Giáo Hội đang bị rất nhiều lực lượng liên kết nhau đánh phá. Linh mục cựu mục sự Anh Giáo Dwight Longenecker liệt kê mười thứ “duy” (isms) đang như những lực lượng từ hành tinh khác tới đánh phá các hữu thể hữu lý của trần gian, nhằm tạo nên nền “độc tài duy tương đối” theo kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI.
Tất cả 10 thứ “duy” này, mỗi thứ dẫn tới một loại độc tài, nhằm tấn công văn hóa trước nhất nhưng đích điểm sau cùng của nó là Giáo Hội. Linh mục Longenecker bảo rằng đa số chúng ta không nhận ra tính cách thù nghịch của chúng vì lẽ đơn giản này: chúng đã trở thành một phần nền văn hóa của ta. Chúng là không khí ta thở. Chúng là giấy dán tường trang trí nhà cửa ta.
Có nhận ra đôi chút lạc giáo trong chúng, thì chúng vẫn không phải là dối trá hoàn toàn. Chúng là những sự thật một nửa. Thành thử trong mỗi thứ duy này, đều có một điều gì đó lôi cuốn và đúng sự thật. Chúng chỉ trở thành lạc giáo khi bị cắt đứt khỏi một sự thật khác vốn dùng để cân bằng nó, hay khi đứng một mình, tách biệt khỏi mọi điều khác trong hệ thống sự thật.
1. Duy cá nhân - Người chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Phương thích những người duy cá nhân nguyên hình, tức những người thích bước về hướng một anh đánh trống khác và tất cả những ai như thế, nhưng khi duy cá nhân bị cắt đứt khỏi bất cứ ý hướng cộng đồng, truyền thống hay sự thật nào, nó chỉ đem đến hỗn loạn. Đã đành mỗi cá nhân đều là một tạo dựng độc đáo và vĩnh viễn của Thiên Chúa, nhưng họ chỉ có thể thực hiện được sự thành toàn của mình nhờ một điều gì đó lớn hơn chính họ. Người duy cá nhân thích biến bài hát của Frank Sinatra “I Did it My Way” thành quốc ca của họ. Duy cá nhân chủ nghĩa hiện lớn mạnh đến nỗi ai cũng cảm thấy mình có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn không gây hại tới ai khác là được. Đây chính là “kinh tin kính” của phái thờ Satan: “Hãy làm những gì bạn muốn, nhưng đừng làm hại ai”. Câu “đừng làm hại ai” cũng vừa mới được thêm vào “kinh tin kính” của phái thờ qủy để làm họ trở thành “những người lịch thiệp thân thiện” hơn.
2 . Duy cảm xúc – Duy tương đối có nghĩa không hề có những điều như sự thật. Nếu đã không có sự thật, thì chỉ còn mỗi một cách để người ta quyết định tin gì và hành xử ra sao là căn cứ vào cảm xúc của họ. Duy cảm xúc là lạc giáo cho rằng ta có thể xác định mọi việc căn cứ vào cảm xúc của mình. Vấn đề ở đây là nếu không có một hệ thống mạc khải và chân lý, thì các cảm xúc sẽ mau chóng bị giản lược vào hai cảm xúc căn bản và sơ đẳng. Biện phân sự thật thực ra đã đem lại việc định độ (gradation) cho cảm xúc và các xúc động khác mà thôi. Không có sự thật, chỉ còn lại hai thứ: thịnh nộ và ngây ngất. Thành thử trong các xã hội Tây Phương, ta thấy nhiều đoàn lũ người thi nhau chạy theo lạc thú nguyên tuyền một cách hối hả bao nhiêu có thể, nhưng khi điều gì đó không đem lại cho họ lạc thú thì họ nổi trận lôi đình la hét!
Trong đồng văn này, người ta đang sợ rằng lòng thương xót, nếu bị hiểu sai, hiểu theo nghĩa cảm xúc nguyên tuyền, có thể dẫn tới việc phá hủy những tín điều hay giáo huấn căn bản của Giáo Hội trong cuộc tranh luận về mục vụ gia đình hiện nay.
