(Radio Veritas Asia 6/01/2004) (viết theo bản tin của UCAN UZ5301.1268 24/12/2003) - Quí thính giả, các bạn thân mến. Uzbekistan là một trong số các quốc gia trên thế giới còn áp dụng án tử hình, không những thế chính phủ nước này còn bị cáo buộc là không tôn trọng nhân quyền của những tử tội, ngay cả quyền được thăm viếng của người thân trong gia đình hoặc của các vị tuyên úy nhà tù.
Tamara Chikunova là một bà mẹ có người con bị hành quyết trong một ngày vào tháng 7 năm 2000, đúng ngày bà đến nhà tù để thăm viếng con của mình. Cho đến giờ bà cũng không biết thi thể của con mình được chôn cất ở đâu. Sau khi nhận tin con mình đã bị hành quyết mà xác cũng không được trả lại cho gia đình, bà Chikunova đến yêu cầu một linh mục chính thống giáo Nga cử hành lễ tang cho con của mình và lập một ngôi mộ trống bên cạnh mộ của chồng bà.
Sau biến cố đau thương này, bà Chikunova đã đứng ra thành lập một tổ chức có tên là "Các Bà Mẹ Chống Án Tử Hình và Tra Tấn". Mục đích của bà là vận động với chính quyền Uzbekistan và các tổ chức nhân quyền quốc tế xin hoãn thi hành án tử hình tại Uzbekistan. Tuy nhiên sau hai lần nộp đơn, chính quyền Uzbekistan vẫn chưa cấp giấy phép để tổ chức do bà thành lập có thể chính thức hoạt động. Cho đến giờ, các bà mẹ tham gia tổ chức vừa nói vẫn tiếp tục nỗ lực thiết lập mạng lưới liên lạc với các nhóm bảo vệ nhân quyền và các thân nhân để vận động cho quyền của các tử tội tại Uzbekistan được tôn trọng.
Bà Chikunova cho biết, thường khi thì thân nhân của những tử tội bị hành quyết không được thông báo nơi xác của tử tội được chôn cất, và trong trường hợp của bà, ngay cả ngày giờ con bà bị hành quyết cũng không được thông báo trước. Ðôi khi gia đình của các tử tội cũng không biết là người thân của mình còn sống hay đã chết. Chính cá nhân các tử tội cũng không biết khi nào họ sẽ bị tử hình; và đặc ân được ra ngoài đi bộ cũng có thể là những bước cuối cùng của họ trong cuộc đời. Giới thẩm quyền nhà tù cũng không cho phép các vị tuyên úy tôn giáo đến thăm các tử tội chờ ngày bị hành quyết, họ cũng không được phép nhận bất cứ một tài liệu tôn giáo nào để làm phương tiện an ủi tinh thần. Bà Chikunova đã trưng dẫn nhiều trường hợp để hậu thuẫn lời cáo buộc của bà, trong đó có trường hợp của con trai bà và một tử tội khác tên là Yevgeni Gugnin. Ðược biết anh Yevgeni Gugnin đã xin phép nhà tù cho anh được gặp một tuyên úy, nhưng anh không được toại nguyện. Linh mục Nikolay Ribchinsky của chính thống giáo Nga cho hãng thông tấn UCAN biết là dù các vị tuyên úy rất muốn thăm viếng và an ủi các tử tội, nhưng họ cũng đành bó tay vì không có giấy phép của giới thẩm quyền.
