Phúc thay những người không thấy mà tin
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật sau lễ mừng Chúa phục sinh, đoạn phúc âm Thánh Gioan thuật lại cảnh Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ và cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu phục sinh với Thánh Toma Tông đồ là trung tâm Tin mừng lời Chúa, được đọc lên suy niệm.
Đâu là ý nghĩa đạo đức thần học ẩn chứa trong đọan Tin Mừng đó?
Ông Thánh Toma tông đồ Chúa Giêsu
Cả bốn phúc âm Chúa Giêsu đều nói đến tên Toma tông đồ của Chúa Giêsu. Nơi ba phúc âm theo Thánh Matheo, Maco và Luca tên Toma được kể sát bên tên Thánh Matheo (Mt 10,3, Mc 3,18 và Lc 6,15). Nhưng trong sách Công vụ Tông đồ, tên Toma được nói đến bên cạnh Thánh Philippus (CV 1,13).
Tên Toma theo nguyên ngữ gốc Do Thái „ ta am“ có nghĩa là „ song đôi hay sinh đôi“ . Nơi phúc âm theo Thánh Gioan tên Toma được viết thuật lại cùng với tên phụ thứ hai „ Didymo“ (Ga 11,16, 20,24, 21,2,) theo tiếng Hylạp có nghĩa là „ sinh đôi“. Tại sao Ông Toma có tên phụ này, không có gì chứng minh rõ.
Nhưng có suy nghĩ cho rằng Thánh Toma tông đồ theo như Phúc âm Thánh Gioan thuật lại, có hai lần tỏ ra uy tín tư cách riêng của ông quyết liệt tin theo Chúa Giêsu.
Lần thứ nhất khi được Chúa Giêsu nói cho hay Ngài sẽ về Betania gần Gierusalem để thăm và cho Laxaro sống lại sau khi đã chết, các Tông đồ tỏ ra nghi ngại „ Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy còn lại đến đó sao?“. Ông Toma trả lời ngay“ „ Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng sẽ đi để cùng chết với Thầy.“ (Ga 11, 8-16.)
Thái độ quyết liệt này của Ông Toma nói lên lòng trung thành với Chúa Giêsu, cùng chia xẻ sự thử thách đau khổ với Chúa Giêsu thầy mình trong hoàn cảnh nguy hiểm nhất, cho dù thế nào cũng không bỏ Thầy. Đây là bài học cho lòng tin lòng trung thành của người tin theo Chúa, luôn gắn bó trong tình yêu thương của Chúa. Trái tim Chúa, lòng thương xót Chúa là ngôi nhà nơi cư ngụ của con người.
Lần thứ hai trong bữa Tiệc ly. Câu nói , câu hỏi của Toma lần này khác với lần trước, nói lên sự hiểu biết thấp ít , khi Chúa Giêsu nói về sự chết hy sinh của Ngài để dọn chỗ cho các tông đồ, Toma hỏi ngay chen vào:“ Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?“ (Ga 14, 1-4).
Qua câu thắc mắc ít hiểu biết đó, Chúa Giêsu đã nói lên một chân lý thời danh: „ Thầy là đường, là sự thật và là sự sống“ (Ga 14, 6).
Chính thái độ bộc trực và câu thắc mắc xem ra ngây ngô của Toma nói lên điều gì căn bản trong đời sống đức tin của con người cần được Chúa soi sáng, hướng dẫn giải thích cho hiểu biết. Vì tâm trí con người giới hạn.
Cung cách này của Toma còn diễn tả lòng can đảm nói chuyện đàm thoại với Chúa Giêsu, Thầy mình. Đó cũng là một cách thức cầu nguyện cho người tín hữu Chúa Kito chúng ta trong đời sống, nói chuyện với Chúa, trình bày với người những lo âu khón khăn, sự hiểu biết non kém giới hạn của mình. Cung cách này nói lên sự tin tưởng tràn đầy cùng mong chờ ánh sáng cùng sức mạnh soi chiếu từ nơi Chúa cho đời sống chỗi dậy vươn lên.
Có lẽ vì hai thái độ lòng trung thành và lòng tin tưởng chân thành của Toma, mà Thánh Gioan tông đồ trong phúc âm đã cho thêm tên phụ „ Didymo“ cho Thánh Toma: Toma còn gọi là Didymo.
Lạy Thầy, lạy Thiên Chúa của con
Trong cung cách ngây thơ đặt câu hỏi của Toma nơi bữa tiệc ly lúc còn sống, Chúa Giêsu đã nói lên điều căn bản về chính mình cho con người: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống.
