4. Lòng thương xót dưới sự nghi ngờ ý thức hệ
Lòng thương xót không những là một vấn đề nội bộ của thần học; trong cuộc phân tích ý thức hệ hiện đại, nó còn là một vấn đề xã hội nữa. Vấn đề này đối đầu với ta trước hết nơi Karl Marx và trong chủ nghĩa Mácxít. Marx coi tôn giáo là “nền tảng của an ủi và công chính hóa” của thế giới. Đối với ông ta, sự khốn cùng của tôn giáo là biểu thức của sự khốn cùng thực sự nhưng đồng thời cũng là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng thực sự này. “Tôn giáo là tiếng thở dài của tạo vật bị áp bức và cũng là linh hồn của các thân phận vô hồn. Nó là thuốc phiện ngu dân” (44).
Câu luôn được trích dẫn trên đây thường bị giải thích một chiều như là lời chỉ trích tôn giáo. Tuy nhiên, nó không hề tiêu cực đối với tôn giáo. Nó dứt khoát thừa nhận rằng tôn giáo cung cấp một yếu tố chính đáng để phản kháng: tôn giáo là phản kháng chống khốn cùng, bất công, và tự mãn tiểu tư sản. Tuy nhiên, Marx xác tín rằng về phương diện ý thức hệ, sự phản kháng của tôn giáo dẫn ta theo hướng sai, trở thành sự an ủi nguyên vẹn, và dẫn tới việc chạy trốn khỏi thế giới. Ta không thể bác bỏ một cách chân thực rằng việc lạm dụng tôn giáo có tính ý thức hệ này quả có thực và vẫn tiếp tục có thực.
Nhưng việc lạm dụng như thế không thể biện minh cho việc dán nhãn hiệu ý thức hệ lên sự an ủi của tôn giáo nói chung. Điều này sẽ là một bất công mới chống lại những con người nhân bản, trong những lúc buồn khổ, đi tìm trợ giúp nơi tôn giáo và nhờ thế, tìm được sức mạnh để dương đầu với cuộc sống trên dương gian này. Tôn giáo và lòng thương xót thường là nguồn phản kháng chống bất công và bạo lực và cũng là đà thúc đẩy người ta mạnh mẽ hành động chống trả chúng. Việc xuất hiện các phong trào xã hội Kitô Giáo, ngay trong thời Karl Marx, đã là bằng chứng để bênh vực luận đề này rồi (45).
Trong khi ấy, các cố gắng muốn dùng sức mạnh loại trừ mọi bất hạnh và đau khổ, như đã được chủ nghĩa cộng sản có tính ý thức hệ và toàn trị thực hiện, không những không thành công, như ai trong chúng ta cũng đã biết bằng kinh nghiệm đau đớn, mà chúng còn gây ra sự khốn cùng và đau khổ thực sự và không bút nào tả xiết cho hàng triệu con người. Có bằng chứng hãi hùng cho thấy chủ nghĩa cộng sản vô thần, tàn nhẫn và vô nhân đạo của Stalin đã dẫn tới sự khốn cùng và đau khổ cho rất nhiều người như thế nào. Trong thế giới ấy, chỉ có công lý mới được giả thiết là đáng kể chứ không phải lòng thương xót; lòng thương xót này bị coi là tâm thức tiểu tư sản lỗi thời. Chính trong cảnh hoàn toàn thiếu vắng thương xót ấy, tiếng kêu xin thương xót vẫn đã vang lên (46).
Nơi Frederic Nietzsche, ta thấy một lối phê phán lòng cảm thương [Mitleid] và lòng thương xót khác với lối của chủ nghĩa Mácxít. Chống lại thứ tư duy thuần lý mà ông ta gọi là kiểu Apollo, Nietzsche đề xuất kiểu Dionysius, một kiểu suy tư sáng tạo, phá bỏ mọi khuôn thước và biểu lộ một cảm giác say sưa đối với sự sống. Dựa trên việc khẳng nhận sự sống theo kiểu Dionysius, Nietzsche coi thiện cảm (sympathy) chỉ như việc truyền bá đau khổ. Đối với ông, lòng thương xót không hề vị tha, mà chỉ là hình thức trau chuốt của vị kỷ và là một điều tự khoái (self-enjoyment) vì người thương xót, một cách kẻ cả, chỉ muốn người nghèo được trình diện và cảm nhận được thế thượng phong của người thương xót (47). Trong tác phẩm chính của mình, tức Zarathustra Nói Thế, Nietzsche công bố một thứ phản tin mừng đối với tin mừng thương xót của Kitô Giáo: “Thiên Chúa đã chết; Thiên Chúa chết vì lòng cảm thương [Mitleiden], đau khổ, với các hữu thể nhân bản”. Vì Thiên Chúa đã chết, nên đã có chỗ cho siêu nhân và ý muốn thống trị của hắn. Vì lý do này, Nietzsche có thể nói phản lại Bài Giảng Trên Núi rằng “Tôi không thích người có lòng thương xót… Nhưng thích tất cả những ai có sức mạnh” (48). Như thế, đối với Nietzsche, kết cục, Dionysius sẽ thắng vượt Chúa Kitô chịu đóng đinh (49).
Trong các học đường ưu tú của Quốc Xã Đức, các lời sau đây của Nietzsche “Ca tụng thay bất cứ điều gì làm ta có sức mạnh” quả là quan trọng, bất kể được sử dụng đúng ý nghĩa hay không, câu vừa trích vẫn được coi là quan yếu (50). Các lời tuyên bố của Nietzsche về luân lý ông chủ (51) và về dòng giống ông chủ (52) đều có cả một lịch sử xấu về hậu quả. Các hậu quả của ý thức hệ Quốc Xã Đức ai cũng biết là vô nhân. Vì lý do này, hiện nay, không còn một ai dám đọc ngay cả những chữ như dòng giống ông chủ nữa. Điều này không có nghĩa trong các xã hội Tây Phương hiện nay, việc thiếu lòng thương xót không còn hành động nữa. Bất hạnh thay, hiện nay cũng như trước đây, người ta vẫn còn thù nghịch đối với ngoại nhân cũng như có nhiều thái độ ngạo mạn đối với các nền văn hóa khác.
