Bài suy niệm tĩnh tâm tháng 6 /2015 Gp Phú Cường
Thánh Tâm Chúa Giê su là lò lửa yêu mến hằng cháy, trong 1 thế giới lạnh lùng
Một xã hội ngày nay dường như vô cảm lạnh lùng và nhẫn tâm có lẽ là hệ lụy tất nhiên của một trái tim băng giá, không nhịp đập, thiếu thương xót, những chuyện đau lòng dường như xảy ra mỗi ngày trên thế giới này chẳng miễn trừ ai cả, có phải do con người không được giáo dục về lòng thương xót chăng? có chứ, nhưng càng ngày xã hội thực dụng như thắng thế làm đảo lộn những chuẩn mực xã hội hiện tại, chuyện xã hội là như thế, chuyện nhà đạo thì sao? Chúng ta có chịu ảnh hưởng của xã hội tiêu thụ và thực dụng này không? thưa có, và còn chịu nhiều tác động tiêu cực, thật thế người linh mục chúng ta nếu đi ra khỏi Thánh Tâm Chúa: “ là lò lửa yêu mến hằng cháy” chúng ta cũng sẽ bị chính những trào lưu của xã hội làm lạnh lùng băng giá đời sống linh mục. Chính Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II khi đến hành hương ở Paray-le-Monial vào năm 1986 và Ngài đã nói: “Tất cả những ai khát khao hạnh phúc thật và bền vững chỉ có thể khám phá ra được bí mật thông qua mầu nhiệm của Trái Tim đã bị thương tích của Đức Kitô mà thôi. Chính Thánh Tâm Chúa Giêsu là mẫu mực của một tình yêu tự hiến: “ Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1 ) và cái chết của Người là nhằm “ qui tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,52) đã nói lên tình yêu của Người rất trong sáng và mãnh liệt, chẳng phải vì chúng ta đáng yêu, dễ thương đâu, chỉ vì Người là Thiên Chúa và lòng thương xót vô biên của Người, thế mà Người lại nhận lại sự hững hờ, vô tâm, bội nghĩa của nhân loại.
Nhìn vào lịch sử và truyền thống, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê su đã có từ lâu khoảng thế kỷ XI và chỉ mang tính cách cá nhân, và đến thế Kỷ XVI nhờ sự nhiệt tâm của thánh Gioan Eudes (1602-1680) lòng sùng kính này được lan truyền nhiều nơi, nhưng đến khi nhờ thị kiến của thánh nữ Margaret Mary Alacoque (1647- 1690) thì lòng tôn sùng mới lan rộng ra toàn cầu, để đền bồi cho Trái Tim Chúa vì những vô ân bạc nghĩa của loài người đối với sự hy sinh cao cả của Chúa Giê su. Thánh Tâm Chúa Giê su là hiện thân không chỉ về trái tim về thể lý mà còn là tình yêu thương dành cho nhân loại. Vào thập niên 90 thế kỷ 20 lúc đó ở Việt Nam thịnh hành một số ca khúc hải ngoại, có một bài hát và lời bài hát cứ rên rỉ: “ trái tim ngục tù, trái tim ngục tù, anh yêu em đến ngàn thu”, nhưng trước đó thì lời nhạc là: “ trái tim đã nhiều lần chạy trốn tình yêu….” Thanh niên lúc đó say mê nghe như điếu đổ, dĩ nhiên vì lúc đó bài hát này là hàng hiếm và thực chất ra nó là một tâm trạng đang thiếu thốn tình cảm. Phải chăng chúng ta cũng đã nhiều lần chạy trốn tình yêu của Chúa, khi mà chính Chúa đã đi bước trước: “ Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái” (Ga 15,16) Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta, dầu chúng ta bất xứng, chẳng là gì đối với Người, vậy mà Người vẫn tha thiết kêu mời: “ anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9) Trái Tim Chúa không chạy trốn tình yêu, thậm chí vì yêu mà Người chịu bầm dập, bị mắng nhiếc hạ phẩm giá mình và chết ô nhục trên Thánh Giá, chịu đóng đinh cùng với những người trộm cắp, (xem Mt 27, Ga 19) còn chúng ta thật sự nhiều lần đã chạy trốn tình yêu của Chúa và tình yêu với tha nhân vì chúng ta đóng cửa trái tim và thiếu sự ở lại trong tình yêu của Chúa, chính vì không có sự liên kết mật thiết giống như cành nho với cây nho đích thực là Đức Giê su mà trái tim chúng ta khô héo, không có khả năng sinh hoa trái ( xem Ga 15, 4-5)
Linh mục với giáo dân
Đối với giáo dân nhiều khi trái tim chúng ta đã khô cứng, vì thiếu nhịp đập cảm thông nên chúng ta có những lần đã không thể thương xót và thấu cảm những nỗi đau của họ, để họ vò võ trong đau khổ, phải chăng “ lò lửa yêu mến hằng cháy” kia đã lụi tàn, biết bao nhiêu lần thay vì Bao Dung tôi lại “ bung dao” để rồi tôi xa cách họ, trong khi chính họ là đoàn chiên mà tôi được gởi tới để chăm sóc yêu thương, phải chăng Thánh Tâm Chúa hôm nay đang nhắc nhở tôi về vai trò vị mục tử nhân lành, (xem Ga 10,11-18) : “ Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh tính mạng vì đoàn chiên, người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên sói đến, anh bỏ chiên mà chạy…” (Ga 10,11-12), chúng tôi là linh mục được sai đi và cắt cử trông nom giáo xứ, giáo họ là đoàn chiên. Là mục tử giống Chúa Ki tô chứ không phải kẻ làm thuê, vậy mà biết bao nhiêu lần chúng tôi chẳng khác gì kẻ làm thuê bất nhân, chẳng nhớ gì đến phận vụ của một linh mục, mà chỉ coi chức linh mục Chúa ban qua sự truyền chức của giám mục Giáo Hội như một nghề nghiệp thuộc giới thượng lưu, bởi vì khi chúng ta có chức linh mục thường được giáo dân coi như hàng khanh tướng rồi chúng ta làm khanh làm tướng chứ không phải người phục vụ Tin Mừng và nên giống Đức Ki tô. Trong tông huấn Niềm Vui Của Tin Mừng, Đức Phan xi cô nêu lên những nguy cơ Giáo Hội đang đối diện là tính thế tục thiêng liêng, đặc trưng là tính chủ quan và sự tự mãn coi số 93, 94, 95, Tính thế tục thiêng liêng hệ tại việc không tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa mà là tìm vinh quang loài người và sự thỏa mãn bản thân ( số 93 Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng) có vẻ mạnh hơn và thúc bách hơn trong số 94 Tông Huấn nói: “Không thể nghĩ rằng một động lực loan báo Tin Mừng đích thực có thể phát sinh từ những hình thức biến chất này của Kitô giáo, và số 95 nói: “ Nhiệt huyết Tin Mừng bị thay thế bằng sự hưởng thụ trống rỗng của tính tự mãn và buông thả” quả thật khi linh mục không có Chúa thì có khi trở thành những lãnh chúa, và sẽ có những Jaquou trong “ Người nông dân nổi dậy” trả thù bá tước de NanSac,
Linh mục và linh mục
Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Việc Thánh Hóa Các Linh Mục đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II thiết lập vào năm 1995, và được ấn định mừng trùng vào lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hàng năm. Mục đích của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện là mời gọi tất cả dân Chúa cùng hiệp tâm cầu nguyện cho các linh mục.
