Buổi lễ tổ chức tại cảng Cape Coast của Ghana, nơi đây từng là một trong những trung tâm buôn bán nô lệ nhộn nhịp nhất.
Lãnh đạo Unesco, Koichiro Matsuura, đang thăm quốc gia Tây phi này, nói nô lệ là một bi kịch đã không được thừa nhận trong nhiều năm qua.
Nhưng một tổ chức vận động khác cảnh báo nạn nô lệ vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn trên thế giới.
Tổ chức có tên Anti-Slavery International đang làm việc với Unesco để nâng cao nhận thức trong các trường học toàn cầu về nạn buôn nô lệ xuyên đại dương. Chương trình có tên Breaking the Silence (Phá bỏ sự im lặng).
Năm 2004 cũng là hai trăm năm ngày thành lập Haiti, quốc gia độc lập đầu tiên của người da đen và là biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người nô lệ.
Không lãng quên
Ông Matsuura nói lịch sử buôn nô lệ cần được đưa vào sách giáo khoa toàn thế giới.
"Bằng cách định chế hóa ký ức, ngăn ngừa lãng quên, gợi lại ký ức về một bi kịch đã bị che dấu hoặc không thừa nhận trong nhiều năm, và bằng cách trả lại nó chỗ đứng trong lương tâm loài người, chúng ta có thể đáp ứng nghĩa vụ ghi nhớ."
Ông nói thêm, bằng việc tưởng nhớ các sự kiện đau thương, Liên Hiệp Quốc muốn bày tỏ tình đoàn kết và cam kết hướng tới những người chưa được hưởng các quyền căn bản.
Bà Beth Herzfeld của tổ chức Anti-Slavery International nói với đài BBC rằng việc buôn nô lệ không thể bị lãng quên và rằng tệ nạn này còn tồn tại ở đa số quốc gia, khi trên thực tế, có những người nằm trong tay sở hữu của người khác.
Những hình thức lạm dụng mới đã xuất hiện gần đây, như việc buôn lậu phụ nữ và bé gái để phục vụ mục đích tình dục tại châu Âu.(BBC)
Lãnh đạo Unesco, Koichiro Matsuura, đang thăm quốc gia Tây phi này, nói nô lệ là một bi kịch đã không được thừa nhận trong nhiều năm qua.
Nhưng một tổ chức vận động khác cảnh báo nạn nô lệ vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn trên thế giới.
Tổ chức có tên Anti-Slavery International đang làm việc với Unesco để nâng cao nhận thức trong các trường học toàn cầu về nạn buôn nô lệ xuyên đại dương. Chương trình có tên Breaking the Silence (Phá bỏ sự im lặng).
Năm 2004 cũng là hai trăm năm ngày thành lập Haiti, quốc gia độc lập đầu tiên của người da đen và là biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người nô lệ.
Không lãng quên
Ông Matsuura nói lịch sử buôn nô lệ cần được đưa vào sách giáo khoa toàn thế giới.
"Bằng cách định chế hóa ký ức, ngăn ngừa lãng quên, gợi lại ký ức về một bi kịch đã bị che dấu hoặc không thừa nhận trong nhiều năm, và bằng cách trả lại nó chỗ đứng trong lương tâm loài người, chúng ta có thể đáp ứng nghĩa vụ ghi nhớ."
Ông nói thêm, bằng việc tưởng nhớ các sự kiện đau thương, Liên Hiệp Quốc muốn bày tỏ tình đoàn kết và cam kết hướng tới những người chưa được hưởng các quyền căn bản.
Bà Beth Herzfeld của tổ chức Anti-Slavery International nói với đài BBC rằng việc buôn nô lệ không thể bị lãng quên và rằng tệ nạn này còn tồn tại ở đa số quốc gia, khi trên thực tế, có những người nằm trong tay sở hữu của người khác.
Những hình thức lạm dụng mới đã xuất hiện gần đây, như việc buôn lậu phụ nữ và bé gái để phục vụ mục đích tình dục tại châu Âu.(BBC)