HƯỚNG DẪN ĐỌC TÔNG HUẤN SACRAMENTUM CARITATIS
Ngay trong phần nhập đề của Tông huấn Sacramentum Caritatis, ĐGH Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta đi vào trọng tâm của Mầu nhiệm. Tông huấn này cho chúng ta một nội quan mới về Bí tích Thánh Thể để chúng ta có thể sống bí tích này như Chúa Kitô và Giáo Hội mong muốn.
Bài hướng dẫn này gồm hai phần. Phần thứ nhất là dàn bài chi tiết của Tông huấn. Phần thứ hai là những phân tích chủ đề và mục vụ. Chúng tôi xin triển khai 12 chủ đề như sau: việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Thánh Thần, sự phát triển việc tôn thờ Thánh Thể, Thánh Thể và sứ vụ, tính hợp nhất của các bí tích, Thánh Thể và bí tích Hôn Phối, nhiệm huấn, vẻ đẹp của việc cử hành Thánh Thể, cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể, sự duy nhất của bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, Thánh Thể và những người tàn tật, việc phượng tự thiêng liêng và đời sống.
Những nghiên cứu chủ đề này nhằm hai mục tiêu. Thứ nhất là đọc và suy niệm cá nhân dựa trên một điểm cụ thể. Chính ĐGH giải thích như sau: « đây thật sự là một tài liệu để suy niệm. Nó giúp cho việc cử hành phụng vụ, việc suy tư cá nhân, việc chuẩn bị các bài giảng và việc cử hành Thánh Thể. Nó cũng góp phần hướng dẫn, làm sáng tỏ và làm sinh động lòng « tôn sùng bình dân » (Cuộc gặp gỡ của ĐGH với các cha sở của giáo phận Rôma). Có thể dựa trên những chỉ dẫn và những đề nghị cụ thể và thiêng liêng trong bài hướng dẫn này.
Thứ đến, bài hướng dẫn này nhằm vào việc đọc Tông huấn trong nhóm, rồi làm việc chung với nhau nhờ những bài giải thích và những câu hỏi được đặt ra. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp cho mọi người đón nhận tốt hơn Tông huấn. Bởi vì Tông huấn là hoa trái của giám mục đoàn làm việc trong Thượng Hội Đồng Giám mục và của ĐGH Bênêđictô XVI, nhằm đào sâu về đời sống Thánh Thể và sứ vụ của Hội thánh.
***
A. DÀN BÀI CỦA TÔNG HUẤN SACRAMENTUM CARICATIS
Dàn bài của Tông huấn lấy lại những « đề xuất » (propositions) được chấp nhận bởi các nghị phụ và được công bố vào tháng 10/2005, sau Thượng Hội Đồng Giám Mục, với sự đồng ý của ĐGH. Chẳng phải ĐGH có một ước muốn sâu xa sống và diễn tả « một thời khắc đặc biệt » mang tính tập đoàn của hàng Giám mục đó sao? Những đề xuất này giúp chúng ta hiểu được công việc và tinh thần chung của các nghị phụ. Chúng chưa phải là một tài liệu chính thức, nên được đệ trình lên ĐGH để ngài sử dụng như một tài liệu cá nhân « về mầu nhiệm sâu thẳm của Thánh Thể trong đời sống và sứ vụ của Hội Thánh ». Tuy nhiên những đề xuất vẫn là nền tảng cho Tông huấn của chúng ta, cho dù đã được trau chuốt lại bởi suy tư cá nhân của ĐGH, nhấn mạnh về tình yêu và mối tương quan của tình yêu với chân lý. Đối với ĐGH, bí tích Thánh Thể diễn tả « chân lý về tình yêu Thiên Chúa, biểu lộ trong Đức Kitô » (n° 35).
Dàn bài thật đơn giản. Nó nhắm đến việc đào sâu đức tin của chúng ta trong « mầu nhiệm mà chúng ta tin » (phần I, số 6-33) và để nhận thức được trong Bí tích Thánh Thể một « mầu nhiệm để cử hành » (phần II, số 34-69), và để sống mầu nhiệm này (phần III, số 70-93). Nói cách khác, tin (đức tin), cử hành (đức cậy) và sống (đức mến), tức là đón nhận tình yêu tự hiến để rồi chia sẻ tình yêu ấy. Trong phần dẫn nhập, ĐGH mong muốn dân Kitô hữu đào sâu « liên hệ giữa mầu nhiệm Thánh Thể, hành động phụng vụ và việc phượng tự mới trong tinh thần xuất phát từ bí tích Thánh thể, như là bí tích tình yêu » (n° 5).
Ba phần của Tông huấn theo thứ tự của sách Giáo lý Công Giáo : Tuyên xưng đức tin, cử hành mầu nhiệm kitô giáo, đời sống trong Chúa Kitô (cái mới trong phần bốn trong sách Giáo lý là kinh nguyện kitô giáo). Trong Tông huấn có rất nhiều qui chiếu về Sách Giáo lý.
B. NHỮNG PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ VÀ MỤC VỤ
Phần I : Thánh Thể, mầu nhiệm mà chúng ta tin
Phần thứ nhất diễn tả làm sao Chúa Ba Ngôi hiện diện trong lịch sử của chúng ta, đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể (số 7-8). « Bánh từ trời xuống » là « hồng ân nhưng không của Chúa Ba ngôi ». Giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Con Chiên. Chúa Giêsu chính là Con Chiên (số 9-11). Chúa Giêsu không bao giờ cô đơn: Ngài luôn sống với Thánh Thần của Ngài (số 12-13). Chúa Thánh Thần hiện diện trong Hội Thánh mà Bí tích Thánh Thể là « nguyên lý nhân quả » (số 14-15).
Tiếp theo, một bức tranh bí tích dựa trên sự nhận biết về đặc tính bí tích của Giáo hội được trao ban cho chúng ta (số 16). Bí tích Thánh Thể gắn bó mật thiết với việc khai tâm kitô giáo (số 17-19). « Bí tích Thánh Thể là trung tâm và là mục đích của toàn bộ đời sống bí tích » (số 17). Cũng vậy Bí tích Giao hoà và Bí tích Xức dầu sinh bởi bí tích Thánh Thể (số 20-22). «Sự liên hệ nội tại giữa Bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền Chức xuất phát từ chính lời của Chúa Giêsu trong phòng Tiệc ly: « Hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy » (Lc 22, 19) (số 23-26). Như « bí tích của đức ái », Bí tích Thánh Thể mang đặc tính hôn ước và vì thế « có một liên hệ đặc biệt với tình yêu giữa người nam và người nữ được kết hợp với nhau trong hôn nhân » (số 27-29).
Phần thứ nhất kết thúc với một suy tư về « chiều kích cánh chung » của bí tích Thánh Thể (số 30-32), và đặc biệt nơi con người Đức Maria, « đã khai mở việc thông phần của Hội thánh vào hy tế của Đấng cứu độ » (số 33).
Phần II : Thánh Thể, mầu nhiệm được cử hành
Phần thứ hai nhấn mạnh đến chính việc cử hành bí tích Thánh Thể. Sau khi nhấn mạnh đến mối tương quan giữa « vẻ đẹp và phụng vụ » (số 34-35), phần thứ hai nhấn mạnh trên công trình của Chúa Kitô toàn thể (Christus totus) (số 36-37).
Có được « nghệ thuật cử hành » sẽ giúp cho mọi tín hữu tham dự toàn vẹn, tích cực và hiệu quả (số 38-42). Tiếp theo Tông Huấn khai triển cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể (số 43-51), và giải thích rõ những điều kiện cho việc tham dự tích cực của tất cả những người cử hành mầu nhiệm (số 52-63).
Sự tham dự nội tâm vào mầu nhiệm này có thể được thực hiện nhờ việc cử hành chính bí tích này cách tốt đẹp và trang nghiêm (số 64-65). Việc tham dự nội tâm được thể hiện qua thái độ tôn thờ trong chính khi hành Thánh Thể và trong các hình thức tôn sùng Thánh Thể khác nhau (số 66-69).
Phần III : Thánh Thể, mầu nhiệm để sống
Phần thứ ba gồm ba điểm chính: khuôn mẫu Thánh Thể của đời sống Kitô hữu, Thánh Thể như mầu nhiệm để loan báo và Thánh Thể như mầu nhiệm được ban tặng cho thế giới.
Toàn bộ đời sống Kitô hữu có một « khuôn mẫu »: đó là việc phượng tự thiêng liêng đích thực (cf. Rm 12, 1) tiến triển dần theo mức độ đời sống con người được biến đổi cách mầu nhiệm trong Chúa Kitô (số 70). Những người Kitô hữu cử hành việc phục sinh của Chúa được định nghĩa như những người sống « đúng theo ngày chúa nhật »; đó là ý nghĩa của Ngày của Chúa và của giới răn giữ ngày Chúa nhật, dù cộng đoàn tụ họp lại đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào (số 72-75). Khuôn mẫu Thánh Thể của đời sống Kitô hữu xác định tình trạng thuộc về Hội Thánh và trợ giúp cho việc loan báo Tin Mừng cho các nền văn hoá (số 76-78). Khuôn mẫu này xác định vị trí của người giáo dân, của linh mục và của những tu sĩ (số 79-81). Khuôn mẫu Thánh Thể cũng bao hàm một sự biến đổi luân lý và một sự nhất quán ngay cả trong đời sống xã hội và chính trị (số 82-83).
« Một Hội thánh thực sự sống Thánh Thể là một Hội thánh truyền giáo» (số 84, lấy lại đề xuất số 42). Việc làm chứng, ngay cả khi phải tử vì đạo, nói cho thế giới biết kỳ công của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta trong Đức Kitô. Đem Đức Kitô đến cho thế giới, chính là bảo đảm cho việc thăng tiến con người thực sự. Nó đòi hỏi sự tự do tôn giáo (số 84-87).
Được biến đổi trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta trở nên những nhân chứng của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với thế giới. Tính thần bí của bí tích Thánh Thể mang đặc tính xã hội, được diễn tả trước hết trong việc tái lập công lý, hoà giải, tha thứ và bình an thật sự (số 88-89). « Lương thực chân lý » thôi thúc chúng ta phải đẩy lui những hoàn cảnh bất xứng với con người và xây dựng nền văn minh tình thương (số 90). Dưới ánh sáng này, Học thuyết xã hội của Hội thánh mặc lấy tính thời sự mới mẻ: «Thánh Thể soi sáng tỏ tường lịch sử nhân loại và toàn thể vũ trụ » và phác hoạ một « cuộc sáng tạo mới » (số 91-92).
Đối với ĐGH Bênêđictô XVI, « Bí tích Thánh Thể là nguồn gốc của tất cả mọi hình thức thánh thiện » (số 94). Chúng ta được mời gọi tham dự vào trong việc dâng hiến đời sống chúng ta, trong việc hiệp thông với cộng đoàn những người tin, trong sự liên đới với tất cả mọi người. Đó chính là sự thờ phượng thiêng liêng thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (cf. Rm 12,1).
(Lược dịch theo « Guide de lecture pour l’Exhortation apostolique post-synodale Sacramentum caritatis » của Alain Mattheeuws, s.j. và Alban Massie, s.j.).
Ngay trong phần nhập đề của Tông huấn Sacramentum Caritatis, ĐGH Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta đi vào trọng tâm của Mầu nhiệm. Tông huấn này cho chúng ta một nội quan mới về Bí tích Thánh Thể để chúng ta có thể sống bí tích này như Chúa Kitô và Giáo Hội mong muốn.
Bài hướng dẫn này gồm hai phần. Phần thứ nhất là dàn bài chi tiết của Tông huấn. Phần thứ hai là những phân tích chủ đề và mục vụ. Chúng tôi xin triển khai 12 chủ đề như sau: việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Thánh Thần, sự phát triển việc tôn thờ Thánh Thể, Thánh Thể và sứ vụ, tính hợp nhất của các bí tích, Thánh Thể và bí tích Hôn Phối, nhiệm huấn, vẻ đẹp của việc cử hành Thánh Thể, cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể, sự duy nhất của bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, Thánh Thể và những người tàn tật, việc phượng tự thiêng liêng và đời sống.
Những nghiên cứu chủ đề này nhằm hai mục tiêu. Thứ nhất là đọc và suy niệm cá nhân dựa trên một điểm cụ thể. Chính ĐGH giải thích như sau: « đây thật sự là một tài liệu để suy niệm. Nó giúp cho việc cử hành phụng vụ, việc suy tư cá nhân, việc chuẩn bị các bài giảng và việc cử hành Thánh Thể. Nó cũng góp phần hướng dẫn, làm sáng tỏ và làm sinh động lòng « tôn sùng bình dân » (Cuộc gặp gỡ của ĐGH với các cha sở của giáo phận Rôma). Có thể dựa trên những chỉ dẫn và những đề nghị cụ thể và thiêng liêng trong bài hướng dẫn này.
Thứ đến, bài hướng dẫn này nhằm vào việc đọc Tông huấn trong nhóm, rồi làm việc chung với nhau nhờ những bài giải thích và những câu hỏi được đặt ra. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp cho mọi người đón nhận tốt hơn Tông huấn. Bởi vì Tông huấn là hoa trái của giám mục đoàn làm việc trong Thượng Hội Đồng Giám mục và của ĐGH Bênêđictô XVI, nhằm đào sâu về đời sống Thánh Thể và sứ vụ của Hội thánh.
***
A. DÀN BÀI CỦA TÔNG HUẤN SACRAMENTUM CARICATIS
Dàn bài của Tông huấn lấy lại những « đề xuất » (propositions) được chấp nhận bởi các nghị phụ và được công bố vào tháng 10/2005, sau Thượng Hội Đồng Giám Mục, với sự đồng ý của ĐGH. Chẳng phải ĐGH có một ước muốn sâu xa sống và diễn tả « một thời khắc đặc biệt » mang tính tập đoàn của hàng Giám mục đó sao? Những đề xuất này giúp chúng ta hiểu được công việc và tinh thần chung của các nghị phụ. Chúng chưa phải là một tài liệu chính thức, nên được đệ trình lên ĐGH để ngài sử dụng như một tài liệu cá nhân « về mầu nhiệm sâu thẳm của Thánh Thể trong đời sống và sứ vụ của Hội Thánh ». Tuy nhiên những đề xuất vẫn là nền tảng cho Tông huấn của chúng ta, cho dù đã được trau chuốt lại bởi suy tư cá nhân của ĐGH, nhấn mạnh về tình yêu và mối tương quan của tình yêu với chân lý. Đối với ĐGH, bí tích Thánh Thể diễn tả « chân lý về tình yêu Thiên Chúa, biểu lộ trong Đức Kitô » (n° 35).
Dàn bài thật đơn giản. Nó nhắm đến việc đào sâu đức tin của chúng ta trong « mầu nhiệm mà chúng ta tin » (phần I, số 6-33) và để nhận thức được trong Bí tích Thánh Thể một « mầu nhiệm để cử hành » (phần II, số 34-69), và để sống mầu nhiệm này (phần III, số 70-93). Nói cách khác, tin (đức tin), cử hành (đức cậy) và sống (đức mến), tức là đón nhận tình yêu tự hiến để rồi chia sẻ tình yêu ấy. Trong phần dẫn nhập, ĐGH mong muốn dân Kitô hữu đào sâu « liên hệ giữa mầu nhiệm Thánh Thể, hành động phụng vụ và việc phượng tự mới trong tinh thần xuất phát từ bí tích Thánh thể, như là bí tích tình yêu » (n° 5).
Ba phần của Tông huấn theo thứ tự của sách Giáo lý Công Giáo : Tuyên xưng đức tin, cử hành mầu nhiệm kitô giáo, đời sống trong Chúa Kitô (cái mới trong phần bốn trong sách Giáo lý là kinh nguyện kitô giáo). Trong Tông huấn có rất nhiều qui chiếu về Sách Giáo lý.
B. NHỮNG PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ VÀ MỤC VỤ
Phần I : Thánh Thể, mầu nhiệm mà chúng ta tin
Phần thứ nhất diễn tả làm sao Chúa Ba Ngôi hiện diện trong lịch sử của chúng ta, đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể (số 7-8). « Bánh từ trời xuống » là « hồng ân nhưng không của Chúa Ba ngôi ». Giao ước mới và vĩnh cửu được ký kết trong máu Con Chiên. Chúa Giêsu chính là Con Chiên (số 9-11). Chúa Giêsu không bao giờ cô đơn: Ngài luôn sống với Thánh Thần của Ngài (số 12-13). Chúa Thánh Thần hiện diện trong Hội Thánh mà Bí tích Thánh Thể là « nguyên lý nhân quả » (số 14-15).
Tiếp theo, một bức tranh bí tích dựa trên sự nhận biết về đặc tính bí tích của Giáo hội được trao ban cho chúng ta (số 16). Bí tích Thánh Thể gắn bó mật thiết với việc khai tâm kitô giáo (số 17-19). « Bí tích Thánh Thể là trung tâm và là mục đích của toàn bộ đời sống bí tích » (số 17). Cũng vậy Bí tích Giao hoà và Bí tích Xức dầu sinh bởi bí tích Thánh Thể (số 20-22). «Sự liên hệ nội tại giữa Bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền Chức xuất phát từ chính lời của Chúa Giêsu trong phòng Tiệc ly: « Hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy » (Lc 22, 19) (số 23-26). Như « bí tích của đức ái », Bí tích Thánh Thể mang đặc tính hôn ước và vì thế « có một liên hệ đặc biệt với tình yêu giữa người nam và người nữ được kết hợp với nhau trong hôn nhân » (số 27-29).
Phần thứ nhất kết thúc với một suy tư về « chiều kích cánh chung » của bí tích Thánh Thể (số 30-32), và đặc biệt nơi con người Đức Maria, « đã khai mở việc thông phần của Hội thánh vào hy tế của Đấng cứu độ » (số 33).
