SAIGON - Tuần báo Newsweek, số sắp phát hành trong tuần này ngày 5-4-2004 có đăng bài phỏng vấn của ký giả Kenneth L. Woodward với Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Saigòn. Cuộc phỏng vấn có nội dung như sau:
Woodward: Tôi hiểu rằng chính quyền trung ương tại Hà Nội bối rối khi khi ngài được Đức Thánh Cha chọn làm vị hồng y của Việt Nam, phải không?
ĐHY Mẫn: Ba vị tiền nhiệm của tôi đều từ Hà Nội, và lúc đầu chính phủ nghĩ là Đức Giáo Hoàng trao cho tôi thẩm quyền mới tại đây. Tôi nói với họ là chỉ có màu áo thay đổi thôi, ngoài ra tôi tôi không có những trách nhiệm nào mới cả với tư cách là tổng giám mục TPHCM. Khi đó tôi không nói với họ là với cương vị là hồng y thì tôi cũng có những trách nhiệm mới đối với Vatican. Họ chấp nhận việc cất nhắc lên chức hồng y của tôi như là một vinh dự cho nước Việt Nam.
Woodward: Chính quyền có những kiểm soát nào đối với Giáo Hội Công Giáo?
ĐHY Mẫn: Thí dụ như, cho tới năm nay thì tôi không thể mời các giám mục khác nghỉ ở lại tòa giám mục của tôi. Bây giờ thì có thể, nếu tôi thông báo cho chính quyền trước. Các chủng sinh vẫn không thể vào chủng viện mà không có giấy phép nhà nước. Đối với chủng viện riêng của tôi, họ cho phép chấp nhận 25 ứng viên chủng sinh vào chủng viện mỗi năm. Và mỗi năm, chính quyền cũng bác bỏ khoảng 5 ứng viên, để cho thấy rằng chính quyền kiểm soát. Dù vậy, trong giáo phận chúng tôi, hiện có khoảng 250 chủng sinh. Và chúng tôi có thể gửi các linh mục đi học bên Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Tôi nói với họ, chúng tôi muốn học cái trí thức của Âu Châu, cái thực dụng của Mỹ -- và trái tim của Á Châu.
Woodward: Ngài có được phép điều hành các trường Công Giáo không?
ĐHY Mẫn: Không. Các tổ chức tư có thể mở các trường học và đại học, nhưng các tổ chức tôn giáo lại không thể. Năm 1975, chính phủ tịch thu tiểu chủng viện giành cho các chủng sinh tuổi trung học, nhưng năm ngoái tôi xin trả lại, và được trả rồi. Tôi nói với cán bộ là giáo hội có trách nhiệm với xã hội. Thí dụ, chúng tôi phải chăm sóc người bệnh. Chính phủ không thể làm một mình được. Chúng tôi có gần 200 bác sĩ Công Giáo và có đủ doanh gia người Công giáo để xây một bệnh viện tư ở thành phố này, và người Việt hải ngoại cũng muốn đóng góp. Nhưng chúng tôi cần Quốc Hội sửa luật, có nghĩa là Đảng CSVN cho phép sửa.
Woodward: Người Việt xem ra rất sung đạo. Họ đi thăm chùa chiền đền thờ hầu như suốt ngày?
ĐHY Mẫn: Có 3,000 ngôi chùa ở thành phố này, và chúng tôi chỉ có 250 nhà thờ. Khoảng 7 tới 8% dân Việt là Công Giáo, còn lại hầu hết là Phật Tử. Dân Việt rất truyền thống, thế nhưng truyền thống căn bản chính lại là thờ đạo tổ tiên ông bà. Ngay cả những người cộng sản cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà mình nữa.
Woodward: Người Tin Lành phái Evangelical nói với tôi rằng họ khó mà bỏ được việc thờ cúng ông bà tổ tiên, vậy còn đối với người Công Giáo thì ra sao?
ĐHY Mẫn: Chúng tôi khuyến khích việc kính thờ tổ tiên. Sau Công Đồng Vatican II, các giám mục VN đã gửi thư mục vụ kêu gọi giáo dân cứ tiếp tục việc thực hành [kính nhớ tổ tiên]. Nói cho cùng ra, thì Thiên Chúa là đấng tổ tiên cao nhất.
Woodward: Phong tục Việt Nam nhấn mạnh tới truyền thống gia đình, vậy có gì khó khăn trong việc tìm kiếm ơn gọi cho bậc linh mục độc thân hay không?
ĐHY Mẫn: Có nhiều Phật Tử trong xã hội này, và các sư và ni cô của họ cũng độc thân cả. Điều đó giúp chúng tôi giữ gìn nếp sống tu sĩ độc thân. Độc thân không là vấn đề khó khi mà bạn có các những gia đình đạo đức. Khi bạn có nhiều gia đình đạo đức, bạn sẽ có được một xả hội đạo giáo.
