimae, n. 26: AAS 87 (1995) pp. 298-299.
23 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, n. 21.
24 Cf. Pie XII, Tông hiến Sacramentum Ordinis, 30/11/1947: AAS 40 (1948) p. 5; bộ giáo lý đức tin,, Tuyên bố Inter insigniores, 15/10/1976, IV partie: AAS 69 (1977) pp. 107-108; BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Varietates legitimae, n. 25: AAS 87 (1995) p. 298.
25 Cf. Pie XII, Thông điệp Mediator Dei, 20/11/1947: AAS 39 (1947) p. 540.
26 Cf. BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Inaestimabile donum, 3/4/1980, AAS 72 (1980) p. 333.
27 Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 52: AAS 95 (2003) p. 468.
28 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, nn. 4, 38; Sắc lệnh về các Giáo Hội đông phương công giáo Orientalium Ecclesiarum, 21/11/1964, nn. 1, 2, 6; PAUL VI, Tông hiến Missale Romanum : AAS 61 (1969) pp. 217-222; Missale Romanum: Institutio Generalis, n. 399; BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Liturgiam authenticam, 28/3/2001, n. 4: AAS 93 (2001) pp. 685-726, ở đây p. 686.
29 Cf. Jean-Paul II, Tông huấn Ecclesia in Europa, n. 72: AAS 95 (2003) p. 692.
30 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 23: AAS 95 (2003) pp. 448-449: THÁNH BỘ NGHI LỄ, Huấn thị Eucharisticum mysterium, 25/5/1967, n. 6: AAS 59 (1967) p. 545.
31 Cf. THÁNH BỘ BÍ TÍCH VÀ PHỤNG TỰ THÁNH, Huấn thị Inaestimabile donum : AAS 72 (1980) pp. 332-333.
32 Cf. 1 Co 11, 17-34; Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 52: AAS 95 (2003) pp. 467-468.
33 Cf. Bộ Giáo Luật, 25/1/1983, can. 1752.
Lm. FX. NGUYỄN CHÍ CẦN
Giáo sư Phụng Vụ
Đại Chủng Viện SAO-BIỂN NHATRANG
Huấn Thị "Redemptionis Sacramentum, Về Một Số Vấn Đề Phải Tuân Giữ Hay Phải Tránh Liên Quan Đến Phép Thánh Thể Rất Thánh” đã được Đức Hồng Y Francis Arinze và Đức Tổng Giám Mục Domenico Sorrentino, là tổng trưởng và tổng thư ký bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích giới thiệu trong cuộc họp báo tại phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu 23/04/2004. Cùng hiện diện trong buổi họp báo còn có Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, S.D.B, tổng thư ký bộ Giáo Lý Đức Tin đã cùng tham gia vào việc biên soạn Huấn Thị này.
Huấn Thị này gồm phần Nhập Đề, 8 Chương và phần Kết Luận, được chia thành 186 đoạn. VietCatholic đã đăng bản dịch phần tóm lược.
Nay VietCatholic xin trân trọng giới thiệu cùng quý Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn huấn thị này của Linh Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo sư Phụng Vụ, Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang. Vì huấn thị quá dài, nên VietCatholic sẽ đăng dần mỗi ngày bắt đầu từ hôm nay.
HUẤN THỊ REDEMPTIONIS SACRAMENTUM
BÍ TÍCH CỨU CHUỘC
về vài điều phải giữ và phải tránh liên quan đến Bí tích Thánh Thể
NHẬP ĐỀ
1. Trong Bí tích Thánh Thể, Mẹ Hội Thánh tin mạnh mẽ và đón nhận vui vẻ, cử hành và tôn thờ BÍ TÍCH CỨU CHUỘC1, khi loan báo cái chết của Đức Giêsu-Kitô và công bố cuộc phục sinh của Người, cho đến khi Người đến trong vinh quang2, với tính cách là Chúa và Thầy bất khả chiến bại, Tư Tế vĩnh cửu và Vua hoàn vũ, để trao vào tay Chúa Cha quyền năng vương quốc sự thật và sự sống3.
2. Bí tích Thánh Thể, - trong đó chứa đựng toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh, tức là chính Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta4 -, là nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn vẹn đời sống Kitô giáo5; ảnh hưởng của Bí tích Thánh Thể mang tính quyết định ngay từ thuở ban đầu của Hội Thánh6. Giáo lý của Hội Thánh về đề tài Bí tích Thánh Thể đã được trình bày rất chu đáo và đầy uy quyền, theo dòng thời gian, trong các văn kiện của các Công Đồng và của các Giáo Hoàng. Hơn nữa, mới gần đây, trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, do hoàn cảnh hiện nay của Hội Thánh thúc bách, đã trình bày lần nữa vài điểm rất quan trọng của đề tài này7.