Ngoài ra, trong xã hội ta, còn có các khuynh hướng Xã Hội Duy Darwin nữa. Theo các khuynh hướng này, quyền lợi của kẻ mạnh và việc phát huy tư lợi ích kỷ của người ta, bất chấp người khác, là đồng tiền hợp pháp. Những ai không có khả năng tự duy trì được quyền lợi của mình dễ dàng bị tiêu tan thành mây khói. Trên hết, sau việc hoàn cầu hóa nền kinh tế và thị trường tài chánh, các lực lượng không bị qui định, không bị hạn chế, có tính tân tư bản, đã trở thành vạn năng. Đối với các lực lượng này, các hữu thể nhân bản và nhiều dân tộc đã trở thành trò chơi cho lòng tham tiền bạc, không một chút thương hại (53).
Quả là đáng lưu ý khi những chữ như “thương xót” hay “thương hại” phần lớn không còn hợp thời nữa. Trong lỗ tai nhiều người, chúng nghe như thuộc thứ tình cảm ướt át. Chúng đã được dùng chán bứa rồi, trở thành xưa cũ và đầy bụi bặm. Đàng sau biến chuyển vừa nói, người ta thấy lấp ló thái độ này: ai không uốn mình theo các luật chơi hiện thời của xã hội người mạnh, người khỏe, và người thành công hay ai không cảm thấy thoải mái với các qui luật này, ai vẫn nhất quyết bám vững các mối phúc của Bài Giảng Trên Núi, là Bài Giảng nghi vấn chính trật tự sự việc này và thực sự đảo ngược lại nó, sẽ bị coi là ngây thơ và lạc điệu. Họ bị cư xử một cách thương hại và chê cười như Ông Hoàng Myshkin trong tiểu thuyết Thằng Đần của Dostoevsky. Chữ thương hại [Mileid, pity] thường có nghĩa tiêu cực, gần như giễu cợt (54). Bởi thế, trong xã hội ta, không ai nghĩ tốt cho lòng thương hại và lòng thương xót cả. Điều may mắn là vẫn còn một số phong trào theo hướng ngược lại.
5. Sự tương cảm và thương cảm: cách tiếp cận mới
Ngay lúc này, tiếng kêu xin thiện cảm [Mitgefuhl, sympathy] và thương xót không hề giảm đi chút nào; thực vậy, nó còn được tăng cường là đàng khác. Dù các chữ “thương hại” và “thương xót”, nói chung, không còn hợp thời, nhưng các quan điểm và thái độ tương ứng thì chưa lỗi thời. Vẫn còn và tiếp tục vẫn còn một cảm thức kinh hoàng khủng khiếp trước sự lạnh lùng của nền chính trị có tổ chức cao về hành chánh và duy Quốc Xã chỉ nhằm tận diệt, cũng như vẫn còn nỗi kinh hoàng trước cảnh dửng dưng và lạnh lùng phổ quát của một thế giới đã trở thành cá nhân chủ nghĩa. Chúng ta cũng kinh hoàng trước sự nổ bùng của bạo lực nơi giới trẻ, trong đó, người khác bị đánh đập một cách lạnh lùng, bị đấm đá, hành hạ, thậm chí cho tới chết. Các thiên tai và bỏ đói đầy thảm họa đã liên tiếp tạo nên nhiều đợt sóng thiện cảm hết sức ấn tượng khiến người ta sẵn lòng cứu giúp. Trong các tình thế như vậy, không thể nào quên được sự trợ giúp của các gia đình, khu xóm và cộng đồng, dù việc này thường ít được biết tới và ít được công chúng nhìn nhận. Tạ ơn Thiên Chúa, sự thương cảm (Mitleid = compassion) và lòng thương xót không hề là các ý niệm hoàn toàn xa lạ đối với chúng ta ngày nay; chúng chưa biến mất.
Sự thương cảm, hay như người ta thường thích nói: sự tương cảm (empathy), tức cái hiểu phát sinh từ việc cảm nhận mình trong những điều kiện sống của người khác, đã trở thành một mô hình mới và quan trọng của khoa tâm lý và tâm lý trị liệu tân thời, của khoa sư phạm, của xã hội học, và của cả công tác mục vụ nữa (55). Ngày nay, việc có thể đặt mình vào cảm thức, tư duy và hoàn cảnh hiện sinh của người khác, để từ đó hiểu được tư duy và hành động của họ, nói chung, đang được coi là điều kiện tiên quyết của các mối liên hệ liên ngã thành công và là bằng chứng của tình người chân thực. Hơn nữa, việc có thể đặt mình vào cảm thức, tư duy và hoàn cảnh hiện sinh của một nền văn hóa khác và của một dân tộc khác là tiền giả thiết căn bản của cuộc gặp gỡ liên văn hóa, của các liên hệ hòa bình, và của việc hợp tác giữa các tôn giáo và văn hóa, và đây cũng là tiền giả thiết căn bản của các nền chính trị và ngoại giao phục vụ hòa bình.
Nhiều người khác thích nói tới kiểu nói mới là “thương cảm” hơn là tương cảm. Thương Cảm là tên của một cơ quan trợ giúp trẻ em, nhằm tìm kiếm người bảo trợ cho các trẻ em hiện đang sống thiếu thốn (*) trên khắp thế giới. Cơ Quan này tìm các người bảo trợ giúp thắng vượt cảnh nghèo và giúp các em được bảo trợ có một tương lai tốt đẹp. Thương Cảm cũng là tên của một dự án giáo dục nhằm cung cấp việc học hỏi xã hội, các khả năng về xã hội và trách nhiệm đối với xã hội (56). Cuối cùng, còn có Hiến Chương Thương Cảm, mà Karen Armstrong là người đặc biệt dấn thân bênh vực (†). Nhờ thế, ta thấy được rằng ý niệm xem ra lỗi thời đã tái xuất hiện dưới một tên mới và dưới một hình thức mới.
Thần học đã tiếp nhận các quan tâm trên và đã cố gắng làm chúng trở thành phong phú về phương diện thần học. Johann Baptist Metz từng tuyên bố rằng thương cảm phải là chương trình và chính sách của Kitô Giáo dành cho thế giới trong thời đa nguyên tôn giáo và văn hóa (57). Ngay trong các ấn phẩm đầu tiên, ngài đã biến câu hỏi về Thiên Chúa, vốn được xem xét trong bối cảnh các kinh nghiệm bất công và đau khổ, thành điểm tập chú và ngài yêu cầu phải có một nền thần học biết nhậy cảm đối với đau khổ và thần học tự nhiên (theodicy) (58).