Văn Kiện của Bộ Giáo Sĩ nói về Ngày Thánh Hóa Các Linh Mục, sẽ được cử hành vào Thứ Sáu Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 3/06/2005.
Tin Vatican (Zenit 31/05/2005) - Thứ Sáu, mùng 3 tháng 6 năm 2005, đúng ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, là ngày Ðặc Biệt cầu nguyện cho sự Thánh Hóa các Linh Mục.
Thứ Ba, ngày 31 tháng 5 năm 2005, Bộ Giáo Sĩ đã công bố một văn kiện, mời gọi các Linh Mục hãy tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, một tình bằng hữu đã hướng dẫn họ đến việc ôm lấy ơn gọi linh mục. Văn kiện quả quyết rằng: "Bí quyết hay chìa khóa của đời linh mục là tình yêu say mê đối với Chúa Kitô".
Và những đề nghị của Ðức thánh cha Beneditô XVI trong bài giảng thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô của ngài. Vị Tân giám mục Roma, tức Ðức thánh cha Benedito XVI, đã mời gọi các linh mục hãy sống năm Thánh Thể qua việc tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, chìa khóa của đời linh mục. Văn kiện nhấn mạnh rằng các linh mục cần luôn trở về lại gốc rễ của đời linh mục. Và gốc rễ đó, mọi người đều biết, là chính Chúa Giêsu Kitô. Trích lại những lời của Ðức Bêneditô XVI trong bài giảng thánh lễ khai mạc Thừa tác vụ Phêrô của ngài, Văn kiện xác định như sau: "Bất cứ ai mở cửa tiếp nhận Chúa Kitô, thì không bị thiệt mất điều chi cả; không bị thiệt mất bất cứ điều chi làm cho đời sống được tự do, tươi đẹp và cao cả. Chỉ trong tình bằng hữu với Chúa Kitô, mà mọi cánh cửa của cuộc đời được mở rộng ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy, mà khả năng cao cả của thân phận con người được mở ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy mà các linh mục cảm nghiệm được điều gì là tốt và tự do."
Ở ngoài đời người ta vẫn nói như sau: “ bạn nhà binh, nhân tình nhà thổ” bởi vì qua kinh nghiệm giao tiếp người ta thấy nó nhàn nhạt làm sao, bạn nhà binh thì quen nhau vài năm ở chung quân ngũ rồi giải ngũ thì tình bạn kia cũng mất tiêu, dù đã từng đồng lao cộng khổ với nhau, ra sống vào chết với nhau, còn nhân tình nhà thổ thì ăn bánh trả tiền nào có gì níu kéo, các mối quan hệ này lỏng lẻo, còn giữa anh em linh mục với nhau chúng ta có Chúa đã se định bằng tình bằng hữu: “Thày không gọi anh em là tôi tớ…Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” ( Ga 15,15 ) và : “ đây là điều răn của Thầy,: anh em hãy yêu thương nhau” ( Ga 15,12) và như lời thánh tông đồ dân ngoại: “ Tình yêu Đức Ki tô thúc bách tôi” ( 2 Cr 5,14) vậy mà có những lúc chúng ta bằng mặt chứ chưa bằng lòng, dĩ nhiên có những cái khá tế nhị, nhưng trước Thánh Tâm Chúa, tình yêu của một vị Thiên Chúa đã hạ cố cho bằng nhân loại chỉ vì yêu nhân loại và vì chúng tôi là nghĩa thiết với Đức Giê su chẳng lẽ chúng tôi không có khả năng để nên giống Chúa về tình yêu, trong kinh thánh hóa linh mục ( Phú Cường, dic 01/10/1973 + Giuse Phạm Văn Thiên Epiccopus PC) mà chúng ta đọc khi tĩnh tâm lẽ nào lại quên rồi: “… xin cho chúng con lảu thông đạo lý Chúa, và trung tín thi hành những điều luật Chúa dạy, xin cho chúng con nắn đúc hình ảnh Trái Tim rất dịu dàng Chúa vào đời sống…” trở về với một chút khoa học thưòng thức, trái tim chúng ta có 4 ngăn gồm tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải ở nửa trên và tâm thất trái và tâm thất phải ở nửa phía dưới, nó có nhiệm vụ bơm máu và chuyển máu nuôi thân thể, nói một cách dễ hiểu chức năng của tim là chuyển máu đen thành máu đỏ để nuôi châu thân, vậy tôi có chuyển hóa sự ghen tương đố kỵ đang có nơi con người chúng tôi thành yêu thương và nhân hậu như Chúa Giê su không, trong kinh cầu Trái Tim Chúa Giê su : “ Trái Tim Chúa Giê su là lò lửa yêu mến hằng cháy”, vậy anh em linh mục chúng tôi có lò lửa yêu mến hằng cháy này chưa, cũng trong kinh cầu Trái Tim Chúa Giê su có một câu chắc ai cũng thích: “Lạy Đức Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa”. Vậy anh em linh mục chúng tôi có uốn nắn lòng mình nên giống Trái Tim Chúa chưa, tôi đã có chất Chúa ở trong mình và đời sống của mình chưa, và tôi có thấy Chúa trong anh em linh mục của tôi, hay tôi chỉ biết cá mè một lứa và quên đi việc kiến tạo tình bằng hữu trong Thánh Thể Chúa, để từ nơi sung mãn này tôi có khả năng sống tình bằng hữu với anh em linh mục khác.