Trong hoài nghi về Chúa Giêsu đã chỗi dậy sống lại: Nếu tôi không nhìn thấy những vết tương nơi chân tay Người, và không đặt ngón tay vào cạnh sườn Người, tôi không tin“ (Ga 20,25), Chúa Giêsu phục sinh lúc hiện ra có cả Toma, Ngài đã đã nói với Ông: Đặt ngón tay vào đây , và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin“ (Ga 20, 27).
Ông Toma phản ứng liền và nói ngay lời tuyên tín rất chân thành, rất đẹp và rất thời danh: „Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con“ (Ga 20,28.)
Thánh Augustino đã có suy niện về câu nói này của Thánh Toma:„ Thánh Toma đã nhìn thấy, đã đụng chạm con người, nhưng Toma đã tin vào Thiên Chúa mà Ông không nhìn thấy cũng không đụng chạm vào. Điều Ông đã nhìn thấy và đã đụng chạm, đã khiến ông thay đổi cùng tin vào điều Ông hồ nghi.
Chúa Giêsu nói ngay với Ông Toma:“ Vì anh đã thấy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin“ (Ga 20,29).
Thấy mà xem chẳng thấy
Lời tuyên tín của Thánh Toma“ Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con“ và câu trả lời của Chúa Giêsu về sự nhìn mà tin cũng tương tự như lời tuyên tín của Natanael lúc đến gặp Chúa Giêsu „ Thưa Thầy, chính Thầy là con Thiên Chúa, chính Thầy là vua Israel…..Chúa Giêsu nói với Natanael: Anh sẽ con được nhìn thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.“ (Ga 1, 49-50).
Trong cả hai trường hợp Chúa đã nói về sự nhìn của hai ông, và chinh phục được lòng của hai người từ hồ nghi đến tin tưởng.
Thánh Toma tiến sỹ Aquino thời Trung cổ đã dựa trên lời Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: „ Phúc cho mắt nào được nhìn thấy điều anh em thấy“ (Lc 10,23), có suy luận về câu nói của Chúa Giêsu nói với Ông Toma: „ Phúc thay những người không thấy mà tin“ : Gặt hái thu lượm được nhiều nơi người tin mà không nhìn thấy, hơn là nơi người nhìn thấy mà tin.
Trong thư gửi Giáo đoàn Do Thái nói về ơn kêu gọi của của các Tổ phụ trong Kinh Thánh nhờ tin vào Thiên Chúa mà không có nhìn thấy
Thiên Chúa: „ Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. „ (Dt 11,1).
Đoạn phúc âm nói về lòng tin của Ông Thánh Toma được thuật lại trong bối cảnh „ Tám ngày sau, các môn đệ Chúa Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Toma ở đó với các ông.“
Với Thánh sử Gioan lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra lần này là lần thứ hai với các môn đệ có cả Toma và vào ngày Chúa Nhật. Con số tám ngày phù hợp theo cách tính thời cổ xưa khởi đầu và tận cùng. Cũng có thể vào thời lúc Thánh Gioan viết phúc âm, ngày Chúa Nhật đã trở thành ngày kính nhớ Chúa Giêsu phục sinh sống lại nơi Cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu Kito thời sơ khai rồi. Vào ngày này các tín hữu tụ họp mừng kình mầu nhiệm Chúa sống lại, Bí tích Thánh Thể tưởng niệm Chúa Giêsu.(Cv 20,7, Didache 14,1).
Chọn tám ngày sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Gioan hướng tầm nhìn mục vụ tới Cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu nhiều hơn. Vì họ vào ngày này tụ họp mừng kính Chúa Giêsu phục sinh nhất là nhớ lại Chúa Giêsu hiện ra có cả Toma với câu tuyên tín căn bản cùng thâm sâu chân thành : Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.
Thánh Toma tông đồ xưa nay trong dân gian được gọi là „ Toma yếu kém lòng tin“. Có phải thật như thế không? Sự yếu kếm lòng tin của Thánh tông đồ Toma có ảnh hưởng gì tới đời sống người tín hữu Chúa Kitô chúng ta không?
Chúng ta được phép nhìn và gọi ngài như thế, không sao cả. Nhưng không phải vì thế mà cung cách đời sống lòng tin Thánh Toma không giúp gợi, hay có thể diễn tả là không mang lại gương sáng, ý tưởng đà thúc đẩy cho đức tin chúng thêm can đảm những khi gặp yếu kém hồ nghi đâu. Trái lại là đàng khác.