Phần II : Thánh Thể, mầu nhiệm được cử hành
Phần thứ hai nhấn mạnh đến chính việc cử hành bí tích Thánh Thể. Sau khi nhấn mạnh đến mối tương quan giữa « vẻ đẹp và phụng vụ » (số 34-35), phần thứ hai nhấn mạnh trên công trình của Chúa Kitô toàn thể (Christus totus) (số 36-37).
Có được « nghệ thuật cử hành » sẽ giúp cho mọi tín hữu tham dự toàn vẹn, tích cực và hiệu quả (số 38-42). Tiếp theo Tông Huấn khai triển cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể (số 43-51), và giải thích rõ những điều kiện cho việc tham dự tích cực của tất cả những người cử hành mầu nhiệm (số 52-63).
Sự tham dự nội tâm vào mầu nhiệm này có thể được thực hiện nhờ việc cử hành chính bí tích này cách tốt đẹp và trang nghiêm (số 64-65). Việc tham dự nội tâm được thể hiện qua thái độ tôn thờ trong chính khi hành Thánh Thể và trong các hình thức tôn sùng Thánh Thể khác nhau (số 66-69).
Phần III : Thánh Thể, mầu nhiệm để sống
Phần thứ ba gồm ba điểm chính: khuôn mẫu Thánh Thể của đời sống Kitô hữu, Thánh Thể như mầu nhiệm để loan báo và Thánh Thể như mầu nhiệm được ban tặng cho thế giới.
Toàn bộ đời sống Kitô hữu có một « khuôn mẫu »: đó là việc phượng tự thiêng liêng đích thực (cf. Rm 12, 1) tiến triển dần theo mức độ đời sống con người được biến đổi cách mầu nhiệm trong Chúa Kitô (số 70). Những người Kitô hữu cử hành việc phục sinh của Chúa được định nghĩa như những người sống « đúng theo ngày chúa nhật »; đó là ý nghĩa của Ngày của Chúa và của giới răn giữ ngày Chúa nhật, dù cộng đoàn tụ họp lại đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào (số 72-75). Khuôn mẫu Thánh Thể của đời sống Kitô hữu xác định tình trạng thuộc về Hội Thánh và trợ giúp cho việc loan báo Tin Mừng cho các nền văn hoá (số 76-78). Khuôn mẫu này xác định vị trí của người giáo dân, của linh mục và của những tu sĩ (số 79-81). Khuôn mẫu Thánh Thể cũng bao hàm một sự biến đổi luân lý và một sự nhất quán ngay cả trong đời sống xã hội và chính trị (số 82-83).
« Một Hội thánh thực sự sống Thánh Thể là một Hội thánh truyền giáo» (số 84, lấy lại đề xuất số 42). Việc làm chứng, ngay cả khi phải tử vì đạo, nói cho thế giới biết kỳ công của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta trong Đức Kitô. Đem Đức Kitô đến cho thế giới, chính là bảo đảm cho việc thăng tiến con người thực sự. Nó đòi hỏi sự tự do tôn giáo (số 84-87).
Được biến đổi trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta trở nên những nhân chứng của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với thế giới. Tính thần bí của bí tích Thánh Thể mang đặc tính xã hội, được diễn tả trước hết trong việc tái lập công lý, hoà giải, tha thứ và bình an thật sự (số 88-89). « Lương thực chân lý » thôi thúc chúng ta phải đẩy lui những hoàn cảnh bất xứng với con người và xây dựng nền văn minh tình thương (số 90). Dưới ánh sáng này, Học thuyết xã hội của Hội thánh mặc lấy tính thời sự mới mẻ: «Thánh Thể soi sáng tỏ tường lịch sử nhân loại và toàn thể vũ trụ » và phác hoạ một « cuộc sáng tạo mới » (số 91-92).
Đối với ĐGH Bênêđictô XVI, « Bí tích Thánh Thể là nguồn gốc của tất cả mọi hình thức thánh thiện » (số 94). Chúng ta được mời gọi tham dự vào trong việc dâng hiến đời sống chúng ta, trong việc hiệp thông với cộng đoàn những người tin, trong sự liên đới với tất cả mọi người. Đó chính là sự thờ phượng thiêng liêng thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (cf. Rm 12,1).
(Lược dịch theo « Guide de lecture pour l’Exhortation apostolique post-synodale Sacramentum caritatis » của Alain Mattheeuws, s.j. và Alban Massie, s.j.).