Đương nhiên, ngài không cố ý nhằm một thứ thương hại hoàn toàn có tính xúc cảm, và do đó, có thể nói, một thứ thương xót vô thưởng vô phạt. Người ta nên hiểu chữ thương cảm không phải chỉ là tác phong thương cảm. Đúng hơn, trong chữ thương cảm ta phải nghe được cả chữ đam mê (passion) nữa. Điều này có nghĩa vừa biện phân tiếng kêu gào công lý vừa đáp ứng một cách đam mê trước các liên hệ bất công đầy kinh hoàng đang hiện diện trên thế giới ngày nay. Lời bênh vực cho công lý này lần đầu tiên được nghe thấy nơi các tiên tri Cựu Ước, rồi sau đó, nơi vị tiên tri cuối cùng là Gioan Tẩy Giả và cuối cùng nơi Chúa Giêsu Kitô. Đàng khác, ta không thể không đọc thấy nhiều lời kết án khắt khe trong Cựu Ước và Tân Ước, mà ta cũng không thể tối thiểu hóa các lời kết án này theo nghĩa đây là lòng thương xót bị hiểu lầm, cũng như làm nhẹ bớt các đòi hỏi rõ ràng và có tính trói buộc của Thánh Kinh về công lý.
Nhưng Thánh Kinh cũng biết: công lý hoàn hảo hiện nay không hề có và không bao giờ là điều có thể thực hiện được ở thế giới này. Chính vì thế, đứng trước các mối liên hệ bất công một cách không thể nào đảo ngược, Thánh Kinh đã nói tới niềm hy vọng cánh chung vào công lý Thiên Chúa. Với cách này, lời cầu xin thương xót mới có thể vượt lên trên tiếng kêu đòi công lý trong Thánh Kinh. Bộ Sách này hiểu lòng thương xót như là công lý của Thiên Chúa. Lòng thương xót là tâm điểm của sứ điệp Thánh Kinh, không phải bằng cách cắt xén công lý, mà bằng cách vượt qua nó. Cựu Ước nói về Thiên Chúa như là một vị Thiên Chúa nhân từ và hay thương xót (Xh 34:6; Tv 86:15; v.v…) còn Tân Ước thì gọi Thiên Chúa là “Cha mọi thương xót và Thiên Chúa mọi an ủi” (2 Cor 1:3; xem eph 2:4).
Ngay hiện nay, vẫn có vô số người đang phải trải qua những tình huống vô vọng, bị giáng xuống đủ thứ thiên tai họ không đáng bị giáng xuống, các trận động đất tàn hại, các trận sóng thần hay các tai ương bản thân, mà đối với họ, lời cầu xin thương xót là niềm an ủi và trợ giúp sau cùng. Nhiều lần ta cũng được chứng kiến những người, dù không đi nhà thờ, nhưng đã đột nhiên tìm được nơi nương náu trong cầu nguyện khi sa vào các tình huống như thế. Ta có thể nghĩ tới vô số những con người nhân bản đang mang những chứng bệnh hiểm nghèo hay đời sống họ đang rối bời trong một mặc cảm tội lỗi vô vọng nào đó. Đối với họ, niềm an ủi duy nhất còn lại là biết rằng Thiên Chúa là Đấng nhân từ và hay thương xót. Họ hy vọng rằng cuối cùng, Thiên Chúa sẽ cho thấy và kết thúc toàn bộ mạng lưới kinh hoàng của nghiệp chướng và tội lệ, bất công và dối trá. Họ hy vọng rằng Thiên Chúa, Đấng nhìn vào những thẳm sâu dấu kín nhất trong tâm hồn con người và thấy rõ những khích động dấu kín của nó, sẽ là một quan tòa nhân từ. Thành thử, cả ngày nay nữa, kinh Thương Xót (Kyrie Eleison), nghe thấy trong nhiều bài hát ở nhà thờ và ở đầu mọi Thánh Lễ, và ở Kinh Cầu Trái Tim, một lời kinh vẫn được dùng chung trong truyền thống Chính Thống và càng ngày càng được Giáo Hội Tây Phương trân quí, vẫn tiếp tục được nhiều người đọc: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con”. Ai dám cho mình là không cần đến lời nài xin này?
Do đó, bàn tới chủ đề thương xót không chỉ liên quan tới những hệ luận đạo đức và xã hội của sứ điệp này. Trên hết, nó liên hệ tới sứ điệp của Thiên Chúa và lòng thương xót của Người, và chỉ liên hệ thứ yếu tới giới răn dành cho tác phong con người, một giới răn vốn được dẫn khởi từ đó. Nói tới tương cảm và thương cảm có thể là khởi điểm cho một suy tư thần học về chủ đề này. Vì đau đớn và đau khổ vốn xưa như chính nhân loại; chúng là kinh nghiệm nhân bản phổ quát. Mọi tôn giáo, bằng cách này hay cách khác, đều hỏi đau khổ từ đâu mà đến, tại sao nó hiện hữu, và đâu là ý nghĩa của nó. Họ cầu xin cho được giải thoát khỏi đau đớn và đau khổ; họ tự hỏi làm cách nào ta có thể đương đầu với đau đớn và đau khổ và ta tìm ở đâu được sức mạnh để chịu đựng chúng (59). Do đó, thương cảm là một chủ đề không chỉ áp dụng cho kinh nghiệm hiện tại về đau đớn và đau khổ, mà còn liên hệ một cách phổ quát tới kinh nghiệm nhân bản nói chung.
Thành thử, thương cảm rất thích đáng dùng làm khởi điểm cho thần học. Vì ta có thể nói về Thiên Chúa như thực tại xác định ra mọi sự, không phải bằng các phạm trù đặc thù, nhưng chỉ bằng các phạm trù phổ quát. Chỉ có các phạm trù phổ quát mới thích đáng đối với câu hỏi về Thiên Chúa.
