Giáo Hoàng Học Viện Thánh Anselmô tại Roma là một học viên chuyên về Khoa Phụng Vụ. Theo Linh Mục Juan Javier Flores, Viện trưởng, thì điểm mới mẻ nhất của tông huấn Sacramentum Caritatis, hệ tại trong việc đào sâu công cuộc cải tổ Phụng Vụ do Công Ðồng Vaticanô II đề xướng. Hãng tin Zenit đã phỏng vấn Linh Mục Viện Trưởng hôm thứ Tư, ngày 21 tháng 3 năm 2007. Mục thời sự hôm nay xin gởi đến quý vị và các bạn nội dung bài phỏng vấn này.
Hỏi 1: Thưa linh mục, cần phải đọc Tông Huấn này như thế nào?
Ðáp: Tông huấn của ÐTC được chia ra làm ba phần chính mà ta cần đọc chung với nhau. Bí Tích Thánh Thể là mầu nhiệm để được Tin, để được Cử Hành, và để được Sống. Trong phần I, người ta học biết khía cạnh thần học của Bí Tích Thánh Thể; Phần thứ II hoàn toàn tập trung vào Phụng Vụ Bí Tích Thánh Thể; và Phần III nói về đời sống Thánh thể. Bí Tích Thánh Thể là mầu nhiệm cần được loan báo và được mang đến cho thế gian.
Tôi nghĩ rằng người ta không nên đọc Tông Huấn này, trong tinh thần rút gọn, giảm thiểu hay thiên vị. Tông huấn là một suy tư tuyệt vời về Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta cần đọc Tông Huấn một cách toàn vẹn, tôn trọng đặc tính toàn bộ của nó, không trích những câu hay những đoạn của Tông Huấn ra khỏi văn mạch, để tránh những lệch lạc hay hiểu lầm.
Hỏi 2: Thưa Linh Mục, điểm mới mẻ của Tông Huấn hệ tại ở đâu?
Ðáp: Ðiểm mới mẻ của Văn Kiện hệ tại trước hết trong việc đào sâu thêm về công cuộc canh tân phụng vụ. ÐTC lưu ý rằng các nghị phụ đã ghi nhận những kết quả tích cực của công cuộc canh tân phụng vụ này trong sinh hoạt của Giáo Hội; và như thế các ngài khuyến khích hãy dấn thân thêm nữa trong việc canh tân này.
Tuy nhiên, cũng không thiếu những khó khăn và những lạm dụng làm lu mờ giá trị và tính cách hợp lý của phong trào canh tân Phụng Vụ. Còn có những sự phong phú được tích chứa trong phong trào canh tân Phụng Vụ mà ta chưa khai triển trọn hết được (x. số 3). Chúng ta thấy được cách rõ ràng rằng trong tông huấn có nói đến sự thống nhất giữa các yếu tố sau đây: đức tin tuyên xưng, việc cử hành phụng vụ và việc cử hành bí tích, và việc tôn thờ mới, được Chúa Kitô khai mở qua Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người.
Trong khung cảnh này, ÐTC đã nhấn mạnh đến những bí tích khai tâm kitô. Các tín hữu đã được Rửa Tội và Thêm Sức để đến với bí tích Thánh Thể. Nơi số 17 của Tông Huấn, ÐTC quả quyết rằng Bí Tích Thánh Thể làm cho sự khai tâm kitô đạt đến mức trọn hảo; và Bí Tích này trở thành như là trung tâm và cùng đích của trọn cả đời sống bí tích.
Hơn nữa, còn có sự mới mẻ khác nữa: đó là suy tư mà Giáo Hội, --- qua các nghị phụ họp nhau trong khóa họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục, --- trình bày về bí tích thánh thể, bí tích của Tình Thương. Người ta sẽ không bao giờ cho là mình đã đào sâu đủ về bí tích này, trong đó chúng ta được rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Việc cử hành bí tích Thánh Thể mở ra cho ta thấy sức mạnh của bí tích, như là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời kitô. Ðây là dòng tư tưởng lớn của Ðức Joseph Ratzinger, mà nay là giáo hoàng Bênêđitô XVI.
Hỏi 3: Thưa linh mục, có phải tiếng Latinh đang được phục hồi trong giáo hội hay không?