3. Duy dửng dưng - Nếu không có một điều gì đó như sự thật, thì tin gì đâu có quan trọng và thuộc tôn giáo nào cũng đâu có quan trọng. Điều gì nổi lửa thiêu rụi không những Giáo Hội Công Giáo mà cả thế giới Kitô Giáo? Duy dửng dưng! Nếu bạn chọn hệ thống tín ngưỡng của bạn hoàn toàn theo cảm xúc của bạn, thì bất cứ chọn lựa tôn giáo nào cũng đều tốt như các chọn lựa khác. Không cần mất nhiều thì giờ cũng hình dung được rằng nếu hình thức Kitô Giáo nào cũng có giá trị như nhau, thì mọi tôn giáo cũng có giá trị như nhau và nếu mọi tôn giáo đều có giá trị như nhau, thì không có tôn giáo nào cũng thế thôi, cũng giá trị như thế.
4. Duy phổ quát (Universalism) – Duy phổ quát là tin rằng ai cũng lên thiên đàng cả. Duy phổ quát một nửa (Semi-universalism) là hy vọng rằng mọi người đều lên thiên đàng và nếu có địa ngục thì địa ngục vắng tanh như chùa Bà Đanh, không có “ma” nào ở đó cả, mà nếu có “ma” nào ở đó đi chăng nữa, thì cũng chỉ ở đó một thời gian mà thôi! Ta thấy duy phổ quát thực ra chỉ là một hình thức khác của duy dửng dưng. Nếu tin gì là điều không quan trọng và nếu mọi hệ thống tín ngưỡng đều có giá trị ngang nhau, thì hẳn nhiên mọi người phải cùng đi về một cuộc sống đời sau như nhau. Duy tương đối bám rễ thật sâu vào ý niệm của Phái Satan rằng: mọi phân biệt phải bị gột sạch.
5. Duy bình đẳng (Egalitarianism) – Duy bình đẳng không có ý nói tới giá trị nội tại mà mọi con người nhân bản đều có như nhau vì cùng được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Điều này tốt. Tuy nhiên, khi duy bình đẳng mang hình thức chính trị và ý thức hệ, nó phục vụ không phải để duy trì các quyền bình đẳng của người ta, mà là tiêu diệt sự phân biệt giữa người ta. Quan điểm Công Giáo là: mọi người bình đẳng trước mặt Thiên Chúa, nhưng mọi người cũng đều là độc đáo. Mỗi người đều có một vị trí độc đáo trong sự quan phòng của Thiên Chúa và một vị trí đúng đắn trong kế hoạch của Người. Giản lược mọi người vào một mẫu số chung nhỏ nhất luôn luôn là việc làm của bạo chúa. Hãy nhìn khắp các phong trào cách mạng, bạn sẽ thấy họ loại bỏ mọi phẩm giá hợp pháp của cá nhân bằng sức mạnh của chủ nghĩa duy tập thể.
Khỏi nói, cuộc tranh đấu đòi bình đẳng cho các cặp đồng tính rõ ràng đang đưa tới một hình thức độc tài mới: người tôn giáo nào từ khước phục vụ một “đám cưới” đồng tính, nhân danh tự do tôn giáo của mình, sẽ bị trừng phạt: tự do đồng tính tiêu diệt tự do tôn giáo.
6.Duy vật chất - Điều này không có nghĩa mua bán thỏa thích cho tới khi chán chê mệt mỏi không mua bán được nữa mới thôi. Việc này chỉ là hiện tượng của một điều nằm sâu hơn. Duy vật chất là lạc giáo cho rằng không hề có một thế giới siêu nhiên. Nó là thứ duy vô thần mật định (by default). Xã hội Tây Phương đầy những con người, trong đó, nhiều người đi nhà thờ đàng hoàng, chỉ toàn nhìn thấy khía cạnh vật chất của của cuộc đời. Hệ thống tín ngưỡng của họ là “thấy điều gì được điều đó”. Họ cho rằng chỉ những gì nhờ giác quan mà thấy mới có thực. Họ có thể đi nhà thờ, nhưng họ sống và hành xử như thể chẳng có gì khác ngoài thế giới vật chất.
7. Duy khoa học - Thứ duy này có cùng chung cái nhìn với duy vật chất, chỉ coi nhận thức khoa học là nhận thức duy nhất có giá trị. Nếu một điều gì đó không thể chứng minh bằng khoa học thì một là cố tình nói láo hai là chuyện thần tiên, dã sử hoặc chuyện nhân gian. Chủ trương bài tôn giáo, coi mọi người tôn giáo là đồ nhà quê đần độn, ngu dốt, mê tín dị đoan xuất hiện bừa phứa trên truyền thông chính dòng, trong ngành giáo dục cao đẳng và trong nền văn hóa quần chúng. Ít có người dừng lại để khảo sát chủ trương này, và khi hỏi “chứng cớ”, họ không biết ngay cả đây là loại chứng cớ gì. Chủ trương là tất cả. Khoa học là sự thật. Tôn giáo là sai lầm.
8. Duy thực dụng (Utilitarianism) - Điều gì được việc, điều ấy ắt phải tốt. Duy thực dụng cũng phát sinh từ duy vật chất. Nếu không có thiên đàng, hỏa ngục hay phán xét, thì con đường sống là tạo ra của cải vĩ đại nhất cho số người đông nhất. Bất hạnh một điều: xác định điều gì thực sự tốt và rồi làm sao đạt được nó đâu có dễ dàng gì. Thường thường duy thực dụng liên hệ với một thứ ý thức hệ nào đó, thường là kinh tế và chính trị, và “của cải vĩ đại nhất” đã được nhà độc tài áp đặt lên người ta. “Các anh sẽ phải hạnh phúc. Các anh sẽ phải tham dự vào thế giới mới lộng lẫy của chúng tôi. Các anh sẽ phải ủng hộ sự ảo tưởng của chúng tôi”.
Cha Longenecker cho rằng duy thực dụng cũng là một hình thức của duy vật chất. Vì chủ nghĩa này dựa trên chủ trương của Jeremy Bentham(1748 -1832): đau đớn và lạc thú là hai chúa tể cao cả cai quản tác phong con người; nhưng lý thuyết của Bentham dựa trên lý thuyết duy nghiệm (empiricism) của David Hume (1711-1776). Ông này cho rằng: chỉ có thể tin tưởng các kiến thức nhận được từ lý trí của con người và các cảm giác của họ về thế giới vật chất. Hệ luận là: là không có đời sau, không thiên đàng, địa ngục, không phán xét chung, ta hãy tạo thiên đàng nơi hạ giới! Đây dĩ nhiên cũng là lý thuyết của chủ nghĩa Mác và của các con, các cháu và các chắt sau này của nó.
Bên trong Kitô Giáo, đang có những người như cựu linh mục John Dominic Crossan tìm cách chỉ phục hồi một Ông Giêsu lịch sử, trút bỏ mọi nét ông cho là huyền thoại, gần như hiểu là siêu nhiên, trơ trụi chỉ còn là một người phàm bị đóng đinh mà thân xác chắc chắn bị qụa ăn thịt chứ không được nằm trong mộ để sống lại như các Tin Mừng nói. Ông Giêsu này cùng lắm chỉ giúp ta tạo ra một thiên đàng ở trần gian này.
9. Duy sử - Đây là niềm tin cho rằng “lịch sử là chuyện tầm phào” (“history is bunk”, câu nói của Henry Ford, cha đẻ ra dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt, và xe hơi Ford, thực ra có nghĩa: sống trong hiện tại). Kitô hữu tin vào Thiên Chúa Quan Phòng: lịch sử là “Sử của Người” (người Anh chơi chữ: history is “His Story”). Duy sử rút kết luận từ duy tương đối, cho rằng nếu không có sự thật, thì cũng không có Thiên Chúa, và nếu đã không có Thiên Chúa thì làm gì có thứ trình thuật có tính bao trùm cho lịch sử. Điều ta thấy như một mẫu mực hay một kế hoạch chỉ đơn thuần là một cố gắng của ta nhằm áp đặt một thứ ý nghĩa nào đó cho lịch sử mà thôi. Với người duy sử, lịch sử chỉ đơn thuần là một chuỗi nối tiếp tình cờ các biến cố gây ảnh hưởng tới con đường nhân loại đang đi. Một số người trở nên giầu có. Một số người trở nên nghèo mạt. Có những cuộc chiến tranh. Có bên thắng. Có bên thua. Cứ thế. Đàng khác, nếu lịch sử không hề có ý nghĩa nào, thì chính đời sống ta cũng đâu có ý nghĩa gì.
10. Duy tiến bộ - Điều oái oăm là con người hiện đại tin duy sử một đàng, theo đó, không hề có một trình thuật có tính bao trùm nào cho lịch sử, nhưng đàng khác, họ lại tin tiến bộ. Lớn lên với niềm tin vào duy biến hóa (thứ ý thức hệ biến hóa chứ không phải lý thuyết biến hóa có tính khoa học), con người hiện đại cho rằng nhờ biến hóa, ta mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn. Điều gì mới điều ấy phải tốt hơn. Mốt nào, khuynh hướng nào hay ý tưởng nào mới nhất hẳn phải tốt hơn những gì xẩy ra trước đó. Họ vẫn khư khư chủ trương hoang tưởng như thế dù thế kỷ 20 là thế kỷ đẫm máu nhất, dã man nhất, độc ác nhất và gây thảm họa nhất trong lịch sử nhân loại, và thế kỷ 21 đang diễn biến xem ra cũng chẳng tốt hơn gì.
Như đã thưa, các thứ “duy” trên đang phá hoại Giáo Hội của ta vì hiện chúng trở thành một phần nền văn hóa của ta. Phần đông người chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, kể cả người Công Giáo, đang sống với các giả thuyết của mười thứ duy trên đây nhưng không hề biết điều đó. Họ chọn lựa điều để tin và cách để hành xử theo duy cá nhân, duy cảm xúc, duy thực dụng…
Tất cả 10 thứ “duy” này, mỗi thứ dẫn tới một loại độc tài, nhằm tấn công văn hóa trước nhất nhưng đích điểm sau cùng của nó là Giáo Hội. Linh mục Longenecker bảo rằng đa số chúng ta không nhận ra tính cách thù nghịch của chúng vì lẽ đơn giản này: chúng đã trở thành một phần nền văn hóa của ta. Chúng là không khí ta thở. Chúng là giấy dán tường trang trí nhà cửa ta.
Có nhận ra đôi chút lạc giáo trong chúng, thì chúng vẫn không phải là dối trá hoàn toàn. Chúng là những sự thật một nửa. Thành thử trong mỗi thứ duy này, đều có một điều gì đó lôi cuốn và đúng sự thật. Chúng chỉ trở thành lạc giáo khi bị cắt đứt khỏi một sự thật khác vốn dùng để cân bằng nó, hay khi đứng một mình, tách biệt khỏi mọi điều khác trong hệ thống sự thật.
1. Duy cá nhân - Người chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Phương thích những người duy cá nhân nguyên hình, tức những người thích bước về hướng một anh đánh trống khác và tất cả những ai như thế, nhưng khi duy cá nhân bị cắt đứt khỏi bất cứ ý hướng cộng đồng, truyền thống hay sự thật nào, nó chỉ đem đến hỗn loạn. Đã đành mỗi cá nhân đều là một tạo dựng độc đáo và vĩnh viễn của Thiên Chúa, nhưng họ chỉ có thể thực hiện được sự thành toàn của mình nhờ một điều gì đó lớn hơn chính họ. Người duy cá nhân thích biến bài hát của Frank Sinatra “I Did it My Way” thành quốc ca của họ. Duy cá nhân chủ nghĩa hiện lớn mạnh đến nỗi ai cũng cảm thấy mình có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn không gây hại tới ai khác là được. Đây chính là “kinh tin kính” của phái thờ Satan: “Hãy làm những gì bạn muốn, nhưng đừng làm hại ai”. Câu “đừng làm hại ai” cũng vừa mới được thêm vào “kinh tin kính” của phái thờ qủy để làm họ trở thành “những người lịch thiệp thân thiện” hơn.
2 . Duy cảm xúc – Duy tương đối có nghĩa không hề có những điều như sự thật. Nếu đã không có sự thật, thì chỉ còn mỗi một cách để người ta quyết định tin gì và hành xử ra sao là căn cứ vào cảm xúc của họ. Duy cảm xúc là lạc giáo cho rằng ta có thể xác định mọi việc căn cứ vào cảm xúc của mình. Vấn đề ở đây là nếu không có một hệ thống mạc khải và chân lý, thì các cảm xúc sẽ mau chóng bị giản lược vào hai cảm xúc căn bản và sơ đẳng. Biện phân sự thật thực ra đã đem lại việc định độ (gradation) cho cảm xúc và các xúc động khác mà thôi. Không có sự thật, chỉ còn lại hai thứ: thịnh nộ và ngây ngất. Thành thử trong các xã hội Tây Phương, ta thấy nhiều đoàn lũ người thi nhau chạy theo lạc thú nguyên tuyền một cách hối hả bao nhiêu có thể, nhưng khi điều gì đó không đem lại cho họ lạc thú thì họ nổi trận lôi đình la hét!
Trong đồng văn này, người ta đang sợ rằng lòng thương xót, nếu bị hiểu sai, hiểu theo nghĩa cảm xúc nguyên tuyền, có thể dẫn tới việc phá hủy những tín điều hay giáo huấn căn bản của Giáo Hội trong cuộc tranh luận về mục vụ gia đình hiện nay.
3. Duy dửng dưng - Nếu không có một điều gì đó như sự thật, thì tin gì đâu có quan trọng và thuộc tôn giáo nào cũng đâu có quan trọng. Điều gì nổi lửa thiêu rụi không những Giáo Hội Công Giáo mà cả thế giới Kitô Giáo? Duy dửng dưng! Nếu bạn chọn hệ thống tín ngưỡng của bạn hoàn toàn theo cảm xúc của bạn, thì bất cứ chọn lựa tôn giáo nào cũng đều tốt như các chọn lựa khác. Không cần mất nhiều thì giờ cũng hình dung được rằng nếu hình thức Kitô Giáo nào cũng có giá trị như nhau, thì mọi tôn giáo cũng có giá trị như nhau và nếu mọi tôn giáo đều có giá trị như nhau, thì không có tôn giáo nào cũng thế thôi, cũng giá trị như thế.
4. Duy phổ quát (Universalism) – Duy phổ quát là tin rằng ai cũng lên thiên đàng cả. Duy phổ quát một nửa (Semi-universalism) là hy vọng rằng mọi người đều lên thiên đàng và nếu có địa ngục thì địa ngục vắng tanh như chùa Bà Đanh, không có “ma” nào ở đó cả, mà nếu có “ma” nào ở đó đi chăng nữa, thì cũng chỉ ở đó một thời gian mà thôi! Ta thấy duy phổ quát thực ra chỉ là một hình thức khác của duy dửng dưng. Nếu tin gì là điều không quan trọng và nếu mọi hệ thống tín ngưỡng đều có giá trị ngang nhau, thì hẳn nhiên mọi người phải cùng đi về một cuộc sống đời sau như nhau. Duy tương đối bám rễ thật sâu vào ý niệm của Phái Satan rằng: mọi phân biệt phải bị gột sạch.