Từ những nét phác thảo vốn chưa đầy đủ trên đây, nhiều câu hỏi đã được đặt ra để chúng ta suy nghĩ thêm: tin vào một Thiên Chúa hay thương xót có nghĩa gì? Lòng thương xót của Thiên Chúa và công lý của Thiên Chúa liên hệ với nhau ra sao? Ta đề cập ra sao tới một Thiên Chúa thiện cảm, biết cảm thương? Ta có thể hòa hợp các thống khổ không đáng bị và lòng thương xót của Thiên Chúa được không? Các câu hỏi về đạo đức cũng được nêu ra: Làm thế nào ta có thể thỏa mãn các tiêu chuẩn của lòng Chúa thương xót trong chính các hành động của ta? Sứ điệp thương xót có nghĩa gì đối với triết lý hành động của Giáo Hội và làm thế nào ta có thể làm cho sứ điệp chính của lòng Chúa thương xót rõi sáng trong đời sống các Kitô hữu và trong Giáo Hội? Cuối cùng, sứ điệp này có nghĩa gì đối với nền văn hóa thương xót mới trong xã hội ta? Tóm lại, câu trong Bài Giảng Trên Núi ‘phúc cho ai có lòng thương xót” (Mt 5:7) thực ra có nghĩa gì?
Kỳ sau: II. Những Chủ Trương Xấp Xỉ
____________________________________________________________________________________________________________
(*) Ghi chú của bản dịch tiếng Anh: Theo trang mạng của cơ quan này, “Thương Cảm Quốc Tế hiện hữu như một thừa tác vụ Kitô Giáo, để bênh vực trẻ em nhằm giải thoát các em khỏi cảnh nghèo tinh thần, kinh tế, xã hội, và thể lý và giúp các em có khả năng trở thành các Kitô hữu trưởng thành có trách nhiệm và thành toàn. Được mục sư Everett Swanson thành lập năm 1952, Thương Cảm bắt đầu cung cấp cho các trẻ em Đại Hàn mồ côi vì chiến tranh thực phẩm, nhà ở, giáo dục, và chăm sóc y tế, cũng như đào tạo về Kitô Giáo”. Xem www.compassion.com/about/about-us.htm.
(†) Ghi chú của bản dịch tiếng Anh: Theo trang mạng của Hiến Chương, “Hiến Chương Thương Cảm được điều hợp bởi Mạng Lưới Quốc Tế Hành Động Thương Cảm [CANI=Compassionate Action Network International]. CANI là mạng lưới thế giới mà mục tiêu là thăng tiến Hiến Chương và tinh thần cũng như thực hành Khuôn Vàng Thước Ngọc [Golden Rukle], ‘Hãy làm cho người khác như bạn muốn người khác làm cho bạn’”. Xem http://charterforcompassion.org/the-charter/#about_us.
(44) Karl Marx, “A Contribution to the Critique of Hegel’s ‘Philosophy of Right’” trong Critique of Hegel’s “Philosophy of Right” bản dịch của Annette Jolin và Joseph O’Malley (Cambridge: Cambridge University Press, 1970), 131.
(45) Xem ch. VIII, 1.
(46) Daniil Granin, Die velorene Barmherzigkeit: Eine russische Erfahrung (Freiburg i.Br.: Herder, 1993)
(47) Friedrich Nietzsche, Human, All Too Human, bản dịch tiếng Anh của R.J. Hollingdale (New York: Cambridge University Press, 1996), 55-56.
(48) Friedrich Nietzsche, Thus Spake Zarathustra, bản dịch tiếng Anh của Thomas Common (New York: Carlton House, no date), 93-96.
(49) Friedrich Nietzsche, Ecce Homo, bản dịch tiếng Anh của Duncan Large (New York: Oxford University Press, 2007), 95.
(50) Nietzsche, Thus Spake Zarathustra, 168; Ecce Homo, 76.
(51) Friedrich Nietzsche, Beyond Good and Evil: Preclude to a Philosophy of the Future, bản dịch tiếng Anh của Helen Zimmern (London: George Allen & Unwin Ltd, 1967), 227-30.
(52) Friedrich Nietzsche, Aus dem Nachlass der Achtzigerjahre, trong Friedrich Nietzsche: Werke in Drei Banden, Karl chlechta hiệu đính (Munich: Carl Hanser Verlag, 1956), 521.
(53) Xem ch.VIII.
(54) Thí dụ thêm trong Kate Hamburger, Das Mitleid (Stuttgart: Klett-Cotta, 2001). Hamburger duy trì chủ trương cho rằng lòng cảm thương là một hiện tượng xa cách và trung lập về đạo đức. Nina Gulcher và Imelda von der Luhe trả lời một cách có phê phán trong Ethik und Asthetik des Mitleids (Freiburg i. Br.: Rombach, 2007).
(55) Carl Rogers, “Empathie-eine unterschatzte Seinsweise” trong Carl Rogers and Rachel L. Rosenberg, Die Person als Mittelpunkt der Wirklichkeit (Stuttgart: Klett-Cotta, 1980). Xem K. Hilpert, “Midleid”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản thứ ba, 7: 334-37).
(56) Johann Baptist Metz, Lothar Kuld, Adolf Weisbrod hiệu đính, Compassion: Weltprogramm des Christentums: Soziale Verantwortung lernen (Freiburg i. Br.:Herder 2000). Xem D. Mieth, “Mitleid” trong cùng cuốn này, 21-25.
(57) Khởi thủy như một tiểu luận trong Suddeutsche Zeitung, 24 Tháng 12, 2007. Sau đó, được phát hành với tựa đề “Compassion: Zu einem Weltprogramm des Christentums im Zeitalter des Pluralismus der Religionen und Kultttturen” trong Metz, Kuld, and Weisbrod, Compassion, 9-18.
(58) Trước hết, xem Johann Baptist Metz, “Pladoyer fur mehr Theodizee-Empfindlichkeit in der Theologie” trong Woruber man nicht schweigen kann, Willi Oelmuller và nhiều người khác hiệu đính (Munich: W. Fink Verlag, 1992), 125-37; “Theodizee-empfindliche Gottesrede” trong Johann Baptist Metz, Landschaft aus Schreinen: Zur Dramatik der Theodizeefrage (Mainz: Matthias Grunewald, 1995) 81_102; Metz, Memoria Passionis: Ein provozierendesGadachtnis in pluraler Gesellschaft (Freiburg i. Br.: Herder, 2006).
(59) Xem Peter Hunermann và Adel Theodor Khoury hiệu đính, Warum leiden? Die Antwort der Weltreligionen (Freiburg i. Br.: Herder, 1987).