Thuật lại những hoạt động của tổ chức "Các Bà Mẹ Chống Án Tử Hình và Tra Tấn", bà Chikunova cho biết thêm là tổ chức do bà thành lập thường xuyên gặp khó khăn với chính quyền Uzbekistan trong chiến dịch vận động xin hoãn thi hành án tử hình. Các bà mẹ thành viên trong tổ chức luôn bị công an sách nhiễu, bị cáo buộc là khủng bố và hành nghề mãi dâm. Ðầu tháng 12 năm 2003, tổ chức này dự tính tổ chức một hội nghị tại thủ đô Tashkent để nói lên hoàn cảnh khó khăn của các tử tội tại Uzbekistan. Ðại diện các tòa đại sứ nước người, các tổ chức nhân quyền, Giáo hội Chính thống và Công giáo, Hồi giáo, và báo chí đều được mời tham dự. Tối cao pháp viện và văn phòng công tố viên của chính phủ cũng đồng ý gửi đại diện đến dự. Tuy nhiên, vào giờ chót, chính phủ đã cấm không cho hội nghị này được tiến hành viện lẽ là tổ chức của bà Chikunova không có giấy phép đăng ký. Với quyết tâm, bà Chikunova vẫn tiến hành buổi họp ngay tại nhà trọ của bà. Trong dịp này bà đã cho các ký giả coi hình của 6 tử tội đang chờ ngày bị hành quyết và đưa ra lời kêu gọi xin tổng thống Uzbekistan hãy ân xá cho các tử tội.
Uzbekistan là quốc gia có 25 triệu dân, 88% trong số này theo đạo Hồi. Tín hữu chính thống giáo chiếm khoảng 8%. Chính phủ nước này không công bố thống kê chính thức, vì thế rất khó để biết con số chính xác có bao nhiêu người bị tử hình trong một năm. Theo ước tính của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, mỗi năm tại Uzbekistan có từ 100 đến 200 tử tội bị hành quyết. Chiếu theo luật hình sự của Uzbekistan thì những người bị kết tội khủng bố, diệt chủng, phản quốc, giết người, sẽ lãnh án tử hình. Trong quá trình 3 năm hoạt động, tổ chức của bà Chikunova đã vận động sự can thiệp của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cứu được 13 tử tội khỏi bị tử hình, tuy nhiên có 22 tử tội khác không được may mắn cứu mạng.
Qua vận động của tổ chức "Các Bà Mẹ Chống Án Tử Hình và Tra Tấn" cũng như của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, việc hoãn án tử hình sẽ nằm trong chương trình nghị sự để thảo luận tại quốc hội Uzbekistan trong năm 2004. Chính phủ Uzbekistan cũng đang cứu xét thay đổi chính sách cho phép các tử tội được lãnh nhận nghi thức cuối cùng theo đạo của họ, trước giờ bị hành quyết, cũng như trao xác của các tử tội lại cho thân nhân chôn cất.
Tamara Chikunova là một bà mẹ có người con bị hành quyết trong một ngày vào tháng 7 năm 2000, đúng ngày bà đến nhà tù để thăm viếng con của mình. Cho đến giờ bà cũng không biết thi thể của con mình được chôn cất ở đâu. Sau khi nhận tin con mình đã bị hành quyết mà xác cũng không được trả lại cho gia đình, bà Chikunova đến yêu cầu một linh mục chính thống giáo Nga cử hành lễ tang cho con của mình và lập một ngôi mộ trống bên cạnh mộ của chồng bà.
Sau biến cố đau thương này, bà Chikunova đã đứng ra thành lập một tổ chức có tên là "Các Bà Mẹ Chống Án Tử Hình và Tra Tấn". Mục đích của bà là vận động với chính quyền Uzbekistan và các tổ chức nhân quyền quốc tế xin hoãn thi hành án tử hình tại Uzbekistan. Tuy nhiên sau hai lần nộp đơn, chính quyền Uzbekistan vẫn chưa cấp giấy phép để tổ chức do bà thành lập có thể chính thức hoạt động. Cho đến giờ, các bà mẹ tham gia tổ chức vừa nói vẫn tiếp tục nỗ lực thiết lập mạng lưới liên lạc với các nhóm bảo vệ nhân quyền và các thân nhân để vận động cho quyền của các tử tội tại Uzbekistan được tôn trọng.
