(CNS 26/11/2003) Người Ukrain trong nước và các cộng đồng người Ukrain tại hải ngoại trong những ngày này đang có những lễ nghi và các buổi canh thức cầu nguyện để nhắc nhở nhau về biến cố kinh hoàng do cộng sản Liên sô gây ra trong hai năm 1932-1933. Đất nước Ukrain, thường được biết đến như "vựa bánh mì của Âu Châu" đã phải trải qua một nạn đói kinh hoàng nhất dẫn đến cái chết của hơn 7 triệu người. Nạn đói này đã xảy ra theo lệnh của trùm cộng sản Stalin.
Trong lá thư đề ngày 23/11/2003, gởi đến Đức Hồng Y Lubomyr Husar của giáo phận Lviv, vị đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo Ukrain, Đức Thánh Cha nhận định rằng việc ghi nhớ biến cố đau buồn này là cần thiết cho nhân loại như một bài học không thể quên nhưng điều quan trọng hơn là hãy dùng biến cố này như một cơ hội để giáo dục những thế hệ mới trở thành "những tuần canh cho sự tôn trọng phẩm giá của mỗi con người".
Ngày 5/1/1930, đảng cộng sản Liên sô thực hiện chương trình tập thể hóa ruộng đất tại Ukrain như một phần của chính sách ngũ niên. Tập thể hóa ruộng đất ít bị chống đối tại Nga vì đa số nông dân Nga là tá điền và trong quá khứ cũng đã có thói quen canh tác chung với nhau. Trái lại, tại Ukrain đa số dân chúng sở hữu ruộng đất của họ. Làn sóng chống đối tập thể hóa ruộng đất tại Ukrain đã làm chậm lại quá trình này và gây khó chịu cho Mạc Tư Khoa. Đồng thời với làn sóng chống đối tập thể hóa là khuynh hướng muốn đòi độc lập của dân chúng Ukrain. Cộng sản Liên sô đã ra tay hành động bằng một cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất.
Nạn đói đã xảy ra không phải vì thiếu lương thực. Cộng sản Liên sô đã ra lệnh tịch thu tất cả nông sản của người dân Ukrain và tập trung vào những kho lớn do quân đội canh gác nghiêm nhặt.
Victor Kravchenko, một trong số 100,000 nhân viên mật vụ được Trung Ương đảng cộng sản Liên sô cử sang thực hiện cải tạo ruộng đất tại Ukrain đã tiết lộ trong một cuốn sách gần đây: "Tại một làng gần Odessa, chúng tôi tịch thu lúa mì, khoai tây và rau quả đến kilô gram cuối cùng của họ. Thậm chí trong một gia đình ổ bánh mà họ đang nướng trong lò cũng bị lấy đi mất".
Cùng với nạn đói này là làn sóng bắt bớ các thành phần trí thức, không chỉ là các thành phần chống đối mà kể cả nhiều người trong đảng cộng sản Ukrain cũng bị bắt như trường hợp của Mykola Khvylovy, ủy viên trung ương đảng cộng sản Ukrain. Tất cả những biện pháp này nằm trong toan tính đè bẹp khát vọng độc lập của người dân Ukrain.
Muốn tìm hiểu thêm, xin đọc bài Lịch sử Ukrain thời cận đại nhân kỷ niệm 70 năm nạn đói do cộng sản Liên sô gây ra
Trong lá thư đề ngày 23/11/2003, gởi đến Đức Hồng Y Lubomyr Husar của giáo phận Lviv, vị đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo Ukrain, Đức Thánh Cha nhận định rằng việc ghi nhớ biến cố đau buồn này là cần thiết cho nhân loại như một bài học không thể quên nhưng điều quan trọng hơn là hãy dùng biến cố này như một cơ hội để giáo dục những thế hệ mới trở thành "những tuần canh cho sự tôn trọng phẩm giá của mỗi con người".
Ngày 5/1/1930, đảng cộng sản Liên sô thực hiện chương trình tập thể hóa ruộng đất tại Ukrain như một phần của chính sách ngũ niên. Tập thể hóa ruộng đất ít bị chống đối tại Nga vì đa số nông dân Nga là tá điền và trong quá khứ cũng đã có thói quen canh tác chung với nhau. Trái lại, tại Ukrain đa số dân chúng sở hữu ruộng đất của họ. Làn sóng chống đối tập thể hóa ruộng đất tại Ukrain đã làm chậm lại quá trình này và gây khó chịu cho Mạc Tư Khoa. Đồng thời với làn sóng chống đối tập thể hóa là khuynh hướng muốn đòi độc lập của dân chúng Ukrain. Cộng sản Liên sô đã ra tay hành động bằng một cuộc diệt chủng kinh hoàng nhất.
Nạn đói đã xảy ra không phải vì thiếu lương thực. Cộng sản Liên sô đã ra lệnh tịch thu tất cả nông sản của người dân Ukrain và tập trung vào những kho lớn do quân đội canh gác nghiêm nhặt.
Victor Kravchenko, một trong số 100,000 nhân viên mật vụ được Trung Ương đảng cộng sản Liên sô cử sang thực hiện cải tạo ruộng đất tại Ukrain đã tiết lộ trong một cuốn sách gần đây: "Tại một làng gần Odessa, chúng tôi tịch thu lúa mì, khoai tây và rau quả đến kilô gram cuối cùng của họ. Thậm chí trong một gia đình ổ bánh mà họ đang nướng trong lò cũng bị lấy đi mất".
Cùng với nạn đói này là làn sóng bắt bớ các thành phần trí thức, không chỉ là các thành phần chống đối mà kể cả nhiều người trong đảng cộng sản Ukrain cũng bị bắt như trường hợp của Mykola Khvylovy, ủy viên trung ương đảng cộng sản Ukrain. Tất cả những biện pháp này nằm trong toan tính đè bẹp khát vọng độc lập của người dân Ukrain.
Muốn tìm hiểu thêm, xin đọc bài Lịch sử Ukrain thời cận đại nhân kỷ niệm 70 năm nạn đói do cộng sản Liên sô gây ra