Cơ quan quản trị hàng không - không gian Hoa Kỳ NASA đã công bố những tấm ảnh đầu tiên do viễn vọng kính dùng tia tử ngoại đặt ngoài không gian gọi là SIRT-eff.
"Một trong những hình ảnh thú vị là cảnh các vì sao đang hình thành, và sự hiện diện của nước trên các ngân hà cách xa chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng.
NASA cũng đã đặt tên lại cho viễn vọng kính để tưởng nhớ một nhà khoa học có công đưa viễn vọng kính lên không gian.
Những tấm ảnh mới được công bố còn kỳ lạ và tuyệt vời hơn là những gì viễn vọng kính không gian Hubble chụp được cách đây 10 năm.
Trong một tấm hình nhìn như là những vầng sáng đỏ rực mờ ảo bao trùm không gian đó là nơi các vì sao bắt đầu hình thành.
Tia tử ngoại có thể chiếu xuyên qua các đám mây vũ trụ bao quanh các vật thể mà ánh sáng thường không đi qua được.
Một trong những nhà khoa học phụ trách dự án viễn vọng kính SIRT-eff là Mike Werner cho biết đó chính là ưu điểm chủ yếu của kính.
Ông Mike Wener cho biết với tia tử ngoại, chúng ta có thể nhìn xa hơn, nhìn thấu bên trong những đám mây vũ trụ, thường có chứa những vật thể kỳ lạ, thí dụ như những vì sao ở dạng sơ khai.
Và một điều thú vị nữa là kính dùng tia tử ngoại có thể bắt được các vật thể lạnh.
Những vật thể lạnh này chính là lớp mây đá bao quanh các vì sao, tức là nơi hành tinh như trái đất có thể hiện diện.
Hình ảnh do viễn vọng kính SIRT-eff gởi về còn cho thấy có nước trên một giải ngân hà cách trái đất ba tỉ rưởi năm ánh sáng.
SIRT-eff là viễn vọng kính thứ tư trong một bộ gồm bốn cái, Hubble, Chandra dùng quang tuyến, và Compton dùng tia gama.
Viễn vọng kính SIRT-eff hoạt động ngay khi đưa lên không gian, không bị trục trặt như viễn vọng kính Hubble trước đây.
Và để ăn mừng những tấm ảnh đầu tiên của SIRT-eff, NASA đã đổi tên nó thành viễn vọng kính Spitzer, để tưởng niệm nhà khoa học Lyman Spitzer, người đã nghĩ ra khái niệm đem viễn vọng kính ra khỏi trái đất nóng nực và bị ô nhiễm của chúng ta.(BBC)
"Một trong những hình ảnh thú vị là cảnh các vì sao đang hình thành, và sự hiện diện của nước trên các ngân hà cách xa chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng.
NASA cũng đã đặt tên lại cho viễn vọng kính để tưởng nhớ một nhà khoa học có công đưa viễn vọng kính lên không gian.
Những tấm ảnh mới được công bố còn kỳ lạ và tuyệt vời hơn là những gì viễn vọng kính không gian Hubble chụp được cách đây 10 năm.
Trong một tấm hình nhìn như là những vầng sáng đỏ rực mờ ảo bao trùm không gian đó là nơi các vì sao bắt đầu hình thành.
Tia tử ngoại có thể chiếu xuyên qua các đám mây vũ trụ bao quanh các vật thể mà ánh sáng thường không đi qua được.
Một trong những nhà khoa học phụ trách dự án viễn vọng kính SIRT-eff là Mike Werner cho biết đó chính là ưu điểm chủ yếu của kính.
Ông Mike Wener cho biết với tia tử ngoại, chúng ta có thể nhìn xa hơn, nhìn thấu bên trong những đám mây vũ trụ, thường có chứa những vật thể kỳ lạ, thí dụ như những vì sao ở dạng sơ khai.
Và một điều thú vị nữa là kính dùng tia tử ngoại có thể bắt được các vật thể lạnh.
Những vật thể lạnh này chính là lớp mây đá bao quanh các vì sao, tức là nơi hành tinh như trái đất có thể hiện diện.
Hình ảnh do viễn vọng kính SIRT-eff gởi về còn cho thấy có nước trên một giải ngân hà cách trái đất ba tỉ rưởi năm ánh sáng.
SIRT-eff là viễn vọng kính thứ tư trong một bộ gồm bốn cái, Hubble, Chandra dùng quang tuyến, và Compton dùng tia gama.
Viễn vọng kính SIRT-eff hoạt động ngay khi đưa lên không gian, không bị trục trặt như viễn vọng kính Hubble trước đây.
Và để ăn mừng những tấm ảnh đầu tiên của SIRT-eff, NASA đã đổi tên nó thành viễn vọng kính Spitzer, để tưởng niệm nhà khoa học Lyman Spitzer, người đã nghĩ ra khái niệm đem viễn vọng kính ra khỏi trái đất nóng nực và bị ô nhiễm của chúng ta.(BBC)