Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã rời Phi Châu vào buổi chiều ngày 30 tháng 11 sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm ba nước Kenya, Uganda và Cộng Hòa Trung Phi. Phóng viên của CNN tóm tắt phản ứng của báo chí thế giới trước tin Đức Phanxicô quyết định hoàn tất chuyến đi tại Cộng Hòa Trung Phi: tất cả chúng tôi đều nhẹ nhõm vì nếu ngài tới đó thì chúng tôi cũng có thể tới đó.
Thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo
Và ngài không ngại đích thân tới thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo ở Koudoukou, nơi mà người ta vốn nghĩ chịu ảnh hưởng nặng nề của Phe Thánh Chiến (jihadist). Đây là một trong các hoạt động sau cùng của ngài tại Trung Phi và là hoạt động có ý nghĩa hơn cả: thăm nơi “nóng” nhất của một quốc gia “nóng” nhất không những về nhiệt độ (41 độ bách phân) mà nhất là vì cuộc chiến tranh “tương tàn” đang diễn ra khốc liệt giữa quân Hồi Giáo (đông hơn) và quân Kitô Giáo (ít hơn).
Tại đây, ngài nhấn mạnh rằng người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là anh chị em của nhau và cho hay: bạo lực gần đây không dựa trên các động lực tôn giáo. Người Hồi Giáo và ugười Kitô Giáo vì thế phải cùng nhau bác bỏ hận thù, trả đũa và bạo lực, “nhất là thứ bạo lực nhân danh tôn giáo và chính Thiên Chúa”, Đấng vốn là hòa bình.
Theo ngài, ai muốn chứng tỏ mình tin vào Thiên Chúa phải là người của hòa bình. Ngài nhắc lại lịch sử sống chung hòa bình lâu dài giữa người Kitô Giáo, người Hồi Giáo và các tôn giáo truyền thống. Chính vì thế, họ cần “tiếp tục hợp nhất để chấm dứt mọi hành vi, bất cứ từ phía nào, nhằm làm méo mó Gương Mặt Thiên Chúa với mục đích sau cùng là bảo vệ tư lợi bằng mọi và bất cứ phương thế nào dù gây hại tới ích chung”.
Trong thời buổi bi thảm hiện nay, Đức Giáo Hoàng vẫn có thể ca ngợi nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo và Hồi Giáo từng đứng lên đương đầu với các thách đố bằng cách cùng nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc tái lập sự hòa hợp và tình huynh đệ giữa mọi người.
Đức Giáo Hoàng cũng mạnh mẽ thúc giục mọi người hiện diện biến đất nước họ thành “căn nhà nghinh đón” mọi con cái của nó, bất chấp nguồn gốc sắc tộc, thống thuộc chính trị hay tuyên tín tôn giáo. Làm được như thế, Cộng Hòa Trung Phi sẽ chứng minh cho toàn lục địa thấy rằng mình quả là một kích thích lớn về phương diện này, cũng như là một ảnh hưởng tích cực góp phần vào việc “giập tắt các căng thẳng đang âm ỉ vốn ngăn cản người Phi Châu hưởng được ơn phúc của một phát triển mà họ đáng được và có quyền được hưởng”.
Đức Phanxicô cũng yêu cầu họ cầu nguyện và làm việc cho hòa giải, tình huynh đệ và liên đới giữa mọi người.
Thánh Lễ Đại Trào
Trước khi lên đường trở lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Vận Động Trường Barthélémy Boganda ở Bagui để cử hành Thánh Lễ Đại Trào sau cùng của ngài trên đất Trung Phi.
Trong Thánh Lễ này, ngài khuyến khích các tín hữu canh tân lòng nhiệt thành truyền giáo của họ. Ngài nói: “Sự sống đời đời không phải là một ảo tưởng; nó không phải là một cuộc trốn chạy khỏi thế gian. Nó là một thực tại mạnh mẽ mời gọi và thách thức chúng ta kiên trì trong tin yêu”.
