Lòng tôn kính tổ tiên hôm qua và hôm nay
“Thường huấn là bổn phận của một linh mục. Mỗi năm thường có 2 kỳ thường huấn và 1 kỳ tĩnh tâm. Hôm nay, linh mục đoàn giáo phận quy tụ nơi đây để thường huấn đợt II năm 2015 là một điều rất hợp tình và hợp lý”, đó là lời khai mạc của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục giáo phận Hưng Hóa.
Xem Hình
Chủ đề của tuần thường huấn đợt này là lòng tôn kính tổ tiên hôm qua và hôm nay do cha Giuse Trịnh Tín Ý, thư ký Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc HĐGMVN, thuyết trình cho linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa tại Trung tâm Mục vụ Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, từ ngày 07-12/9/2015. Tham dự thường huấn ngoài Đức Giám Mục (ĐGM) Chánh Tòa, ĐGM phụ tá, 90 linh mục còn có 8 Thầy phó tế và 11 Thầy mục vụ.
Đúng 14g00 thứ Hai ngày 07/9, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất đã khai mạc tuần thường huấn trong tinh thần gia đình con cái Chúa. Cha giảng thuyết bắt tay ngay vào công việc vì lý do thời gian không nhiều. Cha Giuse hiểu rất sâu sắc về văn hóa Á Đông, trong đó có nguồn gốc và giá trị của việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Đây là một nét văn hóa tín ngưỡng chứ không là một tôn giáo.
Chính vì việc nhận thức không đầy đủ về vấn đề này nên công cuộc truyền giáo đã không bén rễ sâu vào các dân tộc Á Châu, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Đã nhiều lần tưởng chừng như đổ bể bởi sự nghi kỵ, hiểu lầm giữa dòng Tên, dòng Đaminh và một số các thừa sai khác. Đến nỗi, nhiều lệnh cấm về nghi thức sùng kính tổ tiên được ban hành, rồi lại cho phép từ phía Giáo Hội Rôma. Có thể nói qua việc cấm kỵ về kính nhớ tổ tiên này, công cuộc truyền giáo tại Á Châu gần như bị khựng lại.
Có nhiều cuộc tranh chấp nổ ra như tranh chấp nghi lễ Trung Hoa giữa các cha dòng Đaminh với các cha dòng Tên về lý do nào cho phép thờ cúng tổ tiên khoảng những năm từ 1635 – 1645. Rồi trải qua giai đoạn lắng dịu, rồi lại tiếp đến giai đoạn căng thẳng tại Phúc Kiến và Huấn thị Plane Compertum Est (bộ Truyền giáo, năm 1939) trực tiếp cho Trung Hoa và gián tiếp cho các nước Đông Nam Á.
Cha Đắc Lộ, nhà truyền giáo dòng Tên, người sáng lập ra chữ quốc ngữ, chấp nhận việc tôn kính ông bà tổ tiên. Ngài nói: “Người ta có thể giữ lại các nghi thức ấy mà không can hệ gì đến Đạo Thánh và không nên bãi bỏ mọi hình thức thờ cúng tổ tiên trong hành trình truyền giáo” (Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài).
Nhận thức được vai trò và sự ảnh hưởng của nghi thức này, HĐGM Việt Nam đã đưa ra Thông cáo năm 1964 và Quyết nghị năm 1974 cho phép thờ cúng ông bà tiên. Qua đó, Giáo Hội Việt Nam sẵn sàng dấn thân cho công trình hội nhập văn hóa hay Tân Phúc Âm hóa với lòng “nhiệt tình mới”.
Chiều thứ Sáu, Đức Cha giáo phận mời cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái và các Trưởng thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn thuyết trình về Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Phong trào quy tụ các trẻ em quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để huấn luyện các em trở nên những con người hoàn thiện và kitô hữu đích thực.
Phong trào được gọi là phong trào đoàn thể Công Giáo tiến hành với 4 đặc tính: mục đích là rao giảng Tin Mừng và thánh hóa mọi người; có sự cộng tác với hàng giáo phẩm nhưng vẫn chịu trách nhiệm riêng; hoạt động phong trào có tính cách cộng đoàn; phong trào luôn tùy thuộc vào sự hướng dẫn của hàng giáo phẩm.
Chỉ thuyết trình trong vòng 2 tiếng đồng hồ nhưng cha Giuse và các Trưởng đã giúp cho quý cha, quý thầy có cái nhìn mới về thiếu nhi và giới trẻ vì đây là mục vụ rất cần thiết tại các giáo xứ. Có thể nói quan tâm tới các em thiếu nhi và giới trẻ là một nửa phần mục vụ của quý cha.