Woodward: Cái gì làm cho tính cách Công giáo Á châu khác với Công giáo Tây phương?
ĐHY Mẫn: Văn hóa. Đặc biệt về khái niệm hòa hài giữa trời và đất, và hài hòa giữa con người với nhau. Nước Việt là một xã hội nông nghiệp, và chúng tôi tin là cần phải có sự hài hòa với Đấng Tạo Hóa và giữa con người với nhau.
Woodward: Trong hoàn cảnh như vậy, Thiên Chúa Giáo thích hợp như thế nào?
ĐHY Mẫn: Đức Kitô hòa hợp trời và đất và Ngài mang hòa bình cho đến con người. Đây chúng tôi không nhấn mạnh tội tổ tông nhưng là muốn trình bày rằng Đức Kitô, người đã xuống thế để chúng ta có thể có đời sống phong phú dồi dào hơn. Đó là Tin Mừng. Khi người dân nơi đây gia nhập đạo Công Giáo, họ nói với tôi không phải họ chuyển đạo, nhưng chỉ là hoàn tất những gì họ đã tin tưởng trước đó.
Woodward: Thách đố lớn nhật của Ngài hiện nay là gì?
ĐHY Mẫn: Muốn được biết hơn về các vị hồng y khác, bởi vì một trong các vị đó sẽ là vị giáo hoàng kế tiếp.
Woodward: Ngài có nghĩ là ĐGH Gioan Phaolô II sẽ còn cơ hội sẽ đến thăm Việt Nam hay không?
ĐHY Mẫn: Tôi có nói với ngài về việc này hồi năm 2002. Ngài hỏi là dân Việt Nam có đón mừng ngài không. Tôi nói có. Nhưng ngài thắc mắc không biết chính quyền CSVN có đón mừng ngài không. Tôi nói, tôi nghĩ chắc là có. Nhưng ngài nói, “Để Trung Quốc trước đã.” Cho nên, tôi không nghĩ là chúng tôi sẽ có hội thấy được Ngài đến thăm Việt Nam nơi đây.
Woodward: Có thể vị giáo hoàng kế tiếp sẽ từ Á Châu hay không?
ĐHY Mẫn: Có thể. Điều tôi nghĩ là chúng tôi cần là một vị Gioan Phaolô III.
Woodward: Tôi hiểu rằng chính quyền trung ương tại Hà Nội bối rối khi khi ngài được Đức Thánh Cha chọn làm vị hồng y của Việt Nam, phải không?
ĐHY Mẫn: Ba vị tiền nhiệm của tôi đều từ Hà Nội, và lúc đầu chính phủ nghĩ là Đức Giáo Hoàng trao cho tôi thẩm quyền mới tại đây. Tôi nói với họ là chỉ có màu áo thay đổi thôi, ngoài ra tôi tôi không có những trách nhiệm nào mới cả với tư cách là tổng giám mục TPHCM. Khi đó tôi không nói với họ là với cương vị là hồng y thì tôi cũng có những trách nhiệm mới đối với Vatican. Họ chấp nhận việc cất nhắc lên chức hồng y của tôi như là một vinh dự cho nước Việt Nam.
Woodward: Chính quyền có những kiểm soát nào đối với Giáo Hội Công Giáo?
ĐHY Mẫn: Thí dụ như, cho tới năm nay thì tôi không thể mời các giám mục khác nghỉ ở lại tòa giám mục của tôi. Bây giờ thì có thể, nếu tôi thông báo cho chính quyền trước. Các chủng sinh vẫn không thể vào chủng viện mà không có giấy phép nhà nước. Đối với chủng viện riêng của tôi, họ cho phép chấp nhận 25 ứng viên chủng sinh vào chủng viện mỗi năm. Và mỗi năm, chính quyền cũng bác bỏ khoảng 5 ứng viên, để cho thấy rằng chính quyền kiểm soát. Dù vậy, trong giáo phận chúng tôi, hiện có khoảng 250 chủng sinh. Và chúng tôi có thể gửi các linh mục đi học bên Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Tôi nói với họ, chúng tôi muốn học cái trí thức của Âu Châu, cái thực dụng của Mỹ -- và trái tim của Á Châu.
Woodward: Ngài có được phép điều hành các trường Công Giáo không?
