MỘT NGƯỜI THẦY THẦM LẶNG CỦA TÔI ĐÃ RA ĐI
SÀIGÒN -- Cách đây không lâu, giữa cái nắng chói chang, chúng tôi đến nhà hưu dưỡng Chí Hòa để thăm một linh mục, cha Phêrô Trịnh Việt Yên, người thầy của nhóm chúng tôi ngày xa xưa.
Dãy nhà hưu dưỡng đối diện với vườn cây lớn làm cho mọi người thấy dễ chịu vì màu xanh bao trùm khỏang không gian thóang mát. Cửa phòng vừa mở, cha sở giáo xứ Tân Trang đã ngồi đó từ bao giờ. Thấy chúng tôi một nhóm đông đếm thăm thì cha nét mặt Yên hiện ra vẻ cảm động. Lúc đó ngài ra hiệu xin nữ tu đang chăm sóc cho ngài đỡ ngài ngồi dậy. Dù trong cơn bệnh hoạn yếu đau, Cha vẫn cười vui tiếp đón chúng tôi.
Nghe Sơ kể, mấy hôm trước có Đức Cha Tĩnh và Đức Cha Nhơn Đà Lạt ghé thăm, khi đó Cha còn rất vui vẻ tỉnh táo giữa những tiếng cười vui vẻ được gặp những người thân quen.
Trong câu truyện thăm hỏi với Cha Yên, có lúc tôi đã nói diễu với ngài rằng: “nếu mai ngày Cha được làm thánh trên thiên đàng, con sẽ lấy cái nón lá của cha cắt ra nhiều mảnh đem tặng cho người ta hôn… Nếu người ta tranh nhau mua thì con không cho nữa mà sẽ … bán!”. Thấy tôi nghịch ngợm vui đùa như vậy, Cha nở nụ cười tươi. Từ nụ cười trên nét mặt của cha, giờ đây tôi nhớ lại tất cả những gì là đặc điểm của một người thầy mà tôi cảm phục với cách sống đầy ấn tượng, vừa mới từ giã cõi đời về với Chúa.
Chúng tôi, những môn sinh của Ngài biết được rằng, khi ngài còn là một linh mục trẻ trung, trong thập niên 70, Cha được giám mục cho đi du học ở Thụy Sĩ và Đức. Cha đã đậu bằng tiến sĩ tâm lý giáo dục. Sau khi học xong, Cha về Việt Nam làm việc trước năm 1975. Khi đó, Cha mở ngay một cơ sở lấy tên là “Giáo Dục Tiền Học Đường”, còn gọi là cơ sở Người Mới, với mục đích chuyên đào tạo những cô giáo dạy trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, trước khi được vào học ở các trường phổ thông.
Tôi là một trong những người có may mắn được theo học trong trường đào tạo của Cha. Cha đã dậy cho chúng tôi những cách thế và phương pháp giáo dục các em ấu nhi và cho đó là bước rất quan trọng để các em lớn lên, bắt đầu "vào đời". Với kiến thức và sở trường về tâm lý, Cha đã làm chúng tôi say mê vì những hiểu biết và cách dạy của Ngài.
Tôi học được 2 năm thì thời cuộc thay đổi, xẩy ra biến cố năm 1975. Nghề giáo và Thầy giáo của tôi cũng theo dòng đời nổi trôi.
Thời điểm sau đó, đất nước còn trong cảnh huống thật khó khăn, và có những lần tôi đã gặp Thầy của tôi tức Cha Yên phải đi bán bánh chuối để tự nuôi sống mình. Tôi đã từng nhìn thấy cái tủ kiếng nhỏ, có chứa bánh chuối hấp được gắn gọn gàng sau cái xe đạp của Cha, dong duỗi trên đường phố để kiếm tiền tự nuôi sống mình. Sau này, tôi đã nhiều lần gặp lại Cha trên đường phố với cái nón lá và bộ bà ba đen vẫn dong ruổi bán chuối khô.
Thời gian sau này tình trạng kinh tế khá hơn, Cha không còn bán bánh chuối nữa, nhưng tôi vẫn gặp một con người tuy dù khắc khổ, nghèo, nhưng là hiện thân của một ý chí kiên cường và luôn để ý tới nhu cầu của người khác. Một trong những đặc tính của Cha là coi trọng nhân cách của người khác. Có lần tôi hỏi cha rằng, sao Cha nghèo mà khi có truyện cần thì Cha lại cứ đi taxi chứ không đi xe xích lô đạp cho rẻ tiền vậy?
Tôi đã được Cha giải thích như sau: “đi xích lô thì người khác còng lưng chở mình, còn đi xe nào có gắn máy thì máy chở thì không thấy áy náy.”