Để cho thấy cả hôm nay Hội Thánh vẫn quan tâm, như trách nhiệm Hội Thánh phải làm, trên mầu nhiệm cực trọng này, đặc biệt trong việc cử hành Phụng Vụ thánh, Đức Giáo Hoàng đã truyền cho Bộ Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Bí Tích8, cùng hợp tác với Bộ Giáo Lý Đức Tin, biên soạn Huấn Thị này, trong đó sẽ bàn đến vài vấn nạn liên hệ đến kỷ luật của Bí tích Thánh Thể. Do đó, các điểm chứa đựng trong Huấn Thị này phải được đọc tiếp nối với Thông điệp Ecclesia de Eucharistia nói trên.
Tuy nhiên, mục tiêu của Huấn Thị không phải là trình bày toàn bộ các quy tắc liên hệ đến Bí tích Thánh Thể cho bằng nhắc lại vài yếu tố chứa đựng trong các quy tắc phụng vụ đã được trình bày và thiết lập trước rồi, mà vẫn còn có giá trị, để củng cố ý nghĩa sâu xa của các quy tắc phụng vụ9, và đồng thời nêu ra các quy tắc khác, làm sáng tỏ và bổ túc những quy tắc trước, bằng cách giải thích không những cho các Giám Mục, mà còn cho các linh mục, phó tế và mọi giáo dân, hầu mỗi người đem ra thi hành theo phận vụ của mình và theo các khả năng của mình.
3. Các quy tắc chứa đựng trong Huấn Thị này đều nói về các vấn đề thuộc phụng vụ của Nghi Lễ Rôma và những Nghi Lễ Khác của Giáo Hội latinh được luật thừa nhận, với những thay đổi thích hợp.
4. “Không còn nghi ngờ là cuộc canh tân phụng vụ của Công Đồng Vatican II đã phát sinh lợi ích lớn lao là làm cho tín hữu tham dự ý thức hơn, tích cực hơn và hiệu quả hơn vào Hy Tế bàn thờ”10. Tuy nhiên, “không thiếu bóng tối”11. Thật vậy, người ta không thể bỏ qua các lạm dụng, có khi rất nghiêm trọng, nghịch lại bản chất của Phụng Vụ và các bí tích, cũng như nghịch lại truyền thống và quyền bính của Hội Thánh, khiến cho vào thời đại chúng ta các buổi cử hành phụng vụ bị tổn hại nhiều lần ở nơi này nơi kia trong Hội Thánh. Tại vài nơi, sự kiện phạm các lạm dụng trong lãnh vực phụng vụ đã trở thành một thói quen thường xuyên; rõ ràng là không thể chấp nhận những thái độ như thế, chúng phải chấm dứt.
5. Việc tuân giữ các quy tắc, do quyền bính Hội Thánh ban hành, đòi phải được thể hiện trong tinh thần và lời nói, trong thái độ bên ngoài và tâm trạng bên trong. Hẳn nhiên một sự tuân giữ thuần tuý bên ngoài các quy tắc đi ngược lại với chính bản chất của Phụng Vụ thánh, được Chúa Kitô muốn cử hành nhằm qui tụ Hội Thánh Người, để cho Hội Thánh cùng với Người làm thành một thân thể và một tinh thần mà thôi”12. Vì thế, thái độ bên ngoài phải được soi sáng bởi đức tin và đức ái, làm chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô và với nhau và khơi lên trong chúng ta tình yêu đối với người nghèo và người sầu khổ. Những lời và những nghi thức của Phụng Vụ cũng là cách biểu lộ trung thành, đã được chín mùi theo năm tháng, những tình cảm của Chúa Kitô và chúng dạy chúng ta có cùng những tình cảm như Người13. Khi làm cho tâm trí chúng ta phù hợp với những lời ấy, chúng ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Vậy, tất cả những gì được nói trong Huấn Thị này đều có mục đích khơi lên một sự phù hợp như thế giữa tình cảm của chúng ta với tình cảm của Chúa Kitô, được diễn tả trong các lời và nghi thức của Phụng Vụ.