Linh mục với Thánh Tâm Chúa
Trong vườn thiền có câu chuyện: chuột cắn khố rách:
“Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành. Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ, Vì nếp sống tu hành thanh bần, vả lại vị tu sĩ chỉ có độc mỗi một miếng khố che thân. Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài nên tu sĩ cứ lâu lâu lại phải đi xin một mảnh vải che thân khác. Dân làng thấy vậy, bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ lại phải lo thêm một phần ăn. Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi con mèo. Một tín đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò nhưng nuôi được mèo lại không có rơm cho bò ăn. Do đó, ngoài thức ăn khất thực, tu sĩ lại phải đi xin rơm về nuôi bò. Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt, nuôi bò. Tu sĩ ra công cầy cấy nên rau trổ thật nhiều, bò ăn không hết, phải mang bán ngoài chợ. Miếng đất thật mầu mỡ sinh hoa lợi quá nhiều, tu sĩ làm không xuể, phải gọi người trong làng đến giúp. Lạ thay, miếng đất cứ thế sinh sôi nẩy nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù phú. Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ khắc tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn là bao vì tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, lo sổ sách giao dịch buôn bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa, rồi có tiền bạc phải lo đầu tư, bỏ vốn mua thêm đất đai, khai khẩn thêm nữa. Một hôm, sư phụ trở về không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào đó một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, trong đền ồn ào những tín đồ vừa cúng bái vừa buôn bán. Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi tại sao lại có sự thay đổi như thế. Tu sĩ trả lời, ‘thưa thầy, thật tâm con muốn tu hành nhưng tại lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái áo con nuôi mèo. Để có sữa cho mèo ăn, con phải nuôi bò, và để có rau nuôi bò, con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp, rồi thì buôn bán thành công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn người lo việc cúng tế, nhang đèn cẩn thận’. Sư phụ thở dài, ‘xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Chỉ vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc vào các thứ đó rồi làm sao có thể thoát được ?”
Trong số 2 Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng nói: “… Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình của tình yêu của Người không còn được cảm thấy, và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ. Đây chính là mối nguy cho cả người tín hữu. Nhiều người rơi vào mối nguy này, và kết cục là cảm giác bực bội, tức giận và chán nản. Đó không phải là cách chúng ta sống một đời sống xứng đáng và sung mãn; đó không phải là ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, cũng không phải là đời sống trong Thần Khí bắt nguồn từ trái tim của Đức Ki tô phục sinh”
Và cũng theo chỉ dẫn của tông huấn ở số 3 nói như sau: “ .. hãy mở lòng ra để cho Chúa Giê su gặp gỡ mình… vì “ không ai bị loại trừ khỏi niềm vui mà Chúa Giê su đem đến” ( tông huấn Gaudete in Domino ) Chúa không làm thất vọng những ai chấp nhận sự liều lĩnh này; mỗi khi chúng ta bước đến gần Chúa Giê su, chúng ta hiểu rằng Người đang ở đó, đang mở rộng vòng tay chờ đón chúng ta”
Thi sĩ Rabindranath Tagore trong Lời dâng ( bản dịch của Đỗ Khánh Hoan) số 39, “ Khi tim tôi đã ra chai lì và khô cứng , xin mang cho tôi mưa thương xót từ bi, khi cuộc đời không còn ân phúc, xin đến với tôi trong tiếng hát lời ca, khi công việc ồn ào, ầm vang mọi nẻo, cách ngăn tôi khỏi cõi xă xăm, ôi Thượng Đế trầm thinh, xin đem cho tôi ngơi nghỉ, thanh bình” và ở số 2 “ say nhừ vì nguồn vui, ca hát tôi quên bẵng thân mình , tôi gọi người là bạn, Thượng Đế của lòng tôi.”
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái , và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11, 28-30)
Quả thật, linh mục ngày nay đa tài lắm, xây cũng giỏi, cất cũng giỏi, đi cũng giỏi, nhậu cũng giỏi…như vậy thì cũng khá vất vả cái thân xác, còn chuyện kinh kệ thì sao. Thánh tâm Chúa có là nơi anh em linh mục tìm tới để bổ sức, nghỉ ngơi, để kín múc, để giải độc cho thân xác. Cái gì chúng tôi cũng liều được vậy chúng tôi đã dám liều và yêu Chúa cho đến cùng, hay chúng tôi lại cho qua để rồi những cái bung xung kia cản lôi, nhiều khi những chuyện râu ria không cần thiết chúng ta làm tốt lắm. Giáo dân vẫn kỳ vọng và mong mỏi cũng như cầu nguyện luôn để các linh mục nên giống Chúa Ki tô, anh em linh mục chúng ta có tìm được một chốn nghỉ ngơi nhỏ bé trong Trái Tim Chúa không, có thấy Chúa Giê su là bạn hữu của mình? Không thành bạn hữu với Chúa Giê su mới là lạ, vì mỗi ngày linh mục dâng lễ, cầu nguyện mà lại không nên nghĩa thiết với Chúa Giê su, không có Người là bạn, coi chừng “chuột cắn khố rách” mất rồi, hai môn đệ trên đường Emmau dù không nhận ra Chúa đang đồng hành cho đến khi Người bẻ bánh, nhưng ít ra lòng các ông bùng cháy ( xem Lc 24, 13-35) anh em linh mục chúng ta không ở lại trong Trái Tim Chúa Giê su, chúng ta sẽ chịu cơn lạnh giá cô đơn, và không khả năng yêu mến, vậy Tháng Thánh Tâm này và trong Ngày Thánh Hóa Các Linh Mục, chúng tôi có trải lòng bên Chúa, để Chúa bổ khuyết cho những thiếu sót vì vô tâm, bạc nghĩa của chúng tôi với Trái Tim rất dịu ngọt của Chúa không.