Qua cung cách thái độ của Thánh Toma chúng ta cảm thấy mình được an ủi trong những khi hồ nghi.
Qua Thánh Toma , chúng ta nhận ra mọi hồ nghi, mọi sự thiếu hiểu biết có thể dẫn đưa đến ánh sáng bằng cầu nguyện, bằng đối thoại thắc mắc và lắng nghe.
Qua những lời của Chúa Giêsu tuy nói với Toma, cũng nhắc nhở nói với chúng ta về ý nghĩa của đức tin, cùng giúp ta thêm can đảm. cho dù gặp cảnh sống khó khăn luôn trung thành gắn bó với Chúa Giêsu.
Sau cùng khi Chúa Giesu phục sinh hiện ra với các Môn đệ ở bờ hồ Tiberia, Thánh Toma được nhắc đến liền sau Thánh Phero, vị Tông đồ trưởng của Chúa và của Giáo Hội. Điều này nói lên một ý nghĩa lớn về niềm vui mừng cho Giáo Hội thời sơ khai. Trong thời kỳ đó đã xuất hiện phúc âm chúa Giêsu theo Thánh Toma, cùng sử liệu về Thánh Toma rồi. Tuy không được công nhận là phúc âm trong Canon của Gíao hội, nhưng đó là tài liệu khảo cứu quan trọng về Giáo Hội Chúa Kito thời sơ khai..
Cũng có truyền thống xa xưa nói Thánh Toma đã sang rao giảng phúc âm bên Syria và Iran, rồi sang tận miền nam Ấn Độ, mà ngày nay Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ luôn sùng kính nhớ tới ngài cách đặc biệt, vị Thánh quan thầy tổ phụ của Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ.
Chúa Nhật kính lòng thương xót Chúa 12.04. 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lấy cảm hứng từ:
- Benedickt XVI., Auf dem Fundament der Apostel, Katechesen zum Ursprung der Kirche, Apưostel Thomas , 2007 Verlag Freidrich Pustet, Regensburg.
- Rudolf Schnackenburg, Das Johannesevangelium 13-21.,e Ditterteil, Sonderausgabe Freiburg i. Br. 1975, Kapitel 20, 24-29.
Hằng năm vào ngày Chúa Nhật sau lễ mừng Chúa phục sinh, đoạn phúc âm Thánh Gioan thuật lại cảnh Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ và cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu phục sinh với Thánh Toma Tông đồ là trung tâm Tin mừng lời Chúa, được đọc lên suy niệm.
Đâu là ý nghĩa đạo đức thần học ẩn chứa trong đọan Tin Mừng đó?
Ông Thánh Toma tông đồ Chúa Giêsu
Cả bốn phúc âm Chúa Giêsu đều nói đến tên Toma tông đồ của Chúa Giêsu. Nơi ba phúc âm theo Thánh Matheo, Maco và Luca tên Toma được kể sát bên tên Thánh Matheo (Mt 10,3, Mc 3,18 và Lc 6,15). Nhưng trong sách Công vụ Tông đồ, tên Toma được nói đến bên cạnh Thánh Philippus (CV 1,13).
Tên Toma theo nguyên ngữ gốc Do Thái „ ta am“ có nghĩa là „ song đôi hay sinh đôi“ . Nơi phúc âm theo Thánh Gioan tên Toma được viết thuật lại cùng với tên phụ thứ hai „ Didymo“ (Ga 11,16, 20,24, 21,2,) theo tiếng Hylạp có nghĩa là „ sinh đôi“. Tại sao Ông Toma có tên phụ này, không có gì chứng minh rõ.
Nhưng có suy nghĩ cho rằng Thánh Toma tông đồ theo như Phúc âm Thánh Gioan thuật lại, có hai lần tỏ ra uy tín tư cách riêng của ông quyết liệt tin theo Chúa Giêsu.
Lần thứ nhất khi được Chúa Giêsu nói cho hay Ngài sẽ về Betania gần Gierusalem để thăm và cho Laxaro sống lại sau khi đã chết, các Tông đồ tỏ ra nghi ngại „ Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy còn lại đến đó sao?“. Ông Toma trả lời ngay“ „ Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng sẽ đi để cùng chết với Thầy.“ (Ga 11, 8-16.)