Lòng thương xót không những là một vấn đề nội bộ của thần học; trong cuộc phân tích ý thức hệ hiện đại, nó còn là một vấn đề xã hội nữa. Vấn đề này đối đầu với ta trước hết nơi Karl Marx và trong chủ nghĩa Mácxít. Marx coi tôn giáo là “nền tảng của an ủi và công chính hóa” của thế giới. Đối với ông ta, sự khốn cùng của tôn giáo là biểu thức của sự khốn cùng thực sự nhưng đồng thời cũng là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng thực sự này. “Tôn giáo là tiếng thở dài của tạo vật bị áp bức và cũng là linh hồn của các thân phận vô hồn. Nó là thuốc phiện ngu dân” (44).
Câu luôn được trích dẫn trên đây thường bị giải thích một chiều như là lời chỉ trích tôn giáo. Tuy nhiên, nó không hề tiêu cực đối với tôn giáo. Nó dứt khoát thừa nhận rằng tôn giáo cung cấp một yếu tố chính đáng để phản kháng: tôn giáo là phản kháng chống khốn cùng, bất công, và tự mãn tiểu tư sản. Tuy nhiên, Marx xác tín rằng về phương diện ý thức hệ, sự phản kháng của tôn giáo dẫn ta theo hướng sai, trở thành sự an ủi nguyên vẹn, và dẫn tới việc chạy trốn khỏi thế giới. Ta không thể bác bỏ một cách chân thực rằng việc lạm dụng tôn giáo có tính ý thức hệ này quả có thực và vẫn tiếp tục có thực.
Nhưng việc lạm dụng như thế không thể biện minh cho việc dán nhãn hiệu ý thức hệ lên sự an ủi của tôn giáo nói chung. Điều này sẽ là một bất công mới chống lại những con người nhân bản, trong những lúc buồn khổ, đi tìm trợ giúp nơi tôn giáo và nhờ thế, tìm được sức mạnh để dương đầu với cuộc sống trên dương gian này. Tôn giáo và lòng thương xót thường là nguồn phản kháng chống bất công và bạo lực và cũng là đà thúc đẩy người ta mạnh mẽ hành động chống trả chúng. Việc xuất hiện các phong trào xã hội Kitô Giáo, ngay trong thời Karl Marx, đã là bằng chứng để bênh vực luận đề này rồi (45).
Trong khi ấy, các cố gắng muốn dùng sức mạnh loại trừ mọi bất hạnh và đau khổ, như đã được chủ nghĩa cộng sản có tính ý thức hệ và toàn trị thực hiện, không những không thành công, như ai trong chúng ta cũng đã biết bằng kinh nghiệm đau đớn, mà chúng còn gây ra sự khốn cùng và đau khổ thực sự và không bút nào tả xiết cho hàng triệu con người. Có bằng chứng hãi hùng cho thấy chủ nghĩa cộng sản vô thần, tàn nhẫn và vô nhân đạo của Stalin đã dẫn tới sự khốn cùng và đau khổ cho rất nhiều người như thế nào. Trong thế giới ấy, chỉ có công lý mới được giả thiết là đáng kể chứ không phải lòng thương xót; lòng thương xót này bị coi là tâm thức tiểu tư sản lỗi thời. Chính trong cảnh hoàn toàn thiếu vắng thương xót ấy, tiếng kêu xin thương xót vẫn đã vang lên (46).
Nơi Frederic Nietzsche, ta thấy một lối phê phán lòng cảm thương [Mitleid] và lòng thương xót khác với lối của chủ nghĩa Mácxít. Chống lại thứ tư duy thuần lý mà ông ta gọi là kiểu Apollo, Nietzsche đề xuất kiểu Dionysius, một kiểu suy tư sáng tạo, phá bỏ mọi khuôn thước và biểu lộ một cảm giác say sưa đối với sự sống. Dựa trên việc khẳng nhận sự sống theo kiểu Dionysius, Nietzsche coi thiện cảm (sympathy) chỉ như việc truyền bá đau khổ. Đối với ông, lòng thương xót không hề vị tha, mà chỉ là hình thức trau chuốt của vị kỷ và là một điều tự khoái (self-enjoyment) vì người thương xót, một cách kẻ cả, chỉ muốn người nghèo được trình diện và cảm nhận được thế thượng phong của người thương xót (47). Trong tác phẩm chính của mình, tức Zarathustra Nói Thế, Nietzsche công bố một thứ phản tin mừng đối với tin mừng thương xót của Kitô Giáo: “Thiên Chúa đã chết; Thiên Chúa chết vì lòng cảm thương [Mitleiden], đau khổ, với các hữu thể nhân bản”. Vì Thiên Chúa đã chết, nên đã có chỗ cho siêu nhân và ý muốn thống trị của hắn. Vì lý do này, Nietzsche có thể nói phản lại Bài Giảng Trên Núi rằng “Tôi không thích người có lòng thương xót… Nhưng thích tất cả những ai có sức mạnh” (48). Như thế, đối với Nietzsche, kết cục, Dionysius sẽ thắng vượt Chúa Kitô chịu đóng đinh (49).
Trong các học đường ưu tú của Quốc Xã Đức, các lời sau đây của Nietzsche “Ca tụng thay bất cứ điều gì làm ta có sức mạnh” quả là quan trọng, bất kể được sử dụng đúng ý nghĩa hay không, câu vừa trích vẫn được coi là quan yếu (50). Các lời tuyên bố của Nietzsche về luân lý ông chủ (51) và về dòng giống ông chủ (52) đều có cả một lịch sử xấu về hậu quả. Các hậu quả của ý thức hệ Quốc Xã Đức ai cũng biết là vô nhân. Vì lý do này, hiện nay, không còn một ai dám đọc ngay cả những chữ như dòng giống ông chủ nữa. Điều này không có nghĩa trong các xã hội Tây Phương hiện nay, việc thiếu lòng thương xót không còn hành động nữa. Bất hạnh thay, hiện nay cũng như trước đây, người ta vẫn còn thù nghịch đối với ngoại nhân cũng như có nhiều thái độ ngạo mạn đối với các nền văn hóa khác.