Vấn tâm
Ngài Đạt Lai Đạt Ma từng nói: “Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp”. Cái tôi của ai bé nhỏ thì tâm trạng người đó mênh mông. Trong thư thứ nhất của thánh Gioan ( 1 Ga 4,16) “ Thiên Chúa là tình yêu ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” anh em linh mục chúng ta có thấy cần dẹp bỏ cái tôi và cần ở lại trong tình yêu Thiên Chúa mãi mãi không.
Tháng sáu, tháng dành riêng Tôn Kính Thánh Tâm Chúa Giê su và Thánh Hóa các linh mục, cũng có người độc miệng nói chỉ khéo vẽ chuyện. Hoài niệm nhớ nhung càng làm cho tình yêu sâu sắc hơn, người linh mục có cần phải ở lại trong tình yêu của Chúa mãi mãi không.
Trong kinh Đền Tạ Trái Tim Chúa mà người giáo dân hằng đọc trong các thứ sáu đầu tháng và nhất là ngày kính Trái Tim Chúa: “ Lạy Đức Chúa Giê su rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc…”, và kinh dâng mình cho Thánh Tâm Chúa ( của Đức Piô XI ) : “Lạy ơn Trái Tim cực trọng Đức Chúa Giêsu đã thương chúng con vô cùng. Ai kể cho xiết được những ơn Trái Tim cực thánh đã ban cho chúng con…” .anh em linh mục chúng ta có nên thấm nhuần lời kinh này trong đời sống thường ngày của chúng ta hay không.
“Thầy đã nói những điều này cho anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được trọn vẹn” ( Ga15,11) Niềm vui của người Ki tô hữu chúng ta tuôn chảy từ trái tim dạt dào của Ngài “, “xã hội kỹ thuật của chúng ta đã tạo ra vô số điều kiện để hưởng thụ, nhưng rất khó tạo ra niềm vui” ( tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng số 5 và số 7) anh em linh mục chúng ta có thấy và hưởng niềm vui trọn vẹn trong Trái Tim của Chúa Giê su không,”
Năm 1883, để đáp lại lời kêu gọi, tôn sùng và đền tạ Thánh Tâm Chúa, phong trào Liên minh Thánh Tâm được cha Edward Hamon, dòng Tên thành lập năm này tại Canada, lấy tinh thần cầu nguyện và sự nhiệt thành của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện làn nền tảng cho phong trào., phong trào LMTT của Giáo phận chúng ta chưa hoạt động lại nhưng hiện nay Giới gia trưởng như là cột trụ cho phong trào này, anh em linh mục chúng ta làm gì trong mục vụ, chúng ta có ngần ngại hay dấn thân để giúp họ thăng tiến trong đời sống đạo đức chưa
Trước những thách đố của xã hội và Giáo Hội, về sự phân hóa giầu nghèo, và các vấn đề bất bình đẳng khác về giới, về kinh tế, về y tế, về văn hóa… anh em linh mục chúng ta có trở thành dụng cụ của Thiên Chúa, lắng nghe và thấu cảm những mảnh đời bất hạnh, và anh em linh mục chúng ta có luôn kết hiệp với Thánh Tâm hay thương xót để nâng đỡ và nâng cao giá trị của con người ngày nay không
Hướng về vĩnh cửu
Trong một dự báo sức khỏe về bệnh tim mạch đến năm 2017 Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch, và tỷ lệ này đang có mức độ trẻ hóa, cứ 3 người trưởng thành thì có 1người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhiều người giầu vì tiền nhưng lại nghèo về kiến thức tim mạch và di chứng để lại cũng đáng thương lắm và tốn kém lắm. Dĩ nhiên khi mang thân phận con người ai cũng phải chết, cái chết chẳng chối từ ai cả, theo phân tích của y học, tim mạch tăng là do lối sống thụ động, cần phải thay đổi bằng nếp sống tích cực, trái tim của linh mục chúng ta phải làm việc gấp đôi, một cho mình một cho mục vụ giáo xứ, nếu chúng ta thụ động không chịu hòa nhịp trong Thánh Tâm Chúa, chúng ta sẽ chết đột ngội, lãng nhách trong nhịp sinh động của giáo xứ, thật sự ra giáo xứ có nhịp đập cực mạnh với các sinh họat mục vụ các tổ chức Công Giáo tiến hành, vậy tôi có “trái tim không ngủ yên” để giúp cho giáo xứ sống động và sau này khi Chúa hỏi về vai trò mục tử nhân lành của tôi, tôi còn biết cách ăn nói với Chúa, và nhất là tôi có biết tìm đến Thánh Tâm Chúa để có chốn nghỉ ngơi, bồi dưỡng khi mệt nhọc, vất vả, lao đao không.
