Khi nói về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Phi Luật Tâns, vị linh mục sẽ tháp tùng chuyến bay với Đức Thánh Cha cho biết nước này đang hồi hộp chờ đợi Đức Thánh Cha và thấy được sự gần gũi hiền phụ của ngài đối với những người đau khổ.
Cha Gregory Gaston cho hay "Đối với người Phi Luật Tâns chúng tôi, Đức Thánh Cha thực sự là người đại diện của Chúa Giêsu trên trần gian, vì vậy cũng giống như Chúa Giêsu đang đến Phi Luật Tân vậy"
Các tín hữu địa phương thực sự xem Đức Thánh Cha "như một người cha, vì thế giống như một người cha đến thăm con mình. Người dân sẽ lắng nghe ngài, sẽ cố gặp ngài hết sức có thể và trải nghiệm thông điệp về lòng nhân từ và thương xót của ngài".
Cha Gaston, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo hoàng Phi Luật Tân, sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trên các chuyến bay đến và đi trong chuyến tông du đến Sri Lanka và Phi Luật Tân từ ngày 12 đến 19 tháng Giêng với cương vị là ký giả cho đài phát thanh Công Giáo Phi Luật Tân "Radio Veritas".
Cha Gaston nói rằng đối với nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ về mặt vật chất, tài chính hay thể lý thì chuyến tông du của Đức Thánh Cha hứa hẹn "nâng cao khía cạnh tinh thần của họ".
Cha cũng nói rằng ngoài thời gian ở thủ đô Manila của Phi Luật Tân, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm thành phố miền đông Tacloban, nơi bị tàn phá bởi hai cơn bão hồi năm ngoái.
Trong chuyến viếng thăm đến Tacloban ngày 17/01, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ sau khi đến nơi, sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các nạn nhân của cơn bão Yolanda. Kế đến ngài sẽ ban phép lành cho "Trung tâm Giáo hoàng Phanxicô dành cho người nghèo" của thành phố và sẽ dâng Thánh lễ cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và gia đình của các nạn nhân cơn bão.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự trù sẽ gặp gỡ các nạn nhân của trận động đất mới đây ở các khu vực xung quanh, và nói cuộc gặp gỡ này "đầy biểu tượng". Cha nói rằng mặc dù Đức Thánh Ca Phanxicô chỉ thăm "một hòn đảo cụ thể, ngài sẽ thực sự viếng thăm tất cả mọi người, tất cả những người đau khổ". Cha lưu ý rằng trong suốt các cuộc gặp gỡ, người dân đại diện cho các thành phố trên khắp đất nước Phi Luật Tân sẽ có cơ hội gặp gỡ và chào thăm Đức Thánh Cha.
"Chủ đề của chuyến tông du là 'Nhân từ và Thương xót", vì mọi người sẽ được trải nghiệm lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa, nhất là nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ cách này cách khác".
Trong chuyến tông du thứ hai đến Á châu chỉ trong vòng sáu tháng, việc Đức Thánh Cha Phanxicô tông du đến Phi Luật Tân cũng là dấu chỉ về khả năng của châu lục này về đức tin và Kitô giáo. Cha nói thêm đa số giáo dân Công Giáo ở Á châu sống ở Phi Luật Tâns.
Cha cũng cho biết Thị trưởng Manila Joseph Estrada đã tuyên bố nghỉ lễ 5 ngày không làm việc trong suốt thời gian chuyến thăm của Đức Thánh Cha, vì lý do an toàn và an ninh với số lượng lớn tín hữu hành hương dự kiến sẽ đến thành phố này. Động thái này cũng đã được ghi nhận là được thực hiện để cho phép người Công Giáo tham gia vào các hoạt động của Đức Giáo Hoàng.
Cha Gaston cho biết các các cơ quan tổ chức được nghỉ làm việc cho thấy rằng "chúng tôi đánh giá cao Đức Thánh Cha biết bao". Mặc dù những ngày nghỉ đã được tuyên bố chủ yếu cho mục đích hậu cần nhưng "điều đó cũng cho thấy lòng yêu mến và kính trọng của chúng tôi đối với Đức Thánh Cha biết dường nào".