Vào các buổi tối, Đức Cha chính và phụ tá đã huấn dụ và thống nhất một số vấn đề liên quan đến mục vụ trong giáo phận, trong đó có hôn phối: từ việc trình diện, thời gian học giáo lý, các mẫu đơn và quyền được chứng hôn.
Ngoài ra, ĐGM thông báo lễ truyền chức Linh mục cho 8 Thầy phó tế vào ngày 01/10/2015 tại nhà thờ chính tòa Sơn Lộc. Cánh đồng truyền giáo có thêm thợ gặt. Một tín hiệu vui mừng.
Nhìn vào chương trình, ngoài các giờ lên lớp, các giờ đạo đức được đề cao, nhất là các Thánh lễ vào buổi sáng. Theo lịch phụng vụ, Đức Cha cũng muốn linh mục đoàn cầu nguyện với những ý chỉ chung của giáo phận. Thứ Hai: xin ơn Chúa Thánh Thần; thứ Ba: xin ơn hiệp nhất linh mục; thứ Tư: cầu nguyện cho giáo phận; thứ Năm: cầu cho các nam nữ tu sỹ; thứ Sáu: cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng và đối thoại liên tôn; thứ Bảy: cầu nguyện cho các ân nhân của giáo phận.
Nhân dịp này, linh mục đoàn cũng có bó hoa tươi thắm chúc mừng hai năm Giám mục của Đức Cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long. Ngài đã cám ơn Đức Cha Gioan và quý cha giáo phận đã nâng đỡ ngài rất nhiều trong sứ vụ Giám mục phụ tá. Với khối lượng công việc bộn bề, tóc ngài đã bạc nhiều nhưng nhiệt huyết vẫn lên cao.
Tuần thường huấn được kết thúc vào lúc 21g30 ngày 11.9 trong bình an của Chúa. Đức Giám Mục muốn quý cha nghỉ lại TTMV để sáng hôm sau dâng lễ cầu nguyện cho các ân nhân của giáo phận. Đây là một nghĩa cử biết ơn mang tính hệ thống.
Tuần thường huấn diễn ra tốt đẹp từ chương trình, nơi ăn chốn nghỉ đến thời tiết. Xin tạ ơn Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria. Với những điều lãnh hội được qua những ngày thường huấn, quí cha có thêm hành trang tiện ích cho công cuộc loan báo Tin Mừng.
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
“Thường huấn là bổn phận của một linh mục. Mỗi năm thường có 2 kỳ thường huấn và 1 kỳ tĩnh tâm. Hôm nay, linh mục đoàn giáo phận quy tụ nơi đây để thường huấn đợt II năm 2015 là một điều rất hợp tình và hợp lý”, đó là lời khai mạc của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục giáo phận Hưng Hóa.
Xem Hình
Chủ đề của tuần thường huấn đợt này là lòng tôn kính tổ tiên hôm qua và hôm nay do cha Giuse Trịnh Tín Ý, thư ký Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc HĐGMVN, thuyết trình cho linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa tại Trung tâm Mục vụ Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, từ ngày 07-12/9/2015. Tham dự thường huấn ngoài Đức Giám Mục (ĐGM) Chánh Tòa, ĐGM phụ tá, 90 linh mục còn có 8 Thầy phó tế và 11 Thầy mục vụ.
Đúng 14g00 thứ Hai ngày 07/9, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất đã khai mạc tuần thường huấn trong tinh thần gia đình con cái Chúa. Cha giảng thuyết bắt tay ngay vào công việc vì lý do thời gian không nhiều. Cha Giuse hiểu rất sâu sắc về văn hóa Á Đông, trong đó có nguồn gốc và giá trị của việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Đây là một nét văn hóa tín ngưỡng chứ không là một tôn giáo.
Chính vì việc nhận thức không đầy đủ về vấn đề này nên công cuộc truyền giáo đã không bén rễ sâu vào các dân tộc Á Châu, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Đã nhiều lần tưởng chừng như đổ bể bởi sự nghi kỵ, hiểu lầm giữa dòng Tên, dòng Đaminh và một số các thừa sai khác. Đến nỗi, nhiều lệnh cấm về nghi thức sùng kính tổ tiên được ban hành, rồi lại cho phép từ phía Giáo Hội Rôma. Có thể nói qua việc cấm kỵ về kính nhớ tổ tiên này, công cuộc truyền giáo tại Á Châu gần như bị khựng lại.
Có nhiều cuộc tranh chấp nổ ra như tranh chấp nghi lễ Trung Hoa giữa các cha dòng Đaminh với các cha dòng Tên về lý do nào cho phép thờ cúng tổ tiên khoảng những năm từ 1635 – 1645. Rồi trải qua giai đoạn lắng dịu, rồi lại tiếp đến giai đoạn căng thẳng tại Phúc Kiến và Huấn thị Plane Compertum Est (bộ Truyền giáo, năm 1939) trực tiếp cho Trung Hoa và gián tiếp cho các nước Đông Nam Á.