Lạy Chúa, con cứ tưởng rằng tim con còn đập là con còn sống, nhưng con đâu biết rằng, tim con đập loạn xạ chẳng nhịp nhàng một dấu hiệu báo trước cái chết bất ngờ đang gần kề, xin Trái Tim Nhân Lành của Chúa đập đều trong tim con, để con có sự thư thái bình an hoàn thành trách nhiệm mà con đang đảm trách cho đến hơi thở cuối cùng trong sự dịu ngọt của Chúa luôn. Amen
Chân Như
Thánh Tâm Chúa Giê su là lò lửa yêu mến hằng cháy, trong 1 thế giới lạnh lùng
Một xã hội ngày nay dường như vô cảm lạnh lùng và nhẫn tâm có lẽ là hệ lụy tất nhiên của một trái tim băng giá, không nhịp đập, thiếu thương xót, những chuyện đau lòng dường như xảy ra mỗi ngày trên thế giới này chẳng miễn trừ ai cả, có phải do con người không được giáo dục về lòng thương xót chăng? có chứ, nhưng càng ngày xã hội thực dụng như thắng thế làm đảo lộn những chuẩn mực xã hội hiện tại, chuyện xã hội là như thế, chuyện nhà đạo thì sao? Chúng ta có chịu ảnh hưởng của xã hội tiêu thụ và thực dụng này không? thưa có, và còn chịu nhiều tác động tiêu cực, thật thế người linh mục chúng ta nếu đi ra khỏi Thánh Tâm Chúa: “ là lò lửa yêu mến hằng cháy” chúng ta cũng sẽ bị chính những trào lưu của xã hội làm lạnh lùng băng giá đời sống linh mục. Chính Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II khi đến hành hương ở Paray-le-Monial vào năm 1986 và Ngài đã nói: “Tất cả những ai khát khao hạnh phúc thật và bền vững chỉ có thể khám phá ra được bí mật thông qua mầu nhiệm của Trái Tim đã bị thương tích của Đức Kitô mà thôi. Chính Thánh Tâm Chúa Giêsu là mẫu mực của một tình yêu tự hiến: “ Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1 ) và cái chết của Người là nhằm “ qui tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,52) đã nói lên tình yêu của Người rất trong sáng và mãnh liệt, chẳng phải vì chúng ta đáng yêu, dễ thương đâu, chỉ vì Người là Thiên Chúa và lòng thương xót vô biên của Người, thế mà Người lại nhận lại sự hững hờ, vô tâm, bội nghĩa của nhân loại.
Nhìn vào lịch sử và truyền thống, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê su đã có từ lâu khoảng thế kỷ XI và chỉ mang tính cách cá nhân, và đến thế Kỷ XVI nhờ sự nhiệt tâm của thánh Gioan Eudes (1602-1680) lòng sùng kính này được lan truyền nhiều nơi, nhưng đến khi nhờ thị kiến của thánh nữ Margaret Mary Alacoque (1647- 1690) thì lòng tôn sùng mới lan rộng ra toàn cầu, để đền bồi cho Trái Tim Chúa vì những vô ân bạc nghĩa của loài người đối với sự hy sinh cao cả của Chúa Giê su. Thánh Tâm Chúa Giê su là hiện thân không chỉ về trái tim về thể lý mà còn là tình yêu thương dành cho nhân loại. Vào thập niên 90 thế kỷ 20 lúc đó ở Việt Nam thịnh hành một số ca khúc hải ngoại, có một bài hát và lời bài hát cứ rên rỉ: “ trái tim ngục tù, trái tim ngục tù, anh yêu em đến ngàn thu”, nhưng trước đó thì lời nhạc là: “ trái tim đã nhiều lần chạy trốn tình yêu….” Thanh niên lúc đó say mê nghe như điếu đổ, dĩ nhiên vì lúc đó bài hát này là hàng hiếm và thực chất ra nó là một tâm trạng đang thiếu thốn tình cảm. Phải chăng chúng ta cũng đã nhiều lần chạy trốn tình yêu của Chúa, khi mà chính Chúa đã đi bước trước: “ Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái” (Ga 15,16) Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta, dầu chúng ta bất xứng, chẳng là gì đối với Người, vậy mà Người vẫn tha thiết kêu mời: “ anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9) Trái Tim Chúa không chạy trốn tình yêu, thậm chí vì yêu mà Người chịu bầm dập, bị mắng nhiếc hạ phẩm giá mình và chết ô nhục trên Thánh Giá, chịu đóng đinh cùng với những người trộm cắp, (xem Mt 27, Ga 19) còn chúng ta thật sự nhiều lần đã chạy trốn tình yêu của Chúa và tình yêu với tha nhân vì chúng ta đóng cửa trái tim và thiếu sự ở lại trong tình yêu của Chúa, chính vì không có sự liên kết mật thiết giống như cành nho với cây nho đích thực là Đức Giê su mà trái tim chúng ta khô héo, không có khả năng sinh hoa trái ( xem Ga 15, 4-5)
Linh mục với giáo dân
Đối với giáo dân nhiều khi trái tim chúng ta đã khô cứng, vì thiếu nhịp đập cảm thông nên chúng ta có những lần đã không thể thương xót và thấu cảm những nỗi đau của họ, để họ vò võ trong đau khổ, phải chăng “ lò lửa yêu mến hằng cháy” kia đã lụi tàn, biết bao nhiêu lần thay vì Bao Dung tôi lại “ bung dao” để rồi tôi xa cách họ, trong khi chính họ là đoàn chiên mà tôi được gởi tới để chăm sóc yêu thương, phải chăng Thánh Tâm Chúa hôm nay đang nhắc nhở tôi về vai trò vị mục tử nhân lành, (xem Ga 10,11-18) : “ Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh tính mạng vì đoàn chiên, người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên sói đến, anh bỏ chiên mà chạy…” (Ga 10,11-12), chúng tôi là linh mục được sai đi và cắt cử trông nom giáo xứ, giáo họ là đoàn chiên. Là mục tử giống Chúa Ki tô chứ không phải kẻ làm thuê, vậy mà biết bao nhiêu lần chúng tôi chẳng khác gì kẻ làm thuê bất nhân, chẳng nhớ gì đến phận vụ của một linh mục, mà chỉ coi chức linh mục Chúa ban qua sự truyền chức của giám mục Giáo Hội như một nghề nghiệp thuộc giới thượng lưu, bởi vì khi chúng ta có chức linh mục thường được giáo dân coi như hàng khanh tướng rồi chúng ta làm khanh làm tướng chứ không phải người phục vụ Tin Mừng và nên giống Đức Ki tô. Trong tông huấn Niềm Vui Của Tin Mừng, Đức Phan xi cô nêu lên những nguy cơ Giáo Hội đang đối diện là tính thế tục thiêng liêng, đặc trưng là tính chủ quan và sự tự mãn coi số 93, 94, 95, Tính thế tục thiêng liêng hệ tại việc không tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa mà là tìm vinh quang loài người và sự thỏa mãn bản thân ( số 93 Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng) có vẻ mạnh hơn và thúc bách hơn trong số 94 Tông Huấn nói: “Không thể nghĩ rằng một động lực loan báo Tin Mừng đích thực có thể phát sinh từ những hình thức biến chất này của Kitô giáo, và số 95 nói: “ Nhiệt huyết Tin Mừng bị thay thế bằng sự hưởng thụ trống rỗng của tính tự mãn và buông thả” quả thật khi linh mục không có Chúa thì có khi trở thành những lãnh chúa, và sẽ có những Jaquou trong “ Người nông dân nổi dậy” trả thù bá tước de NanSac,
Linh mục và linh mục
Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Việc Thánh Hóa Các Linh Mục đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II thiết lập vào năm 1995, và được ấn định mừng trùng vào lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hàng năm. Mục đích của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện là mời gọi tất cả dân Chúa cùng hiệp tâm cầu nguyện cho các linh mục.
