GP HƯNG HÓA - Nhận được giấy mời của cha Giuse Nguyễn Trung Thoại- chính xứ Hòa Bình, sáng sớm ngày 21-11-2014, chúng tôi vui mừng khởi hành để đến chia vui với bà con giáo xứ- một giáo xứ có lẽ rộng nhất ở Việt Nam hiện nay. Vì giáo xứ trải dài tới 160 km ở 5 huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình.
Hình ảnh
Còn cách xa thành phố Hòa Bình cả mấy cây số, chúng tôi đã trong thấy ngôi nhà thờ to lớn với hai tháp chuông cao vút lên trời xanh (ảnh trên). Đến gần nhà thờ, chúng tôi thấy cả bãi xe rộng lớn ở chân đồi đã kín hết chỗ. Xe chúng tôi được ưu tiên đi lên phía cổng nhà thờ. Nhìn con đường lên nhà thờ với 2 dốc dài như hai cánh tay ôm lấy khuôn viên nhà thờ, mới thấy công sức của bà con đổ ra lớn biết chừng nào. Cả ngọn đồi to lớn rộng 10.000m2 đã được bạt đi với hàng triệu m3 đất đá để lấy mặt bằng xây nhà thờ mới. Leo vài chục bậc thang, chúng tôi mới lên đến sân nhà thờ. Chúng tôi đăng ký với Ban tổ chức để mang hoa chúc mừng giáo xứ. Chỉ nháy mắt, bảng tên của chúng tôi đã được in ra và có đôi nam nữ thanh niên mang bảng tên và lẵng hoa giúp chúng tôi tiến lên cuối nhà thờ. Cha xứ Giuse và Ban hành giáo đã vui vẻ nhận lẵng hoa và chụp ảnh chung với chúng tôi. Sân nhà thờ ngập những lẵng hoa. Hoa của các giáo xứ trong và ngoài giáo phận Hưng Hóa. Hoa của các cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội.
Cũng cần nói qua vài nét về giáo xứ này. Theo sử sách, từ đầu thế kỷ XX ở vùng đất này đã có người Công Giáo. Năm 1930, có 30 gia đình Công Giáo sinh sống ở đây. Năm 1945 có chừng 1000 giáo dân. Nhưng mấy năm sau đó, do chiến tranh và cả chính sách kỳ thị tôn giáo nên số giáo dân phải lưu lạc, tản mạn đi các nơi hết. Nơi đây hầu như không còn bóng dáng người Công Giáo nữa.Từ sau khi Việt Nam đổi mới kinh tế, một số người Công Giáo từ miền xuôi về Hòa Bình mưu sinh. Trước thực tế đó, Tòa Giám mục Hưng Hóa, những năm 90 đã cử cha Giuse Nguyễn Trung Thoại về đây làm mục vụ cho bà con giáo dân nhưng chính quyền không chấp thuận. Họ nói: Hòa Bình không có nhu cầu tôn giáo. Mãi tới ngày 22-2-2000, tỉnh Hòa Bình mới đồng ý cho linh mục Thoại về thăm mục vụ giáo dân nhưng không được làm lễ vì không có cơ sở thờ tự của tôn giáo. Ngày 28-10-2002, chính quyền mới cho phép linh mục Giuse được làm lễ ở nhà ông Doanh- một giáo dân trong vùng. Đây là thánh lễ đầu tiên ở Hòa Bình sau 56 năm vắng bóng linh mục. Năm 2005, chính quyền cho phép giáo dân dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ với diện tích 200m2. Nhưng số giáo dân ngày càng đông trong đó có nhiều người là đồng bào các dân tộc thiểu số, ngư dân chài lưới trên sông Đà nên ngôi nhà nguyện trở thành quá nhỏ bé. Giáo dân làm đơn xin chính quyền xây ngôi nhà thờ to hơn. Đơn từ gửi đi các cấp cân nặng cả yến. Thật bất ngờ, năm 2007, tỉnh Hòa Bình đã đồng ý cấp cho giáo xứ 10.000m2 tức là trọn quả đồi ở ven đường số 6. Không chỉ hơn 3000 giáo dân trong giáo xứ mà cả giáo phận Hưng Hóa đều phấn khởi quyết tâm xây một ngôi nhà thờ khang trang ở ngay thành phố miền núi này. Sau mấy năm chuẩn bị nhân lực, vật liệu, tài chính. Ngày 17-8-2012, thánh lễ đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ Hòa Bình đã được tổ chức với sự hiện diện của Đức TGM L. Girelli- Đại diện không thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam và Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất coi sóc giáo phận Hưng Hóa. Mọi người còn nhớ mãi hình ảnh Đức Cha Gioan lội xuống hầm trong mưa lớn để xây viên đá móng nhà thờ. Thánh lễ diễn ra trong trời mưa lớn báo hiệu công trình sẽ còn nhiều gian nan khó khăn. Thật thế, sau lễ đặt viên đá đầu tiên, 8 tháng sau công trình mới lại được tiếp tục.
Ngôi nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc gotich, phỏng theo mẫu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhưng dáng thanh thoát, gọn hơn do vật liệu hiện nay cho phép. Ví dụ các cột chống đỡ vòm nhà thờ bằng xi măng giả đá rất gọn. Nhưng đường nét kiến trúc khá sắc sảo. Trên 28 cây cột trong nhà thờ có những bát đấu đỡ giả đồng rất nét. Các bức tranh kính màu trên gian thánh và cuối nhà thờ cũng đẹp. Nhà thờ có chiều dài 55m, rộng 18m và hai tháp chuông cao 24m. Nhà thờ có diện tích 1200m, có thể chứa 3000 người. Quảng trường rộng 6.500m2. Nhà thờ có 2 tầng. Tầng hầm để sinh hoạt và để xe. Nhà xứ và công trình phụ cũng được xây dựng khá xinh xắn.
Đúng 9 giờ, Đức Cha Giuse ra tận sân nhà thờ để đón Đức TGM L. Girelli trong tiếng chuông trống và tiếng vỗ tay của cả cộng đoàn. 9h 30 đoàn rước đoàn đồng tế đã tiến ra cuối nhà thờ. Đức TGM và Đức Cha Gioan đã làm phép bức tượng Lòng Thương xót Chúa ở sân quảng trường nhà thờ. Sau đó Đức Cha Gioan đã làm nghi thức mở cửa nhà thờ. Thánh lễ đồng tế do Đức TGM và Đức Cha Gioan chủ sự cùng với gần 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Lễ cung hiến thánh đường đã diễn ra trọng thể với nghi thức vảy nước phép, xức dầu, thắp lửa ở bàn thờ và các cột của nhà thờ. Trong phần giảng thuyết, Đức TGM đã chuyển lời chào thăm và phép lành của Đức Phanxicô đến cộng đoàn. Ngài cổ vũ cộng đoàn hãy sống với hai cột trụ của đức tin là mến Chúa và yêu người như hai tháp chuông của nhà thờ. Ngài ước mong, xin anh chị em đừng để Chúa trong nhà Tạm phải cô đơn và nhất là ngôi nhà thờ Chúa trong lòng mỗi người đừng băng giá. Đức TGM cũng ước mong có nhiều ngôi nhà thờ được xây dựng lên ở những vùng đất Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu để các tín hữu có nơi thờ phượng Chúa. Ngài cũng cảm ơn chính quyền tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho cộng đoàn tín hữu được phép xây dựng ngôi thánh đường khang trang này.
Phát biểu cuối lễ, linh mục Tổng đại diện của giáo phận đã cảm ơn Đức TGM, Đức Cha và các linh mục, tu sĩ và các thành phần dân Chúa trong giáo phận đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện để giáo phận có thêm một ngôi thánh đường ở tỉnh miền núi này. Ngài cũng cảm ơn chính quyền các cấp đã tạo điều kiện để ngôi thánh đường được xây dựng mau chóng.
Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng vui chung chén rượu mừng ngôi nhà thờ mới trong niềm hân hoan tạ ơn Chúa.
Hình ảnh
Cũng cần nói qua vài nét về giáo xứ này. Theo sử sách, từ đầu thế kỷ XX ở vùng đất này đã có người Công Giáo. Năm 1930, có 30 gia đình Công Giáo sinh sống ở đây. Năm 1945 có chừng 1000 giáo dân. Nhưng mấy năm sau đó, do chiến tranh và cả chính sách kỳ thị tôn giáo nên số giáo dân phải lưu lạc, tản mạn đi các nơi hết. Nơi đây hầu như không còn bóng dáng người Công Giáo nữa.Từ sau khi Việt Nam đổi mới kinh tế, một số người Công Giáo từ miền xuôi về Hòa Bình mưu sinh. Trước thực tế đó, Tòa Giám mục Hưng Hóa, những năm 90 đã cử cha Giuse Nguyễn Trung Thoại về đây làm mục vụ cho bà con giáo dân nhưng chính quyền không chấp thuận. Họ nói: Hòa Bình không có nhu cầu tôn giáo. Mãi tới ngày 22-2-2000, tỉnh Hòa Bình mới đồng ý cho linh mục Thoại về thăm mục vụ giáo dân nhưng không được làm lễ vì không có cơ sở thờ tự của tôn giáo. Ngày 28-10-2002, chính quyền mới cho phép linh mục Giuse được làm lễ ở nhà ông Doanh- một giáo dân trong vùng. Đây là thánh lễ đầu tiên ở Hòa Bình sau 56 năm vắng bóng linh mục. Năm 2005, chính quyền cho phép giáo dân dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ với diện tích 200m2. Nhưng số giáo dân ngày càng đông trong đó có nhiều người là đồng bào các dân tộc thiểu số, ngư dân chài lưới trên sông Đà nên ngôi nhà nguyện trở thành quá nhỏ bé. Giáo dân làm đơn xin chính quyền xây ngôi nhà thờ to hơn. Đơn từ gửi đi các cấp cân nặng cả yến. Thật bất ngờ, năm 2007, tỉnh Hòa Bình đã đồng ý cấp cho giáo xứ 10.000m2 tức là trọn quả đồi ở ven đường số 6. Không chỉ hơn 3000 giáo dân trong giáo xứ mà cả giáo phận Hưng Hóa đều phấn khởi quyết tâm xây một ngôi nhà thờ khang trang ở ngay thành phố miền núi này. Sau mấy năm chuẩn bị nhân lực, vật liệu, tài chính. Ngày 17-8-2012, thánh lễ đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ Hòa Bình đã được tổ chức với sự hiện diện của Đức TGM L. Girelli- Đại diện không thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam và Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất coi sóc giáo phận Hưng Hóa. Mọi người còn nhớ mãi hình ảnh Đức Cha Gioan lội xuống hầm trong mưa lớn để xây viên đá móng nhà thờ. Thánh lễ diễn ra trong trời mưa lớn báo hiệu công trình sẽ còn nhiều gian nan khó khăn. Thật thế, sau lễ đặt viên đá đầu tiên, 8 tháng sau công trình mới lại được tiếp tục.
Ngôi nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc gotich, phỏng theo mẫu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhưng dáng thanh thoát, gọn hơn do vật liệu hiện nay cho phép. Ví dụ các cột chống đỡ vòm nhà thờ bằng xi măng giả đá rất gọn. Nhưng đường nét kiến trúc khá sắc sảo. Trên 28 cây cột trong nhà thờ có những bát đấu đỡ giả đồng rất nét. Các bức tranh kính màu trên gian thánh và cuối nhà thờ cũng đẹp. Nhà thờ có chiều dài 55m, rộng 18m và hai tháp chuông cao 24m. Nhà thờ có diện tích 1200m, có thể chứa 3000 người. Quảng trường rộng 6.500m2. Nhà thờ có 2 tầng. Tầng hầm để sinh hoạt và để xe. Nhà xứ và công trình phụ cũng được xây dựng khá xinh xắn.
Đúng 9 giờ, Đức Cha Giuse ra tận sân nhà thờ để đón Đức TGM L. Girelli trong tiếng chuông trống và tiếng vỗ tay của cả cộng đoàn. 9h 30 đoàn rước đoàn đồng tế đã tiến ra cuối nhà thờ. Đức TGM và Đức Cha Gioan đã làm phép bức tượng Lòng Thương xót Chúa ở sân quảng trường nhà thờ. Sau đó Đức Cha Gioan đã làm nghi thức mở cửa nhà thờ. Thánh lễ đồng tế do Đức TGM và Đức Cha Gioan chủ sự cùng với gần 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Lễ cung hiến thánh đường đã diễn ra trọng thể với nghi thức vảy nước phép, xức dầu, thắp lửa ở bàn thờ và các cột của nhà thờ. Trong phần giảng thuyết, Đức TGM đã chuyển lời chào thăm và phép lành của Đức Phanxicô đến cộng đoàn. Ngài cổ vũ cộng đoàn hãy sống với hai cột trụ của đức tin là mến Chúa và yêu người như hai tháp chuông của nhà thờ. Ngài ước mong, xin anh chị em đừng để Chúa trong nhà Tạm phải cô đơn và nhất là ngôi nhà thờ Chúa trong lòng mỗi người đừng băng giá. Đức TGM cũng ước mong có nhiều ngôi nhà thờ được xây dựng lên ở những vùng đất Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu để các tín hữu có nơi thờ phượng Chúa. Ngài cũng cảm ơn chính quyền tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho cộng đoàn tín hữu được phép xây dựng ngôi thánh đường khang trang này.
Phát biểu cuối lễ, linh mục Tổng đại diện của giáo phận đã cảm ơn Đức TGM, Đức Cha và các linh mục, tu sĩ và các thành phần dân Chúa trong giáo phận đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện để giáo phận có thêm một ngôi thánh đường ở tỉnh miền núi này. Ngài cũng cảm ơn chính quyền các cấp đã tạo điều kiện để ngôi thánh đường được xây dựng mau chóng.
Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng vui chung chén rượu mừng ngôi nhà thờ mới trong niềm hân hoan tạ ơn Chúa.