Câu nói đó đã làm tôi thức tỉnh và để lại những ấn tượng sâu xa về một người Thầy, một người Cha, một vị Mục tử nhân lành, âm thầm nhưng cuộc sống là một chứng tích hùng hồn về tấm lòng và ý thức phục vụ tha nhân.
Cha còn dạy tôi phải biết sống “galantary”, có nghĩa là "lịch sự" với người khác. Sau này khi tập sống “gallant” với mọi người, tôi mới nhận ra là: từ chỗ lịch sự đến cách cư xử bác ái, từ thiện thật là gần.
Với một con người có học thức cao, lịch thiệp, từng trải, nhưng cuộc sống của Cha thật trầm lắng trong âm thầm phục vụ. Tôi được biết nhiều linh mục học cùng thời với Cha giờ đây đã có nhiều vị làm Giám Mục, hay nhận những trọng trách quan trọng trong Giáo Hội. Còn Cha Yên, dù không chức tước hay quyền cao chức trọng, nhưng ngài đã phục vụ tha nhân với hết tấm lòng và khả năng Chúa ban cho ngài. Ngay cả căn nhà, tài sản lớn nhất của Cha, Cha cũng đã bán đi để giúp đỡ cho việc xây lại một nhà thờ quê Cha tại miền Bắc.
Hôm nay nghe tin Cha đã vĩnh viễn ra đi, tôi nhìn lại tấm bằng Cha đã cấp cho chúng tôi, nhiều người đã trở thành giáo viên Mẫu Giáo của Nhà Nước. Riêng tôi, dù theo cách khác, tôi đã trở thành giáo viên phổ thông lâu năm, nhưng tôi vẫn giữ tấm bằng của Cha với tấm lòng trân trọng người thầy, vị linh mục thầm lặng mà tôi khó quên.
Khi tôi đặt dấu chấm hết cho bài này thì linh cửu của Cha đang quàng tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa. Trong cuộc đời, tôi có nhiều người thầy nhưng hôm nay tôi đã mất đi một người thầy qúi mến nhất trong đời, tôi như mất đi một cái gì quan trọng của cuộc sống tôi. Tôi bồi hồi luyến tiếc và không sao trấn an được nỗi buồn miên man vô tận. Nhưng tôi tin rằng Thầy của tôi vẫn gần gũi bên tôi trong tình yêu Chúa. Những giọt nước mắt khóc cho đời và cho người thầy của tôi tuôn mãi không nguôi... Thế rồi hình ảnh một người người Cha rong ruổi bán chuối khô lại trở về trong tôi... Tôi cảm động và thương mến vô vàn.
SÀIGÒN -- Cách đây không lâu, giữa cái nắng chói chang, chúng tôi đến nhà hưu dưỡng Chí Hòa để thăm một linh mục, cha Phêrô Trịnh Việt Yên, người thầy của nhóm chúng tôi ngày xa xưa.
Dãy nhà hưu dưỡng đối diện với vườn cây lớn làm cho mọi người thấy dễ chịu vì màu xanh bao trùm khỏang không gian thóang mát. Cửa phòng vừa mở, cha sở giáo xứ Tân Trang đã ngồi đó từ bao giờ. Thấy chúng tôi một nhóm đông đếm thăm thì cha nét mặt Yên hiện ra vẻ cảm động. Lúc đó ngài ra hiệu xin nữ tu đang chăm sóc cho ngài đỡ ngài ngồi dậy. Dù trong cơn bệnh hoạn yếu đau, Cha vẫn cười vui tiếp đón chúng tôi.
Nghe Sơ kể, mấy hôm trước có Đức Cha Tĩnh và Đức Cha Nhơn Đà Lạt ghé thăm, khi đó Cha còn rất vui vẻ tỉnh táo giữa những tiếng cười vui vẻ được gặp những người thân quen.
Trong câu truyện thăm hỏi với Cha Yên, có lúc tôi đã nói diễu với ngài rằng: “nếu mai ngày Cha được làm thánh trên thiên đàng, con sẽ lấy cái nón lá của cha cắt ra nhiều mảnh đem tặng cho người ta hôn… Nếu người ta tranh nhau mua thì con không cho nữa mà sẽ … bán!”. Thấy tôi nghịch ngợm vui đùa như vậy, Cha nở nụ cười tươi. Từ nụ cười trên nét mặt của cha, giờ đây tôi nhớ lại tất cả những gì là đặc điểm của một người thầy mà tôi cảm phục với cách sống đầy ấn tượng, vừa mới từ giã cõi đời về với Chúa.
Chúng tôi, những môn sinh của Ngài biết được rằng, khi ngài còn là một linh mục trẻ trung, trong thập niên 70, Cha được giám mục cho đi du học ở Thụy Sĩ và Đức. Cha đã đậu bằng tiến sĩ tâm lý giáo dục. Sau khi học xong, Cha về Việt Nam làm việc trước năm 1975. Khi đó, Cha mở ngay một cơ sở lấy tên là “Giáo Dục Tiền Học Đường”, còn gọi là cơ sở Người Mới, với mục đích chuyên đào tạo những cô giáo dạy trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, trước khi được vào học ở các trường phổ thông.