Văn Kiện của Bộ Giáo Sĩ nói về Ngày Thánh Hóa Các Linh Mục, sẽ được cử hành vào Thứ Sáu Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu 3/06/2005.
Tin Vatican (Zenit 31/05/2005) - Thứ Sáu, mùng 3 tháng 6 năm 2005, đúng ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, là ngày Ðặc Biệt cầu nguyện cho sự Thánh Hóa các Linh Mục.
Thứ Ba, ngày 31 tháng 5 năm 2005, Bộ Giáo Sĩ đã công bố một văn kiện, mời gọi các Linh Mục hãy tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, một tình bằng hữu đã hướng dẫn họ đến việc ôm lấy ơn gọi linh mục. Văn kiện quả quyết rằng: "Bí quyết hay chìa khóa của đời linh mục là tình yêu say mê đối với Chúa Kitô".
Và những đề nghị của Ðức thánh cha Beneditô XVI trong bài giảng thánh lễ khai mạc thừa tác vụ Phêrô của ngài. Vị Tân giám mục Roma, tức Ðức thánh cha Benedito XVI, đã mời gọi các linh mục hãy sống năm Thánh Thể qua việc tái khám phá tình bằng hữu với Chúa Kitô, chìa khóa của đời linh mục. Văn kiện nhấn mạnh rằng các linh mục cần luôn trở về lại gốc rễ của đời linh mục. Và gốc rễ đó, mọi người đều biết, là chính Chúa Giêsu Kitô. Trích lại những lời của Ðức Bêneditô XVI trong bài giảng thánh lễ khai mạc Thừa tác vụ Phêrô của ngài, Văn kiện xác định như sau: "Bất cứ ai mở cửa tiếp nhận Chúa Kitô, thì không bị thiệt mất điều chi cả; không bị thiệt mất bất cứ điều chi làm cho đời sống được tự do, tươi đẹp và cao cả. Chỉ trong tình bằng hữu với Chúa Kitô, mà mọi cánh cửa của cuộc đời được mở rộng ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy, mà khả năng cao cả của thân phận con người được mở ra. Chỉ trong tình bằng hữu nầy mà các linh mục cảm nghiệm được điều gì là tốt và tự do."
Ở ngoài đời người ta vẫn nói như sau: “ bạn nhà binh, nhân tình nhà thổ” bởi vì qua kinh nghiệm giao tiếp người ta thấy nó nhàn nhạt làm sao, bạn nhà binh thì quen nhau vài năm ở chung quân ngũ rồi giải ngũ thì tình bạn kia cũng mất tiêu, dù đã từng đồng lao cộng khổ với nhau, ra sống vào chết với nhau, còn nhân tình nhà thổ thì ăn bánh trả tiền nào có gì níu kéo, các mối quan hệ này lỏng lẻo, còn giữa anh em linh mục với nhau chúng ta có Chúa đã se định bằng tình bằng hữu: “Thày không gọi anh em là tôi tớ…Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” ( Ga 15,15 ) và : “ đây là điều răn của Thầy,: anh em hãy yêu thương nhau” ( Ga 15,12) và như lời thánh tông đồ dân ngoại: “ Tình yêu Đức Ki tô thúc bách tôi” ( 2 Cr 5,14) vậy mà có những lúc chúng ta bằng mặt chứ chưa bằng lòng, dĩ nhiên có những cái khá tế nhị, nhưng trước Thánh Tâm Chúa, tình yêu của một vị Thiên Chúa đã hạ cố cho bằng nhân loại chỉ vì yêu nhân loại và vì chúng tôi là nghĩa thiết với Đức Giê su chẳng lẽ chúng tôi không có khả năng để nên giống Chúa về tình yêu, trong kinh thánh hóa linh mục ( Phú Cường, dic 01/10/1973 + Giuse Phạm Văn Thiên Epiccopus PC) mà chúng ta đọc khi tĩnh tâm lẽ nào lại quên rồi: “… xin cho chúng con lảu thông đạo lý Chúa, và trung tín thi hành những điều luật Chúa dạy, xin cho chúng con nắn đúc hình ảnh Trái Tim rất dịu dàng Chúa vào đời sống…” trở về với một chút khoa học thưòng thức, trái tim chúng ta có 4 ngăn gồm tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải ở nửa trên và tâm thất trái và tâm thất phải ở nửa phía dưới, nó có nhiệm vụ bơm máu và chuyển máu nuôi thân thể, nói một cách dễ hiểu chức năng của tim là chuyển máu đen thành máu đỏ để nuôi châu thân, vậy tôi có chuyển hóa sự ghen tương đố kỵ đang có nơi con người chúng tôi thành yêu thương và nhân hậu như Chúa Giê su không, trong kinh cầu Trái Tim Chúa Giê su : “ Trái Tim Chúa Giê su là lò lửa yêu mến hằng cháy”, vậy anh em linh mục chúng tôi có lò lửa yêu mến hằng cháy này chưa, cũng trong kinh cầu Trái Tim Chúa Giê su có một câu chắc ai cũng thích: “Lạy Đức Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa”. Vậy anh em linh mục chúng tôi có uốn nắn lòng mình nên giống Trái Tim Chúa chưa, tôi đã có chất Chúa ở trong mình và đời sống của mình chưa, và tôi có thấy Chúa trong anh em linh mục của tôi, hay tôi chỉ biết cá mè một lứa và quên đi việc kiến tạo tình bằng hữu trong Thánh Thể Chúa, để từ nơi sung mãn này tôi có khả năng sống tình bằng hữu với anh em linh mục khác.