Bà Chikunova cho biết, thường khi thì thân nhân của những tử tội bị hành quyết không được thông báo nơi xác của tử tội được chôn cất, và trong trường hợp của bà, ngay cả ngày giờ con bà bị hành quyết cũng không được thông báo trước. Ðôi khi gia đình của các tử tội cũng không biết là người thân của mình còn sống hay đã chết. Chính cá nhân các tử tội cũng không biết khi nào họ sẽ bị tử hình; và đặc ân được ra ngoài đi bộ cũng có thể là những bước cuối cùng của họ trong cuộc đời. Giới thẩm quyền nhà tù cũng không cho phép các vị tuyên úy tôn giáo đến thăm các tử tội chờ ngày bị hành quyết, họ cũng không được phép nhận bất cứ một tài liệu tôn giáo nào để làm phương tiện an ủi tinh thần. Bà Chikunova đã trưng dẫn nhiều trường hợp để hậu thuẫn lời cáo buộc của bà, trong đó có trường hợp của con trai bà và một tử tội khác tên là Yevgeni Gugnin. Ðược biết anh Yevgeni Gugnin đã xin phép nhà tù cho anh được gặp một tuyên úy, nhưng anh không được toại nguyện. Linh mục Nikolay Ribchinsky của chính thống giáo Nga cho hãng thông tấn UCAN biết là dù các vị tuyên úy rất muốn thăm viếng và an ủi các tử tội, nhưng họ cũng đành bó tay vì không có giấy phép của giới thẩm quyền.
Thuật lại những hoạt động của tổ chức "Các Bà Mẹ Chống Án Tử Hình và Tra Tấn", bà Chikunova cho biết thêm là tổ chức do bà thành lập thường xuyên gặp khó khăn với chính quyền Uzbekistan trong chiến dịch vận động xin hoãn thi hành án tử hình. Các bà mẹ thành viên trong tổ chức luôn bị công an sách nhiễu, bị cáo buộc là khủng bố và hành nghề mãi dâm. Ðầu tháng 12 năm 2003, tổ chức này dự tính tổ chức một hội nghị tại thủ đô Tashkent để nói lên hoàn cảnh khó khăn của các tử tội tại Uzbekistan. Ðại diện các tòa đại sứ nước người, các tổ chức nhân quyền, Giáo hội Chính thống và Công giáo, Hồi giáo, và báo chí đều được mời tham dự. Tối cao pháp viện và văn phòng công tố viên của chính phủ cũng đồng ý gửi đại diện đến dự. Tuy nhiên, vào giờ chót, chính phủ đã cấm không cho hội nghị này được tiến hành viện lẽ là tổ chức của bà Chikunova không có giấy phép đăng ký. Với quyết tâm, bà Chikunova vẫn tiến hành buổi họp ngay tại nhà trọ của bà. Trong dịp này bà đã cho các ký giả coi hình của 6 tử tội đang chờ ngày bị hành quyết và đưa ra lời kêu gọi xin tổng thống Uzbekistan hãy ân xá cho các tử tội.
Uzbekistan là quốc gia có 25 triệu dân, 88% trong số này theo đạo Hồi. Tín hữu chính thống giáo chiếm khoảng 8%. Chính phủ nước này không công bố thống kê chính thức, vì thế rất khó để biết con số chính xác có bao nhiêu người bị tử hình trong một năm. Theo ước tính của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, mỗi năm tại Uzbekistan có từ 100 đến 200 tử tội bị hành quyết. Chiếu theo luật hình sự của Uzbekistan thì những người bị kết tội khủng bố, diệt chủng, phản quốc, giết người, sẽ lãnh án tử hình. Trong quá trình 3 năm hoạt động, tổ chức của bà Chikunova đã vận động sự can thiệp của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cứu được 13 tử tội khỏi bị tử hình, tuy nhiên có 22 tử tội khác không được may mắn cứu mạng.
Qua vận động của tổ chức "Các Bà Mẹ Chống Án Tử Hình và Tra Tấn" cũng như của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, việc hoãn án tử hình sẽ nằm trong chương trình nghị sự để thảo luận tại quốc hội Uzbekistan trong năm 2004. Chính phủ Uzbekistan cũng đang cứu xét thay đổi chính sách cho phép các tử tội được lãnh nhận nghi thức cuối cùng theo đạo của họ, trước giờ bị hành quyết, cũng như trao xác của các tử tội lại cho thân nhân chôn cất.