Ngoài ra, trong xã hội ta, còn có các khuynh hướng Xã Hội Duy Darwin nữa. Theo các khuynh hướng này, quyền lợi của kẻ mạnh và việc phát huy tư lợi ích kỷ của người ta, bất chấp người khác, là đồng tiền hợp pháp. Những ai không có khả năng tự duy trì được quyền lợi của mình dễ dàng bị tiêu tan thành mây khói. Trên hết, sau việc hoàn cầu hóa nền kinh tế và thị trường tài chánh, các lực lượng không bị qui định, không bị hạn chế, có tính tân tư bản, đã trở thành vạn năng. Đối với các lực lượng này, các hữu thể nhân bản và nhiều dân tộc đã trở thành trò chơi cho lòng tham tiền bạc, không một chút thương hại (53).
Quả là đáng lưu ý khi những chữ như “thương xót” hay “thương hại” phần lớn không còn hợp thời nữa. Trong lỗ tai nhiều người, chúng nghe như thuộc thứ tình cảm ướt át. Chúng đã được dùng chán bứa rồi, trở thành xưa cũ và đầy bụi bặm. Đàng sau biến chuyển vừa nói, người ta thấy lấp ló thái độ này: ai không uốn mình theo các luật chơi hiện thời của xã hội người mạnh, người khỏe, và người thành công hay ai không cảm thấy thoải mái với các qui luật này, ai vẫn nhất quyết bám vững các mối phúc của Bài Giảng Trên Núi, là Bài Giảng nghi vấn chính trật tự sự việc này và thực sự đảo ngược lại nó, sẽ bị coi là ngây thơ và lạc điệu. Họ bị cư xử một cách thương hại và chê cười như Ông Hoàng Myshkin trong tiểu thuyết Thằng Đần của Dostoevsky. Chữ thương hại [Mileid, pity] thường có nghĩa tiêu cực, gần như giễu cợt (54). Bởi thế, trong xã hội ta, không ai nghĩ tốt cho lòng thương hại và lòng thương xót cả. Điều may mắn là vẫn còn một số phong trào theo hướng ngược lại.
5. Sự tương cảm và thương cảm: cách tiếp cận mới
Ngay lúc này, tiếng kêu xin thiện cảm [Mitgefuhl, sympathy] và thương xót không hề giảm đi chút nào; thực vậy, nó còn được tăng cường là đàng khác. Dù các chữ “thương hại” và “thương xót”, nói chung, không còn hợp thời, nhưng các quan điểm và thái độ tương ứng thì chưa lỗi thời. Vẫn còn và tiếp tục vẫn còn một cảm thức kinh hoàng khủng khiếp trước sự lạnh lùng của nền chính trị có tổ chức cao về hành chánh và duy Quốc Xã chỉ nhằm tận diệt, cũng như vẫn còn nỗi kinh hoàng trước cảnh dửng dưng và lạnh lùng phổ quát của một thế giới đã trở thành cá nhân chủ nghĩa. Chúng ta cũng kinh hoàng trước sự nổ bùng của bạo lực nơi giới trẻ, trong đó, người khác bị đánh đập một cách lạnh lùng, bị đấm đá, hành hạ, thậm chí cho tới chết. Các thiên tai và bỏ đói đầy thảm họa đã liên tiếp tạo nên nhiều đợt sóng thiện cảm hết sức ấn tượng khiến người ta sẵn lòng cứu giúp. Trong các tình thế như vậy, không thể nào quên được sự trợ giúp của các gia đình, khu xóm và cộng đồng, dù việc này thường ít được biết tới và ít được công chúng nhìn nhận. Tạ ơn Thiên Chúa, sự thương cảm (Mitleid = compassion) và lòng thương xót không hề là các ý niệm hoàn toàn xa lạ đối với chúng ta ngày nay; chúng chưa biến mất.
Sự thương cảm, hay như người ta thường thích nói: sự tương cảm (empathy), tức cái hiểu phát sinh từ việc cảm nhận mình trong những điều kiện sống của người khác, đã trở thành một mô hình mới và quan trọng của khoa tâm lý và tâm lý trị liệu tân thời, của khoa sư phạm, của xã hội học, và của cả công tác mục vụ nữa (55). Ngày nay, việc có thể đặt mình vào cảm thức, tư duy và hoàn cảnh hiện sinh của người khác, để từ đó hiểu được tư duy và hành động của họ, nói chung, đang được coi là điều kiện tiên quyết của các mối liên hệ liên ngã thành công và là bằng chứng của tình người chân thực. Hơn nữa, việc có thể đặt mình vào cảm thức, tư duy và hoàn cảnh hiện sinh của một nền văn hóa khác và của một dân tộc khác là tiền giả thiết căn bản của cuộc gặp gỡ liên văn hóa, của các liên hệ hòa bình, và của việc hợp tác giữa các tôn giáo và văn hóa, và đây cũng là tiền giả thiết căn bản của các nền chính trị và ngoại giao phục vụ hòa bình.
Nhiều người khác thích nói tới kiểu nói mới là “thương cảm” hơn là tương cảm. Thương Cảm là tên của một cơ quan trợ giúp trẻ em, nhằm tìm kiếm người bảo trợ cho các trẻ em hiện đang sống thiếu thốn (*) trên khắp thế giới. Cơ Quan này tìm các người bảo trợ giúp thắng vượt cảnh nghèo và giúp các em được bảo trợ có một tương lai tốt đẹp. Thương Cảm cũng là tên của một dự án giáo dục nhằm cung cấp việc học hỏi xã hội, các khả năng về xã hội và trách nhiệm đối với xã hội (56). Cuối cùng, còn có Hiến Chương Thương Cảm, mà Karen Armstrong là người đặc biệt dấn thân bênh vực (†). Nhờ thế, ta thấy được rằng ý niệm xem ra lỗi thời đã tái xuất hiện dưới một tên mới và dưới một hình thức mới.
Thần học đã tiếp nhận các quan tâm trên và đã cố gắng làm chúng trở thành phong phú về phương diện thần học. Johann Baptist Metz từng tuyên bố rằng thương cảm phải là chương trình và chính sách của Kitô Giáo dành cho thế giới trong thời đa nguyên tôn giáo và văn hóa (57). Ngay trong các ấn phẩm đầu tiên, ngài đã biến câu hỏi về Thiên Chúa, vốn được xem xét trong bối cảnh các kinh nghiệm bất công và đau khổ, thành điểm tập chú và ngài yêu cầu phải có một nền thần học biết nhậy cảm đối với đau khổ và thần học tự nhiên (theodicy) (58).
