Tính đa nguyên ngày nay khiến bất cứ động thái nào của Tòa Thánh nói chung và của Đức Phanxicô nói riêng cũng thu hút được những phản ứng khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Quyết định gần đây sửa lại nội dung đoạn 2267 trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng không tránh khỏi ý kiến khác nhau này.
Người ủng hộ
Theo Catholic News Service (3 tháng 8), những người chống đối án tử hình hết lòng ca ngợi việc duyệt lại Sách Giáo Lý của Đức Phanxicô. Nữ tu Helen Prejean, Dòng Thánh Giuse ở Medaville, người từ lâu vốn chống án tử hình, phát biểu rằng “tôi hết sức hân hoan và hết lòng cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trám lỗ hổng còn lại cuối cùng trong giáo huấn xã hội Công Giáo về án tử hình”.
Krisanne Vaillancourt Murphy, giám đốc điều hành Hệ Thống Vận Động Công Giáo ở Washington, một nhóm chuyên vận động cho việc chấm dứt án tử hình, gọi tin tức này là “giờ phút chủ yếu về giáo huấn đối với Giáo Hội Công Giáo". Cả hai nhân vật này cùng nhấn mạnh đến tính rõ ràng trong lời công bố của Đức Phanxicô. Nữ tu Prejean cho rằng Giáo Hội Công Giáo “vốn chống đối án tử hình từ lâu, nhưng cho tới lúc này, ngôn từ sử dụng để nói đến vấn đề này luôn lưỡng nghĩa” khiến nhiều người vẫn có cớ để nói “việc xử tử là việc hợp luân”.
Với bà, ngôn từ mới của Sách Giáo Lý hết sức minh bạch, rõ ràng tuyên bố rằng án tử hình “tấn công tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người”. Tuyệt đối không có ngoại lệ.
Vaillancourt Murphy thì cho hay các vị giám mục Công Giáo tại quốc gia nào vẫn duy trì án tử hình phải vận động để chấm dứt nó. Bà cho rằng việc duyệt xét sách giáo lý “làm sáng tỏ thêm bất cứ sự mơ hồ còn tồn đọng nào về giáo huấn của Giáo Hội chống lại án tử hình và củng cố quyết tâm hoàn cầu trong việc chấm dứt thực hành này”.
Nữ Tu Prajean, tác giả cuốn sách đã thành truyện phim Dead Man Walking, cho rằng giáo huấn của Đức Phanxicô xây dựng trên giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, người từng nói đến phẩm giá kẻ phạm tội và mô tả việc xử tử là dã man và không cần thiết. Theo bà, “khởi điểm luân lý của vấn đề này trong ngữ cảnh Công Giáo là vấn đề tự vệ và phẩm giá không thể bị vi phạm của mọi con người nhân bản”. Bà nhấn mạnh “không có gì đáng kính trong việc biến một con người thành không tự vệ, cột họ vào chiếc băng ca và giết họ”.
Nay, theo bà, “các kiến tạo địa tầng học (tectonic plates) luân lý đã chuyển biến...Chính bản chất của hành vi xử tử một con người không còn được biện minh nữa”.
Nữ tu cho rằng, tuy nhiên, đây vẫn chỉ là vấn đề ngôn từ. Nó phải được tiếp diễn bằng hành động. “Đã đến lúc vĩnh viễn bãi bỏ việc giết người được nhà nước bảo trợ”.
Về vấn đề trên, Vaillancourt Murphy cho hay riêng tại Hoa Kỳ, 31 tiểu bang vẫn còn án tử hình. Hơn 2,800 người đang chờ bị xử tử và trong các tháng còn lại của năm 2018, sẽ có 14 vụ hành quyết nữa. Theo bà, “Án tử hình vĩnh viễn hóa vòng bạo lực và nhắm một cách bất tương xứng vào các phần dân số vốn bị cho ra rìa, nhất là ngưới da mầu, những người sống trong nghèo khó và bệnh tâm thần”.
Cho phép sự thật của đức tin giải đáp các vấn nạn của mọi thế hệ
Trong số những người hết lòng ca ngợi, dĩ nhiên có vị Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella. Trong một bài báo đăng ngày 3 tháng Tám trên tờ L’Osservatore Romano, vị này nhận định rằng gìn giữ kho tàng đức tin không có nghĩa là ướp xác nó mà là làm cho nó phù hợp hơn với bản chất của nó và cho phép sự thật của đức tin có khả năng giải đáp các nan đề của mọi thế hệ.
Đức Đức Tổng Giám Mục cho rằng truyền thống Công Giáo liên tục nhấn mạnh đến việc giúp mọi người cơ hội trở lại, thống hối, và bắt đầu cuộc sống mới. “Chủ trương ân xá và cứu chuộc là thách đố mà Giáo Hội vốn được kêu gọi thực hiện như một cam kết đối với tân phúc âm hóa”.
Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp
Tuy nhiên, tác giả Ed Condon, trong bài “Pope Francis and the death penalty: a change in doctrine or circumstances?”, cho hay: một số nhà thần học lên tiếng về một số câu hỏi chưa được giải đáp liên quan đến ý nghĩa thực sự trong thay đổi của Đức Phanxicô về án tử hình.
Họ nêu câu hỏi phải chăng, như lời Đức Hồng Y Ladaria nhận định, các thay đổi của Đức Phanxicô là ‘một khai triển tín lý” trong liên tục tính với giáo huấn quá khứ, hay Giáo Hội đã thay đổi trong yếu tính tâm tư mình đối với án tử hình.