Thái độ quyết liệt này của Ông Toma nói lên lòng trung thành với Chúa Giêsu, cùng chia xẻ sự thử thách đau khổ với Chúa Giêsu thầy mình trong hoàn cảnh nguy hiểm nhất, cho dù thế nào cũng không bỏ Thầy. Đây là bài học cho lòng tin lòng trung thành của người tin theo Chúa, luôn gắn bó trong tình yêu thương của Chúa. Trái tim Chúa, lòng thương xót Chúa là ngôi nhà nơi cư ngụ của con người.
Lần thứ hai trong bữa Tiệc ly. Câu nói , câu hỏi của Toma lần này khác với lần trước, nói lên sự hiểu biết thấp ít , khi Chúa Giêsu nói về sự chết hy sinh của Ngài để dọn chỗ cho các tông đồ, Toma hỏi ngay chen vào:“ Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?“ (Ga 14, 1-4).
Qua câu thắc mắc ít hiểu biết đó, Chúa Giêsu đã nói lên một chân lý thời danh: „ Thầy là đường, là sự thật và là sự sống“ (Ga 14, 6).
Chính thái độ bộc trực và câu thắc mắc xem ra ngây ngô của Toma nói lên điều gì căn bản trong đời sống đức tin của con người cần được Chúa soi sáng, hướng dẫn giải thích cho hiểu biết. Vì tâm trí con người giới hạn.
Cung cách này của Toma còn diễn tả lòng can đảm nói chuyện đàm thoại với Chúa Giêsu, Thầy mình. Đó cũng là một cách thức cầu nguyện cho người tín hữu Chúa Kito chúng ta trong đời sống, nói chuyện với Chúa, trình bày với người những lo âu khón khăn, sự hiểu biết non kém giới hạn của mình. Cung cách này nói lên sự tin tưởng tràn đầy cùng mong chờ ánh sáng cùng sức mạnh soi chiếu từ nơi Chúa cho đời sống chỗi dậy vươn lên.
Có lẽ vì hai thái độ lòng trung thành và lòng tin tưởng chân thành của Toma, mà Thánh Gioan tông đồ trong phúc âm đã cho thêm tên phụ „ Didymo“ cho Thánh Toma: Toma còn gọi là Didymo.
Lạy Thầy, lạy Thiên Chúa của con
Trong cung cách ngây thơ đặt câu hỏi của Toma nơi bữa tiệc ly lúc còn sống, Chúa Giêsu đã nói lên điều căn bản về chính mình cho con người: Thầy là đường, là sự thật và là sự sống.
Trong hoài nghi về Chúa Giêsu đã chỗi dậy sống lại: Nếu tôi không nhìn thấy những vết tương nơi chân tay Người, và không đặt ngón tay vào cạnh sườn Người, tôi không tin“ (Ga 20,25), Chúa Giêsu phục sinh lúc hiện ra có cả Toma, Ngài đã đã nói với Ông: Đặt ngón tay vào đây , và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin“ (Ga 20, 27).
Ông Toma phản ứng liền và nói ngay lời tuyên tín rất chân thành, rất đẹp và rất thời danh: „Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con“ (Ga 20,28.)
Thánh Augustino đã có suy niện về câu nói này của Thánh Toma:„ Thánh Toma đã nhìn thấy, đã đụng chạm con người, nhưng Toma đã tin vào Thiên Chúa mà Ông không nhìn thấy cũng không đụng chạm vào. Điều Ông đã nhìn thấy và đã đụng chạm, đã khiến ông thay đổi cùng tin vào điều Ông hồ nghi.
Chúa Giêsu nói ngay với Ông Toma:“ Vì anh đã thấy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin“ (Ga 20,29).
Thấy mà xem chẳng thấy
Lời tuyên tín của Thánh Toma“ Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con“ và câu trả lời của Chúa Giêsu về sự nhìn mà tin cũng tương tự như lời tuyên tín của Natanael lúc đến gặp Chúa Giêsu „ Thưa Thầy, chính Thầy là con Thiên Chúa, chính Thầy là vua Israel…..Chúa Giêsu nói với Natanael: Anh sẽ con được nhìn thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.“ (Ga 1, 49-50).
Trong cả hai trường hợp Chúa đã nói về sự nhìn của hai ông, và chinh phục được lòng của hai người từ hồ nghi đến tin tưởng.
Thánh Toma tiến sỹ Aquino thời Trung cổ đã dựa trên lời Chúa Giêsu nói với các Tông đồ: „ Phúc cho mắt nào được nhìn thấy điều anh em thấy“ (Lc 10,23), có suy luận về câu nói của Chúa Giêsu nói với Ông Toma: „ Phúc thay những người không thấy mà tin“ : Gặt hái thu lượm được nhiều nơi người tin mà không nhìn thấy, hơn là nơi người nhìn thấy mà tin.