Cha Gregory Gaston cho hay "Đối với người Phi Luật Tâns chúng tôi, Đức Thánh Cha thực sự là người đại diện của Chúa Giêsu trên trần gian, vì vậy cũng giống như Chúa Giêsu đang đến Phi Luật Tân vậy"
Các tín hữu địa phương thực sự xem Đức Thánh Cha "như một người cha, vì thế giống như một người cha đến thăm con mình. Người dân sẽ lắng nghe ngài, sẽ cố gặp ngài hết sức có thể và trải nghiệm thông điệp về lòng nhân từ và thương xót của ngài".
Cha Gaston, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo hoàng Phi Luật Tân, sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trên các chuyến bay đến và đi trong chuyến tông du đến Sri Lanka và Phi Luật Tân từ ngày 12 đến 19 tháng Giêng với cương vị là ký giả cho đài phát thanh Công Giáo Phi Luật Tân "Radio Veritas".
Cha Gaston nói rằng đối với nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ về mặt vật chất, tài chính hay thể lý thì chuyến tông du của Đức Thánh Cha hứa hẹn "nâng cao khía cạnh tinh thần của họ".
Cha cũng nói rằng ngoài thời gian ở thủ đô Manila của Phi Luật Tân, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm thành phố miền đông Tacloban, nơi bị tàn phá bởi hai cơn bão hồi năm ngoái.
Trong chuyến viếng thăm đến Tacloban ngày 17/01, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ sau khi đến nơi, sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các nạn nhân của cơn bão Yolanda. Kế đến ngài sẽ ban phép lành cho "Trung tâm Giáo hoàng Phanxicô dành cho người nghèo" của thành phố và sẽ dâng Thánh lễ cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và gia đình của các nạn nhân cơn bão.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự trù sẽ gặp gỡ các nạn nhân của trận động đất mới đây ở các khu vực xung quanh, và nói cuộc gặp gỡ này "đầy biểu tượng". Cha nói rằng mặc dù Đức Thánh Ca Phanxicô chỉ thăm "một hòn đảo cụ thể, ngài sẽ thực sự viếng thăm tất cả mọi người, tất cả những người đau khổ". Cha lưu ý rằng trong suốt các cuộc gặp gỡ, người dân đại diện cho các thành phố trên khắp đất nước Phi Luật Tân sẽ có cơ hội gặp gỡ và chào thăm Đức Thánh Cha.
"Chủ đề của chuyến tông du là 'Nhân từ và Thương xót", vì mọi người sẽ được trải nghiệm lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa, nhất là nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ cách này cách khác".
Trong chuyến tông du thứ hai đến Á châu chỉ trong vòng sáu tháng, việc Đức Thánh Cha Phanxicô tông du đến Phi Luật Tân cũng là dấu chỉ về khả năng của châu lục này về đức tin và Kitô giáo. Cha nói thêm đa số giáo dân Công Giáo ở Á châu sống ở Phi Luật Tâns.
Cha cũng cho biết Thị trưởng Manila Joseph Estrada đã tuyên bố nghỉ lễ 5 ngày không làm việc trong suốt thời gian chuyến thăm của Đức Thánh Cha, vì lý do an toàn và an ninh với số lượng lớn tín hữu hành hương dự kiến sẽ đến thành phố này. Động thái này cũng đã được ghi nhận là được thực hiện để cho phép người Công Giáo tham gia vào các hoạt động của Đức Giáo Hoàng.
Cha Gaston cho biết các các cơ quan tổ chức được nghỉ làm việc cho thấy rằng "chúng tôi đánh giá cao Đức Thánh Cha biết bao". Mặc dù những ngày nghỉ đã được tuyên bố chủ yếu cho mục đích hậu cần nhưng "điều đó cũng cho thấy lòng yêu mến và kính trọng của chúng tôi đối với Đức Thánh Cha biết dường nào".