Cha Thomas Petri, O.P., một nhà thần học luân lý và là Phó Chủ Tịch và Khoa Trưởng Giáo Hoàng Phân Khoa Vô Nhiễm thuộc Viện Nghiên Cứu Đa Minh ở Washington, D.C., cho rằng “đây thực sự là lần thứ hai đoạn đặc thù này đã được tái duyệt trong Sách Giáo Lý. Lần đầu là năm 1997, khi ấn bản thứ hai Sách Giáo Lý được tái duyệt, cho phù hợp với giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Evangelium vitae (Tin Mừng Sự Sống)”.
Cha Petri cho rằng quả thực các vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đều kết án thực hành tử hình ở Tây Phương. Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II đã đưa vào Sách Giáo Lý một phán đoán dựa vào khôn ngoan thực tiễn (prudential judgment) với một minh xác cho rằng các hoàn cảnh cho phép án tử hình rất hiếm nếu không muốn nói là không có.
Cha cho rằng trong sự thay đổi lần này, Đức Phanxicô đã “tuyệt đối hóa hơn nữa kết luận mục vụ của Đức Gioan Phaolô II”. Tuy nhiên, chìa khóa để hiểu giáo huấn của Giáo Hội về án tử hình là các mục đích bổ túc cho nhau của hình phạt hợp pháp; công lý phục hồi hay trừng phạt đối với phạm nhân, và việc bảo vệ xã hội chống lại các vi phạm trong tương lai. Theo cha, với các thay đổi vừa rồi, nhiều người thắc mắc không biết các mục đích này sẽ tương tác ra sao.
Một số nhà thần học lý luận rằng nhu cầu áp đặt một hình phạt công bình lên những người phạm các tội ác rất trầm trọng là lý do đủ đối với án tử hình; họ cho rằng trong quá khứ, Giáo Hội vốn minh nhiên ủng hộ ý tưởng này.
Tiến sĩ Kevin Miller, Phụ Tá Giáo Sư Thần Học tại Đại Học Dòng Phanxicô ở Steubenville, Ohio, cho hay cuộc tranh luận không mới mẻ gì, nó đã có từ lâu, nhưng căn cứ vào Thánh Kinh và Huấn Quyền, khó có một quyết định dứt khoát về vấn đề này.
Nhưng xem ra, quyết định của Đức Phanxicô có tính dứt khoát. Ít nhất thì đây là nhận định của Tiến Sĩ Edward Feser ngày 3 tháng Tám trên tờ First Things.Tác giả này viết “Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn Sách Giáo Lý dạy rằng hình phạt tử hình không bao giờ nên được sử dụng (chứ không phải “rất hiếm” được sử dụng), và ngài biện minh sự thay đổi này không dựa trên các cơ sở khôn ngoan thực tế, mà “để phản ảnh tốt hơn việc khải triển tín lý liên quan đếm điểm này”.
Cha Petri cho rằng chủ trương trên gây rắc rối trong tình thế hiện nay. Cha nói “Việc dẫn nhập ý niệm khai triển tín lý hơi làm mờ nhạt sự việc, vì không rõ lắm tín lý nào được khai triển. Phải chăng là tín lý về việc trừng phạt công bằng và sự kiện mục đính đệ nhất đẳng của trừng phạt là sửa sai để phục vụ ích chung? Điều này vẫn còn được nhấn mạnh trong đoạn trước của Sách Giáo Lý, tức số 2266. Hay là học lý về thẩm quyền nhà nước trong việc bảo vệ ích chung và các công dân của mình là điều được khai triển?”
Cha Petri nghĩ rằng thay vì thay đổi một giáo huấn đặc thù của Giáo Hội, Đức Phanxicô chỉ sắp xếp lại các giáo huấn vốn bổ túc cho nhau. Cha nói: “Tôi dám nói rằng điều diễn ra ở đây là sự cân bằng khác trong mối liên hệ của các tín lý chứ không hẳn khai triển tín lý: tín lý về thẩm quyền nhà nước, tín lý về trừng phạt, tín lý về phẩm giá con người và tín lý về lòng thương xót... Trong mối liên hệ này, Đức Phanxicô đặt lòng thương xót và nhẫn nại thành nguyên tắc điều hướng.
Tiến sĩ Miller đồng ý như thế. Ông cho rằng Đức Phanxicô không luôn luôn phát biểu các giáo huấn của ngài một cách minh bạch hoàn toàn như một nhà thần học khoa bảng. “Ít nhất thì điều này cũng tạo nên các tình huống dễ giải thích sai, điều mà chúng ta đang thấy ở đây. Sự mơ hồ này không cần thiết, và gây hại cho người thiện chí”.
Cả tiến sĩ Miller lẫn Cha Petri đều cho rằng tài liệu mới không coi án tử hình là “điều tuyệt đối sai”. So với các tuyên bố bộc phát năm ngoái, thì ngôn từ của Đức Phanxicô lúc này nghiêng nhiều về phiá phán đoán khôn ngoan thực tế cho rằng án tử hình không còn cần thiết nữa nên “không thể chấp nhận được”, dù nhiều điều cần phải làm để có thể cho rằng người Công Giáo vẫn phải thi hành phán đoán này trong các hoàn cảnh chuyên biệt.
Về nhận định trên, Cha Petri cho rằng “không có điều gì trong cách phát biểu mới đối với đoạn 2267 cho thấy án tử hình là điều xấu từ trong nội tại. Thực thế, không điều gì hàm ý điều đó vì nó mâu thuẫn với giáo huấn không thay đổi của Giáo Hội”.
Nhưng theo Edward Feser, nói rằng án tử hình trái với “tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người” là ngầm chứng tỏ rằng thực hành này, từ trong nội tại, mâu thuẫn với luật tự nhiên. Và nói, như Đức Phanxicô, rằng “ánh sáng Tin Mừng” loại bỏ án tử hình là có ý nói rằng nó mâu thuẫn từ trong nội tại với nền luân lý Kitô Giáo”.