Cha Đắc Lộ, nhà truyền giáo dòng Tên, người sáng lập ra chữ quốc ngữ, chấp nhận việc tôn kính ông bà tổ tiên. Ngài nói: “Người ta có thể giữ lại các nghi thức ấy mà không can hệ gì đến Đạo Thánh và không nên bãi bỏ mọi hình thức thờ cúng tổ tiên trong hành trình truyền giáo” (Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài).
Nhận thức được vai trò và sự ảnh hưởng của nghi thức này, HĐGM Việt Nam đã đưa ra Thông cáo năm 1964 và Quyết nghị năm 1974 cho phép thờ cúng ông bà tiên. Qua đó, Giáo Hội Việt Nam sẵn sàng dấn thân cho công trình hội nhập văn hóa hay Tân Phúc Âm hóa với lòng “nhiệt tình mới”.
Chiều thứ Sáu, Đức Cha giáo phận mời cha Giuse Maria Phạm Hồng Thái và các Trưởng thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn thuyết trình về Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Phong trào quy tụ các trẻ em quanh Chúa Giêsu Thánh Thể để huấn luyện các em trở nên những con người hoàn thiện và kitô hữu đích thực.
Phong trào được gọi là phong trào đoàn thể Công Giáo tiến hành với 4 đặc tính: mục đích là rao giảng Tin Mừng và thánh hóa mọi người; có sự cộng tác với hàng giáo phẩm nhưng vẫn chịu trách nhiệm riêng; hoạt động phong trào có tính cách cộng đoàn; phong trào luôn tùy thuộc vào sự hướng dẫn của hàng giáo phẩm.
Chỉ thuyết trình trong vòng 2 tiếng đồng hồ nhưng cha Giuse và các Trưởng đã giúp cho quý cha, quý thầy có cái nhìn mới về thiếu nhi và giới trẻ vì đây là mục vụ rất cần thiết tại các giáo xứ. Có thể nói quan tâm tới các em thiếu nhi và giới trẻ là một nửa phần mục vụ của quý cha.
Vào các buổi tối, Đức Cha chính và phụ tá đã huấn dụ và thống nhất một số vấn đề liên quan đến mục vụ trong giáo phận, trong đó có hôn phối: từ việc trình diện, thời gian học giáo lý, các mẫu đơn và quyền được chứng hôn.
Ngoài ra, ĐGM thông báo lễ truyền chức Linh mục cho 8 Thầy phó tế vào ngày 01/10/2015 tại nhà thờ chính tòa Sơn Lộc. Cánh đồng truyền giáo có thêm thợ gặt. Một tín hiệu vui mừng.
Nhìn vào chương trình, ngoài các giờ lên lớp, các giờ đạo đức được đề cao, nhất là các Thánh lễ vào buổi sáng. Theo lịch phụng vụ, Đức Cha cũng muốn linh mục đoàn cầu nguyện với những ý chỉ chung của giáo phận. Thứ Hai: xin ơn Chúa Thánh Thần; thứ Ba: xin ơn hiệp nhất linh mục; thứ Tư: cầu nguyện cho giáo phận; thứ Năm: cầu cho các nam nữ tu sỹ; thứ Sáu: cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng và đối thoại liên tôn; thứ Bảy: cầu nguyện cho các ân nhân của giáo phận.
Nhân dịp này, linh mục đoàn cũng có bó hoa tươi thắm chúc mừng hai năm Giám mục của Đức Cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long. Ngài đã cám ơn Đức Cha Gioan và quý cha giáo phận đã nâng đỡ ngài rất nhiều trong sứ vụ Giám mục phụ tá. Với khối lượng công việc bộn bề, tóc ngài đã bạc nhiều nhưng nhiệt huyết vẫn lên cao.
Tuần thường huấn được kết thúc vào lúc 21g30 ngày 11.9 trong bình an của Chúa. Đức Giám Mục muốn quý cha nghỉ lại TTMV để sáng hôm sau dâng lễ cầu nguyện cho các ân nhân của giáo phận. Đây là một nghĩa cử biết ơn mang tính hệ thống.
Tuần thường huấn diễn ra tốt đẹp từ chương trình, nơi ăn chốn nghỉ đến thời tiết. Xin tạ ơn Thiên Chúa, qua lời bầu cử của Mẹ Maria. Với những điều lãnh hội được qua những ngày thường huấn, quí cha có thêm hành trang tiện ích cho công cuộc loan báo Tin Mừng.
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành