LỄ THÁNH TÊRÊXA AVILA - Xin cho Ý Chúa nên trọn
1. Đôi nét tiểu sử
Thánh Têrêxa Avila sinh ngày 28-3-1515 tại Gotarrendura, tỉnh Ávila, với tên “cúng cơm” là Teresa Sánchez de
Cepeda y Ahumada, là một nhà thần bí danh tiếng, người Tây Ban Nha, Dòng Kín. Ngài là người cải cách Dòng Kín và được coi là người sáng lập Dòng Kín Chân Đất cùng với Thánh Tiến sĩ Gioan Thánh Giá (1542-1591).
Thế kỷ XVI là thời gian rối loạn và cải cách. Cuộc đời Têrêxa bắt đầu với cao điểm của thời Cải cách của Tin Lành, và chấm dứt sau Công đồng Trentô.
Têrêxa vào tu Dòng Kín ở Avila (Tây Ban Nha) ngày 2-11-1535, dù người cha phản đối dữ dội nhưng ngài vẫn quyết tu Dòng Kín. Têrêxa là một mỹ nhân mà có biệt tài, thân mật, thoải mái, dễ thích nghi, có lòng trắc ẩn, can đảm, nhiệt thành và rất nhân bản. Cũng như Chúa Giêsu, Têrêxa là một bí ẩn của những nghịch lý: khôn ngoan mà thực tế, thông minh mà hài hòa kinh nghiệm, thần bí mà cải cách tích cực và thánh thiện.
Têrêxa là người sống vì Chúa, là một phụ nữ của sự cầu nguyện, kỷ luật và trắc ẩn. Ngài bị hiểu lầm, bị phê phán oan sai, bị chống đối vì cải cách. Nhưng ngài vẫn cương quyết, can đảm và trung tín. Ngài chiến đấu với tính tầm thường của mình, với bệnh tật và với sự chống đối, nhưng ngài vẫn trung thành với Thiên Chúa và cầu nguyện. Ngài là người sống vì tha nhân, luôn canh tân chính mình và Dòng Kín, hướng dẫn chị em sống đúng luật dòng.
Cha của Têrêxa là ông Alonso Sánchez de Cepeda, có tước Hiệp sĩ, và mẹ là Beatriz de Ahumada y Cuevas chuyên tâm giáo dục con gái sống đạo nghiêm túc.Têrêxa thích đọc sách hạnh các thánh.
Lúc 14 tuổi, cô bé Têrêxa mồ côi mẹ nên rất buồn. Ngài sùng kính Đức Mẹ để nhờ Mẹ hướng dẫn tâm linh. Nhưng rồi cô bé quan tâm thái quá tới việc đọc tiểu thuyết và làm dáng, thích chăm chút vẻ đẹp. Nhưng sau đó, cô bé Têrêxa bỏ được các thói quen bất lợi đó.
Ở trong dòng, Têrêxa bị bệnh nặng. Khi bị bệnh, Nữ tu Têrêxa trải nghiệm nhiều cuộc xuất thần trong những giờ đọc sách thiêng liêng. Ngài nói rằng khi bị bệnh, ngài kết hợp mật tiết với Chúa, và ngài thường khóc vì sung sướng. Sự phân biệt tội trọng và tội nhẹ đối với ngài rất rõ ràng, ngài hiểu được sự khủng khiếp của tội lỗi và bản chất của tội nguyên tổ. Ngài cũng nhận biết sự bất lực của việc đối đầu với tội lỗi, và sự cần thiết của việc tuyệt đối phục tùng Thiên Chúa.
Ngài hành xác nhiều (kiểu “đánh tội” ngày xưa). Nhưng Lm Francis Borgia (người giải tội cho ngài, linh mục này đã được phong thánh) khuyên ngài nên nghĩ theo linh hứng của Chúa. Ngày lễ Thánh Phêrô năm 1559, Nữ tu Têrêxa tin chắc rằng Chúa Giêsu đã hiện ra với ngài. Dạng thị kiến này kéo dài hơn hai năm. Trong lần thị kiến khác, thiên thần Seraphim đã lấy gươm lửa đâm thâu trái tim ngài, làm cho ngài đau nhức cả tinh thần và thể lý mà không thể diễn tả được: “Tôi thấy thiên thần cầm ngọn giáo vàng, lúc đó như có lửa. Thiên thần hiện ra với tôi và đâm ngọn giáo vào trái tim tôi vài lần, và đâm cả vào ruột gan tôi nữa. Khi thiên thần rút ngọn giáo ra, ruột gan tôi như cũng theo ra luôn, và đặt tôi trên ngọn lửa với tình yêu vĩ đại của Chúa. Rất đau, đau tới mức tôi phải kêu lên, nhưng có sự êm ái ngọt ngào vượt hơn hẳn nỗi đau dữ dội kia, tôi không muốn thoát khỏi sự đau đớn ngọt ngào đó”.
Thị kiến này trở thành nguồn cảm hứng sống suốt cả cuộc đời, khiến ngài quyết bắt chước cách sống và chịu đau khổ vì Chúa Giêsu, ngài rút gọn thành câu “châm ngôn sống” này: “Lạy Chúa, hoặc để con chịu đau khổ, hoặc cho con chết đi”.
Năm 1567, Nữ tu Têrêxa được Bề trên Rubeo de Ravenna chấp thuận cho lập dòng mới. Từ 1567 tới 1571, các Tu viện nữ cải cách được thành lập tại Medina del Campo, Malagon, Valladolid, Toledo, Pastrana, Salamanca, và Alba de Tormes.
Thánh Têrêxa được phép lập thêm hai nhà mới cho các thanh niên muốn theo đường lối cải cách. Ngài thuyết phục Thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Antôn Chúa Giêsu giúp ngài làm việc này. Tu viện nam Carmelite Chân Đất đầu tiên được thành lập vào tháng 11-1568 tại Duruello.
Năm 1576 bắt đầu có những cuộc bách hại các Dòng Carmelite để chống lại Thánh Têrêxa, bạn bè và cuộc cải cách của ngài. Nhưng vài năm sau thì bình an trở lại, và cuộc cải cách lại tiếp tục. Cuối cùng, ĐGH Grêgôriô XIII cho phép một tỉnh dòng đặc biệt dành cho những người trẻ là “dòng nữ đi chân đất”.
Trong 3 năm cuối đời, Thánh Têrêxa mở thêm các nhà dòng ở Villanueva de la Jara, thuộc miền Bắc Andalusia năm 1580, ở Palencia năm 1580, ở Soria năm 1581, ở Burgos và Granada năm 1582.
Trên đường đi từ Burgos tới Alba de Tormes, ngài bị bệnh nặng. Ngài qua đời vào sáng sớm ngày 15-10-1582. Lời cuối cùng của Thánh Têrêxa Avila: “Lạy Chúa, đã đến lúc con ra đi. Xin cho Ý Chúa nên trọn. Lạy Chúa và là Đức Lang Quân của con, giờ mà con ao ước đã đến. Đây là lúc gặp nhau”.
Năm 1622, sau 40 năm qua đời, ngài được ĐGH Grêgôriô XV phong thánh. Ngày 27-9-1970, ngài được ĐGH Phaolô VI tôn phong là Tiến sĩ Giáo Hội.
Thánh Têrêxa Avila và Thánh Catherina Siena là những phụ nữ đầu tiên được nhận danh hiệu Tiến sĩ Giáo Hội. Cuốn tự truyện “Cuộc đời Nữ tu Têrêxa Avila”, viết năm 1567 theo lệnh của linh mục linh hướng Pedro Ibáñez), và cuốn “El Castillo Interior” (Lâu đài Nội tâm, viết năm 1577) là phần căn nguyên của văn chương phục hưng Tây Ban Nha cũng như tính thần bí Kitô giáo và suy niệm Kitô giáo, như ngài viết trong tác phẩm quan trọng của ngài là cuốn “Camino de Percción” (Con đường Hoàn hảo, viết năm 1567).
Các sách của ngài đều mang tính mô phạm. Ngài còn viết cuốn “Suy niệm về Sách Khôn Ngoan” (viết năm 1567, sách dành cho các nữ tu tại Tu viện Đức Mẹ Camêlô. Cuốn “Relaciones” (Thuật Lại) là phần mở rộng về cuốn tự truyện cũng cho biết những trải nghiệm nội tại và ngoại tại ở dạng những lá thư.
Ngài có hai cuốn sách nhỏ là “Conceptos del Amor” (Khái niệm Yêu thương) và “Exclamaciones” (Than Van). Thánh Teresa có văn phong duyên dáng, tự nhiên, rõ ràng, đồng thời còn làm thơ hay và mượt mà nữa. (Kha Đông Anh).
2. Têrêxa Avila, một tâm hồn nhạy cảm
Trong kho tàng truyện kể về đời thánh nữ Têrêxa Avila, có một truyện được nhiều tác giả nhắc đến, vừa như một điển hình đời sống thiêng liêng, vừa như một tính cách rất riêng của thánh nữ. Đó là truyện “hèn chi Chúa có ít bạn”. Trong lần xuất thần, thánh nữ nhìn thấy tình trạng tội lỗi con người xúc phạm đến Chúa ghê gớm quá, nặng nề quá. Thế là thánh nữ buồn bã vật vã ba ngày liên tiếp không ăn không uống. Cuối ngày thứ ba, Chúa Giêsu hiện ra dáng vẻ dịu hiền, an ủi bằng cách trao cho thánh nữ một miếng bánh và một ly nước. Nhưng thánh nữ làm mặt giận chối từ. Chúa Giêsu dỗ dành: “con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gởi cho họ Thánh Giá sao?” và thánh nữ trả lời: “hèn chi Chúa có ít bạn”. Vâng, chỉ với mẫu truyện đó thôi, có lẽ người ta cũng nhận ra tính cách của Têrêxa Avila. Đó là sự nhạy cảm.
a. Nhạy cảm trước tình yêu bao la của Thiên Chúa:
Đọc Phúc Âm, ai cũng biết định nghĩa nổi tiếng của thánh Gioan “ Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nhưng để cảm nghiệm thế nào là sức nặng của định nghĩa vắn gọn và tầm cỡ này, đó là chuyện không chỉ dừng lại trong ngôn từ sách vở một thời, mà còn cần đến cả một đời dẫn bước kiếm tìm, thậm chí vào sinh ra tử.Thánh Gioan tông đồ được Chúa Giêsu yêu dấu, nên từ cảm nhận tới cảm nghiệm có thể là vắn gọn như chính định nghĩa về Thiên Chúa, nhưng với Têrêxa Avila lại là cả một sự vật lộn giữa sóng gió cuộc đời vừa hoạt động để kiếm tiền, vừa chiêm niệm để chiêm ngưỡng.
Trên bức tượng ” Ecce Homo – này là người” (Ga 19,5) trình bày Chúa Giêsu vì yêu thương loài người mà chịu khổ nạn, để nên tình yêu lớn nhất của người dám chết vì người mình yêu, Têrêxa đã gặp được “tiếng sét ái tình” vào năm 1545, để nghiệm ra rằng: nếu Chúa vì yêu con người mà chịu khổ, thì con người cũng phải làm sao đáp lại cho cân xứng với tình yêu của Chúa dành cho mình. Và thế là khởi đi từ sự nhạy cảm trong nhận thức ấy, thánh nữ đã tìm ra nẻo đi của riêng mình là ” lấy tình yêu đáp trả tình yêu”, và cứ thế, như ngọn lửa một khi đã bừng lên thì không có gì có thể dập tắt được nữa, thánh nữ làm tất cả mọi sự do tình yêu thúc đẩy và dâng hiến tất cả cho tình yêu.
Người ta vẫn nói: đường nên thánh của Têrêxa là con đường: “ bốc lửa”: lửa chiêm niệm tìm ra ý Chúa mãnh liệt đến độ thường xuyên xuất thần mỗi khi cầu nguyện, và lửa yêu thương tìm gặp gỡ Chúa khít khao như lòng với lòng đến nỗi có cảm tưởng rằng cuộc đối thoại giữa thánh nữ với Chúa không khác chi những lời gần gũi giữa cánh bạn bè, của người bạn dành cho bạn mình.
b. Nhạy cảm trước tội lỗi của con người
Một khi đã coi “phải làm sao cho xứng với tình yêu của Chúa” như một hướng sống, một hướng nên thánh, một hướng cải cách đời tu, thì tâm hồn Têrêxa bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng trước những gì được xem là không xứng với tình yêu ấy, trong đó tội lỗi là điều đáng buồn nhất, không phải vì nó xúc phạm tới Thiên Chúa tối cao cho bằng nó phản bội lại Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã làm tất cả vì con người và cho con người.
Phản bội trong chính trường được xem là mưu mô. Phản bội trong thương trường được coi là mánh mung. Nhưng phản bội trong tình trường, dù là tình Chúa hay tình người đi nữa, cũng vẫn là điều đáng buồn nhất. Chính Chúa Giêsu đã buồn rầu hỏi Giuđa trong vườn Cây Dầu là “ anh lấy cái hôn mà nộp con người sao?” (Lc 22, 48) vì Giuđa là kẻ phản bội. Và trong truyện “hèn chi Chúa có ít bạn” kể trên, Têrêxa buồn bã những ba ngày liền, không phải vì tội mình mà là vì tội tình của người khác, đã cho thấy một con tim nhạy cảm, không rỗi hơi thương vay khóc mướn, mà chỉ vì tê tái quặn đau thấy người ta phản bội tình yêu của Chúa, còn mình trong tư cách là bạn tâm giao lại chẳng có cách nào mà can ngăn.
Rõ ràng, Têrêxa là một tâm hồn nhạy cảm. Từ nhạy cảm ngây ngất trước tình thương xót khôn cùng của Chúa, một tình yêu dám từ bỏ “lá ngọc cành vàng” để đành đoạn ôm lấy “phận cỏ mình rơm”, Têrêxa tự nhiên nhảy cảm khổ đau trước sự khốn cùng của tội lỗi nhân sinh, tội bạc tình, một thứ tội làm tê dại cõi lòng. Hóa ra, ai càng nhạy cảm với tình thương xót của tấm lòng Thiên Chúa, càng nhạy cảm hơn trước sự khốn cùng của tội lỗi con người.
c. Nhạy cảm trước đường nên thánh là đường Thánh Giá.
Đã có lần Chúa Giêsu bảo “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15,13), để rồi từ đó trở thành quy luật của muôn đời cho những ai dám gá đời mình cho tình yêu Thiên Chúa hoặc mon men muốn nên bạn hữu của Ngài. Vâng, “yêu ai yêu cả đường đi”. Yêu Chúa cũng yêu cả con đường Chúa đi năm xưa là đường Thánh Giá, không phải là “mười bốn chặng đường” ngắn ngủi êm ả dễ chịu trong giáo đường, mà là những cảnh đời thường lặp đi lặp lại mỗi ngày, ở đó ý Chúa như búa đập trên ý mình và ý mình như kình chống lại ý Chúa.
Nếu “yêu là chết ở trong lòng một ít”, thì yêu Chúa cũng là phải chết đi ít một trong ý riêng để ý Chúa được thể hiện từng ngày. Như lương thực hằng ngày của “Kinh Lạy Cha” mà người theo Chúa phải làm quen dần dần từ những bước chập chững đầu tiên cho đến khi thuần thục để có thể hiên ngang tiến tới trên đường trọn hảo. Đó là đường tình yêu. Mênh mông tình Chúa, mong manh tình người, nên cũng là đường Thánh Giá, đường thương khó.
“Yêu Chúa” nói và hát thì dễ nhưng khi dấn bước vào, người ta mới thấy những nỗi đa đoan vất vả không bao giờ hết, mà chỉ có những tâm hồn nhảy cảm mới có thể dự đoán và an tâm bước đều. Chúa chúng ta kỳ lắm. Người yêu những kẻ đóng đinh. Người và tha thứ cho họ dễ dàng, nhưng Người lại đóng đinh những kẻ Người yêu và tặng những kẻ yêu Người cây Thánh Giá, không chỉ một lần mà xem ra còn dai dẳng hoài hoài trong đời. Bằng một tâm hồn nhảy cảm thánh đức, Têrêxa đã hiểu đó là lộ trình nên thánh cho bất cứ ai chọn đi theo Chúa.(ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
3. Vẻ đẹp chiêm niệm
Ơn gọi Dòng Cát Minh là một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Các nữ đan sĩ sống kết hiệp thân tình với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và sự mật thiết với Đức Maria. Cầu nguyện và chiêm niệm các thực tại thần linh. Thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Cộng đoàn huynh đệ nhỏ, được thiết lập trên nền tảng cô tịch, nguyện gẫm và khó nghèo triệt để. Do vậy, việc tông đồ của Dòng Cát Minh là thuần tuý chiêm niệm hệ tại ở cầu nguyện và hy sinh với Giáo Hội và cho Giáo Hội, không có các hình thức hoạt động bên ngoài.
Đúng theo lý tưởng Mẹ Thánh Têrêxa, Đấng cải tổ Dòng, các nữ đan sĩ sống đời chiêm niệm hướng về Giáo Hội trong sự hài hoà giữa bầu khí cô tịch và thinh lặng, lấy lòng mến Chúa làm trung tâm và lấy tình bác ái huynh đệ hiệp với sự từ bỏ quảng đại theo tinh thần Phúc Âm làm quy luật.
Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israel đối với Thiên Chúa hằng sống. Ở đó, bên dòng suối mang tên của Vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo Chủ Giêrusalem một quy luật để sống. Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Ngài như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì. Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh.
Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan viện còn có một Thánh Quan Thầy riêng:
Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse
Đan viện Bình Triệu: Đức Mẹ Núi Cát Minh
Đan viện Nha Trang: Chúa Kitô Vua
Đan viện Huế: Mẹ Thánh Têrêxa
Thánh Têrêxa Avila đã yêu mến và sống thân mật vơi Chúa Giêsu như người bạn thân, ngài được Chúa mạc khải nhiều điều bí nhiệm, nhất là hướng dẫn ngài chỉnh đốn lại Dòng Kín Camêlô, với luật dòng nghiêm nhặt. Tất cả các Nữ tu đều tách biệt cuộc sống phàm trần, tận hiến đời mình cho kinh nguyện và hy sinh để cứu rỗi các linh hồn. Nhờ sự hiệp nhất trong bác ái, các nữ đan sĩ luôn sống vui tươi và bình an trong Tình Yêu Chúa. Mỗi ngày sống kết hiệp thâm sâu hơn với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và Mẹ Maria. Cuộc sống hàng ngày thầm lặng đơn sơ bé nhỏ. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và hy sinh được nối kết với một tình yêu lớn lao dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội và các linh hồn. Sống đời đan tu, thầm lặng mà sâu lắng trong chiêm niệm và hy sinh.
1. Đôi nét tiểu sử
Thánh Têrêxa Avila sinh ngày 28-3-1515 tại Gotarrendura, tỉnh Ávila, với tên “cúng cơm” là Teresa Sánchez de
Thế kỷ XVI là thời gian rối loạn và cải cách. Cuộc đời Têrêxa bắt đầu với cao điểm của thời Cải cách của Tin Lành, và chấm dứt sau Công đồng Trentô.
Têrêxa vào tu Dòng Kín ở Avila (Tây Ban Nha) ngày 2-11-1535, dù người cha phản đối dữ dội nhưng ngài vẫn quyết tu Dòng Kín. Têrêxa là một mỹ nhân mà có biệt tài, thân mật, thoải mái, dễ thích nghi, có lòng trắc ẩn, can đảm, nhiệt thành và rất nhân bản. Cũng như Chúa Giêsu, Têrêxa là một bí ẩn của những nghịch lý: khôn ngoan mà thực tế, thông minh mà hài hòa kinh nghiệm, thần bí mà cải cách tích cực và thánh thiện.
Têrêxa là người sống vì Chúa, là một phụ nữ của sự cầu nguyện, kỷ luật và trắc ẩn. Ngài bị hiểu lầm, bị phê phán oan sai, bị chống đối vì cải cách. Nhưng ngài vẫn cương quyết, can đảm và trung tín. Ngài chiến đấu với tính tầm thường của mình, với bệnh tật và với sự chống đối, nhưng ngài vẫn trung thành với Thiên Chúa và cầu nguyện. Ngài là người sống vì tha nhân, luôn canh tân chính mình và Dòng Kín, hướng dẫn chị em sống đúng luật dòng.
Cha của Têrêxa là ông Alonso Sánchez de Cepeda, có tước Hiệp sĩ, và mẹ là Beatriz de Ahumada y Cuevas chuyên tâm giáo dục con gái sống đạo nghiêm túc.Têrêxa thích đọc sách hạnh các thánh.
Lúc 14 tuổi, cô bé Têrêxa mồ côi mẹ nên rất buồn. Ngài sùng kính Đức Mẹ để nhờ Mẹ hướng dẫn tâm linh. Nhưng rồi cô bé quan tâm thái quá tới việc đọc tiểu thuyết và làm dáng, thích chăm chút vẻ đẹp. Nhưng sau đó, cô bé Têrêxa bỏ được các thói quen bất lợi đó.
Ở trong dòng, Têrêxa bị bệnh nặng. Khi bị bệnh, Nữ tu Têrêxa trải nghiệm nhiều cuộc xuất thần trong những giờ đọc sách thiêng liêng. Ngài nói rằng khi bị bệnh, ngài kết hợp mật tiết với Chúa, và ngài thường khóc vì sung sướng. Sự phân biệt tội trọng và tội nhẹ đối với ngài rất rõ ràng, ngài hiểu được sự khủng khiếp của tội lỗi và bản chất của tội nguyên tổ. Ngài cũng nhận biết sự bất lực của việc đối đầu với tội lỗi, và sự cần thiết của việc tuyệt đối phục tùng Thiên Chúa.
Ngài hành xác nhiều (kiểu “đánh tội” ngày xưa). Nhưng Lm Francis Borgia (người giải tội cho ngài, linh mục này đã được phong thánh) khuyên ngài nên nghĩ theo linh hứng của Chúa. Ngày lễ Thánh Phêrô năm 1559, Nữ tu Têrêxa tin chắc rằng Chúa Giêsu đã hiện ra với ngài. Dạng thị kiến này kéo dài hơn hai năm. Trong lần thị kiến khác, thiên thần Seraphim đã lấy gươm lửa đâm thâu trái tim ngài, làm cho ngài đau nhức cả tinh thần và thể lý mà không thể diễn tả được: “Tôi thấy thiên thần cầm ngọn giáo vàng, lúc đó như có lửa. Thiên thần hiện ra với tôi và đâm ngọn giáo vào trái tim tôi vài lần, và đâm cả vào ruột gan tôi nữa. Khi thiên thần rút ngọn giáo ra, ruột gan tôi như cũng theo ra luôn, và đặt tôi trên ngọn lửa với tình yêu vĩ đại của Chúa. Rất đau, đau tới mức tôi phải kêu lên, nhưng có sự êm ái ngọt ngào vượt hơn hẳn nỗi đau dữ dội kia, tôi không muốn thoát khỏi sự đau đớn ngọt ngào đó”.
Thị kiến này trở thành nguồn cảm hứng sống suốt cả cuộc đời, khiến ngài quyết bắt chước cách sống và chịu đau khổ vì Chúa Giêsu, ngài rút gọn thành câu “châm ngôn sống” này: “Lạy Chúa, hoặc để con chịu đau khổ, hoặc cho con chết đi”.
Năm 1567, Nữ tu Têrêxa được Bề trên Rubeo de Ravenna chấp thuận cho lập dòng mới. Từ 1567 tới 1571, các Tu viện nữ cải cách được thành lập tại Medina del Campo, Malagon, Valladolid, Toledo, Pastrana, Salamanca, và Alba de Tormes.
Thánh Têrêxa được phép lập thêm hai nhà mới cho các thanh niên muốn theo đường lối cải cách. Ngài thuyết phục Thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Antôn Chúa Giêsu giúp ngài làm việc này. Tu viện nam Carmelite Chân Đất đầu tiên được thành lập vào tháng 11-1568 tại Duruello.
Năm 1576 bắt đầu có những cuộc bách hại các Dòng Carmelite để chống lại Thánh Têrêxa, bạn bè và cuộc cải cách của ngài. Nhưng vài năm sau thì bình an trở lại, và cuộc cải cách lại tiếp tục. Cuối cùng, ĐGH Grêgôriô XIII cho phép một tỉnh dòng đặc biệt dành cho những người trẻ là “dòng nữ đi chân đất”.
Trong 3 năm cuối đời, Thánh Têrêxa mở thêm các nhà dòng ở Villanueva de la Jara, thuộc miền Bắc Andalusia năm 1580, ở Palencia năm 1580, ở Soria năm 1581, ở Burgos và Granada năm 1582.
Trên đường đi từ Burgos tới Alba de Tormes, ngài bị bệnh nặng. Ngài qua đời vào sáng sớm ngày 15-10-1582. Lời cuối cùng của Thánh Têrêxa Avila: “Lạy Chúa, đã đến lúc con ra đi. Xin cho Ý Chúa nên trọn. Lạy Chúa và là Đức Lang Quân của con, giờ mà con ao ước đã đến. Đây là lúc gặp nhau”.
Năm 1622, sau 40 năm qua đời, ngài được ĐGH Grêgôriô XV phong thánh. Ngày 27-9-1970, ngài được ĐGH Phaolô VI tôn phong là Tiến sĩ Giáo Hội.
Thánh Têrêxa Avila và Thánh Catherina Siena là những phụ nữ đầu tiên được nhận danh hiệu Tiến sĩ Giáo Hội. Cuốn tự truyện “Cuộc đời Nữ tu Têrêxa Avila”, viết năm 1567 theo lệnh của linh mục linh hướng Pedro Ibáñez), và cuốn “El Castillo Interior” (Lâu đài Nội tâm, viết năm 1577) là phần căn nguyên của văn chương phục hưng Tây Ban Nha cũng như tính thần bí Kitô giáo và suy niệm Kitô giáo, như ngài viết trong tác phẩm quan trọng của ngài là cuốn “Camino de Percción” (Con đường Hoàn hảo, viết năm 1567).
Các sách của ngài đều mang tính mô phạm. Ngài còn viết cuốn “Suy niệm về Sách Khôn Ngoan” (viết năm 1567, sách dành cho các nữ tu tại Tu viện Đức Mẹ Camêlô. Cuốn “Relaciones” (Thuật Lại) là phần mở rộng về cuốn tự truyện cũng cho biết những trải nghiệm nội tại và ngoại tại ở dạng những lá thư.
Ngài có hai cuốn sách nhỏ là “Conceptos del Amor” (Khái niệm Yêu thương) và “Exclamaciones” (Than Van). Thánh Teresa có văn phong duyên dáng, tự nhiên, rõ ràng, đồng thời còn làm thơ hay và mượt mà nữa. (Kha Đông Anh).
2. Têrêxa Avila, một tâm hồn nhạy cảm
Trong kho tàng truyện kể về đời thánh nữ Têrêxa Avila, có một truyện được nhiều tác giả nhắc đến, vừa như một điển hình đời sống thiêng liêng, vừa như một tính cách rất riêng của thánh nữ. Đó là truyện “hèn chi Chúa có ít bạn”. Trong lần xuất thần, thánh nữ nhìn thấy tình trạng tội lỗi con người xúc phạm đến Chúa ghê gớm quá, nặng nề quá. Thế là thánh nữ buồn bã vật vã ba ngày liên tiếp không ăn không uống. Cuối ngày thứ ba, Chúa Giêsu hiện ra dáng vẻ dịu hiền, an ủi bằng cách trao cho thánh nữ một miếng bánh và một ly nước. Nhưng thánh nữ làm mặt giận chối từ. Chúa Giêsu dỗ dành: “con không biết rằng Cha thường đối xử với bạn bè bằng cách gởi cho họ Thánh Giá sao?” và thánh nữ trả lời: “hèn chi Chúa có ít bạn”. Vâng, chỉ với mẫu truyện đó thôi, có lẽ người ta cũng nhận ra tính cách của Têrêxa Avila. Đó là sự nhạy cảm.
a. Nhạy cảm trước tình yêu bao la của Thiên Chúa:
Đọc Phúc Âm, ai cũng biết định nghĩa nổi tiếng của thánh Gioan “ Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nhưng để cảm nghiệm thế nào là sức nặng của định nghĩa vắn gọn và tầm cỡ này, đó là chuyện không chỉ dừng lại trong ngôn từ sách vở một thời, mà còn cần đến cả một đời dẫn bước kiếm tìm, thậm chí vào sinh ra tử.Thánh Gioan tông đồ được Chúa Giêsu yêu dấu, nên từ cảm nhận tới cảm nghiệm có thể là vắn gọn như chính định nghĩa về Thiên Chúa, nhưng với Têrêxa Avila lại là cả một sự vật lộn giữa sóng gió cuộc đời vừa hoạt động để kiếm tiền, vừa chiêm niệm để chiêm ngưỡng.
Trên bức tượng ” Ecce Homo – này là người” (Ga 19,5) trình bày Chúa Giêsu vì yêu thương loài người mà chịu khổ nạn, để nên tình yêu lớn nhất của người dám chết vì người mình yêu, Têrêxa đã gặp được “tiếng sét ái tình” vào năm 1545, để nghiệm ra rằng: nếu Chúa vì yêu con người mà chịu khổ, thì con người cũng phải làm sao đáp lại cho cân xứng với tình yêu của Chúa dành cho mình. Và thế là khởi đi từ sự nhạy cảm trong nhận thức ấy, thánh nữ đã tìm ra nẻo đi của riêng mình là ” lấy tình yêu đáp trả tình yêu”, và cứ thế, như ngọn lửa một khi đã bừng lên thì không có gì có thể dập tắt được nữa, thánh nữ làm tất cả mọi sự do tình yêu thúc đẩy và dâng hiến tất cả cho tình yêu.
Người ta vẫn nói: đường nên thánh của Têrêxa là con đường: “ bốc lửa”: lửa chiêm niệm tìm ra ý Chúa mãnh liệt đến độ thường xuyên xuất thần mỗi khi cầu nguyện, và lửa yêu thương tìm gặp gỡ Chúa khít khao như lòng với lòng đến nỗi có cảm tưởng rằng cuộc đối thoại giữa thánh nữ với Chúa không khác chi những lời gần gũi giữa cánh bạn bè, của người bạn dành cho bạn mình.
b. Nhạy cảm trước tội lỗi của con người
Một khi đã coi “phải làm sao cho xứng với tình yêu của Chúa” như một hướng sống, một hướng nên thánh, một hướng cải cách đời tu, thì tâm hồn Têrêxa bỗng trở nên nhạy cảm vô cùng trước những gì được xem là không xứng với tình yêu ấy, trong đó tội lỗi là điều đáng buồn nhất, không phải vì nó xúc phạm tới Thiên Chúa tối cao cho bằng nó phản bội lại Thiên Chúa tình yêu, Đấng đã làm tất cả vì con người và cho con người.
Phản bội trong chính trường được xem là mưu mô. Phản bội trong thương trường được coi là mánh mung. Nhưng phản bội trong tình trường, dù là tình Chúa hay tình người đi nữa, cũng vẫn là điều đáng buồn nhất. Chính Chúa Giêsu đã buồn rầu hỏi Giuđa trong vườn Cây Dầu là “ anh lấy cái hôn mà nộp con người sao?” (Lc 22, 48) vì Giuđa là kẻ phản bội. Và trong truyện “hèn chi Chúa có ít bạn” kể trên, Têrêxa buồn bã những ba ngày liền, không phải vì tội mình mà là vì tội tình của người khác, đã cho thấy một con tim nhạy cảm, không rỗi hơi thương vay khóc mướn, mà chỉ vì tê tái quặn đau thấy người ta phản bội tình yêu của Chúa, còn mình trong tư cách là bạn tâm giao lại chẳng có cách nào mà can ngăn.
Rõ ràng, Têrêxa là một tâm hồn nhạy cảm. Từ nhạy cảm ngây ngất trước tình thương xót khôn cùng của Chúa, một tình yêu dám từ bỏ “lá ngọc cành vàng” để đành đoạn ôm lấy “phận cỏ mình rơm”, Têrêxa tự nhiên nhảy cảm khổ đau trước sự khốn cùng của tội lỗi nhân sinh, tội bạc tình, một thứ tội làm tê dại cõi lòng. Hóa ra, ai càng nhạy cảm với tình thương xót của tấm lòng Thiên Chúa, càng nhạy cảm hơn trước sự khốn cùng của tội lỗi con người.
c. Nhạy cảm trước đường nên thánh là đường Thánh Giá.