Ðáp: Tiếng latinh không bao giờ bị hủy bỏ đi trong những cử hành phụng vụ; trái lại, những lần cử hành thánh lễ long trọng, theo nghi thức Roma, thì có dùng tiếng latinh. Và các cộng đoàn đan viện, cũng như các cộng đoàn tu trì khác, thường cử hành thánh lễ bằng tiếng latinh.
Tiếng latinh đã không bao giờ bị cấm xử dụng. Ðiều đã xảy ra là trong thời gian gần đây, tiếng latinh bị dẹp qua một bên, xét vì càng ngày càng có ít người học và biết tiếng latinh. Tiếng latinh đã bị dẹp qua một bên, chớ không bị hủy bỏ đi.
ÐTC thường nói rằng trong những cử hành thánh thể tại những nơi diễn ra hội nghị quốc tế, hoặc có đông các tín hữu thuộc về nhiều quốc tịch khác nhau, thì vài phần của Thánh Lễ có thể được cử hành bằng tiếng latinh.
Nơi số 62 của Tông Huấn, ÐTC nói đến điều này. Ngài muốn các linh mục tương lai, ngay từ trong chủng viện, hãy chuẩn bị để hiểu và cử hành thánh lễ bằng tiếng latinh. Ðây là ước muốn hợp lý, không hủy bỏ cũng không áp đặt điều chi cả.
Hỏi 4: Thưa linh mục, trong Tông Huấn, ÐTC đã nói đến "sự ăn khớp với Thánh thể". Cụm từ nầy có nghĩa gì, thưa linh mục?
Ðáp: Ðây cũng là sự mới mẻ khác nữa trong Tông Huấn. Trọn cả số 83 của Tông Huấn nhấn mạnh đến điều này là Bí Tích Thánh Thể đòi buộc một sự "ăn khớp nội bộ" của tất cả mọi việc chúng ta làm với Bí Tích Thánh Thể.
Theo nghĩa nầy, ÐTC kêu gọi các nhà chính trị và những nhà lập pháp công giáo hãy ủng hộ những đạo luật được gợi hứng từ những giá trị được xây dựng trên bản tính con người và là những đạo luật không nghịch lại những giá trị này. Sự tôn thờ mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, thật sự, không phải là điều chi thuộc lãnh vực cá nhân, nhưng đòi buộc phải có chứng tá công khai của đức tin. Nếu ta chăm chú đọc phần III của Tông Huấn, thì ta sẽ thấy rõ niềm xác tín của Ðức Thánh Cha rằng: trong tính cách trung thực của Ðức Tin và việc tôn thờ thánh thể, mà được khai sinh ước muốn tái thiết đời sống kitô đích thực.
Hỏi 1: Thưa linh mục, cần phải đọc Tông Huấn này như thế nào?
Ðáp: Tông huấn của ÐTC được chia ra làm ba phần chính mà ta cần đọc chung với nhau. Bí Tích Thánh Thể là mầu nhiệm để được Tin, để được Cử Hành, và để được Sống. Trong phần I, người ta học biết khía cạnh thần học của Bí Tích Thánh Thể; Phần thứ II hoàn toàn tập trung vào Phụng Vụ Bí Tích Thánh Thể; và Phần III nói về đời sống Thánh thể. Bí Tích Thánh Thể là mầu nhiệm cần được loan báo và được mang đến cho thế gian.
Tôi nghĩ rằng người ta không nên đọc Tông Huấn này, trong tinh thần rút gọn, giảm thiểu hay thiên vị. Tông huấn là một suy tư tuyệt vời về Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta cần đọc Tông Huấn một cách toàn vẹn, tôn trọng đặc tính toàn bộ của nó, không trích những câu hay những đoạn của Tông Huấn ra khỏi văn mạch, để tránh những lệch lạc hay hiểu lầm.
Hỏi 2: Thưa Linh Mục, điểm mới mẻ của Tông Huấn hệ tại ở đâu?
Ðáp: Ðiểm mới mẻ của Văn Kiện hệ tại trước hết trong việc đào sâu thêm về công cuộc canh tân phụng vụ. ÐTC lưu ý rằng các nghị phụ đã ghi nhận những kết quả tích cực của công cuộc canh tân phụng vụ này trong sinh hoạt của Giáo Hội; và như thế các ngài khuyến khích hãy dấn thân thêm nữa trong việc canh tân này.