Trong thư gửi Giáo đoàn Do Thái nói về ơn kêu gọi của của các Tổ phụ trong Kinh Thánh nhờ tin vào Thiên Chúa mà không có nhìn thấy
Thiên Chúa: „ Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. „ (Dt 11,1).
Đoạn phúc âm nói về lòng tin của Ông Thánh Toma được thuật lại trong bối cảnh „ Tám ngày sau, các môn đệ Chúa Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Toma ở đó với các ông.“
Với Thánh sử Gioan lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra lần này là lần thứ hai với các môn đệ có cả Toma và vào ngày Chúa Nhật. Con số tám ngày phù hợp theo cách tính thời cổ xưa khởi đầu và tận cùng. Cũng có thể vào thời lúc Thánh Gioan viết phúc âm, ngày Chúa Nhật đã trở thành ngày kính nhớ Chúa Giêsu phục sinh sống lại nơi Cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu Kito thời sơ khai rồi. Vào ngày này các tín hữu tụ họp mừng kình mầu nhiệm Chúa sống lại, Bí tích Thánh Thể tưởng niệm Chúa Giêsu.(Cv 20,7, Didache 14,1).
Chọn tám ngày sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Gioan hướng tầm nhìn mục vụ tới Cộng đoàn Giáo Hội Chúa Giêsu nhiều hơn. Vì họ vào ngày này tụ họp mừng kính Chúa Giêsu phục sinh nhất là nhớ lại Chúa Giêsu hiện ra có cả Toma với câu tuyên tín căn bản cùng thâm sâu chân thành : Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.
Thánh Toma tông đồ xưa nay trong dân gian được gọi là „ Toma yếu kém lòng tin“. Có phải thật như thế không? Sự yếu kếm lòng tin của Thánh tông đồ Toma có ảnh hưởng gì tới đời sống người tín hữu Chúa Kitô chúng ta không?
Chúng ta được phép nhìn và gọi ngài như thế, không sao cả. Nhưng không phải vì thế mà cung cách đời sống lòng tin Thánh Toma không giúp gợi, hay có thể diễn tả là không mang lại gương sáng, ý tưởng đà thúc đẩy cho đức tin chúng thêm can đảm những khi gặp yếu kém hồ nghi đâu. Trái lại là đàng khác.
Qua cung cách thái độ của Thánh Toma chúng ta cảm thấy mình được an ủi trong những khi hồ nghi.
Qua Thánh Toma , chúng ta nhận ra mọi hồ nghi, mọi sự thiếu hiểu biết có thể dẫn đưa đến ánh sáng bằng cầu nguyện, bằng đối thoại thắc mắc và lắng nghe.
Qua những lời của Chúa Giêsu tuy nói với Toma, cũng nhắc nhở nói với chúng ta về ý nghĩa của đức tin, cùng giúp ta thêm can đảm. cho dù gặp cảnh sống khó khăn luôn trung thành gắn bó với Chúa Giêsu.
Sau cùng khi Chúa Giesu phục sinh hiện ra với các Môn đệ ở bờ hồ Tiberia, Thánh Toma được nhắc đến liền sau Thánh Phero, vị Tông đồ trưởng của Chúa và của Giáo Hội. Điều này nói lên một ý nghĩa lớn về niềm vui mừng cho Giáo Hội thời sơ khai. Trong thời kỳ đó đã xuất hiện phúc âm chúa Giêsu theo Thánh Toma, cùng sử liệu về Thánh Toma rồi. Tuy không được công nhận là phúc âm trong Canon của Gíao hội, nhưng đó là tài liệu khảo cứu quan trọng về Giáo Hội Chúa Kito thời sơ khai..
Cũng có truyền thống xa xưa nói Thánh Toma đã sang rao giảng phúc âm bên Syria và Iran, rồi sang tận miền nam Ấn Độ, mà ngày nay Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ luôn sùng kính nhớ tới ngài cách đặc biệt, vị Thánh quan thầy tổ phụ của Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ.
Chúa Nhật kính lòng thương xót Chúa 12.04. 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lấy cảm hứng từ:
- Benedickt XVI., Auf dem Fundament der Apostel, Katechesen zum Ursprung der Kirche, Apưostel Thomas , 2007 Verlag Freidrich Pustet, Regensburg.
- Rudolf Schnackenburg, Das Johannesevangelium 13-21.,e Ditterteil, Sonderausgabe Freiburg i. Br. 1975, Kapitel 20, 24-29.