Đương nhiên, ngài không cố ý nhằm một thứ thương hại hoàn toàn có tính xúc cảm, và do đó, có thể nói, một thứ thương xót vô thưởng vô phạt. Người ta nên hiểu chữ thương cảm không phải chỉ là tác phong thương cảm. Đúng hơn, trong chữ thương cảm ta phải nghe được cả chữ đam mê (passion) nữa. Điều này có nghĩa vừa biện phân tiếng kêu gào công lý vừa đáp ứng một cách đam mê trước các liên hệ bất công đầy kinh hoàng đang hiện diện trên thế giới ngày nay. Lời bênh vực cho công lý này lần đầu tiên được nghe thấy nơi các tiên tri Cựu Ước, rồi sau đó, nơi vị tiên tri cuối cùng là Gioan Tẩy Giả và cuối cùng nơi Chúa Giêsu Kitô. Đàng khác, ta không thể không đọc thấy nhiều lời kết án khắt khe trong Cựu Ước và Tân Ước, mà ta cũng không thể tối thiểu hóa các lời kết án này theo nghĩa đây là lòng thương xót bị hiểu lầm, cũng như làm nhẹ bớt các đòi hỏi rõ ràng và có tính trói buộc của Thánh Kinh về công lý.
Nhưng Thánh Kinh cũng biết: công lý hoàn hảo hiện nay không hề có và không bao giờ là điều có thể thực hiện được ở thế giới này. Chính vì thế, đứng trước các mối liên hệ bất công một cách không thể nào đảo ngược, Thánh Kinh đã nói tới niềm hy vọng cánh chung vào công lý Thiên Chúa. Với cách này, lời cầu xin thương xót mới có thể vượt lên trên tiếng kêu đòi công lý trong Thánh Kinh. Bộ Sách này hiểu lòng thương xót như là công lý của Thiên Chúa. Lòng thương xót là tâm điểm của sứ điệp Thánh Kinh, không phải bằng cách cắt xén công lý, mà bằng cách vượt qua nó. Cựu Ước nói về Thiên Chúa như là một vị Thiên Chúa nhân từ và hay thương xót (Xh 34:6; Tv 86:15; v.v…) còn Tân Ước thì gọi Thiên Chúa là “Cha mọi thương xót và Thiên Chúa mọi an ủi” (2 Cor 1:3; xem eph 2:4).
Ngay hiện nay, vẫn có vô số người đang phải trải qua những tình huống vô vọng, bị giáng xuống đủ thứ thiên tai họ không đáng bị giáng xuống, các trận động đất tàn hại, các trận sóng thần hay các tai ương bản thân, mà đối với họ, lời cầu xin thương xót là niềm an ủi và trợ giúp sau cùng. Nhiều lần ta cũng được chứng kiến những người, dù không đi nhà thờ, nhưng đã đột nhiên tìm được nơi nương náu trong cầu nguyện khi sa vào các tình huống như thế. Ta có thể nghĩ tới vô số những con người nhân bản đang mang những chứng bệnh hiểm nghèo hay đời sống họ đang rối bời trong một mặc cảm tội lỗi vô vọng nào đó. Đối với họ, niềm an ủi duy nhất còn lại là biết rằng Thiên Chúa là Đấng nhân từ và hay thương xót. Họ hy vọng rằng cuối cùng, Thiên Chúa sẽ cho thấy và kết thúc toàn bộ mạng lưới kinh hoàng của nghiệp chướng và tội lệ, bất công và dối trá. Họ hy vọng rằng Thiên Chúa, Đấng nhìn vào những thẳm sâu dấu kín nhất trong tâm hồn con người và thấy rõ những khích động dấu kín của nó, sẽ là một quan tòa nhân từ. Thành thử, cả ngày nay nữa, kinh Thương Xót (Kyrie Eleison), nghe thấy trong nhiều bài hát ở nhà thờ và ở đầu mọi Thánh Lễ, và ở Kinh Cầu Trái Tim, một lời kinh vẫn được dùng chung trong truyền thống Chính Thống và càng ngày càng được Giáo Hội Tây Phương trân quí, vẫn tiếp tục được nhiều người đọc: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con”. Ai dám cho mình là không cần đến lời nài xin này?
Do đó, bàn tới chủ đề thương xót không chỉ liên quan tới những hệ luận đạo đức và xã hội của sứ điệp này. Trên hết, nó liên hệ tới sứ điệp của Thiên Chúa và lòng thương xót của Người, và chỉ liên hệ thứ yếu tới giới răn dành cho tác phong con người, một giới răn vốn được dẫn khởi từ đó. Nói tới tương cảm và thương cảm có thể là khởi điểm cho một suy tư thần học về chủ đề này. Vì đau đớn và đau khổ vốn xưa như chính nhân loại; chúng là kinh nghiệm nhân bản phổ quát. Mọi tôn giáo, bằng cách này hay cách khác, đều hỏi đau khổ từ đâu mà đến, tại sao nó hiện hữu, và đâu là ý nghĩa của nó. Họ cầu xin cho được giải thoát khỏi đau đớn và đau khổ; họ tự hỏi làm cách nào ta có thể đương đầu với đau đớn và đau khổ và ta tìm ở đâu được sức mạnh để chịu đựng chúng (59). Do đó, thương cảm là một chủ đề không chỉ áp dụng cho kinh nghiệm hiện tại về đau đớn và đau khổ, mà còn liên hệ một cách phổ quát tới kinh nghiệm nhân bản nói chung.
Thành thử, thương cảm rất thích đáng dùng làm khởi điểm cho thần học. Vì ta có thể nói về Thiên Chúa như thực tại xác định ra mọi sự, không phải bằng các phạm trù đặc thù, nhưng chỉ bằng các phạm trù phổ quát. Chỉ có các phạm trù phổ quát mới thích đáng đối với câu hỏi về Thiên Chúa.