Linh mục với Thánh Tâm Chúa
Trong vườn thiền có câu chuyện: chuột cắn khố rách:
“Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành. Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ, Vì nếp sống tu hành thanh bần, vả lại vị tu sĩ chỉ có độc mỗi một miếng khố che thân. Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài nên tu sĩ cứ lâu lâu lại phải đi xin một mảnh vải che thân khác. Dân làng thấy vậy, bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ lại phải lo thêm một phần ăn. Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi con mèo. Một tín đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò nhưng nuôi được mèo lại không có rơm cho bò ăn. Do đó, ngoài thức ăn khất thực, tu sĩ lại phải đi xin rơm về nuôi bò. Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt, nuôi bò. Tu sĩ ra công cầy cấy nên rau trổ thật nhiều, bò ăn không hết, phải mang bán ngoài chợ. Miếng đất thật mầu mỡ sinh hoa lợi quá nhiều, tu sĩ làm không xuể, phải gọi người trong làng đến giúp. Lạ thay, miếng đất cứ thế sinh sôi nẩy nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù phú. Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ khắc tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn là bao vì tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, lo sổ sách giao dịch buôn bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa, rồi có tiền bạc phải lo đầu tư, bỏ vốn mua thêm đất đai, khai khẩn thêm nữa. Một hôm, sư phụ trở về không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào đó một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, trong đền ồn ào những tín đồ vừa cúng bái vừa buôn bán. Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi tại sao lại có sự thay đổi như thế. Tu sĩ trả lời, ‘thưa thầy, thật tâm con muốn tu hành nhưng tại lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái áo con nuôi mèo. Để có sữa cho mèo ăn, con phải nuôi bò, và để có rau nuôi bò, con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp, rồi thì buôn bán thành công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn người lo việc cúng tế, nhang đèn cẩn thận’. Sư phụ thở dài, ‘xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Chỉ vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc vào các thứ đó rồi làm sao có thể thoát được ?”
Trong số 2 Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng nói: “… Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình của tình yêu của Người không còn được cảm thấy, và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ. Đây chính là mối nguy cho cả người tín hữu. Nhiều người rơi vào mối nguy này, và kết cục là cảm giác bực bội, tức giận và chán nản. Đó không phải là cách chúng ta sống một đời sống xứng đáng và sung mãn; đó không phải là ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, cũng không phải là đời sống trong Thần Khí bắt nguồn từ trái tim của Đức Ki tô phục sinh”
Và cũng theo chỉ dẫn của tông huấn ở số 3 nói như sau: “ .. hãy mở lòng ra để cho Chúa Giê su gặp gỡ mình… vì “ không ai bị loại trừ khỏi niềm vui mà Chúa Giê su đem đến” ( tông huấn Gaudete in Domino ) Chúa không làm thất vọng những ai chấp nhận sự liều lĩnh này; mỗi khi chúng ta bước đến gần Chúa Giê su, chúng ta hiểu rằng Người đang ở đó, đang mở rộng vòng tay chờ đón chúng ta”
Thi sĩ Rabindranath Tagore trong Lời dâng ( bản dịch của Đỗ Khánh Hoan) số 39, “ Khi tim tôi đã ra chai lì và khô cứng , xin mang cho tôi mưa thương xót từ bi, khi cuộc đời không còn ân phúc, xin đến với tôi trong tiếng hát lời ca, khi công việc ồn ào, ầm vang mọi nẻo, cách ngăn tôi khỏi cõi xă xăm, ôi Thượng Đế trầm thinh, xin đem cho tôi ngơi nghỉ, thanh bình” và ở số 2 “ say nhừ vì nguồn vui, ca hát tôi quên bẵng thân mình , tôi gọi người là bạn, Thượng Đế của lòng tôi.”
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái , và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11, 28-30)
Quả thật, linh mục ngày nay đa tài lắm, xây cũng giỏi, cất cũng giỏi, đi cũng giỏi, nhậu cũng giỏi…như vậy thì cũng khá vất vả cái thân xác, còn chuyện kinh kệ thì sao. Thánh tâm Chúa có là nơi anh em linh mục tìm tới để bổ sức, nghỉ ngơi, để kín múc, để giải độc cho thân xác. Cái gì chúng tôi cũng liều được vậy chúng tôi đã dám liều và yêu Chúa cho đến cùng, hay chúng tôi lại cho qua để rồi những cái bung xung kia cản lôi, nhiều khi những chuyện râu ria không cần thiết chúng ta làm tốt lắm. Giáo dân vẫn kỳ vọng và mong mỏi cũng như cầu nguyện luôn để các linh mục nên giống Chúa Ki tô, anh em linh mục chúng ta có tìm được một chốn nghỉ ngơi nhỏ bé trong Trái Tim Chúa không, có thấy Chúa Giê su là bạn hữu của mình? Không thành bạn hữu với Chúa Giê su mới là lạ, vì mỗi ngày linh mục dâng lễ, cầu nguyện mà lại không nên nghĩa thiết với Chúa Giê su, không có Người là bạn, coi chừng “chuột cắn khố rách” mất rồi, hai môn đệ trên đường Emmau dù không nhận ra Chúa đang đồng hành cho đến khi Người bẻ bánh, nhưng ít ra lòng các ông bùng cháy ( xem Lc 24, 13-35) anh em linh mục chúng ta không ở lại trong Trái Tim Chúa Giê su, chúng ta sẽ chịu cơn lạnh giá cô đơn, và không khả năng yêu mến, vậy Tháng Thánh Tâm này và trong Ngày Thánh Hóa Các Linh Mục, chúng tôi có trải lòng bên Chúa, để Chúa bổ khuyết cho những thiếu sót vì vô tâm, bạc nghĩa của chúng tôi với Trái Tim rất dịu ngọt của Chúa không.