6. Thật vậy, những lạm dụng như thế “góp phần làm lu mờ đức tin ngay chính và giáo lý công giáo liên quan đến Bí Tích tuyệt diệu này”14. Chúng cũng ngăn cản “tín hữu sống lại một cách nào đó kinh nghiệm của hai môn đệ Emmau: “mắt họ mở ra và họ nhận biết Người”15. Đứng trước quyền năng vĩnh cửu của Thiên Chúa và thiên tính của Ngài16, cũng như trước sự toả rạng của lòng nhân từ của Ngài, được biểu lộ một cách đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, các tín hữu phải có được và bày tỏ cảm thức về sự uy nghi của Thiên Chúa, được lộ rõ sáng chói trong cuộc thương khó cứu chuộc của Con Một Ngài17.
7. Không hiếm trường hợp các lạm dụng bắt nguồn từ một quan niệm sai lầm về tự do. Tuy nhiên, Thiên Chúa không ban cho chúng ta trong Đức Kitô một thứ tự do ảo tưởng muốn làm gì thì làm, nhưng thứ tự do cho phép chúng ta làm điều chính đáng18. Thật ra, nguyên tắc này không chỉ có giá trị đối với những lời dạy đến trực tiếp từ Thiên Chúa, mà còn đối với những luật do Hội Thánh công bố, dĩ nhiên phải cứu xét tính chất của từng quy tắc. Vậy, mọi người có bổn phận sống phù hợp với những quy định do quyền bính giáo hội hợp pháp thiết lập.
8. Sau nữa, người ta phải buồn phiền ghi nhận sự hiện hữu của “những sáng kiến đại kết, dù được khơi lên bởi ý hướng ngay lành, nhưng đã đi đến những thực hành về Bí tích Thánh Thể ngược với kỷ luật trong đó Hội Thánh diễn tả đức tin mình”. Tuy nhiên, ân huệ Thánh Thể “quá lớn nên không thể chịu đựng những hàm hồ và giản lược”. Vậy nên sửa chữa và xác định một cách rõ rệt hơn một vài yếu tố, để, ngay trong lãnh vực này, “Bí tích Thánh Thể tiếp tục toả chiếu trong sự vĩ đại của mầu nhiệm của mình”19.
9. Sau cùng, các lạm dụng rất hay bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, bởi vì người ta thường loại bỏ những điều người ta không nhận ra ý nghĩa sâu xa, và người ta không biết tính cổ xưa. Thế mà, chính từ Thánh Kinh, “dưới sự linh hứng và sự thúc đẩy của Thánh Kinh, mà các lời nguyện, các thánh thi phụng vụ được khai sinh, và chính từ Thánh Kinh mà các hành động và các biểu tượng có được ý nghĩa”20. Hơn nữa, “Đức Kitô hoặc Hội Thánh đã chọn những dấu chỉ hữu hình dùng trong Phụng Vụ để chỉ những thực tại thần linh vô hình”22. Sau hết, trong truyền thống của mỗi Nghi Lễ ở cả Đông phương lẫn Tây phương, những cấu trúc và những hình thức của các cử hành thánh hợp với toàn thể Hội Thánh, cũng như đối với những cách thực hành mà mọi nơi nhận được từ truyền thống tông đồ không gián đoạn; cho nên những cách thực hành này phải được Hội Thánh truyền lại cách trung thành và cẩn thận cho các thế hệ tương lai. Tất cả những yếu tố này phải được bảo tồn cách khôn ngoan và được bảo vệ bởi các quy tắc phụng vụ.
10. Chính Hội Thánh không có quyền gì trên những điều Chúa Kitô đã thiết lập, chúng tạo nên phần bất biến của Phụng Vụ23. Thực thế, nếu người ta cắt đứt dây liên kết giữa các bí tích và chính Chúa Kitô là Đấng đã thiết lập chúng, và nếu người ta không nối kết chúng với các biến cố sáng lập Hội Thánh24, thì không mang lại gì tốt cho tín hữu, trái lại còn làm cho họ chịu nhiều thiệt thòi. Thật vậy, Phụng Vụ thánh liên kết chặt chẽ với các nguyên tắc tín lý25; do đó, việc sử dụng các bản văn và các nghi thức không được phê chuẩn, gây nên hậu quả là dây liên kết cần thiết giữa lex orandi và lex credendi bị suy yếu hoặc không còn nữa26.