Cha Petri cũng cho rằng tại phần lớn các nước, án tử hình có thể không cần thiết trong việc bảo vệ xã hội, nhưng điều này không đúng một cách phổ quát. Cho nên, cách phát biểu nó cần phản ảnh điều này.
Chính lá thư của Đức Hồng Y Ladaria cũng hàm nghĩa điều trên khi cho rằng việc loại bỏ án tử hình tùy thuộc các thay đổi trong hoàn cảnh xã hội.
Lá thư viết: “Việc diễn đạt mới đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo muốn tạo sinh lực cho một phong trào cương quyết dấn thân ủng hộ não trạng biết nhìn nhận phẩm giá của mọi sự sống nhân bản và, trong đối thoại tương kính với các nhà cầm quyền dân sự, cương quyết khuyến khích việc tạo ra các điều kiện làm dễ việc loại bỏ án tử hình ở những nơi nó vẫn còn hiệu lực”.
Hoàn cảnh thay đổi
Đức Ông Charles Pope của Tổng Giáo Phận Washington D.C. cũng tin: đây không hẳn là một thay đổi về tín lý, mà chỉ là một thay đổi về hoàn cảnh: hoàn cảnh ngày xưa biện minh cho án tử hình, hoàn cảnh hiện nay cho thấy án tử hình không cần thiết nữa. Lời lẽ mới không hàm nghĩa một thay đổi về tín lý, không nói tín lý trước đây là sai lầm. Nhưng còn hạn từ “không thể chấp nhận được” áp dụng vào án tử hình thì sao? Há nó không có nghĩa: án tử hình xấu trong nội tại hay sao? Đức Ông Pope cho rằng không hẳn thế, “không thể chấp nhận được” phải được đọc trong đồng văn “vì hoàn cảnh đã thay đổi” chứ không phải “vì nó xấu trong nội tại” là điều định nghĩa mới không minh nhiên quả quyết.
Tín lý truyền thống: Án tử hình không sai trong nguyên tắc nhưng không cần thiết
Patrick Lee, giáo sư đạo đức sinh học tại Đại Học Phanxicô ở Steubenville, thì cho rằng cả hai phản ứng bảo thủ và cấp tiến trước việc thay đổi Sách Giáo Lý về án tử hình để nói rằng án này “không thể chấp nhận được” đều sai. Phe bảo thủ cho rằng việc thay đồi này chỉ gây thêm hỗn độn, mù mờ. Phe cấp tiến thì coi đây là bước đầu sẽ dẫn tới các thay đổi khác như ly dị và đạo đức tính dục.
Thực ra, việc thay đổi chỉ đảo ngược các giáo huấn không có tính định tín (nondefinitive) trước đây mà thôi. Trong khi các thay đổi về ly dị và luân lý tính dục có tính định tín. Thực vậy, có hai thứ giáo huấn Công Giáo, một thứ được định tín (defined) và được giảng dậy một định tín (definitively), một thứ không được giảng dậy một cách phổ quát hay một cách định tín. Thứ đầu không thể thay đổi; thứ sau có thể thay đổi. Thứ đầu được Giáo Hội như một toàn thể, Nhiệm Thể Chúa Kitô, giảng dậy và do đó, không sai lầm; thứ sau được các cá nhân giảng dậy bên trong Giáo Hội, nhưng không phải Giáo Hội như một toàn thể. Thí dụ cho thứ đầu là các tín điều như Thiên Chúa Ba Ngôi, Phép Thánh Thể. Thí dụ cho thứ sau là các giáo huấn về đạo đức sinh học như thụ thai trong ống nghiệm...
Giáo huấn của một số vị giáo hoàng quả thực đã thay đổi, như một số giáo huấn về tự do tôn giáo (Hai Đức Piô IX và Lêô XIII cho rằng một nhà nước Công Giáo có quyền ngăn cấm việc phổ biến các niềm tin sai lạc; Vatican II đã đảo ngược giáo huấn này) và về chiến tranh chính nghĩa (các vị giáo hoàng thế kỷ 20 giới hạn chính nghĩa vào chuyện phòng ngự mà thôi, loại bỏ chiến tranh báo thù [retributive war]).
Trong khi sự thay đổi hiện nay rút tỉa từ giáo huấn mặc nhiên trước đây. Đức Gioan Phaolô II từng dạy trong Tin Mừng Sự Sống rằng “ngay kẻ sát nhân cũng không đánh mất phẩm giá bản thân của họ, và Thiên Chúa đoan hứa bảo đảm phẩm giá này” (9).
Điều trên xem ra mâu thuẫn với luận điểm của Thánh Tôma Aquinô, vị thánh vốn cho rằng bạn có thể hy sinh một phần thân thể cho lợi ích của toàn thể thân thể (cắt bỏ chẳng hạn) thế nào, thì bạn cũng có thể hy sinh một phạm nhân cho lợi ích của toàn thể cộng đồng như thế, vì mỗi người đều là một phần của toàn thể cộng đồng.
Tuy nhiên, người ta không phải chỉ là một phần của nhà nước, mà là sự thiện ngay trong chính họ. Bởi thế, chính Thánh Tôma đã đặt cho ngài luận bác sau đây: giết một chủ thể có nhân phẩm, tự nó, là điều xấu, xấu trong nội tại, do đó, giết một phạm nhân là điều sai về luân lý, vì mục đích không biện minh được phương tiện và phạm nhân là chủ thể có nhân phẩm.
Rồi chính Thánh Tôma đã trả lời luận bác trên: ngài không nói mục đích biện minh cho phương tiện, nhưng cho rằng phạm nhân đã đánh mất nhân phẩm vì gốc rễ của nhân phẩm là lý trí và phạm nhân đã đi trệch ra ngoài trật tự của lý trí và rơi xuống hàng thú vật.
Như thế việc thay đổi lần này quả minh nhiên mâu thuẫn với luận điểm của Thánh Tôma. Tuy nhiên luận bác của Thánh Tôma phần nào cho thấy điểm khó khăn của án tử hình, nhất là trong bối cảnh ngày nay, khi nhân phẩm được nhìn cách khác, tích cực hơn.
Thực ra, phạm nhân có thực sự mất hết nhân phẩm không? Ngay thời Thánh Tôma, ta vẫn gửi một linh mục đến với phạm nhân nếu được yêu cầu và ta vẫn chủ trương không được hành hạ, tra tấn phạm nhân. Nếu họ mất nhân phẩm, sao lại có hai biện pháp này?
Đàng khác, nếu được phép giết phạm nhân, thì tại sao lại không được hành hạ, tra tấn họ, vì dù sao, tra tấn vẫn nhẹ hơn giết người? Về khía cạnh này, cần nhớ: Vatican II liệt kê tra tấn vào loại xấu từ trong nội tại!
Bỏ ra ngoài các luận điểm trên, dựa vào Tin Mừng thì khó mà giết người được: yêu người như yêu chính mình. Yêu người là muốn điều thực sự tốt cho người. Điều thực sự tốt cho 1 người chắc chắn là mạng sống họ. Thành thử khi cho rằng án tử hình là điều không thể chấp nhận được, Đức Phanxicô chỉ tái khẳng định chủ trương cốt lõi của Tin Mừng.
Đi ngược Thánh Kinh và Huấn Quyền
Tuy nhiên, ngày 15 tháng 8 vừa qua, tạp chí First Things (www.firstthings.com) có đăng tải Lời Kêu Gọi Các Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo do 45 nhà trí thức Công Giáo soạn thảo trong đó, nhiều vị là giáo sư luật tại các đại học.
Họ cho rằng sự sửa đổi lần này bị nhiều người, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, hiểu như một giáo huấn nhằm dạy rằng án tử hình là vô luân từ trong nội tại và do đó luôn luôn không được phép (illicit), cả trong nguyên tắc.
Họ quả quyết rằng không ai trong số họ ủng hộ việc sử dụng án tử hình, nhưng dạy như trên là mâu thuẫn với Thánh Kinh (Sáng Thế 9:6). Án tử hình cũng là giáo huấn nhất quán của huấn quyền cả hai thiên niên kỷ qua.
Họ gọi tình huống do việc sửa đổi này tạo ra là một “tình huống gây gương mù” (a scandalous situation) vì tạo ra “mơ hồ hỗn độn lớn lao cho Giáo Hội”. Nên họ kêu gọi “các vị Hồng Y cố vấn để Đức Thánh Cha... kết liễu gương mù này, rút lại đoạn Sách Giáo Lý này và giảng dạy lời Chúa một cách không thay đổi”.
Sách Giáo Lý không vô ngộ
Dan Hitchens thì cho rằng việc sửa đổi không thay đổi bất cứ giáo huấn nào, nhưng nó tạo ra mơ hồ và lo âu. Đây chỉ là một hướng dẫn thực tế, chứ không phải là một tuyên bố tín lý. Chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Giáo Lý Đức Tin, lúc Sách Giáo Lý được ban hành, từng cho rằng có “sự đa dạng chính đáng về ý kiến ngay nơi người Công Giáo” đối với việc các nhà nước hiện đại sử dụng án tử hình.
Tuyên bố mới cho rằng án tử hình là điều “không thể chấp nhận được” gây mơ hồ hỗn độn, vì hạn từ này tối nghĩa, không chuyên môn. Nó có thể chỉ có nghĩa “không thể chấp nhận trong các xã hội ngày nay, trong cách nhìn của Đức Giáo Hoàng”. Và không thiếu người cho nó có nghĩa: án tử hình luôn luôn và tự động vô luân, giống như trợ tử và ngoại tình. Và điều này khiến nhiều người Công Giáo hoang mang cho rằng cứ đà này, thì “tín lý” nào cũng có thể bị sửa đổi. Matthew Walther, một bỉnh bút của tờ The Week và cộng tác viên của tờ Catholic Herald, trước đây vốn ca ngợi Đức Phanxicô là “vị mục tử tốt lành và đạo hạnh của các linh hồn”, nhưng khi nghe sự sửa đồi này đã cho rằng “hôm nay, ngài phá hoại đức tin của tôi”.
Dan Hitchens nhận định rằng “người ta không nên quá lo lắng vì chuyện này. Sách Giáo Lý không vô ngộ, dù một số nội dung của nó quả có vô ngộ. Như Đức Hồng Y Ratzinger từng viết trong lời dẫn nhập Sách ‘các tín lý cá thể được Sách Giáo Lý trình bầy không nhận được bất cứ sức nặng nào khác hơn là sức nặng nó vốn có’. Cũng thế, một ý kiến sai vẫn là một ý kiến sai dù bạn có thể viết “(Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo số 2267)” sau nó.
Vâng nghe hay cung kính lưu ý
Nếu thế, tín hữu nên vâng nghe hay chỉ cần cung kính lưu ý? Linh mục Jeffrey F. Kirby, trên tờ Crux cho rằng nếu coi đây chỉ là một trong những phán đoán khôn ngoan (prudential judgment) hay áp dụng giáo huấn, thì chỉ cần cung kính lưu ý, giống như các phán đoán về nạn nô lệ, cho vay nặng lãi, ngừa thai nhân tạo...
Nhưng theo Cha Kirby, sửa đổi này được coi là một khai triển tín lý, và khi nó được đặt trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, thì nó trở thành giáo huấn của huấn quyền thông thường, đòi nơi tín hữu sự nhất trí và nhất chí tôn giáo (religious assent of intellect and will). Chứ không thể chỉ là cung kính lưu ý như đối với một phán đoán khôn ngoan.
Người ủng hộ
Theo Catholic News Service (3 tháng 8), những người chống đối án tử hình hết lòng ca ngợi việc duyệt lại Sách Giáo Lý của Đức Phanxicô. Nữ tu Helen Prejean, Dòng Thánh Giuse ở Medaville, người từ lâu vốn chống án tử hình, phát biểu rằng “tôi hết sức hân hoan và hết lòng cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trám lỗ hổng còn lại cuối cùng trong giáo huấn xã hội Công Giáo về án tử hình”.
Krisanne Vaillancourt Murphy, giám đốc điều hành Hệ Thống Vận Động Công Giáo ở Washington, một nhóm chuyên vận động cho việc chấm dứt án tử hình, gọi tin tức này là “giờ phút chủ yếu về giáo huấn đối với Giáo Hội Công Giáo". Cả hai nhân vật này cùng nhấn mạnh đến tính rõ ràng trong lời công bố của Đức Phanxicô. Nữ tu Prejean cho rằng Giáo Hội Công Giáo “vốn chống đối án tử hình từ lâu, nhưng cho tới lúc này, ngôn từ sử dụng để nói đến vấn đề này luôn lưỡng nghĩa” khiến nhiều người vẫn có cớ để nói “việc xử tử là việc hợp luân”.
Với bà, ngôn từ mới của Sách Giáo Lý hết sức minh bạch, rõ ràng tuyên bố rằng án tử hình “tấn công tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người”. Tuyệt đối không có ngoại lệ.
Vaillancourt Murphy thì cho hay các vị giám mục Công Giáo tại quốc gia nào vẫn duy trì án tử hình phải vận động để chấm dứt nó. Bà cho rằng việc duyệt xét sách giáo lý “làm sáng tỏ thêm bất cứ sự mơ hồ còn tồn đọng nào về giáo huấn của Giáo Hội chống lại án tử hình và củng cố quyết tâm hoàn cầu trong việc chấm dứt thực hành này”.
Nữ Tu Prajean, tác giả cuốn sách đã thành truyện phim Dead Man Walking, cho rằng giáo huấn của Đức Phanxicô xây dựng trên giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II, người từng nói đến phẩm giá kẻ phạm tội và mô tả việc xử tử là dã man và không cần thiết. Theo bà, “khởi điểm luân lý của vấn đề này trong ngữ cảnh Công Giáo là vấn đề tự vệ và phẩm giá không thể bị vi phạm của mọi con người nhân bản”. Bà nhấn mạnh “không có gì đáng kính trong việc biến một con người thành không tự vệ, cột họ vào chiếc băng ca và giết họ”.
Nay, theo bà, “các kiến tạo địa tầng học (tectonic plates) luân lý đã chuyển biến...Chính bản chất của hành vi xử tử một con người không còn được biện minh nữa”.
Nữ tu cho rằng, tuy nhiên, đây vẫn chỉ là vấn đề ngôn từ. Nó phải được tiếp diễn bằng hành động. “Đã đến lúc vĩnh viễn bãi bỏ việc giết người được nhà nước bảo trợ”.
Về vấn đề trên, Vaillancourt Murphy cho hay riêng tại Hoa Kỳ, 31 tiểu bang vẫn còn án tử hình. Hơn 2,800 người đang chờ bị xử tử và trong các tháng còn lại của năm 2018, sẽ có 14 vụ hành quyết nữa. Theo bà, “Án tử hình vĩnh viễn hóa vòng bạo lực và nhắm một cách bất tương xứng vào các phần dân số vốn bị cho ra rìa, nhất là ngưới da mầu, những người sống trong nghèo khó và bệnh tâm thần”.
Cho phép sự thật của đức tin giải đáp các vấn nạn của mọi thế hệ
Trong số những người hết lòng ca ngợi, dĩ nhiên có vị Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella. Trong một bài báo đăng ngày 3 tháng Tám trên tờ L’Osservatore Romano, vị này nhận định rằng gìn giữ kho tàng đức tin không có nghĩa là ướp xác nó mà là làm cho nó phù hợp hơn với bản chất của nó và cho phép sự thật của đức tin có khả năng giải đáp các nan đề của mọi thế hệ.
Đức Đức Tổng Giám Mục cho rằng truyền thống Công Giáo liên tục nhấn mạnh đến việc giúp mọi người cơ hội trở lại, thống hối, và bắt đầu cuộc sống mới. “Chủ trương ân xá và cứu chuộc là thách đố mà Giáo Hội vốn được kêu gọi thực hiện như một cam kết đối với tân phúc âm hóa”.
Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp
Tuy nhiên, tác giả Ed Condon, trong bài “Pope Francis and the death penalty: a change in doctrine or circumstances?”, cho hay: một số nhà thần học lên tiếng về một số câu hỏi chưa được giải đáp liên quan đến ý nghĩa thực sự trong thay đổi của Đức Phanxicô về án tử hình.
Họ nêu câu hỏi phải chăng, như lời Đức Hồng Y Ladaria nhận định, các thay đổi của Đức Phanxicô là ‘một khai triển tín lý” trong liên tục tính với giáo huấn quá khứ, hay Giáo Hội đã thay đổi trong yếu tính tâm tư mình đối với án tử hình.
Cha Thomas Petri, O.P., một nhà thần học luân lý và là Phó Chủ Tịch và Khoa Trưởng Giáo Hoàng Phân Khoa Vô Nhiễm thuộc Viện Nghiên Cứu Đa Minh ở Washington, D.C., cho rằng “đây thực sự là lần thứ hai đoạn đặc thù này đã được tái duyệt trong Sách Giáo Lý. Lần đầu là năm 1997, khi ấn bản thứ hai Sách Giáo Lý được tái duyệt, cho phù hợp với giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Evangelium vitae (Tin Mừng Sự Sống)”.
Cha Petri cho rằng quả thực các vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đều kết án thực hành tử hình ở Tây Phương. Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II đã đưa vào Sách Giáo Lý một phán đoán dựa vào khôn ngoan thực tiễn (prudential judgment) với một minh xác cho rằng các hoàn cảnh cho phép án tử hình rất hiếm nếu không muốn nói là không có.
Cha cho rằng trong sự thay đổi lần này, Đức Phanxicô đã “tuyệt đối hóa hơn nữa kết luận mục vụ của Đức Gioan Phaolô II”. Tuy nhiên, chìa khóa để hiểu giáo huấn của Giáo Hội về án tử hình là các mục đích bổ túc cho nhau của hình phạt hợp pháp; công lý phục hồi hay trừng phạt đối với phạm nhân, và việc bảo vệ xã hội chống lại các vi phạm trong tương lai. Theo cha, với các thay đổi vừa rồi, nhiều người thắc mắc không biết các mục đích này sẽ tương tác ra sao.
Một số nhà thần học lý luận rằng nhu cầu áp đặt một hình phạt công bình lên những người phạm các tội ác rất trầm trọng là lý do đủ đối với án tử hình; họ cho rằng trong quá khứ, Giáo Hội vốn minh nhiên ủng hộ ý tưởng này.
Tiến sĩ Kevin Miller, Phụ Tá Giáo Sư Thần Học tại Đại Học Dòng Phanxicô ở Steubenville, Ohio, cho hay cuộc tranh luận không mới mẻ gì, nó đã có từ lâu, nhưng căn cứ vào Thánh Kinh và Huấn Quyền, khó có một quyết định dứt khoát về vấn đề này.
Nhưng xem ra, quyết định của Đức Phanxicô có tính dứt khoát. Ít nhất thì đây là nhận định của Tiến Sĩ Edward Feser ngày 3 tháng Tám trên tờ First Things.Tác giả này viết “Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn Sách Giáo Lý dạy rằng hình phạt tử hình không bao giờ nên được sử dụng (chứ không phải “rất hiếm” được sử dụng), và ngài biện minh sự thay đổi này không dựa trên các cơ sở khôn ngoan thực tế, mà “để phản ảnh tốt hơn việc khải triển tín lý liên quan đếm điểm này”.
Cha Petri cho rằng chủ trương trên gây rắc rối trong tình thế hiện nay. Cha nói “Việc dẫn nhập ý niệm khai triển tín lý hơi làm mờ nhạt sự việc, vì không rõ lắm tín lý nào được khai triển. Phải chăng là tín lý về việc trừng phạt công bằng và sự kiện mục đính đệ nhất đẳng của trừng phạt là sửa sai để phục vụ ích chung? Điều này vẫn còn được nhấn mạnh trong đoạn trước của Sách Giáo Lý, tức số 2266. Hay là học lý về thẩm quyền nhà nước trong việc bảo vệ ích chung và các công dân của mình là điều được khai triển?”
Cha Petri nghĩ rằng thay vì thay đổi một giáo huấn đặc thù của Giáo Hội, Đức Phanxicô chỉ sắp xếp lại các giáo huấn vốn bổ túc cho nhau. Cha nói: “Tôi dám nói rằng điều diễn ra ở đây là sự cân bằng khác trong mối liên hệ của các tín lý chứ không hẳn khai triển tín lý: tín lý về thẩm quyền nhà nước, tín lý về trừng phạt, tín lý về phẩm giá con người và tín lý về lòng thương xót... Trong mối liên hệ này, Đức Phanxicô đặt lòng thương xót và nhẫn nại thành nguyên tắc điều hướng.
Tiến sĩ Miller đồng ý như thế. Ông cho rằng Đức Phanxicô không luôn luôn phát biểu các giáo huấn của ngài một cách minh bạch hoàn toàn như một nhà thần học khoa bảng. “Ít nhất thì điều này cũng tạo nên các tình huống dễ giải thích sai, điều mà chúng ta đang thấy ở đây. Sự mơ hồ này không cần thiết, và gây hại cho người thiện chí”.
Cả tiến sĩ Miller lẫn Cha Petri đều cho rằng tài liệu mới không coi án tử hình là “điều tuyệt đối sai”. So với các tuyên bố bộc phát năm ngoái, thì ngôn từ của Đức Phanxicô lúc này nghiêng nhiều về phiá phán đoán khôn ngoan thực tế cho rằng án tử hình không còn cần thiết nữa nên “không thể chấp nhận được”, dù nhiều điều cần phải làm để có thể cho rằng người Công Giáo vẫn phải thi hành phán đoán này trong các hoàn cảnh chuyên biệt.
Về nhận định trên, Cha Petri cho rằng “không có điều gì trong cách phát biểu mới đối với đoạn 2267 cho thấy án tử hình là điều xấu từ trong nội tại. Thực thế, không điều gì hàm ý điều đó vì nó mâu thuẫn với giáo huấn không thay đổi của Giáo Hội”.
Nhưng theo Edward Feser, nói rằng án tử hình trái với “tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người” là ngầm chứng tỏ rằng thực hành này, từ trong nội tại, mâu thuẫn với luật tự nhiên. Và nói, như Đức Phanxicô, rằng “ánh sáng Tin Mừng” loại bỏ án tử hình là có ý nói rằng nó mâu thuẫn từ trong nội tại với nền luân lý Kitô Giáo”.
Cha Petri cũng cho rằng tại phần lớn các nước, án tử hình có thể không cần thiết trong việc bảo vệ xã hội, nhưng điều này không đúng một cách phổ quát. Cho nên, cách phát biểu nó cần phản ảnh điều này.
Chính lá thư của Đức Hồng Y Ladaria cũng hàm nghĩa điều trên khi cho rằng việc loại bỏ án tử hình tùy thuộc các thay đổi trong hoàn cảnh xã hội.
Lá thư viết: “Việc diễn đạt mới đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo muốn tạo sinh lực cho một phong trào cương quyết dấn thân ủng hộ não trạng biết nhìn nhận phẩm giá của mọi sự sống nhân bản và, trong đối thoại tương kính với các nhà cầm quyền dân sự, cương quyết khuyến khích việc tạo ra các điều kiện làm dễ việc loại bỏ án tử hình ở những nơi nó vẫn còn hiệu lực”.
Hoàn cảnh thay đổi
Đức Ông Charles Pope của Tổng Giáo Phận Washington D.C. cũng tin: đây không hẳn là một thay đổi về tín lý, mà chỉ là một thay đổi về hoàn cảnh: hoàn cảnh ngày xưa biện minh cho án tử hình, hoàn cảnh hiện nay cho thấy án tử hình không cần thiết nữa. Lời lẽ mới không hàm nghĩa một thay đổi về tín lý, không nói tín lý trước đây là sai lầm. Nhưng còn hạn từ “không thể chấp nhận được” áp dụng vào án tử hình thì sao? Há nó không có nghĩa: án tử hình xấu trong nội tại hay sao? Đức Ông Pope cho rằng không hẳn thế, “không thể chấp nhận được” phải được đọc trong đồng văn “vì hoàn cảnh đã thay đổi” chứ không phải “vì nó xấu trong nội tại” là điều định nghĩa mới không minh nhiên quả quyết.
Tín lý truyền thống: Án tử hình không sai trong nguyên tắc nhưng không cần thiết
Patrick Lee, giáo sư đạo đức sinh học tại Đại Học Phanxicô ở Steubenville, thì cho rằng cả hai phản ứng bảo thủ và cấp tiến trước việc thay đổi Sách Giáo Lý về án tử hình để nói rằng án này “không thể chấp nhận được” đều sai. Phe bảo thủ cho rằng việc thay đồi này chỉ gây thêm hỗn độn, mù mờ. Phe cấp tiến thì coi đây là bước đầu sẽ dẫn tới các thay đổi khác như ly dị và đạo đức tính dục.
Thực ra, việc thay đổi chỉ đảo ngược các giáo huấn không có tính định tín (nondefinitive) trước đây mà thôi. Trong khi các thay đổi về ly dị và luân lý tính dục có tính định tín. Thực vậy, có hai thứ giáo huấn Công Giáo, một thứ được định tín (defined) và được giảng dậy một định tín (definitively), một thứ không được giảng dậy một cách phổ quát hay một cách định tín. Thứ đầu không thể thay đổi; thứ sau có thể thay đổi. Thứ đầu được Giáo Hội như một toàn thể, Nhiệm Thể Chúa Kitô, giảng dậy và do đó, không sai lầm; thứ sau được các cá nhân giảng dậy bên trong Giáo Hội, nhưng không phải Giáo Hội như một toàn thể. Thí dụ cho thứ đầu là các tín điều như Thiên Chúa Ba Ngôi, Phép Thánh Thể. Thí dụ cho thứ sau là các giáo huấn về đạo đức sinh học như thụ thai trong ống nghiệm...
Giáo huấn của một số vị giáo hoàng quả thực đã thay đổi, như một số giáo huấn về tự do tôn giáo (Hai Đức Piô IX và Lêô XIII cho rằng một nhà nước Công Giáo có quyền ngăn cấm việc phổ biến các niềm tin sai lạc; Vatican II đã đảo ngược giáo huấn này) và về chiến tranh chính nghĩa (các vị giáo hoàng thế kỷ 20 giới hạn chính nghĩa vào chuyện phòng ngự mà thôi, loại bỏ chiến tranh báo thù [retributive war]).
Trong khi sự thay đổi hiện nay rút tỉa từ giáo huấn mặc nhiên trước đây. Đức Gioan Phaolô II từng dạy trong Tin Mừng Sự Sống rằng “ngay kẻ sát nhân cũng không đánh mất phẩm giá bản thân của họ, và Thiên Chúa đoan hứa bảo đảm phẩm giá này” (9).
Điều trên xem ra mâu thuẫn với luận điểm của Thánh Tôma Aquinô, vị thánh vốn cho rằng bạn có thể hy sinh một phần thân thể cho lợi ích của toàn thể thân thể (cắt bỏ chẳng hạn) thế nào, thì bạn cũng có thể hy sinh một phạm nhân cho lợi ích của toàn thể cộng đồng như thế, vì mỗi người đều là một phần của toàn thể cộng đồng.
Tuy nhiên, người ta không phải chỉ là một phần của nhà nước, mà là sự thiện ngay trong chính họ. Bởi thế, chính Thánh Tôma đã đặt cho ngài luận bác sau đây: giết một chủ thể có nhân phẩm, tự nó, là điều xấu, xấu trong nội tại, do đó, giết một phạm nhân là điều sai về luân lý, vì mục đích không biện minh được phương tiện và phạm nhân là chủ thể có nhân phẩm.
Rồi chính Thánh Tôma đã trả lời luận bác trên: ngài không nói mục đích biện minh cho phương tiện, nhưng cho rằng phạm nhân đã đánh mất nhân phẩm vì gốc rễ của nhân phẩm là lý trí và phạm nhân đã đi trệch ra ngoài trật tự của lý trí và rơi xuống hàng thú vật.