5. Duy bình đẳng (Egalitarianism) – Duy bình đẳng không có ý nói tới giá trị nội tại mà mọi con người nhân bản đều có như nhau vì cùng được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Điều này tốt. Tuy nhiên, khi duy bình đẳng mang hình thức chính trị và ý thức hệ, nó phục vụ không phải để duy trì các quyền bình đẳng của người ta, mà là tiêu diệt sự phân biệt giữa người ta. Quan điểm Công Giáo là: mọi người bình đẳng trước mặt Thiên Chúa, nhưng mọi người cũng đều là độc đáo. Mỗi người đều có một vị trí độc đáo trong sự quan phòng của Thiên Chúa và một vị trí đúng đắn trong kế hoạch của Người. Giản lược mọi người vào một mẫu số chung nhỏ nhất luôn luôn là việc làm của bạo chúa. Hãy nhìn khắp các phong trào cách mạng, bạn sẽ thấy họ loại bỏ mọi phẩm giá hợp pháp của cá nhân bằng sức mạnh của chủ nghĩa duy tập thể.
Khỏi nói, cuộc tranh đấu đòi bình đẳng cho các cặp đồng tính rõ ràng đang đưa tới một hình thức độc tài mới: người tôn giáo nào từ khước phục vụ một “đám cưới” đồng tính, nhân danh tự do tôn giáo của mình, sẽ bị trừng phạt: tự do đồng tính tiêu diệt tự do tôn giáo.
6.Duy vật chất - Điều này không có nghĩa mua bán thỏa thích cho tới khi chán chê mệt mỏi không mua bán được nữa mới thôi. Việc này chỉ là hiện tượng của một điều nằm sâu hơn. Duy vật chất là lạc giáo cho rằng không hề có một thế giới siêu nhiên. Nó là thứ duy vô thần mật định (by default). Xã hội Tây Phương đầy những con người, trong đó, nhiều người đi nhà thờ đàng hoàng, chỉ toàn nhìn thấy khía cạnh vật chất của của cuộc đời. Hệ thống tín ngưỡng của họ là “thấy điều gì được điều đó”. Họ cho rằng chỉ những gì nhờ giác quan mà thấy mới có thực. Họ có thể đi nhà thờ, nhưng họ sống và hành xử như thể chẳng có gì khác ngoài thế giới vật chất.
7. Duy khoa học - Thứ duy này có cùng chung cái nhìn với duy vật chất, chỉ coi nhận thức khoa học là nhận thức duy nhất có giá trị. Nếu một điều gì đó không thể chứng minh bằng khoa học thì một là cố tình nói láo hai là chuyện thần tiên, dã sử hoặc chuyện nhân gian. Chủ trương bài tôn giáo, coi mọi người tôn giáo là đồ nhà quê đần độn, ngu dốt, mê tín dị đoan xuất hiện bừa phứa trên truyền thông chính dòng, trong ngành giáo dục cao đẳng và trong nền văn hóa quần chúng. Ít có người dừng lại để khảo sát chủ trương này, và khi hỏi “chứng cớ”, họ không biết ngay cả đây là loại chứng cớ gì. Chủ trương là tất cả. Khoa học là sự thật. Tôn giáo là sai lầm.
8. Duy thực dụng (Utilitarianism) - Điều gì được việc, điều ấy ắt phải tốt. Duy thực dụng cũng phát sinh từ duy vật chất. Nếu không có thiên đàng, hỏa ngục hay phán xét, thì con đường sống là tạo ra của cải vĩ đại nhất cho số người đông nhất. Bất hạnh một điều: xác định điều gì thực sự tốt và rồi làm sao đạt được nó đâu có dễ dàng gì. Thường thường duy thực dụng liên hệ với một thứ ý thức hệ nào đó, thường là kinh tế và chính trị, và “của cải vĩ đại nhất” đã được nhà độc tài áp đặt lên người ta. “Các anh sẽ phải hạnh phúc. Các anh sẽ phải tham dự vào thế giới mới lộng lẫy của chúng tôi. Các anh sẽ phải ủng hộ sự ảo tưởng của chúng tôi”.