Đã có lần Chúa Giêsu bảo “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” (Ga 15,13), để rồi từ đó trở thành quy luật của muôn đời cho những ai dám gá đời mình cho tình yêu Thiên Chúa hoặc mon men muốn nên bạn hữu của Ngài. Vâng, “yêu ai yêu cả đường đi”. Yêu Chúa cũng yêu cả con đường Chúa đi năm xưa là đường Thánh Giá, không phải là “mười bốn chặng đường” ngắn ngủi êm ả dễ chịu trong giáo đường, mà là những cảnh đời thường lặp đi lặp lại mỗi ngày, ở đó ý Chúa như búa đập trên ý mình và ý mình như kình chống lại ý Chúa.
Nếu “yêu là chết ở trong lòng một ít”, thì yêu Chúa cũng là phải chết đi ít một trong ý riêng để ý Chúa được thể hiện từng ngày. Như lương thực hằng ngày của “Kinh Lạy Cha” mà người theo Chúa phải làm quen dần dần từ những bước chập chững đầu tiên cho đến khi thuần thục để có thể hiên ngang tiến tới trên đường trọn hảo. Đó là đường tình yêu. Mênh mông tình Chúa, mong manh tình người, nên cũng là đường Thánh Giá, đường thương khó.
“Yêu Chúa” nói và hát thì dễ nhưng khi dấn bước vào, người ta mới thấy những nỗi đa đoan vất vả không bao giờ hết, mà chỉ có những tâm hồn nhảy cảm mới có thể dự đoán và an tâm bước đều. Chúa chúng ta kỳ lắm. Người yêu những kẻ đóng đinh. Người và tha thứ cho họ dễ dàng, nhưng Người lại đóng đinh những kẻ Người yêu và tặng những kẻ yêu Người cây Thánh Giá, không chỉ một lần mà xem ra còn dai dẳng hoài hoài trong đời. Bằng một tâm hồn nhảy cảm thánh đức, Têrêxa đã hiểu đó là lộ trình nên thánh cho bất cứ ai chọn đi theo Chúa.(ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
3. Vẻ đẹp chiêm niệm
Ơn gọi Dòng Cát Minh là một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Các nữ đan sĩ sống kết hiệp thân tình với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và sự mật thiết với Đức Maria. Cầu nguyện và chiêm niệm các thực tại thần linh. Thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Cộng đoàn huynh đệ nhỏ, được thiết lập trên nền tảng cô tịch, nguyện gẫm và khó nghèo triệt để. Do vậy, việc tông đồ của Dòng Cát Minh là thuần tuý chiêm niệm hệ tại ở cầu nguyện và hy sinh với Giáo Hội và cho Giáo Hội, không có các hình thức hoạt động bên ngoài.
Đúng theo lý tưởng Mẹ Thánh Têrêxa, Đấng cải tổ Dòng, các nữ đan sĩ sống đời chiêm niệm hướng về Giáo Hội trong sự hài hoà giữa bầu khí cô tịch và thinh lặng, lấy lòng mến Chúa làm trung tâm và lấy tình bác ái huynh đệ hiệp với sự từ bỏ quảng đại theo tinh thần Phúc Âm làm quy luật.
Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israel đối với Thiên Chúa hằng sống. Ở đó, bên dòng suối mang tên của Vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo Chủ Giêrusalem một quy luật để sống. Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Ngài như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì. Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh.
Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan viện còn có một Thánh Quan Thầy riêng:
Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse
Đan viện Bình Triệu: Đức Mẹ Núi Cát Minh
Đan viện Nha Trang: Chúa Kitô Vua
Đan viện Huế: Mẹ Thánh Têrêxa
Thánh Têrêxa Avila đã yêu mến và sống thân mật vơi Chúa Giêsu như người bạn thân, ngài được Chúa mạc khải nhiều điều bí nhiệm, nhất là hướng dẫn ngài chỉnh đốn lại Dòng Kín Camêlô, với luật dòng nghiêm nhặt. Tất cả các Nữ tu đều tách biệt cuộc sống phàm trần, tận hiến đời mình cho kinh nguyện và hy sinh để cứu rỗi các linh hồn. Nhờ sự hiệp nhất trong bác ái, các nữ đan sĩ luôn sống vui tươi và bình an trong Tình Yêu Chúa. Mỗi ngày sống kết hiệp thâm sâu hơn với Thiên Chúa trong tình thân hữu với Đức Kitô và Mẹ Maria. Cuộc sống hàng ngày thầm lặng đơn sơ bé nhỏ. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và hy sinh được nối kết với một tình yêu lớn lao dành cho Thiên Chúa, Giáo Hội và các linh hồn. Sống đời đan tu, thầm lặng mà sâu lắng trong chiêm niệm và hy sinh.