Tôi là một trong những người có may mắn được theo học trong trường đào tạo của Cha. Cha đã dậy cho chúng tôi những cách thế và phương pháp giáo dục các em ấu nhi và cho đó là bước rất quan trọng để các em lớn lên, bắt đầu "vào đời". Với kiến thức và sở trường về tâm lý, Cha đã làm chúng tôi say mê vì những hiểu biết và cách dạy của Ngài.
Tôi học được 2 năm thì thời cuộc thay đổi, xẩy ra biến cố năm 1975. Nghề giáo và Thầy giáo của tôi cũng theo dòng đời nổi trôi.
Thời điểm sau đó, đất nước còn trong cảnh huống thật khó khăn, và có những lần tôi đã gặp Thầy của tôi tức Cha Yên phải đi bán bánh chuối để tự nuôi sống mình. Tôi đã từng nhìn thấy cái tủ kiếng nhỏ, có chứa bánh chuối hấp được gắn gọn gàng sau cái xe đạp của Cha, dong duỗi trên đường phố để kiếm tiền tự nuôi sống mình. Sau này, tôi đã nhiều lần gặp lại Cha trên đường phố với cái nón lá và bộ bà ba đen vẫn dong ruổi bán chuối khô.
Thời gian sau này tình trạng kinh tế khá hơn, Cha không còn bán bánh chuối nữa, nhưng tôi vẫn gặp một con người tuy dù khắc khổ, nghèo, nhưng là hiện thân của một ý chí kiên cường và luôn để ý tới nhu cầu của người khác. Một trong những đặc tính của Cha là coi trọng nhân cách của người khác. Có lần tôi hỏi cha rằng, sao Cha nghèo mà khi có truyện cần thì Cha lại cứ đi taxi chứ không đi xe xích lô đạp cho rẻ tiền vậy?
Tôi đã được Cha giải thích như sau: “đi xích lô thì người khác còng lưng chở mình, còn đi xe nào có gắn máy thì máy chở thì không thấy áy náy.”
Câu nói đó đã làm tôi thức tỉnh và để lại những ấn tượng sâu xa về một người Thầy, một người Cha, một vị Mục tử nhân lành, âm thầm nhưng cuộc sống là một chứng tích hùng hồn về tấm lòng và ý thức phục vụ tha nhân.
Cha còn dạy tôi phải biết sống “galantary”, có nghĩa là "lịch sự" với người khác. Sau này khi tập sống “gallant” với mọi người, tôi mới nhận ra là: từ chỗ lịch sự đến cách cư xử bác ái, từ thiện thật là gần.
Với một con người có học thức cao, lịch thiệp, từng trải, nhưng cuộc sống của Cha thật trầm lắng trong âm thầm phục vụ. Tôi được biết nhiều linh mục học cùng thời với Cha giờ đây đã có nhiều vị làm Giám Mục, hay nhận những trọng trách quan trọng trong Giáo Hội. Còn Cha Yên, dù không chức tước hay quyền cao chức trọng, nhưng ngài đã phục vụ tha nhân với hết tấm lòng và khả năng Chúa ban cho ngài. Ngay cả căn nhà, tài sản lớn nhất của Cha, Cha cũng đã bán đi để giúp đỡ cho việc xây lại một nhà thờ quê Cha tại miền Bắc.
Hôm nay nghe tin Cha đã vĩnh viễn ra đi, tôi nhìn lại tấm bằng Cha đã cấp cho chúng tôi, nhiều người đã trở thành giáo viên Mẫu Giáo của Nhà Nước. Riêng tôi, dù theo cách khác, tôi đã trở thành giáo viên phổ thông lâu năm, nhưng tôi vẫn giữ tấm bằng của Cha với tấm lòng trân trọng người thầy, vị linh mục thầm lặng mà tôi khó quên.
Khi tôi đặt dấu chấm hết cho bài này thì linh cửu của Cha đang quàng tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa. Trong cuộc đời, tôi có nhiều người thầy nhưng hôm nay tôi đã mất đi một người thầy qúi mến nhất trong đời, tôi như mất đi một cái gì quan trọng của cuộc sống tôi. Tôi bồi hồi luyến tiếc và không sao trấn an được nỗi buồn miên man vô tận. Nhưng tôi tin rằng Thầy của tôi vẫn gần gũi bên tôi trong tình yêu Chúa. Những giọt nước mắt khóc cho đời và cho người thầy của tôi tuôn mãi không nguôi... Thế rồi hình ảnh một người người Cha rong ruổi bán chuối khô lại trở về trong tôi... Tôi cảm động và thương mến vô vàn.