ĐHY Mẫn: Không. Các tổ chức tư có thể mở các trường học và đại học, nhưng các tổ chức tôn giáo lại không thể. Năm 1975, chính phủ tịch thu tiểu chủng viện giành cho các chủng sinh tuổi trung học, nhưng năm ngoái tôi xin trả lại, và được trả rồi. Tôi nói với cán bộ là giáo hội có trách nhiệm với xã hội. Thí dụ, chúng tôi phải chăm sóc người bệnh. Chính phủ không thể làm một mình được. Chúng tôi có gần 200 bác sĩ Công Giáo và có đủ doanh gia người Công giáo để xây một bệnh viện tư ở thành phố này, và người Việt hải ngoại cũng muốn đóng góp. Nhưng chúng tôi cần Quốc Hội sửa luật, có nghĩa là Đảng CSVN cho phép sửa.
Woodward: Người Việt xem ra rất sung đạo. Họ đi thăm chùa chiền đền thờ hầu như suốt ngày?
ĐHY Mẫn: Có 3,000 ngôi chùa ở thành phố này, và chúng tôi chỉ có 250 nhà thờ. Khoảng 7 tới 8% dân Việt là Công Giáo, còn lại hầu hết là Phật Tử. Dân Việt rất truyền thống, thế nhưng truyền thống căn bản chính lại là thờ đạo tổ tiên ông bà. Ngay cả những người cộng sản cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà mình nữa.
Woodward: Người Tin Lành phái Evangelical nói với tôi rằng họ khó mà bỏ được việc thờ cúng ông bà tổ tiên, vậy còn đối với người Công Giáo thì ra sao?
ĐHY Mẫn: Chúng tôi khuyến khích việc kính thờ tổ tiên. Sau Công Đồng Vatican II, các giám mục VN đã gửi thư mục vụ kêu gọi giáo dân cứ tiếp tục việc thực hành [kính nhớ tổ tiên]. Nói cho cùng ra, thì Thiên Chúa là đấng tổ tiên cao nhất.
Woodward: Phong tục Việt Nam nhấn mạnh tới truyền thống gia đình, vậy có gì khó khăn trong việc tìm kiếm ơn gọi cho bậc linh mục độc thân hay không?
ĐHY Mẫn: Có nhiều Phật Tử trong xã hội này, và các sư và ni cô của họ cũng độc thân cả. Điều đó giúp chúng tôi giữ gìn nếp sống tu sĩ độc thân. Độc thân không là vấn đề khó khi mà bạn có các những gia đình đạo đức. Khi bạn có nhiều gia đình đạo đức, bạn sẽ có được một xả hội đạo giáo.
Woodward: Cái gì làm cho tính cách Công giáo Á châu khác với Công giáo Tây phương?
ĐHY Mẫn: Văn hóa. Đặc biệt về khái niệm hòa hài giữa trời và đất, và hài hòa giữa con người với nhau. Nước Việt là một xã hội nông nghiệp, và chúng tôi tin là cần phải có sự hài hòa với Đấng Tạo Hóa và giữa con người với nhau.
Woodward: Trong hoàn cảnh như vậy, Thiên Chúa Giáo thích hợp như thế nào?
ĐHY Mẫn: Đức Kitô hòa hợp trời và đất và Ngài mang hòa bình cho đến con người. Đây chúng tôi không nhấn mạnh tội tổ tông nhưng là muốn trình bày rằng Đức Kitô, người đã xuống thế để chúng ta có thể có đời sống phong phú dồi dào hơn. Đó là Tin Mừng. Khi người dân nơi đây gia nhập đạo Công Giáo, họ nói với tôi không phải họ chuyển đạo, nhưng chỉ là hoàn tất những gì họ đã tin tưởng trước đó.
Woodward: Thách đố lớn nhật của Ngài hiện nay là gì?
ĐHY Mẫn: Muốn được biết hơn về các vị hồng y khác, bởi vì một trong các vị đó sẽ là vị giáo hoàng kế tiếp.
Woodward: Ngài có nghĩ là ĐGH Gioan Phaolô II sẽ còn cơ hội sẽ đến thăm Việt Nam hay không?
ĐHY Mẫn: Tôi có nói với ngài về việc này hồi năm 2002. Ngài hỏi là dân Việt Nam có đón mừng ngài không. Tôi nói có. Nhưng ngài thắc mắc không biết chính quyền CSVN có đón mừng ngài không. Tôi nói, tôi nghĩ chắc là có. Nhưng ngài nói, “Để Trung Quốc trước đã.” Cho nên, tôi không nghĩ là chúng tôi sẽ có hội thấy được Ngài đến thăm Việt Nam nơi đây.
Woodward: Có thể vị giáo hoàng kế tiếp sẽ từ Á Châu hay không?
ĐHY Mẫn: Có thể. Điều tôi nghĩ là chúng tôi cần là một vị Gioan Phaolô III.