01/05/2009
Một ủy ban được chính phủ Mỹ hậu thuẫn đã đề nghị với chính quyền Obama cách đối phó với vấn đề vi phạm tự do tôn giáo ở Châu Á và trên toàn thế giới.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ hôm nay đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các nước cần đặc biệt quan tâm (gọi tắt là CPC) về vi phạm tự do tôn giáo.
Trong một báo cáo thường niên, Ủy ban vừa kể cho rằng chính phủ Việt Nam đã bỏ tù những người tham gia các hoạt động tôn giáo ôn hòa cũng như những người hậu thuẫn tự do tôn giáo.
Ủy ban cũng ủng hộ việc Bộ Ngoại giao nêu đích danh Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là những quốc gia đặc biệt quan ngại về tự do tôn giáo.
Một cuộc điều tra thường niên của Ủy ban cho thấy tự do tôn giáo ở Miến Điện đã xấu đi sau khi xảy ra các cuộc biểu tình do các nhà sư lãnh đạo hồi năm 2007.
Báo cáo cho rằng vẫn còn 137 nhà sư bị cầm tù mà không có cáo buộc chính thức.
Ủy ban cũng nói rằng tự do tôn giáo cũng xấu đi ở Trung Quốc, nhất là ở các khu vực có người Hồi giáo Uighur và người Tây Tạng theo đạo phật.
Một ủy ban được chính phủ Mỹ hậu thuẫn đã đề nghị với chính quyền Obama cách đối phó với vấn đề vi phạm tự do tôn giáo ở Châu Á và trên toàn thế giới.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ hôm nay đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về các nước cần đặc biệt quan tâm (gọi tắt là CPC) về vi phạm tự do tôn giáo.
Trong một báo cáo thường niên, Ủy ban vừa kể cho rằng chính phủ Việt Nam đã bỏ tù những người tham gia các hoạt động tôn giáo ôn hòa cũng như những người hậu thuẫn tự do tôn giáo.
Ủy ban cũng ủng hộ việc Bộ Ngoại giao nêu đích danh Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là những quốc gia đặc biệt quan ngại về tự do tôn giáo.
Một cuộc điều tra thường niên của Ủy ban cho thấy tự do tôn giáo ở Miến Điện đã xấu đi sau khi xảy ra các cuộc biểu tình do các nhà sư lãnh đạo hồi năm 2007.
Báo cáo cho rằng vẫn còn 137 nhà sư bị cầm tù mà không có cáo buộc chính thức.
Ủy ban cũng nói rằng tự do tôn giáo cũng xấu đi ở Trung Quốc, nhất là ở các khu vực có người Hồi giáo Uighur và người Tây Tạng theo đạo phật.