Tuy nhiên, cũng không thiếu những khó khăn và những lạm dụng làm lu mờ giá trị và tính cách hợp lý của phong trào canh tân Phụng Vụ. Còn có những sự phong phú được tích chứa trong phong trào canh tân Phụng Vụ mà ta chưa khai triển trọn hết được (x. số 3). Chúng ta thấy được cách rõ ràng rằng trong tông huấn có nói đến sự thống nhất giữa các yếu tố sau đây: đức tin tuyên xưng, việc cử hành phụng vụ và việc cử hành bí tích, và việc tôn thờ mới, được Chúa Kitô khai mở qua Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người.
Trong khung cảnh này, ÐTC đã nhấn mạnh đến những bí tích khai tâm kitô. Các tín hữu đã được Rửa Tội và Thêm Sức để đến với bí tích Thánh Thể. Nơi số 17 của Tông Huấn, ÐTC quả quyết rằng Bí Tích Thánh Thể làm cho sự khai tâm kitô đạt đến mức trọn hảo; và Bí Tích này trở thành như là trung tâm và cùng đích của trọn cả đời sống bí tích.
Hơn nữa, còn có sự mới mẻ khác nữa: đó là suy tư mà Giáo Hội, --- qua các nghị phụ họp nhau trong khóa họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục, --- trình bày về bí tích thánh thể, bí tích của Tình Thương. Người ta sẽ không bao giờ cho là mình đã đào sâu đủ về bí tích này, trong đó chúng ta được rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Việc cử hành bí tích Thánh Thể mở ra cho ta thấy sức mạnh của bí tích, như là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời kitô. Ðây là dòng tư tưởng lớn của Ðức Joseph Ratzinger, mà nay là giáo hoàng Bênêđitô XVI.
Hỏi 3: Thưa linh mục, có phải tiếng Latinh đang được phục hồi trong giáo hội hay không?
Ðáp: Tiếng latinh không bao giờ bị hủy bỏ đi trong những cử hành phụng vụ; trái lại, những lần cử hành thánh lễ long trọng, theo nghi thức Roma, thì có dùng tiếng latinh. Và các cộng đoàn đan viện, cũng như các cộng đoàn tu trì khác, thường cử hành thánh lễ bằng tiếng latinh.
Tiếng latinh đã không bao giờ bị cấm xử dụng. Ðiều đã xảy ra là trong thời gian gần đây, tiếng latinh bị dẹp qua một bên, xét vì càng ngày càng có ít người học và biết tiếng latinh. Tiếng latinh đã bị dẹp qua một bên, chớ không bị hủy bỏ đi.
ÐTC thường nói rằng trong những cử hành thánh thể tại những nơi diễn ra hội nghị quốc tế, hoặc có đông các tín hữu thuộc về nhiều quốc tịch khác nhau, thì vài phần của Thánh Lễ có thể được cử hành bằng tiếng latinh.
Nơi số 62 của Tông Huấn, ÐTC nói đến điều này. Ngài muốn các linh mục tương lai, ngay từ trong chủng viện, hãy chuẩn bị để hiểu và cử hành thánh lễ bằng tiếng latinh. Ðây là ước muốn hợp lý, không hủy bỏ cũng không áp đặt điều chi cả.
Hỏi 4: Thưa linh mục, trong Tông Huấn, ÐTC đã nói đến "sự ăn khớp với Thánh thể". Cụm từ nầy có nghĩa gì, thưa linh mục?
Ðáp: Ðây cũng là sự mới mẻ khác nữa trong Tông Huấn. Trọn cả số 83 của Tông Huấn nhấn mạnh đến điều này là Bí Tích Thánh Thể đòi buộc một sự "ăn khớp nội bộ" của tất cả mọi việc chúng ta làm với Bí Tích Thánh Thể.
Theo nghĩa nầy, ÐTC kêu gọi các nhà chính trị và những nhà lập pháp công giáo hãy ủng hộ những đạo luật được gợi hứng từ những giá trị được xây dựng trên bản tính con người và là những đạo luật không nghịch lại những giá trị này. Sự tôn thờ mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha, thật sự, không phải là điều chi thuộc lãnh vực cá nhân, nhưng đòi buộc phải có chứng tá công khai của đức tin. Nếu ta chăm chú đọc phần III của Tông Huấn, thì ta sẽ thấy rõ niềm xác tín của Ðức Thánh Cha rằng: trong tính cách trung thực của Ðức Tin và việc tôn thờ thánh thể, mà được khai sinh ước muốn tái thiết đời sống kitô đích thực.