11. Mầu nhiệm Thánh Thể quá lớn lao, “nên không ai được tự cho phép hành xử theo ý riêng, mà không tôn trọng đặc tính linh thiêng cũng như chiều kích phổ quát của Mầu nhiệm này”27. Ngược lại, ai hành động như thế, khi thích theo những xu hướng riêng tư, dù người ấy là linh mục, thì làm tổn hại nghiêm trọng đến tính thống nhất cốt yếu của Nghi Lễ rôma, là điều cần được canh giữ không ngừng28. Những hành vi thuộc loại này tuyệt đối không tạo nên câu trả lời thích đáng cho cơn đói khát Thiên Chúa hằng sống, mà dân chúng hiện thời đang cảm nghiệm; đàng khác, chúng không có điểm gì chung với lòng hăng hái mục vụ chân thực hoặc trào lưu canh tân phụng vụ đích thực, nhưng đúng hơn chúng mang lại hậu quả là làm các tín hữu mất đi gia sản và di sản của họ. Thực vậy, những hành vi tuỳ tiện ấy không giúp ích cho việc canh tân đích thực29, nhưng làm hại nghiêm trọng đến quyền chính đáng của tín hữu là hưởng được một hành động phụng vụ diễn tả đời sống của Hội Thánh theo đúng truyền thống và kỷ luật của Hội Thánh. Hơn nữa, những hành vi tuỳ tiện ấy du nhập những yếu tố làm biến chất và gây lộn xộn trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể, trong khi Bí tích Thánh Thể, do bản chất và theo một cách tuyệt hảo, có mục đích cho thấy và thực hiện cách diệu kỳ sự thông hiệp vào đời sống của Thiên Chúa và sự thống nhất của dân Chúa30. Những hành vi ấy gây nên sự bấp bênh về mặt giáo lý, nổi nghi ngờ và gương xấu trong dân Chúa và cũng không tránh khỏi tạo ra những phản ứng quyết liệt, làm bối rối và đau lòng sâu sắc nhiều tín hữu, trong khi vào thời đại chúng ta, đời sống Kitô giáo thường đặc biệt khó khăn vì bầu khí “tục hoá”31.
12. Ngược lại, mọi tín hữu của Chúa Kitô có quyền hưởng một phụng vụ đích thực - và điều này đúng đặc biệt cho việc cử hành Thánh Lễ - phù hợp với điều Hội Thánh đã muốn và thiết lập, nghĩa là như nó được quy định trong các sách phụng vụ và trong các luật và quy tắc khác. Đàng khác dân công giáo có quyền có Hy Tế Thánh Lễ được cử hành mà không bị biến chất gì, phù hợp toàn vẹn với giáo lý của Huấn Quyền Hội Thánh. Sau cùng, cộng đoàn công giáo có quyền có Bí tích Thánh Thể cực trọng được cử hành sao cho bí tích này tỏ ra thực sự là bí tích hiệp nhất, bằng cách loại bỏ hoàn toàn mọi thứ khiếm khuyết và thái độ, có thể gây nên chia rẽ và lập ra những nhóm ly khai trong Hội Thánh32.
13. Toàn bộ những quy tắc và những nhắc nhở được trình bày trong Huấn Thị này nằm trong bổn phận của Hội Thánh, vì Hội Thánh có trách nhiệm canh giữ sao cho việc cử hành mầu nhiệm lớn lao này được phù hợp và xứng đáng. Chương cuối của Huấn Thị này trình bày những mức độ khác nhau, theo đó các quy tắc riêng lẻ được nối kết với quy luật tối thượng của toàn bộ Luật của Hội Thánh, đó là chăm sóc phần rỗi các linh hồn33.
1 Cf. Missale Romanum, ex decreto sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum, auctoritate Pauli Pp. VI promulgatum, Ioannis Pauli Pp. II cura recognitum, editio typica tertia, diei 20 aprilis 2000, Typis Vaticanis, 2002, Missa votiva de Dei misericordia, oratio super oblata, p. 1159.
2 Cf. 1 Co 11, 26; Missale Romanum, Prex Eucharistica, acclamatio post consecrationem, p. 576; Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, 17/4/2003, nn. 5, 11, 14, 18: AAS 95 (2003) pp. 436, 440-441, 442, 445.
3 Cf. Is 10, 33; 51, 22; Missale Romanum, In sollemnitate Domini nostri Iesu Christi, universorum Regis, Praefatio,p. 499.
4 Cf. 1 Co 5, 7; Công đồng chung Vatican II, Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục Presbyterorum ordinis, 7/12/1965, n. 5; Jean-Paul II, Tông huấn Ecclesia in Europa, 28/6/2003, n. 75: AAS 95 (2003) pp. 649-719, ở đây p. 693.
5 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 21/11/1964, n. 11.
6 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, 17/4/2003, n. 21: AAS 95 (2003) p. 447.