Vấn tâm
Ngài Đạt Lai Đạt Ma từng nói: “Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp”. Cái tôi của ai bé nhỏ thì tâm trạng người đó mênh mông. Trong thư thứ nhất của thánh Gioan ( 1 Ga 4,16) “ Thiên Chúa là tình yêu ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” anh em linh mục chúng ta có thấy cần dẹp bỏ cái tôi và cần ở lại trong tình yêu Thiên Chúa mãi mãi không.
Tháng sáu, tháng dành riêng Tôn Kính Thánh Tâm Chúa Giê su và Thánh Hóa các linh mục, cũng có người độc miệng nói chỉ khéo vẽ chuyện. Hoài niệm nhớ nhung càng làm cho tình yêu sâu sắc hơn, người linh mục có cần phải ở lại trong tình yêu của Chúa mãi mãi không.
Trong kinh Đền Tạ Trái Tim Chúa mà người giáo dân hằng đọc trong các thứ sáu đầu tháng và nhất là ngày kính Trái Tim Chúa: “ Lạy Đức Chúa Giê su rất nhân lành, Chúa đã yêu dấu loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc…”, và kinh dâng mình cho Thánh Tâm Chúa ( của Đức Piô XI ) : “Lạy ơn Trái Tim cực trọng Đức Chúa Giêsu đã thương chúng con vô cùng. Ai kể cho xiết được những ơn Trái Tim cực thánh đã ban cho chúng con…” .anh em linh mục chúng ta có nên thấm nhuần lời kinh này trong đời sống thường ngày của chúng ta hay không.
“Thầy đã nói những điều này cho anh em, để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được trọn vẹn” ( Ga15,11) Niềm vui của người Ki tô hữu chúng ta tuôn chảy từ trái tim dạt dào của Ngài “, “xã hội kỹ thuật của chúng ta đã tạo ra vô số điều kiện để hưởng thụ, nhưng rất khó tạo ra niềm vui” ( tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng số 5 và số 7) anh em linh mục chúng ta có thấy và hưởng niềm vui trọn vẹn trong Trái Tim của Chúa Giê su không,”
Năm 1883, để đáp lại lời kêu gọi, tôn sùng và đền tạ Thánh Tâm Chúa, phong trào Liên minh Thánh Tâm được cha Edward Hamon, dòng Tên thành lập năm này tại Canada, lấy tinh thần cầu nguyện và sự nhiệt thành của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện làn nền tảng cho phong trào., phong trào LMTT của Giáo phận chúng ta chưa hoạt động lại nhưng hiện nay Giới gia trưởng như là cột trụ cho phong trào này, anh em linh mục chúng ta làm gì trong mục vụ, chúng ta có ngần ngại hay dấn thân để giúp họ thăng tiến trong đời sống đạo đức chưa
Trước những thách đố của xã hội và Giáo Hội, về sự phân hóa giầu nghèo, và các vấn đề bất bình đẳng khác về giới, về kinh tế, về y tế, về văn hóa… anh em linh mục chúng ta có trở thành dụng cụ của Thiên Chúa, lắng nghe và thấu cảm những mảnh đời bất hạnh, và anh em linh mục chúng ta có luôn kết hiệp với Thánh Tâm hay thương xót để nâng đỡ và nâng cao giá trị của con người ngày nay không
Hướng về vĩnh cửu
Trong một dự báo sức khỏe về bệnh tim mạch đến năm 2017 Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch, và tỷ lệ này đang có mức độ trẻ hóa, cứ 3 người trưởng thành thì có 1người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhiều người giầu vì tiền nhưng lại nghèo về kiến thức tim mạch và di chứng để lại cũng đáng thương lắm và tốn kém lắm. Dĩ nhiên khi mang thân phận con người ai cũng phải chết, cái chết chẳng chối từ ai cả, theo phân tích của y học, tim mạch tăng là do lối sống thụ động, cần phải thay đổi bằng nếp sống tích cực, trái tim của linh mục chúng ta phải làm việc gấp đôi, một cho mình một cho mục vụ giáo xứ, nếu chúng ta thụ động không chịu hòa nhịp trong Thánh Tâm Chúa, chúng ta sẽ chết đột ngội, lãng nhách trong nhịp sinh động của giáo xứ, thật sự ra giáo xứ có nhịp đập cực mạnh với các sinh họat mục vụ các tổ chức Công Giáo tiến hành, vậy tôi có “trái tim không ngủ yên” để giúp cho giáo xứ sống động và sau này khi Chúa hỏi về vai trò mục tử nhân lành của tôi, tôi còn biết cách ăn nói với Chúa, và nhất là tôi có biết tìm đến Thánh Tâm Chúa để có chốn nghỉ ngơi, bồi dưỡng khi mệt nhọc, vất vả, lao đao không.
Lạy Chúa, con cứ tưởng rằng tim con còn đập là con còn sống, nhưng con đâu biết rằng, tim con đập loạn xạ chẳng nhịp nhàng một dấu hiệu báo trước cái chết bất ngờ đang gần kề, xin Trái Tim Nhân Lành của Chúa đập đều trong tim con, để con có sự thư thái bình an hoàn thành trách nhiệm mà con đang đảm trách cho đến hơi thở cuối cùng trong sự dịu ngọt của Chúa luôn. Amen
Chân Như