Trong bài giảng lễ, ngài nhắc lại “hai bờ” đang chờ đợi tín hữu: bờ sự sống đời đời hay thiên đường, và bờ bên kia ngay cạnh bên, một bến bờ đòi ta phải thay đổi cuộc sống và thế giới chung quanh.
Nên nhớ: chủ đề chuyến thăm Cộng Hòa Trung Phi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được trích từ Tin Mừng Luca qua câu Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ “hãy qua bờ bên kia” của Hồ Galilê.
Trong cuộc hành trình vựợt qua bờ bên kia này, Chúa Giêsu Sống Lại luôn nắm lấy tay ta và hướng dẫn ta. “Ta hãy tạ ơn Chúa về sự hiện diện và sức mạnh Người ban cho ta trong cuộc sống hàng ngày, trong những lúc ta cảm thấy đau khổ, đau đớn và buồn phiền”.
Ta vẫn chưa tới đích. Ngài nhấn mạnh: “ta vẫn còn đang ở giữa dòng, đang còn cần nhiều can đảm để quyết định qua bờ bên kia, bằng một nhiệt tâm truyền giáo đổi mới”.
Ngài cho rằng “Mọi người đã chịu phép rửa cần phải liên tục phá bỏ những gì còn lại của Ađam cũ, của con người tội lỗi, lúc nào cũng sẵn sàng nghe theo xúi giục của ma qủy. Điều này năng xẩy ra xiết bao trong thế giới chúng ta, trong các thời buổi tranh chấp, hận thù và chiến tranh! Chúng ta dễ dàng bị dẫn vào vị kỷ, bất tín, bạo lực, tàn phá, trả thù, dửng dưng xiết bao trước việc những người yếu thế nhất bị bóc lột”.
Những người thợ canh tân
Đức Phanxicô nhìn nhận rằng các cộng đồng Kitô hữu chúng ta, dù được kêu gọi nên thánh, nhưng đường ta đi vẫn còn dài lắm, nên chắc chắn một điều là ta “cần nài xin Chúa tha thứ cho sự dùng dằng và lưỡng lự thường xuyên của ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng”.
Ngài khuyến khích tín hữu Trung Phi làm chứng cho Tin Mừng trong Năm Thánh Thương Xót này, một năm đã khởi đầu sớm hơn tại đất nước họ với việc ngài mở Cửa Thánh của Nhà Thờ Chính Tòa Bangui vào hôm Chúa Nhật.
Ngài nói: “Anh chị em Trung Phi thân mến, xin anh chị em nhìn về tương lai và, nhờ được tăng sức bởi đoạn đường dài đã đi, anh chị em hãy cương quyết khởi đầu một chương mới trong lịch sử Kitô Giáo tại xứ sở anh chị em, để lên đường hướng tới những chân trời mới, để ra biển khơi”.
Đức Thánh Cha nhắc họ nhớ tới các Tông Đồ, những người đầy hào hứng đến nỗi khi Chúa Kitô kéo họ lại gần Người, họ thấy họ có khả năng làm mọi sự và sẵn sàng liều làm mọi sự với Người. “Mỗi người chúng ta, trong trái tim mình, có thể hỏi câu hỏi chủ yếu là ta đang đứng ở đâu với Chúa Giêsu, tự hỏi mình rằng mình đã chấp nhận những gì, hay đã khước từ những gì, trong việc đáp lại lời Người mời gọi ta bước chân theo Người cách thân thiết hơn”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở họ “mỗi người chúng ta đều được mời gọi trở thành các sứ giả trên, những người mà anh chị em ta thuộc mọi nhóm sắc tộc, tôn giáo và văn hóa luôn mong đợi dù có khi không biết tới. Vì, như Thánh Phaolô vốn thắc mắc, làm thế nào các anh chị em ta tin vào Chúa Kitô nếu Lời Người không được công bố hoặc nghe thấy?”
Đức Giáo Hoàng khích lệ: cũng như các Tông Đồ, chúng ta cũng cần tràn trề hy vọng và hào hứng đối với tương lai. Ngài bảo: “Các Kitô Hữu của Trung Phi thân mến, mỗi người chúng con được kêu gọi trở thành những người thợ canh tân xứ sở về nhân bản cũng như thiêng liêng, qua việc kiên vững trong đức tin và dấn thân truyền giáo”.
Thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo
Và ngài không ngại đích thân tới thăm Đại Đền Thờ Hồi Giáo ở Koudoukou, nơi mà người ta vốn nghĩ chịu ảnh hưởng nặng nề của Phe Thánh Chiến (jihadist). Đây là một trong các hoạt động sau cùng của ngài tại Trung Phi và là hoạt động có ý nghĩa hơn cả: thăm nơi “nóng” nhất của một quốc gia “nóng” nhất không những về nhiệt độ (41 độ bách phân) mà nhất là vì cuộc chiến tranh “tương tàn” đang diễn ra khốc liệt giữa quân Hồi Giáo (đông hơn) và quân Kitô Giáo (ít hơn).
Tại đây, ngài nhấn mạnh rằng người Hồi Giáo và người Kitô Giáo là anh chị em của nhau và cho hay: bạo lực gần đây không dựa trên các động lực tôn giáo. Người Hồi Giáo và ugười Kitô Giáo vì thế phải cùng nhau bác bỏ hận thù, trả đũa và bạo lực, “nhất là thứ bạo lực nhân danh tôn giáo và chính Thiên Chúa”, Đấng vốn là hòa bình.
Theo ngài, ai muốn chứng tỏ mình tin vào Thiên Chúa phải là người của hòa bình. Ngài nhắc lại lịch sử sống chung hòa bình lâu dài giữa người Kitô Giáo, người Hồi Giáo và các tôn giáo truyền thống. Chính vì thế, họ cần “tiếp tục hợp nhất để chấm dứt mọi hành vi, bất cứ từ phía nào, nhằm làm méo mó Gương Mặt Thiên Chúa với mục đích sau cùng là bảo vệ tư lợi bằng mọi và bất cứ phương thế nào dù gây hại tới ích chung”.
Trong thời buổi bi thảm hiện nay, Đức Giáo Hoàng vẫn có thể ca ngợi nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo và Hồi Giáo từng đứng lên đương đầu với các thách đố bằng cách cùng nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc tái lập sự hòa hợp và tình huynh đệ giữa mọi người.
Đức Giáo Hoàng cũng mạnh mẽ thúc giục mọi người hiện diện biến đất nước họ thành “căn nhà nghinh đón” mọi con cái của nó, bất chấp nguồn gốc sắc tộc, thống thuộc chính trị hay tuyên tín tôn giáo. Làm được như thế, Cộng Hòa Trung Phi sẽ chứng minh cho toàn lục địa thấy rằng mình quả là một kích thích lớn về phương diện này, cũng như là một ảnh hưởng tích cực góp phần vào việc “giập tắt các căng thẳng đang âm ỉ vốn ngăn cản người Phi Châu hưởng được ơn phúc của một phát triển mà họ đáng được và có quyền được hưởng”.
Đức Phanxicô cũng yêu cầu họ cầu nguyện và làm việc cho hòa giải, tình huynh đệ và liên đới giữa mọi người.
Thánh Lễ Đại Trào
Trước khi lên đường trở lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Vận Động Trường Barthélémy Boganda ở Bagui để cử hành Thánh Lễ Đại Trào sau cùng của ngài trên đất Trung Phi.
Trong Thánh Lễ này, ngài khuyến khích các tín hữu canh tân lòng nhiệt thành truyền giáo của họ. Ngài nói: “Sự sống đời đời không phải là một ảo tưởng; nó không phải là một cuộc trốn chạy khỏi thế gian. Nó là một thực tại mạnh mẽ mời gọi và thách thức chúng ta kiên trì trong tin yêu”.
Trong bài giảng lễ, ngài nhắc lại “hai bờ” đang chờ đợi tín hữu: bờ sự sống đời đời hay thiên đường, và bờ bên kia ngay cạnh bên, một bến bờ đòi ta phải thay đổi cuộc sống và thế giới chung quanh.
Nên nhớ: chủ đề chuyến thăm Cộng Hòa Trung Phi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được trích từ Tin Mừng Luca qua câu Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ “hãy qua bờ bên kia” của Hồ Galilê.
Trong cuộc hành trình vựợt qua bờ bên kia này, Chúa Giêsu Sống Lại luôn nắm lấy tay ta và hướng dẫn ta. “Ta hãy tạ ơn Chúa về sự hiện diện và sức mạnh Người ban cho ta trong cuộc sống hàng ngày, trong những lúc ta cảm thấy đau khổ, đau đớn và buồn phiền”.
Ta vẫn chưa tới đích. Ngài nhấn mạnh: “ta vẫn còn đang ở giữa dòng, đang còn cần nhiều can đảm để quyết định qua bờ bên kia, bằng một nhiệt tâm truyền giáo đổi mới”.
Ngài cho rằng “Mọi người đã chịu phép rửa cần phải liên tục phá bỏ những gì còn lại của Ađam cũ, của con người tội lỗi, lúc nào cũng sẵn sàng nghe theo xúi giục của ma qủy. Điều này năng xẩy ra xiết bao trong thế giới chúng ta, trong các thời buổi tranh chấp, hận thù và chiến tranh! Chúng ta dễ dàng bị dẫn vào vị kỷ, bất tín, bạo lực, tàn phá, trả thù, dửng dưng xiết bao trước việc những người yếu thế nhất bị bóc lột”.
Những người thợ canh tân
Đức Phanxicô nhìn nhận rằng các cộng đồng Kitô hữu chúng ta, dù được kêu gọi nên thánh, nhưng đường ta đi vẫn còn dài lắm, nên chắc chắn một điều là ta “cần nài xin Chúa tha thứ cho sự dùng dằng và lưỡng lự thường xuyên của ta trong việc làm chứng cho Tin Mừng”.
Ngài khuyến khích tín hữu Trung Phi làm chứng cho Tin Mừng trong Năm Thánh Thương Xót này, một năm đã khởi đầu sớm hơn tại đất nước họ với việc ngài mở Cửa Thánh của Nhà Thờ Chính Tòa Bangui vào hôm Chúa Nhật.
Ngài nói: “Anh chị em Trung Phi thân mến, xin anh chị em nhìn về tương lai và, nhờ được tăng sức bởi đoạn đường dài đã đi, anh chị em hãy cương quyết khởi đầu một chương mới trong lịch sử Kitô Giáo tại xứ sở anh chị em, để lên đường hướng tới những chân trời mới, để ra biển khơi”.
Đức Thánh Cha nhắc họ nhớ tới các Tông Đồ, những người đầy hào hứng đến nỗi khi Chúa Kitô kéo họ lại gần Người, họ thấy họ có khả năng làm mọi sự và sẵn sàng liều làm mọi sự với Người. “Mỗi người chúng ta, trong trái tim mình, có thể hỏi câu hỏi chủ yếu là ta đang đứng ở đâu với Chúa Giêsu, tự hỏi mình rằng mình đã chấp nhận những gì, hay đã khước từ những gì, trong việc đáp lại lời Người mời gọi ta bước chân theo Người cách thân thiết hơn”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở họ “mỗi người chúng ta đều được mời gọi trở thành các sứ giả trên, những người mà anh chị em ta thuộc mọi nhóm sắc tộc, tôn giáo và văn hóa luôn mong đợi dù có khi không biết tới. Vì, như Thánh Phaolô vốn thắc mắc, làm thế nào các anh chị em ta tin vào Chúa Kitô nếu Lời Người không được công bố hoặc nghe thấy?”
Đức Giáo Hoàng khích lệ: cũng như các Tông Đồ, chúng ta cũng cần tràn trề hy vọng và hào hứng đối với tương lai. Ngài bảo: “Các Kitô Hữu của Trung Phi thân mến, mỗi người chúng con được kêu gọi trở thành những người thợ canh tân xứ sở về nhân bản cũng như thiêng liêng, qua việc kiên vững trong đức tin và dấn thân truyền giáo”.