7 Cf. Ibidem : AAS 95 (2003) pp. 433-475.
8 Cf. Ibidem, n. 52: AAS 95 (2003) p. 468.
9 Cf. Ibidem. < br> 10 Ibidem, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439.
11 Ibidem; cf. Jean-Paul II, Tông thư Vicesimus quintus annus, 4/12/ 1988, nn. 12-13: AAS 81 (1989) pp. 909-910; cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, 4/12/1963, n. 48.
12 Missale Romanum, Prex Eucharistica III,p. 588; cf. 1 Co 12, 12-13; Ep 4, 4.
13 Cf. Ph 2, 5.
14 Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439.
15 Ibidem, n. 6: AAS 95 (2003) p. 437; cf. Lc 24, 31.
16 Cf. Rm 1, 20.
17 Cf. Missale Romanum, Praefatio I de Passione Domini, p. 528.
18 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Veritatis Splendor, 6/8/1993, n. 35: AAS 85 (1993) pp. 1161-1162; Homlie au Camden Yards de Baltimore, 9/10/ 1995, n. 7: Insegnamenti di Giovanni Paolo II, XVII, 2 (1995), Librairie ditrice Vaticane, 1998, p. 788.
19 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439.
20 Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, n. 24; cf. BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Varietates legitimae, 25/1/1994, nn. 19 et 23: AAS 87 (1995) pp. 295-296, 297.
21 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, n. 33.
22 Cf. S. Irne, Adversus Haereses, III, 2: SCh ., 211, 24-31; S. Augustin, Epistola ad Ianuarium : 54, I: PL 33, 200: «Illa autem quae non scripta, sed tradita custodimus, quae quidem toto terrarum orbe servantur, datur intellegi vel ab ipsis Apostolis, vel plenariis conciliis, quorum est in Ecclesia saluberrima auctoritas, commendata atque statuta retineri.»; Jean-Paul II, Thông điệp Redemptoris missio, 7/12/1990, nn. 53-54: AAS 83 (1991) pp. 300-302; bộ giáo lý đức tin,, Lettre aux vques de l’glise catholique sur certains aspects de l’glise comprise comme communion, Communionis notio, 28/5/1992, nn. 7-10: AAS 85 (1993) pp. 842-844; BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Varietates legitimae, n. 26: AAS 87 (1995) pp. 298-299.
23 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, n. 21.
24 Cf. Pie XII, Tông hiến Sacramentum Ordinis, 30/11/1947: AAS 40 (1948) p. 5; bộ giáo lý đức tin,, Tuyên bố Inter insigniores, 15/10/1976, IV partie: AAS 69 (1977) pp. 107-108; BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Varietates legitimae, n. 25: AAS 87 (1995) p. 298.
25 Cf. Pie XII, Thông điệp Mediator Dei, 20/11/1947: AAS 39 (1947) p. 540.
26 Cf. BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Inaestimabile donum, 3/4/1980, AAS 72 (1980) p. 333.
27 Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 52: AAS 95 (2003) p. 468.
28 Cf. Công đồng chung Vatican II, Hiến chế về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium, nn. 4, 38; Sắc lệnh về các Giáo Hội đông phương công giáo Orientalium Ecclesiarum, 21/11/1964, nn. 1, 2, 6; PAUL VI, Tông hiến Missale Romanum : AAS 61 (1969) pp. 217-222; Missale Romanum: Institutio Generalis, n. 399; BỘ PHỤNG TỰ THÁNH VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Huấn thị Liturgiam authenticam, 28/3/2001, n. 4: AAS 93 (2001) pp. 685-726, ở đây p. 686.
29 Cf. Jean-Paul II, Tông huấn Ecclesia in Europa, n. 72: AAS 95 (2003) p. 692.
30 Cf. Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 23: AAS 95 (2003) pp. 448-449: THÁNH BỘ NGHI LỄ, Huấn thị Eucharisticum mysterium, 25/5/1967, n. 6: AAS 59 (1967) p. 545.
31 Cf. THÁNH BỘ BÍ TÍCH VÀ PHỤNG TỰ THÁNH, Huấn thị Inaestimabile donum : AAS 72 (1980) pp. 332-333.
32 Cf. 1 Co 11, 17-34; Jean-Paul II, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia, n. 52: AAS 95 (2003) pp. 467-468.
33 Cf. Bộ Giáo Luật, 25/1/1983, can. 1752.
Lm. FX. NGUYỄN CHÍ CẦN
Giáo sư Phụng Vụ
Đại Chủng Viện SAO-BIỂN NHATRANG