Cha Longenecker cho rằng duy thực dụng cũng là một hình thức của duy vật chất. Vì chủ nghĩa này dựa trên chủ trương của Jeremy Bentham(1748 -1832): đau đớn và lạc thú là hai chúa tể cao cả cai quản tác phong con người; nhưng lý thuyết của Bentham dựa trên lý thuyết duy nghiệm (empiricism) của David Hume (1711-1776). Ông này cho rằng: chỉ có thể tin tưởng các kiến thức nhận được từ lý trí của con người và các cảm giác của họ về thế giới vật chất. Hệ luận là: là không có đời sau, không thiên đàng, địa ngục, không phán xét chung, ta hãy tạo thiên đàng nơi hạ giới! Đây dĩ nhiên cũng là lý thuyết của chủ nghĩa Mác và của các con, các cháu và các chắt sau này của nó.
Bên trong Kitô Giáo, đang có những người như cựu linh mục John Dominic Crossan tìm cách chỉ phục hồi một Ông Giêsu lịch sử, trút bỏ mọi nét ông cho là huyền thoại, gần như hiểu là siêu nhiên, trơ trụi chỉ còn là một người phàm bị đóng đinh mà thân xác chắc chắn bị qụa ăn thịt chứ không được nằm trong mộ để sống lại như các Tin Mừng nói. Ông Giêsu này cùng lắm chỉ giúp ta tạo ra một thiên đàng ở trần gian này.
9. Duy sử - Đây là niềm tin cho rằng “lịch sử là chuyện tầm phào” (“history is bunk”, câu nói của Henry Ford, cha đẻ ra dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt, và xe hơi Ford, thực ra có nghĩa: sống trong hiện tại). Kitô hữu tin vào Thiên Chúa Quan Phòng: lịch sử là “Sử của Người” (người Anh chơi chữ: history is “His Story”). Duy sử rút kết luận từ duy tương đối, cho rằng nếu không có sự thật, thì cũng không có Thiên Chúa, và nếu đã không có Thiên Chúa thì làm gì có thứ trình thuật có tính bao trùm cho lịch sử. Điều ta thấy như một mẫu mực hay một kế hoạch chỉ đơn thuần là một cố gắng của ta nhằm áp đặt một thứ ý nghĩa nào đó cho lịch sử mà thôi. Với người duy sử, lịch sử chỉ đơn thuần là một chuỗi nối tiếp tình cờ các biến cố gây ảnh hưởng tới con đường nhân loại đang đi. Một số người trở nên giầu có. Một số người trở nên nghèo mạt. Có những cuộc chiến tranh. Có bên thắng. Có bên thua. Cứ thế. Đàng khác, nếu lịch sử không hề có ý nghĩa nào, thì chính đời sống ta cũng đâu có ý nghĩa gì.
10. Duy tiến bộ - Điều oái oăm là con người hiện đại tin duy sử một đàng, theo đó, không hề có một trình thuật có tính bao trùm nào cho lịch sử, nhưng đàng khác, họ lại tin tiến bộ. Lớn lên với niềm tin vào duy biến hóa (thứ ý thức hệ biến hóa chứ không phải lý thuyết biến hóa có tính khoa học), con người hiện đại cho rằng nhờ biến hóa, ta mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn. Điều gì mới điều ấy phải tốt hơn. Mốt nào, khuynh hướng nào hay ý tưởng nào mới nhất hẳn phải tốt hơn những gì xẩy ra trước đó. Họ vẫn khư khư chủ trương hoang tưởng như thế dù thế kỷ 20 là thế kỷ đẫm máu nhất, dã man nhất, độc ác nhất và gây thảm họa nhất trong lịch sử nhân loại, và thế kỷ 21 đang diễn biến xem ra cũng chẳng tốt hơn gì.
Như đã thưa, các thứ “duy” trên đang phá hoại Giáo Hội của ta vì hiện chúng trở thành một phần nền văn hóa của ta. Phần đông người chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, kể cả người Công Giáo, đang sống với các giả thuyết của mười thứ duy trên đây nhưng không hề biết điều đó. Họ chọn lựa điều để tin và cách để hành xử theo duy cá nhân, duy cảm xúc, duy thực dụng…