Trong báo cáo thường niên vừa được công bố, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đang thúc giục Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa 10 quốc gia vào danh sách các quốc gia nơi nhà cầm quyền "tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng” và 17 quốc gia vào danh sách "các nước cần quan tâm đặc biệt" (CPC) bởi vì họ là những quốc gia trong đó các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo liên tục được nhà nước trực tiếp gây ra, xúi giục hoặc lờ đi.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã ghi nhận đặc biệt trường hợp của Ấn Độ nơi nhà cầm quyền được coi là ngầm xúi giục các vi phạm tự do tôn giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại là, hôm 17 tháng Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói:
"Chính phủ của tôi đảm bảo rằng công dân của quốc gia này có hoàn toàn tự do tín ngưỡng và rằng mọi người đều có quyền giữ đạo hay theo một tôn giáo do mình lựa chọn mà không bị ép buộc hoặc bị lung lạc. Chính phủ của tôi sẽ không cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo, thuộc các tôn giáo đa số hay thiểu số kích động hận thù chống lại những người khác, công khai hoặc ngấm ngầm. Chính phủ của tôi sẽ là một chính phủ mang lại sự tôn trọng bình đẳng cho tất cả các tôn giáo."
"Ấn Độ là đất của Phật và Gandhi. Sự tôn trọng bình đẳng dành cho tất cả các tôn giáo phải có trong DNA của mỗi người Ấn Độ. Chúng tôi không thể chấp nhận bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo nào vì bất kỳ lý do nào và tôi mạnh mẽ lên án bạo lực như vậy. Chính phủ của tôi sẽ hành động mạnh mẽ trong vấn đề này. "
Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan - Bharatiya Janata Party. Từ khi ông Modi lên nắm quyền vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, hàng chục nhà thờ Công Giáo bị đốt phá và hôi của trong mấy tháng vừa qua.
Những lời kích động đốt phá các nhà thờ và cưỡng bách cải đạo lẽ ra phải bị luật pháp trừng trị nhưng Modi cố tình lờ đi.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, do đó, đã đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách các nước "tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm nghiêm trọng”. Trong danh sách này còn có Afghanistan, Azerbaijan, Cuba, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Lào, Malaysia, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở các nước sau đây là rất tồi tệ và ủy ban khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC, tức là danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt”. Các quốc gia này là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan, Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, và Việt Nam.
Ủy ban cũng bày tỏ mối quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo ở Bahrain, Bangladesh, Belarus, Cyprus, Kyrgyzstan, và Sri Lanka.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã ghi nhận đặc biệt trường hợp của Ấn Độ nơi nhà cầm quyền được coi là ngầm xúi giục các vi phạm tự do tôn giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại là, hôm 17 tháng Hai, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói:
"Chính phủ của tôi đảm bảo rằng công dân của quốc gia này có hoàn toàn tự do tín ngưỡng và rằng mọi người đều có quyền giữ đạo hay theo một tôn giáo do mình lựa chọn mà không bị ép buộc hoặc bị lung lạc. Chính phủ của tôi sẽ không cho phép bất kỳ nhóm tôn giáo, thuộc các tôn giáo đa số hay thiểu số kích động hận thù chống lại những người khác, công khai hoặc ngấm ngầm. Chính phủ của tôi sẽ là một chính phủ mang lại sự tôn trọng bình đẳng cho tất cả các tôn giáo."
"Ấn Độ là đất của Phật và Gandhi. Sự tôn trọng bình đẳng dành cho tất cả các tôn giáo phải có trong DNA của mỗi người Ấn Độ. Chúng tôi không thể chấp nhận bạo lực đối với bất kỳ tôn giáo nào vì bất kỳ lý do nào và tôi mạnh mẽ lên án bạo lực như vậy. Chính phủ của tôi sẽ hành động mạnh mẽ trong vấn đề này. "
Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là thành viên của đảng Ấn Giáo cực đoan - Bharatiya Janata Party. Từ khi ông Modi lên nắm quyền vào ngày 26 tháng Năm năm 2014, hàng chục nhà thờ Công Giáo bị đốt phá và hôi của trong mấy tháng vừa qua.
Những lời kích động đốt phá các nhà thờ và cưỡng bách cải đạo lẽ ra phải bị luật pháp trừng trị nhưng Modi cố tình lờ đi.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, do đó, đã đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách các nước "tham gia hay dung túng các hành vi vi phạm nghiêm trọng”. Trong danh sách này còn có Afghanistan, Azerbaijan, Cuba, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Lào, Malaysia, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở các nước sau đây là rất tồi tệ và ủy ban khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC, tức là danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt”. Các quốc gia này là Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan, Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, và Việt Nam.
Ủy ban cũng bày tỏ mối quan tâm về tình trạng tự do tôn giáo ở Bahrain, Bangladesh, Belarus, Cyprus, Kyrgyzstan, và Sri Lanka.