Hạnh Thánh Âu Tinh.
Giám Mục Hippo, Tiến Sĩ Hội Thánh (354-430).
Thánh Âu-Tinh là một vị Thánh và một vị Giáo Phụ thời danh nhất của Giáo Hội La Tinh. Trong một kho tàng văn học của Ngài để lại, đã cho hấy bằng chứng hầu như có mọi quan điểm về học thuyết Kitô Giáo. Là Giám Mục ở Hippo tại Bắc Phi, Ngài thường xuyên chỉ trích học thuyết chính thống. Thật thế những chuỗi ngày dài cay đắng đã tạo nên cơ hội và động lực cho các tác phẩm để lại của Ngài. Một tác phẩm lừng danh nhất của Ngài là cuốn tự thuật Những lời trần tình (Confessions). Nếu Ngài không để lại những di sản khác, thì chỉ một mình tác phẩm này cũng đủ để Ngài trở thành một trong những vĩ nhân trong lịch sử tu đức Kitô Giáo. Vì Thánh Âu Tinh là một tín hữu Kitô Giáo đầu tiên quan tâm đến kinh nghiệm con người- mà đáng kể hơn cả là câu chuyện của chính cuộc đời Ngài- như nguồn cảm hứng suy tư về Thượng Đế. Lời trần tình mang hai ý nghĩa- thứ nhất tự thú tội và thứ hai tuyên xưng đức tin- đã được dùng để làm đầu đề cho những ký ức tự thuật của Thánh Âu Tinh. Trong toàn bộ tác phẩm này là một trong những sáng tác văn học lừng danh nhất thế giới. Trong 9 quyển đầu, Ngài đã kể lại về chuyển biến Tôn Giáo của Ngài cho tới khi lãnh nhận Bí Tích rửa tội và Mẹ Ngài qua đời (Thánh Monica); trong 4 quyển sau cùng Ngài đưa ra những suy tư siêu hình và Tôn Giáo của Ngài về vấn đề thời gian, theo ánh sáng này Ngài có thể nhận thức ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, cả ngay những lúc khi Ngài tưởng rằng Thiên Chúa đã xa rời Ngài.
Thánh Âu Tinh sinh ngày 13/11/354 tại tỉnh Tagaste thuộc Bắc Phi. Bố Ngài là ông Patricius một thương gia thành công trên thương trường. Mẹ Ngài Thánh Monica là một tín hữu Công Giáo nhiệt thành đã khiển trách cuộc đời lang bạc của Âu Tinh và hết lòng tận tụy bám sát theo Âu Tinh. Âu Tinh là một học sinh minh mẫn đã đeo đuổi và thành công trên đường học vấn của mình. Ngay từ tuổi còn thanh xuân Âu Tinh đã mở trường dạy khoa hùng biện. Nhìn lại quãng đời đã qua, Âu Tinh không đạt được sự gì ngoại trừ một sa mạc đầy tội lỗi: cao ngạo, ham mê tính dục và đam mê thú vui thế trần- một nỗi lo âu bám chặt sau những hưởng thụ đầy trống vắng. Chính điều này, sau này Âu Tinh tin rằng đó là bản tính tự nhiên của mọi tội lỗi: một sự hỗn loạn trong ước muốn con ngưòi đã khiến chúng ta kiếm tìm hoan lạc, vẻ đẹp, và chân lý nơi thụ tạo hơn là tìm kiếm nơi Đấng Tạo Hóa.
Ngài đã bị khốn đốn bởi điều huyền bí của sự ác. Để tìm ra một câu trả lời cho những vấn đề này, Âu Tinh đã theo và bị ảnh hưởng bởi Giáo Phái Manikê và Dona và của tà thuyết Pêlagio. Theo giáo thuyết Manikê nghĩa là môt. giáo phái có nguồn gốc và bản chất ngoại giáo, gắn liền với thuyết ngộ đạo mà nó lấy lại siêu hình học nghị nguyên, nhưng lại phối hợp thêm những trường phái Iran, Phật Giáo và Kitô Giáo hầu đạt đến một thuyết khổ hạnh bi quan đối với xác thịt. Âu Tinh đã đeo đuổi học thuyết này trong nhiều năm, nhưng cuối cùng Ngài cũng không tìm thấy một câu trả lời.
Năm 383, Âu Tinh dối Mẹ đi Roma, nhưng Mẹ Ngài Monica biết được ý của con mình nên bằng mọi cách cũng sang được Roma. Qua nhiều năm Mẹ Monica đã khóc hết nước mắt vì tội lỗi của con mình và hằng ngày cầu xin cho con mình được ơn cứu rỗi. Thật khổ thay Âu Tinh chẳng bao giờ tỏ ra thích thú với Kitô Giáo. So với Bộ kinh điển La Tinh, Âu Tinh coi cuốn Kinh Thánh như một vật vô tri vô giác và chẳng có gì là hứng thú. Trong lúc sinh sống tại Milan (Ý), Âu Tinh đã chịu ảnh hưởng bởi những lời dạy dỗ của Giám Mục Ambrosio sau này cũng là vị Thánh. Qua những lời huấn đức của GM Ambrosio, Âu Tinh dần dần cảm nhận ra giáo thuyết Kitô Giáo một cách sâu xa và có nhiều kiến thức hơn là những học thuyết Âu Tinh đã đeo đuổi trước đây. Thật thế, Âu Tinh đã tin vào Kitô Giáo với những học thuyết về sự sáng tạo, sự sa ngã và sự cứu chuộc đã đưa ra những giải thích một cách rõ ràng hơn về sự lành và sự ác hơn là thuyết nhị nguyên Manikê và các thuyết khác.
Thật trớ trêu thay, chân lý Kitô Giáo đã có khả năng lập luận và thuyết phục được Ngài, nhưng Âu Tinh vẫn chưa chịu nhận Bí Tích Rửa Tội. Ngài vẫn còn phần nào gắn liền với tội lỗi xưa và không thích từ bỏ theo miễn cưỡng. Trong một sự khắc khoải cùng cực trong cuộc chiến nội tâm, Âu Tinh cầu xin cùng Thiên Chúa: Xin ban cho con lòng trong trắng và sự tiết dục, nhưng chưa hết ... . Cuối cùng không còn chịu nỗi sự khắc khoải, Âu Tinh nghe thấy một tiếng nói Hãy cầm và đọc lấy. Âu Tinh lấy ngay một cuốn Kinh Thánh và tìm thấy một đọan Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng. Âu Tinh cảm thấy như một cơn bão bỗng nhiên yên lặng và ước vọng của Ngài đã tìm được câu giải đáp.
Âu Tinh được Giám Mục Ambrosio rửa tội năm 387. Mẹ Monica đã nhìn thấy một ngày long trọng diễn ra trong cuộc đời của con mình nhưng qua đời trong cùng năm đó. Không còn hình bóng Mẹ, Âu Tinh mới cảm thấy đơn độc và quyết định trở về Bắc Phi quyết tâm đeo đuổi cuộc sống tu trì. Năm 391, Âu Tinh được thụ phong Linh Mục và bốn năm sau lên làm Giám Mục tại Hippo là điều đã đi ngược lại ý muốn của ngài. Âu Tinh làm Giám Mục tại đây trong 35 năm cho đến khi Chúa gọi về vào ngày 28/8/ 430, cũng là ngày Giáo Hội mừng lễ kính hôm nay.
Trong tất cả tác phẩm để lại của Ngài, Ngài cũng viết những tác phẩm chống lại giáo lý của các giáo phái Manikê, Đô Na và của tà thuyết Pelagio. Âu Tinh đã thành lập một cộng đoàn đan sĩ, một linh mục đoàn, viết nhiều tác phẩm có giá trị về thần học. Nhưng học thuyết của Ngài về sự tiền định đã gây nên nhiều tranh luận lâu dài. Những tác phẩm chính của Ngài gồm có: Bàn về Chúa Ba Ngôi (On the Trinity), Những Lời Trần Tình (Confessions), Về Tín Lý Kitô Giáo (On Chritian Doctrine), Chuyện kể về Thánh Vịnh và các bài giảng theo Tin Mừng Thánh Gioan ( Enarrationes on the Psalms and Homilies on the Gospel of John), Thành đô Thiên Chúa (City of God), Độc Thoại (Soliloquies).
Âu Tinh cũng đã thảo ra một quy luật dưới hình thức những bức thư. Một số lớn các Dòng và các tu hội đã tuân theo luật này, nhưng các tu sĩ Âu Tinh theo nghĩa chặt hiện nay gồm có ba dòng tu: Các Ẩn Sĩ Âu Tinh (Les ermites de St Augustin), Các Tu Sĩ Âu Tinh cải cách (Les Augustins recollets) và Các Tu Sĩ Âu Tinh không mang giày (Les Augustins Déchaux).