Từ những nét phác thảo vốn chưa đầy đủ trên đây, nhiều câu hỏi đã được đặt ra để chúng ta suy nghĩ thêm: tin vào một Thiên Chúa hay thương xót có nghĩa gì? Lòng thương xót của Thiên Chúa và công lý của Thiên Chúa liên hệ với nhau ra sao? Ta đề cập ra sao tới một Thiên Chúa thiện cảm, biết cảm thương? Ta có thể hòa hợp các thống khổ không đáng bị và lòng thương xót của Thiên Chúa được không? Các câu hỏi về đạo đức cũng được nêu ra: Làm thế nào ta có thể thỏa mãn các tiêu chuẩn của lòng Chúa thương xót trong chính các hành động của ta? Sứ điệp thương xót có nghĩa gì đối với triết lý hành động của Giáo Hội và làm thế nào ta có thể làm cho sứ điệp chính của lòng Chúa thương xót rõi sáng trong đời sống các Kitô hữu và trong Giáo Hội? Cuối cùng, sứ điệp này có nghĩa gì đối với nền văn hóa thương xót mới trong xã hội ta? Tóm lại, câu trong Bài Giảng Trên Núi ‘phúc cho ai có lòng thương xót” (Mt 5:7) thực ra có nghĩa gì?
Kỳ sau: II. Những Chủ Trương Xấp Xỉ
____________________________________________________________________________________________________________
(*) Ghi chú của bản dịch tiếng Anh: Theo trang mạng của cơ quan này, “Thương Cảm Quốc Tế hiện hữu như một thừa tác vụ Kitô Giáo, để bênh vực trẻ em nhằm giải thoát các em khỏi cảnh nghèo tinh thần, kinh tế, xã hội, và thể lý và giúp các em có khả năng trở thành các Kitô hữu trưởng thành có trách nhiệm và thành toàn. Được mục sư Everett Swanson thành lập năm 1952, Thương Cảm bắt đầu cung cấp cho các trẻ em Đại Hàn mồ côi vì chiến tranh thực phẩm, nhà ở, giáo dục, và chăm sóc y tế, cũng như đào tạo về Kitô Giáo”. Xem www.compassion.com/about/about-us.htm.
(†) Ghi chú của bản dịch tiếng Anh: Theo trang mạng của Hiến Chương, “Hiến Chương Thương Cảm được điều hợp bởi Mạng Lưới Quốc Tế Hành Động Thương Cảm [CANI=Compassionate Action Network International]. CANI là mạng lưới thế giới mà mục tiêu là thăng tiến Hiến Chương và tinh thần cũng như thực hành Khuôn Vàng Thước Ngọc [Golden Rukle], ‘Hãy làm cho người khác như bạn muốn người khác làm cho bạn’”. Xem http://charterforcompassion.org/the-charter/#about_us.
(44) Karl Marx, “A Contribution to the Critique of Hegel’s ‘Philosophy of Right’” trong Critique of Hegel’s “Philosophy of Right” bản dịch của Annette Jolin và Joseph O’Malley (Cambridge: Cambridge University Press, 1970), 131.
(45) Xem ch. VIII, 1.
(46) Daniil Granin, Die velorene Barmherzigkeit: Eine russische Erfahrung (Freiburg i.Br.: Herder, 1993)
(47) Friedrich Nietzsche, Human, All Too Human, bản dịch tiếng Anh của R.J. Hollingdale (New York: Cambridge University Press, 1996), 55-56.
(48) Friedrich Nietzsche, Thus Spake Zarathustra, bản dịch tiếng Anh của Thomas Common (New York: Carlton House, no date), 93-96.
(49) Friedrich Nietzsche, Ecce Homo, bản dịch tiếng Anh của Duncan Large (New York: Oxford University Press, 2007), 95.
(50) Nietzsche, Thus Spake Zarathustra, 168; Ecce Homo, 76.
(51) Friedrich Nietzsche, Beyond Good and Evil: Preclude to a Philosophy of the Future, bản dịch tiếng Anh của Helen Zimmern (London: George Allen & Unwin Ltd, 1967), 227-30.
(52) Friedrich Nietzsche, Aus dem Nachlass der Achtzigerjahre, trong Friedrich Nietzsche: Werke in Drei Banden, Karl chlechta hiệu đính (Munich: Carl Hanser Verlag, 1956), 521.
(53) Xem ch.VIII.
(54) Thí dụ thêm trong Kate Hamburger, Das Mitleid (Stuttgart: Klett-Cotta, 2001). Hamburger duy trì chủ trương cho rằng lòng cảm thương là một hiện tượng xa cách và trung lập về đạo đức. Nina Gulcher và Imelda von der Luhe trả lời một cách có phê phán trong Ethik und Asthetik des Mitleids (Freiburg i. Br.: Rombach, 2007).
(55) Carl Rogers, “Empathie-eine unterschatzte Seinsweise” trong Carl Rogers and Rachel L. Rosenberg, Die Person als Mittelpunkt der Wirklichkeit (Stuttgart: Klett-Cotta, 1980). Xem K. Hilpert, “Midleid”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản thứ ba, 7: 334-37).
(56) Johann Baptist Metz, Lothar Kuld, Adolf Weisbrod hiệu đính, Compassion: Weltprogramm des Christentums: Soziale Verantwortung lernen (Freiburg i. Br.:Herder 2000). Xem D. Mieth, “Mitleid” trong cùng cuốn này, 21-25.
(57) Khởi thủy như một tiểu luận trong Suddeutsche Zeitung, 24 Tháng 12, 2007. Sau đó, được phát hành với tựa đề “Compassion: Zu einem Weltprogramm des Christentums im Zeitalter des Pluralismus der Religionen und Kultttturen” trong Metz, Kuld, and Weisbrod, Compassion, 9-18.
(58) Trước hết, xem Johann Baptist Metz, “Pladoyer fur mehr Theodizee-Empfindlichkeit in der Theologie” trong Woruber man nicht schweigen kann, Willi Oelmuller và nhiều người khác hiệu đính (Munich: W. Fink Verlag, 1992), 125-37; “Theodizee-empfindliche Gottesrede” trong Johann Baptist Metz, Landschaft aus Schreinen: Zur Dramatik der Theodizeefrage (Mainz: Matthias Grunewald, 1995) 81_102; Metz, Memoria Passionis: Ein provozierendesGadachtnis in pluraler Gesellschaft (Freiburg i. Br.: Herder, 2006).
(59) Xem Peter Hunermann và Adel Theodor Khoury hiệu đính, Warum leiden? Die Antwort der Weltreligionen (Freiburg i. Br.: Herder, 1987).