Như thế việc thay đổi lần này quả minh nhiên mâu thuẫn với luận điểm của Thánh Tôma. Tuy nhiên luận bác của Thánh Tôma phần nào cho thấy điểm khó khăn của án tử hình, nhất là trong bối cảnh ngày nay, khi nhân phẩm được nhìn cách khác, tích cực hơn.
Thực ra, phạm nhân có thực sự mất hết nhân phẩm không? Ngay thời Thánh Tôma, ta vẫn gửi một linh mục đến với phạm nhân nếu được yêu cầu và ta vẫn chủ trương không được hành hạ, tra tấn phạm nhân. Nếu họ mất nhân phẩm, sao lại có hai biện pháp này?
Đàng khác, nếu được phép giết phạm nhân, thì tại sao lại không được hành hạ, tra tấn họ, vì dù sao, tra tấn vẫn nhẹ hơn giết người? Về khía cạnh này, cần nhớ: Vatican II liệt kê tra tấn vào loại xấu từ trong nội tại!
Bỏ ra ngoài các luận điểm trên, dựa vào Tin Mừng thì khó mà giết người được: yêu người như yêu chính mình. Yêu người là muốn điều thực sự tốt cho người. Điều thực sự tốt cho 1 người chắc chắn là mạng sống họ. Thành thử khi cho rằng án tử hình là điều không thể chấp nhận được, Đức Phanxicô chỉ tái khẳng định chủ trương cốt lõi của Tin Mừng.
Đi ngược Thánh Kinh và Huấn Quyền
Tuy nhiên, ngày 15 tháng 8 vừa qua, tạp chí First Things (www.firstthings.com) có đăng tải Lời Kêu Gọi Các Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo do 45 nhà trí thức Công Giáo soạn thảo trong đó, nhiều vị là giáo sư luật tại các đại học.
Họ cho rằng sự sửa đổi lần này bị nhiều người, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, hiểu như một giáo huấn nhằm dạy rằng án tử hình là vô luân từ trong nội tại và do đó luôn luôn không được phép (illicit), cả trong nguyên tắc.
Họ quả quyết rằng không ai trong số họ ủng hộ việc sử dụng án tử hình, nhưng dạy như trên là mâu thuẫn với Thánh Kinh (Sáng Thế 9:6). Án tử hình cũng là giáo huấn nhất quán của huấn quyền cả hai thiên niên kỷ qua.
Họ gọi tình huống do việc sửa đổi này tạo ra là một “tình huống gây gương mù” (a scandalous situation) vì tạo ra “mơ hồ hỗn độn lớn lao cho Giáo Hội”. Nên họ kêu gọi “các vị Hồng Y cố vấn để Đức Thánh Cha... kết liễu gương mù này, rút lại đoạn Sách Giáo Lý này và giảng dạy lời Chúa một cách không thay đổi”.
Sách Giáo Lý không vô ngộ
Dan Hitchens thì cho rằng việc sửa đổi không thay đổi bất cứ giáo huấn nào, nhưng nó tạo ra mơ hồ và lo âu. Đây chỉ là một hướng dẫn thực tế, chứ không phải là một tuyên bố tín lý. Chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Giáo Lý Đức Tin, lúc Sách Giáo Lý được ban hành, từng cho rằng có “sự đa dạng chính đáng về ý kiến ngay nơi người Công Giáo” đối với việc các nhà nước hiện đại sử dụng án tử hình.
Tuyên bố mới cho rằng án tử hình là điều “không thể chấp nhận được” gây mơ hồ hỗn độn, vì hạn từ này tối nghĩa, không chuyên môn. Nó có thể chỉ có nghĩa “không thể chấp nhận trong các xã hội ngày nay, trong cách nhìn của Đức Giáo Hoàng”. Và không thiếu người cho nó có nghĩa: án tử hình luôn luôn và tự động vô luân, giống như trợ tử và ngoại tình. Và điều này khiến nhiều người Công Giáo hoang mang cho rằng cứ đà này, thì “tín lý” nào cũng có thể bị sửa đổi. Matthew Walther, một bỉnh bút của tờ The Week và cộng tác viên của tờ Catholic Herald, trước đây vốn ca ngợi Đức Phanxicô là “vị mục tử tốt lành và đạo hạnh của các linh hồn”, nhưng khi nghe sự sửa đồi này đã cho rằng “hôm nay, ngài phá hoại đức tin của tôi”.
Dan Hitchens nhận định rằng “người ta không nên quá lo lắng vì chuyện này. Sách Giáo Lý không vô ngộ, dù một số nội dung của nó quả có vô ngộ. Như Đức Hồng Y Ratzinger từng viết trong lời dẫn nhập Sách ‘các tín lý cá thể được Sách Giáo Lý trình bầy không nhận được bất cứ sức nặng nào khác hơn là sức nặng nó vốn có’. Cũng thế, một ý kiến sai vẫn là một ý kiến sai dù bạn có thể viết “(Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo số 2267)” sau nó.
Vâng nghe hay cung kính lưu ý
Nếu thế, tín hữu nên vâng nghe hay chỉ cần cung kính lưu ý? Linh mục Jeffrey F. Kirby, trên tờ Crux cho rằng nếu coi đây chỉ là một trong những phán đoán khôn ngoan (prudential judgment) hay áp dụng giáo huấn, thì chỉ cần cung kính lưu ý, giống như các phán đoán về nạn nô lệ, cho vay nặng lãi, ngừa thai nhân tạo...
Nhưng theo Cha Kirby, sửa đổi này được coi là một khai triển tín lý, và khi nó được đặt trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, thì nó trở thành giáo huấn của huấn quyền thông thường, đòi nơi tín hữu sự nhất trí và nhất chí tôn giáo (religious assent of intellect and will). Chứ không thể chỉ là cung kính lưu ý như đối với một phán đoán khôn ngoan.