Thánh Lễ Bế Mạc Thường Huấn Linh Mục Giáo Tỉnh Hà Nội, Đợt 1 Từ Ngày 09 -12/5/2017 Tại Giáo Phận Thái Bình
Vào hồi 10 giờ 15 phút, tại Thánh đường Giáo xứ Chính tòa Thái Bình, Đức Tổng Giám mục Leopondo Girelli -Đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam- đã chủ sự Thánh lễ bế mạc Hội nghị Thường huấn Linh mục trong sự hiệp thông của Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Các Đức Giám Mục và gần 700 Linh mục thuộc 10 Giáo phận trong Giáo tỉnh Hà Nội.
Xem Hình
Thánh lễ được bắt đầu bằng bài Ca nhập lễ “Chúa sống lại”, trong tâm tình hân hoan mừng Chúa Phục Sinh và những Hồng ân Chúa ban sau kì Thường huấn của các Linh mục.
“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền bạc được”. Đó là chủ đề bài giảng lễ của Đức TGM Leopondo.
“Chính kẻ ăn bánh cùng Ta sẽ giơ gót lên đạp ta” – Đức Tổng nói: Tôi muốn suy niệm bắt đầu từ những lời này. Là Linh mục, người kế nhiệm Đức Giê-su để chăn dắt đoàn chiên nhưng không phải ai cũng tiệm cận được với Thầy của mình. Chúng ta hãy tập trung vào Giu-đa để học hỏi kinh nghiệm từ ông.
Giu-đa không phải sinh ra đã là kẻ phản bội, nhưng trong hành trình theo Chúa Ki-tô, ông đã trở thành kẻ phản bội…Tiền không phải là Chúa, mà tiền là thế lực chống lại Chúa. “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền bạc”. Văn hào Shakespeare nói “Tiền là thế lực hữu hình chống lại Thiên Chúa vô hình”. Tiền của không tự nó là điều xấu. Lòng tham lam tiền bạc mới là xấu. Tham lam và tham nhũng đã trở thành tệ nạn trong xã hội hiện nay. Vì thứ tham lam này mà người ta sẵn sàng bỏ cả Công lý.
Sự phản bội của Giu-đa ngày nay vẫn được tiếp tục không chỉ ở những kẻ tham lam, tham nhũng có quyền hành mà còn ở ngay trong chính chúng ta, khi mà chúng ta không chịu loại trừ nó.
Là Linh mục, chúng ta cũng trải nghiệm sự tham lam về tiền bạc, khi giáo dân đóng góp xây dựng nhà thờ hay những công việc khác. Chúng ta phải cẩn thận trong việc sử dụng tiền của của giáo dân. Đôi khi chúng ta vẫn sử dụng cho những mục đích khác không chính đáng. Nhiều hay ít, tất cả chúng ta đều là kẻ phản bội Chúa Giê-su giống như Giu-đa. Chúng ta nên ăn năn, sám hối để thoát khỏi tình trạng đó, thoát khỏi sự rang buộc của tiền bạc và hãy sống đơn giản như đời sống đơn giản đến tận cùng của Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su biết rõ tâm hồn của Giu-đa nhưng Ngài đã không vạch trần điều đó, mà Ngài đã ban cho ông một cơ hội cho đến khi kết thúc. Chúa Giê-su đã che chở cho Giu-đa giống như Ngài đã che chở cho Phê-rô. Nhưng trong khi Phê-rô ân hận, ăn năn vì Lòng Thương xót của Chúa thì Giu-đa không như vậy. Có thể tội lớn nhất của Giu-đa không phải là tội phản bội mà là sự nghi ngờ của ông về Thiên Chúa.
Chúng ta, những môn đệ của Chúa Giê-su cũng phải biết hối hận khi đã phản bội Thiên Chúa, đặc biệt trong việc quản lý tiền bạc. Và chúng ta hãy nài xin ơn tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hòa giải và hãy canh tân đời sống Ling mục của mình bằng sự khiêm nhường, thanh thoát, bằng một lối sống đơn giản.
Thánh lễ kết thúc sau bài cám ơn Đức TGM Leopondo, Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, các quý cha và nhất là sự đón tiếp nồng hậu mà Đức Cha Phê-rô và Giáo phận Thái Bình dành cho các quý đoàn – Bài cám ơn của Cha Đa-minh Nguyễn Công Khương, Tổng Giáo phận Hà Nội. Thánh lễ lúc 11 giờ 15 phút.
Ban Truyền Thông Giáo Phận Thái Bình
Vào hồi 10 giờ 15 phút, tại Thánh đường Giáo xứ Chính tòa Thái Bình, Đức Tổng Giám mục Leopondo Girelli -Đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha tại Việt Nam- đã chủ sự Thánh lễ bế mạc Hội nghị Thường huấn Linh mục trong sự hiệp thông của Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Các Đức Giám Mục và gần 700 Linh mục thuộc 10 Giáo phận trong Giáo tỉnh Hà Nội.
Xem Hình
Thánh lễ được bắt đầu bằng bài Ca nhập lễ “Chúa sống lại”, trong tâm tình hân hoan mừng Chúa Phục Sinh và những Hồng ân Chúa ban sau kì Thường huấn của các Linh mục.
“Không ai có thể làm tôi hai chủ, vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền bạc được”. Đó là chủ đề bài giảng lễ của Đức TGM Leopondo.
“Chính kẻ ăn bánh cùng Ta sẽ giơ gót lên đạp ta” – Đức Tổng nói: Tôi muốn suy niệm bắt đầu từ những lời này. Là Linh mục, người kế nhiệm Đức Giê-su để chăn dắt đoàn chiên nhưng không phải ai cũng tiệm cận được với Thầy của mình. Chúng ta hãy tập trung vào Giu-đa để học hỏi kinh nghiệm từ ông.
Giu-đa không phải sinh ra đã là kẻ phản bội, nhưng trong hành trình theo Chúa Ki-tô, ông đã trở thành kẻ phản bội…Tiền không phải là Chúa, mà tiền là thế lực chống lại Chúa. “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền bạc”. Văn hào Shakespeare nói “Tiền là thế lực hữu hình chống lại Thiên Chúa vô hình”. Tiền của không tự nó là điều xấu. Lòng tham lam tiền bạc mới là xấu. Tham lam và tham nhũng đã trở thành tệ nạn trong xã hội hiện nay. Vì thứ tham lam này mà người ta sẵn sàng bỏ cả Công lý.
Sự phản bội của Giu-đa ngày nay vẫn được tiếp tục không chỉ ở những kẻ tham lam, tham nhũng có quyền hành mà còn ở ngay trong chính chúng ta, khi mà chúng ta không chịu loại trừ nó.
Là Linh mục, chúng ta cũng trải nghiệm sự tham lam về tiền bạc, khi giáo dân đóng góp xây dựng nhà thờ hay những công việc khác. Chúng ta phải cẩn thận trong việc sử dụng tiền của của giáo dân. Đôi khi chúng ta vẫn sử dụng cho những mục đích khác không chính đáng. Nhiều hay ít, tất cả chúng ta đều là kẻ phản bội Chúa Giê-su giống như Giu-đa. Chúng ta nên ăn năn, sám hối để thoát khỏi tình trạng đó, thoát khỏi sự rang buộc của tiền bạc và hãy sống đơn giản như đời sống đơn giản đến tận cùng của Chúa Giê-su.
Chúa Giê-su biết rõ tâm hồn của Giu-đa nhưng Ngài đã không vạch trần điều đó, mà Ngài đã ban cho ông một cơ hội cho đến khi kết thúc. Chúa Giê-su đã che chở cho Giu-đa giống như Ngài đã che chở cho Phê-rô. Nhưng trong khi Phê-rô ân hận, ăn năn vì Lòng Thương xót của Chúa thì Giu-đa không như vậy. Có thể tội lớn nhất của Giu-đa không phải là tội phản bội mà là sự nghi ngờ của ông về Thiên Chúa.
Chúng ta, những môn đệ của Chúa Giê-su cũng phải biết hối hận khi đã phản bội Thiên Chúa, đặc biệt trong việc quản lý tiền bạc. Và chúng ta hãy nài xin ơn tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hòa giải và hãy canh tân đời sống Ling mục của mình bằng sự khiêm nhường, thanh thoát, bằng một lối sống đơn giản.
Thánh lễ kết thúc sau bài cám ơn Đức TGM Leopondo, Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, các quý cha và nhất là sự đón tiếp nồng hậu mà Đức Cha Phê-rô và Giáo phận Thái Bình dành cho các quý đoàn – Bài cám ơn của Cha Đa-minh Nguyễn Công Khương, Tổng Giáo phận Hà Nội. Thánh lễ lúc 11 giờ 15 phút.
Ban Truyền Thông Giáo Phận Thái Bình