Theo nhận xét của ký giả Didier Lauras của hãng thông tấn AFP, động cơ của vụ án xét xử ông Nguyễn Vũ Bình chính là hiệp định biên giới bí mật đã gây nhiều tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Các hiệp định được ký vào năm 1999 sau 6 năm thương thuyết, đã khơi ra cuộc tranh luận gay gắt trong những người phê phán chế độ cộng sản tại Hà Nội là nhượng đất cho lân bang Trung Quốc.
Được âm thầm phổ biến trên địa chỉ chính thức trên mạng Internet của nhật báo Nhân Dân vào tháng 9 năm 2002, các hiệp định này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Chính phủ tại Hà Nội vẫn luôn luôn phủ nhận là không nhượng đất cho Trung quốc, và đã gán những lời chỉ trích cho các lực lượng phản động và hoạt đầu chính trị. Tuy nhiên vấn đề này vẫn không bao giờ được đưa ra thảo luận công khai.
Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam làm việc cho Viện Quốc Phòng Australia, nhận xét rằng chưa có người nào đứng ra so sánh biên giới trước và sau hiệp định. Nhiều người phỏng định rằng Việt Nam đã nhượng một phần đất cho Trung Quốc, nhưng chưa có ai chứng minh điều này trên thực tế.
Công việc so sánh đó càng khó khăn hơn vì khó lòng biết được hai nước đã vạch đường ranh giới dựa trên căn bản nào và liệu hai bên có căn cứ vào các bản đồ thời thuộc địa cũ hay không, như đa số trường hợp các cuộc tranh cãi thuộc loại này.
Vấn đề này gây thắc mắc trong giới chính trị gia nhiều hơn là công chúng. Hiệp định đã tạo được sự ổn định trong các quan hệ song phương, công cuộc giao thương qua biên giới đang nở rộ và đám buôn lậu hàng hóa đang làm giầu.
Nhưng riêng việc gợi ý là Việt Nam nhượng đất cho Trung Quốc cũng đủ tạo những rúng động cho chế độ tại Hà Nội. Tuy Trung Quốc là một đồng minh cộng sản chính của Việt Nam, nhưng cũng là một lân bang mạnh rất đáng gờm sau những cuộc giao tranh và xâm lấn suốt dọc lịch sử mấy ngàn năm.
Đất đai cũng là một vấn đề rất tế nhị tại Việt Nam vì theo nhận định của ông Thayer, nếu bị chứng minh là nhượng đất cho Trung Quốc thì tính cách hợp pháp của chính quyền cộng sản sẽ suy giảm. Vấn đề còn trở nên tế nhị bội phần bởi vì những người chống cộng ở nước ngoài sẽ dùng hiệp định biên giới đó để chứng minh rằng chế độ cộng sản là bất hợp pháp, là mượn chủ thuyết ngoại lai và bán đứng tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp.
Hồi tháng 9 năm ngoái, tổ chức Ký Giả Không Biên Giới có trụ sở ở Paris đã yêu cầu Việt Nam công bố chi tiết về các cáo trạng đối với ông Bình. Tổng Thư Ký tổ chức này là ông Robert Menard nói rằng việc giam giữ ông Bình trong tù mà không xét xử là một hành vi vô nhân đạo và chứng tỏ rằng chính quyền Việt Nam không coi trọng nhân quyền.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác của Việt Nam, trong đó có ông Lê Chí Quang, đã bị tù vì thảo luận hiệp định biên giới Việt Hoa. (VOA)
Các hiệp định được ký vào năm 1999 sau 6 năm thương thuyết, đã khơi ra cuộc tranh luận gay gắt trong những người phê phán chế độ cộng sản tại Hà Nội là nhượng đất cho lân bang Trung Quốc.
Được âm thầm phổ biến trên địa chỉ chính thức trên mạng Internet của nhật báo Nhân Dân vào tháng 9 năm 2002, các hiệp định này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Chính phủ tại Hà Nội vẫn luôn luôn phủ nhận là không nhượng đất cho Trung quốc, và đã gán những lời chỉ trích cho các lực lượng phản động và hoạt đầu chính trị. Tuy nhiên vấn đề này vẫn không bao giờ được đưa ra thảo luận công khai.
Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam làm việc cho Viện Quốc Phòng Australia, nhận xét rằng chưa có người nào đứng ra so sánh biên giới trước và sau hiệp định. Nhiều người phỏng định rằng Việt Nam đã nhượng một phần đất cho Trung Quốc, nhưng chưa có ai chứng minh điều này trên thực tế.
Công việc so sánh đó càng khó khăn hơn vì khó lòng biết được hai nước đã vạch đường ranh giới dựa trên căn bản nào và liệu hai bên có căn cứ vào các bản đồ thời thuộc địa cũ hay không, như đa số trường hợp các cuộc tranh cãi thuộc loại này.
Vấn đề này gây thắc mắc trong giới chính trị gia nhiều hơn là công chúng. Hiệp định đã tạo được sự ổn định trong các quan hệ song phương, công cuộc giao thương qua biên giới đang nở rộ và đám buôn lậu hàng hóa đang làm giầu.
Nhưng riêng việc gợi ý là Việt Nam nhượng đất cho Trung Quốc cũng đủ tạo những rúng động cho chế độ tại Hà Nội. Tuy Trung Quốc là một đồng minh cộng sản chính của Việt Nam, nhưng cũng là một lân bang mạnh rất đáng gờm sau những cuộc giao tranh và xâm lấn suốt dọc lịch sử mấy ngàn năm.
Đất đai cũng là một vấn đề rất tế nhị tại Việt Nam vì theo nhận định của ông Thayer, nếu bị chứng minh là nhượng đất cho Trung Quốc thì tính cách hợp pháp của chính quyền cộng sản sẽ suy giảm. Vấn đề còn trở nên tế nhị bội phần bởi vì những người chống cộng ở nước ngoài sẽ dùng hiệp định biên giới đó để chứng minh rằng chế độ cộng sản là bất hợp pháp, là mượn chủ thuyết ngoại lai và bán đứng tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp.
Hồi tháng 9 năm ngoái, tổ chức Ký Giả Không Biên Giới có trụ sở ở Paris đã yêu cầu Việt Nam công bố chi tiết về các cáo trạng đối với ông Bình. Tổng Thư Ký tổ chức này là ông Robert Menard nói rằng việc giam giữ ông Bình trong tù mà không xét xử là một hành vi vô nhân đạo và chứng tỏ rằng chính quyền Việt Nam không coi trọng nhân quyền.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác của Việt Nam, trong đó có ông Lê Chí Quang, đã bị tù vì thảo luận hiệp định biên giới Việt Hoa. (VOA)